Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn yêu ngôn của nguyễn tuân...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn yêu ngôn của nguyễn tuân

.PDF
59
46
126

Mô tả:

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài M.Gorky đã từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí”. Hơn hai thập kỉ trôi qua, kể từ khi Nguyễn Tuân vào cõi vĩnh hằng, có lẽ con người “suốt đời đi tìm cái Đẹp” ấy không phải băn khoăn hối tiếc điều gì nữa bởi những gì ông cống hiến cho nền văn học Việt Nam hiện đại đã chứng tỏ ông là một nhà văn lớn, một phong cách tiêu biểu trong nền văn học dân tộc nửa sau thế kỉ XX. Nguyễn Tuân là một trong số những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam và là 1 trong 9 tác giả có mặt trong cuốn “sổ vàng lưu niệm’’ của nhà trường phổ thông. Những tác phẩm của ông được đưa vào chương trình văn học phổ thông đã chiếm trọn tình cảm yêu mến, trân trọng của giáo viên và học sinh. Nhưng không phải ai yêu mến Nguyễn Tuân cũng hiểu văn và con người ông. Vì thế đã có không ít nhà nghiên cứu khai thác truyện ngắn của Nguyễn Tuân trên nhiều phương diện: nội dung, hình thức cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn…Tuy nhiên việc tìm hiểu, nghiên cứu tác giả Nguyễn Tuân, đặc biệt là thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông sẽ giúp ta hiểu và cảm nhận sâu sắc về tác giả hơn. Do đó với mong muốn là có cái nhìn tương đối toàn diện về thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân” để tìm hiểu và nghiên cứu. SV: TrÇn ThÞ Hµ 1 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Xuất phát từ thực tế: Nguyễn Tuân là một tác giả được đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học phổ thông, Cao đẳng và Đại học. Trong chương trình văn học Trung học phổ thông, tác phẩm của ông đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn học sinh, giúp học sinh thêm yêu mến “cái Đẹp”, vươn tới giá trị “chân - thiện - mĩ”. Cho nên chúng tôi thấy rằng, việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với công tác giảng dạy sau này của chính bản thân tôi - một giáo viên văn trong tương lai. Chọn và thực hiện đề tài này còn có ý nghĩa giúp cho bản thân tôi hiểu sâu sắc, nắm vững tác giả Nguyễn Tuân và bước đầu tập làm quen với việc nghiên cứu khoa học. Chúng tôi đặt vấn đề “Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân’’ những mong góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tác giả Nguyễn Tuân và hy vọng sẽ đóng góp sức mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy văn trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Tuân là một trong số các tác giả lớn của nền văn học Việt Nam với một khối lượng tác phẩm đồ sộ, một phong cách riêng độc đáo và đặc sắc, Nguyễn Tuân đã khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn văn học Việt Nam. Hành trang trên đường văn và đường đời của Nguyễn Tuân là một ngòi bút với một tâm hồn tự do phóng túng, ưa khám phá cái đẹp. Thạch Lam là người hiểu sâu xa về chân tài nghệ thuật đó của Nguyễn Tuân:“Trong cái vội vàng cẩu thả của những tác phẩm văn học xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mức giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính SV: TrÇn ThÞ Hµ 2 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là những công việc quý báu và thiêng liêng. Nguyễn Tuân lại còn một điểm khác đáng kính nữa, ông yêu mến và tham tiếc những cái đã qua và cố sức làm sống lại cả một thời xưa cũ, một thời gần chúng ta quá, nhưng mà đối với chúng ta như đã xa lạ vì không ai gợi đến vẻ đẹp và những cao quý riêng. Nguyễn Tuân có lẽ là người đầu tiên làm việc ấy” [19,73]. Chính vì thế, Nguyễn Tuân – con người và tác phẩm của ông là đề tài hấp dẫn bút mực của nhiều nhà nghiên cứu. Và đã nhiều năm qua, Nguyễn Tuân trở thành đề tài nghiên cứu của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học trong và ngoài nước. Họ không chỉ nghiên cứu những vấn đề về cuộc đời mà còn nghiên cứu tác phẩm của ông ở nhiều góc độ khác nhau. Trong số các nhà nghiên cứu “tâm huyết” với nhà văn Nguyễn Tuân, trước hết ta phải kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh. Ông không phải là người đầu tiên nghiên cứu tác giả Nguyễn Tuân, nhưng lại là người nghiên cứu Nguyễn Tuân một cách khá toàn diện và sâu sắc. Các bài viết của ông đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật, đặc trưng thể loại, nghệ thuật ngôn từ…Bên cạnh đó còn có Gs Phong Lê, Phan Cự Đệ, Trương Chính, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức… Ngoài phần giới thiệu chung về quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân, mỗi người lại chú ý đến một vài khía cạnh tiêu biểu của ông. Chẳng hạn, Gs Phong Lê nhấn mạnh cái “tôi” và thể loại tuỳ bút. Gs Phan Cự Đệ tập trung nêu bật phong cách nghệ thuật thông qua việc phân tích cái “tôi” của Nguyễn Tuân qua các thời kỳ. Ngoài ra người được mệnh danh là “nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng SV: TrÇn ThÞ Hµ 3 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp hoa”, “người đi tìm cái đẹp, cái thật” đã được nhắc tới nhiều lần trong bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Thi, Hà Văn Đức… Đặc biệt thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân đã trở thành một đề tài hấp dẫn, lôi cuốn các nhà nghiên cứu. Cụ thể như: Vũ Ngọc Phan trong bài viết về “Tác giả Nguyễn Tuân” đã nhận xét về thế giới nhân vật của ông như sau: “Hệ thống nhân vật của Nguyễn Tuân thường mang dáng vẻ riêng, độc đáo và rất đẹp, vẻ đẹp của tài hoa của nhân cách. Ở cả hai giai đoạn sáng tác nhà văn luôn trân trọng những đấng tài hoa và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng họ. Mỗi nhân vật thường sành hơn người ở một thú chơi hoặc một món nghề nào đó đầy tính nghệ thuật. Đó là cụ Kép, cụ Sáu, cụ Nghè Móm, ông Phó Sử, ông Cử Hai,…những nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật uống trà, uống rượu, chơi đàn kéo quân và đánh bạc bằng thơ (trong Vang bóng một thời), là ông Thông Phú lắm tài nhiều tật, cuối cùng đã gục trên một ván cờ đất vì uất ức (trong Chiếc lư đồng mắt cua). Tài hoa một khi đi kèm với nhân cách cao thượng thì càng đáng kính trọng. Nhân vật Huấn Cao tài hoa với khí phách, nghị lực phi thường là một tính cách tiêu biểu được Nguyễn Tuân rất mực yêu thích”[20]. Như Phong trong bài “Về mấy khuynh hướng phức tạp trong văn học gần đây” (Bình luận văn học, Nxb Văn học, 1964) đã viết: “Nguyễn Tuân ngày xưa viết về Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Chiếc lư đồng mắt cua, Thiếu quê hương và đưa vào văn học nước ta một kiểu người dáng phóng túng mà bụng ích kỉ, trốn kệ cuộc đời, chỉ thích hưởng lạc, chắp tay nâng sự hưởng lạc lên thành một triết lí, một đạo sống, cho rằng hưởng lạc là khát vọng thoát li của những tâm hồn thanh cao, phản ứng với đám người dung tục quanh mình, càng biết SV: TrÇn ThÞ Hµ 4 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp hưởng cuộc sống cầu kì tinh vi bao nhiêu thì càng là người đạt bấy nhiêu…” [6,74]. Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ đều tiếp cận đến quan điểm nghệ thuật và nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân nhưng với bài “Nguyễn Tuân con người và văn nghiệp” thì Nguyễn Đăng Mạnh đã nhấn mạnh: “Nói đến Nguyễn Tuân người ta thường nghĩ đến một nhà văn của quan điểm duy mĩ, chỉ trọng cái đẹp hình thức, không cần nội dung, chủ trương viết văn không khuynh hướng, nghĩa là muốn đặt nghệ thuật lên mọi thứ thiện, ác ở đời. Quan điểm ấy thể hiện ở những nhân vật ưa thích nhất của ông trước cách mạng: những con người tài hoa, tài tử dù tĩnh tại hay xê dịch đối với cuộc sống, đối với quê hương chỉ là những kẻ sống tạm nhờ, những con người sinh ra dường như chỉ để ngắm đời, ngoạn cảnh cho cảm giác được no nê thanh sắc, và để trổ tài khoe chữ, chứ không chịu gánh lấy một trách nhiệm xã hội nào…Chẳng phải thế giới nhân vật của ông chỉ gồm hai loại người đó sao: loại tài hoa tài tử (hoặc tạo ra nghệ thuật, hoặc sống một cách nghệ thuật), và đối lập với nó, trước hết là bọn trưởng giả ngu dốt, bọn con buôn vụ lợi phàm tục” [11,272]. Hay trong bài “Đọc lại chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, Nguyễn Đăng Mạnh cũng viết: “Những nhà văn có phong cách độc đáo đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân, nói chung, gồm hai loại người đối lập nhau: loại tài hoa nghệ sĩ, có nhân cách, có “thiên lương”, tự đặt mình lên trên hạng người thứ hai, gồm những kẻ tiếu nhân phàm tục, bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc. Loại người thứ nhất theo Nguyễn Tuân thường là những tâm hồn đẹp còn sót lại của một thời đã qua nay chỉ còn là “vang SV: TrÇn ThÞ Hµ 5 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp bóng”. Loại người ấy cố nhiên là hiếm hoi. Còn kẻ tiểu nhân phàm tục thì đầy rẫy trong thiên hạ” [11,337]. Điều đó cho ta thấy rằng, nhân vật trong sáng tác của ông nói chung thường là những con người tài hoa tài tử, thích phiêu du qua các miền vô định không mục đích, không phương hướng. Họ là những con người của một thời đã qua, nay chỉ còn “vang bóng’’. Nhưng với một tâm hồn tự do phóng túng, ưa khám phá cái đẹp, họ đã được Nguyễn Tuân làm sống dậy qua những trang văn tinh tế của mình. Và nói đến sáng tác của Nguyễn Tuân thì chúng ta phải kể tới các tác phẩm trong tập truyện Yêu ngôn. Với các tác phẩm ở trong tập truyện này, Nguyễn Tuân càng chứng tỏ được phong cách độc đáo, ưa khám phá cái đẹp của mình. Bởi vậy mà một số phương diện trong Yêu ngôn đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng. Gs Nguyễn Đăng Mạnh với bài viết “Nguyễn Tuân viết Yêu ngôn” đã nhận định: “Tác giả có ý thức gia công nhiều vào cái phía thần kỳ quái đản của nhân vật, cảnh vật, tình tiết, chi tiết và nhất là vào cái không khí ma quái của truyện. Nhưng xem ra truyện của Nguyễn Tuân, dù là yêu ngôn đi nữa vẫn có nội dung đạo lý, luân lý của nó. Điều này thể hiện rõ nhất ở tính cách của các nhân vật” [11, 313]. Và ông cũng đã nhận định: “Để viết được những trang văn như thế, tôi cho rằng Nguyễn Tuân phải thật sự đắm mình trong thế giới nghệ thuật mà mình sáng tạo nên. Có nghĩa là ông phải sống thật sự với những hồn ma kia để quan sát, cảm xúc và ngẫm nghĩ. Nhờ thế ông đã có thể tạo ra được những cảnh tượng mà người đọc khó phân biệt được là âm hay là dương, là người sống hay người chết, là thế giới ông tưởng tượng ra SV: TrÇn ThÞ Hµ 6 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp hay những điều ông tin thật như thế và nhìn thấy như thế thật…” [11,315]. Nhà nghiên cứu Phong Lê, với bài viết Nguyễn Tuân trong tuỳ bút nhận định: Trước cách mạng tháng Tám, cái “tôi” cô đơn, ích kỉ của Nguyễn Tuân do “cách biệt hoàn toàn với cuộc sống của cá nhân” nên không tránh khỏi có lúc, nhà văn đi lạc sang một thế giới khác, cái thế giới kinh dị ma quái như trong Trên đỉnh non tản, Khoa thi cuối cùng, Loạn âm…và sau này là Chùa Đàn”. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong bài viết: “Một số suy nghĩ về Nguyễn Tuân và Yêu ngôn” đã viết: “một khía cạnh quán xuyến trong các tác phẩm mang tính cách Yêu ngôn của Nguyễn Tuân, chẳng qua nó chỉ là một cách để giúp tác giả trình bày quan niệm của mình về thế giới thực và cái đẹp trên đời này. Nói một cách đơn giản cái thực bao giờ cũng lung linh ẩn hiện, mà cái đẹp cũng vậy, nhiều khi phải đi đến cùng của sự kì quái người ta mới gặp được cái đẹp. Thành thử đọc Nguyễn Tuân không có gì phải sợ, tuy nhiên cái sự rờn rợn thì không thiếu nó, thứ hiệu quả nghệ thuật mà trong văn học Việt Nam hiện đại, chỉ tác giả “vang bóng một thời” mới biết làm và thực sự họ đã làm không ai bắt chước nổi”. Điều đó có nghĩa Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ luôn đi tìm và khám phá cái đẹp ở nhiều phương diện, thế giới khác nhau kể cả ở thế giới yêu ma, quỷ quái [20]. Nhận xét trên của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đúng như Nguyễn Tuân đã tự coi mình: “là người lỗi lạc, sống một cách đặc biệt, không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi chứ không để lại một bản sao nguyên nào cả” [1,601]. Ông cố gắng thể hiện cái “tôi” của mình, một cái “tôi” tìm về những giá SV: TrÇn ThÞ Hµ 7 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp trị của quá khứ, tôn thờ một cái đẹp hợp với chất giọng nghệ sĩ lãng mạn, không gắn với một ai và không cho ai gắn vào. Bởi vậy mà trong bài “Nguyễn Tuân - người săn tìm cái đẹp”, Nguyễn Thành đã viết: “Nguyễn Tuân trân trọng những con người tài hoa và say mê miêu tả, chiêm ngưỡng họ”. Hoàng Nhân khi so sánh về tư tưởng giữa André Gide và Nguyễn Tuân cũng đã nhận xét: “Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám, sau bao cuộc tìm kiếm để sống và sáng tạo vẫn chưa tự mình giải quyết được mâu thuẫn của bản thân và tỏ ra bế tắc với tác phẩm hướng tới ma quái như Xác ngọc lam, Đới roi, Rượu bệnh”. Như vậy chúng tôi thấy rằng, tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân nói chung đã được một số ít tác giả đề cập đến nhưng họ mới chỉ dừng laị ở những nhận xét khái quát chứ chưa đi sâu tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể. Do đó việc “Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân” vẫn còn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Vì vậy với việc thực hiện đề tài khoá luận này chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ vào sự khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1 Mục đích Nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân”, chúng tôi chú trọng làm nổi bật được nét độc đáo của thế giới nhân vật trong sáng tác Nguyễn Tuân. Từ đó thấy được vị trí của nhà văn cũng như những đóng góp quan trọng của Nguyễn Tuân đối với quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc. SV: TrÇn ThÞ Hµ 8 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp 3.2 Nhiệm vụ Tổng hợp các vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài. Vận dụng các phương pháp phân tích để thấy được nét độc đáo của thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thế giới nhân vật qua 8 truyện ngắn của Nguyễn Tuân trong tập Yêu ngôn, Nxb Hội nhà văn, HN 1998. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích - tổng hợp. 6. Đóng góp của khoá luận Khoá luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống: Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân, người viết chỉ ra những nét đặc sắc về thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân và khẳng định vị trí của ông trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, đây cũng là tài liệu hữu ích, góp phần phục vụ cho việc giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Tuân trong nhà trường. SV: TrÇn ThÞ Hµ 9 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp 7. Bố cục của khoá luận Với đề tài “Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân” chúng tôi sẽ triển khai đề tài khoá luận thành các phần cụ thể: Mở đầu Nội dung Chương 1: Những vấn đề chung 1.1 Cơ sở lí luận. 1.1.1 Quan niệm về nhân vật 1.1.2 Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học 1.1.3 Các loại nhân vật văn học căn bản. 1.2 Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân 1.2.1 Đôi nét về tiểu sử và con người 1.2.2 Sự nghiệp văn học. Chương 2: Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn. 2.1 Vài nét về tập truyện Yêu ngôn 2.2 Thế giới nhân vật trong tập truyện Yêu ngôn 2.2.1 Những con người tài hoa tài tử, có nhân cách, có “thiên lương” 2.2.2 Những con buôn vụ lợi phàm tục. 2.3 Vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật 2.3.1 Kết cấu 2.3.2 Nghệ thuật miêu tả nhân vật 2.3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật Kết luận. SV: TrÇn ThÞ Hµ 10 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Quan niệm về nhân vật 1.1.1.1 Khái niệm về nhân vật Như chúng ta đã biết, nhân vật là yếu tố trung tâm thuộc cấu trúc của tác phẩm văn học. Chính vì thế xác lập một cách hiểu đúng đắn về khái niệm này là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, giúp cả người nghiên cứu và người tiếp nhận có được nền tảng vững chắc để thấy được giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật, dưới đây tôi xin dẫn một số định nghĩa phổ biến và chủ yếu nhất. a. Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên). Nhân vật văn học là những “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học”. Đó là những nhân vật có tên hoặc không tên hay có thể là những nhân vật trong truyện cổ tích, thần thoại, đồng thoại, bao gồm cả quái vật thần linh, ma quỷ những nhân vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong các tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như một người trần thuật hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. SV: TrÇn ThÞ Hµ 11 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp b. Định nghĩa về nhân vật trong giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên). Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một pham vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm, hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để thể hiện con người. c. Định nghĩa về nhân vật trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên). Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng cũng có thể không có tên riêng. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm. Như vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật song có thể rút ra một cách hiểu đúng đắn và phổ biến nhất: “Nhân vật văn học là đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó”. Với cách hiểu này, khái niệm nhân vật không bị bó hẹp trong phạm vi “con người” mà mở rộng ra thành đối tượng với những đặc tính SV: TrÇn ThÞ Hµ 12 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp hết sức phong phú và đa dạng của nó. Ở đây đối tượng được miêu tả có thể là loài vật hay cỏ cây đã được nhân cách hoá, được miêu tả và thể hiện trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học ra đời thể hiện tư tưởng và ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh thần của nhà văn. Một tác phẩm ra đời và thành công được hay không là nhờ vào nhà văn xây dựng hệ thống nhân vật điển hình và khái quát nhất. 1.1.1.2 Khái niệm về thế giới nhân vật Có thể nói thế giới là một khái niệm thuộc phạm trù của triết học, nó là một phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người. Vậy thế giới nhân vật là gì? Thế giới nhân vật là tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan điểm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sức sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả trí tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội,…gắn với một quan niệm của chúng về tác giả. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình…Thế giới nhân vật vì thế rộng hơn, bao quát hơn hình tượng nhân vật. SV: TrÇn ThÞ Hµ 13 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.1.2 Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học Văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng những nhân vật cụ thể. Do đó chức năng đầu tiên trọng yếu nhất của nhân vật văn học thể hiện ở chỗ nó chính là phương tiện trọng yếu nhất để nhà văn khái quát hiện thực. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật được. Bởi vì chỉ thông qua nó, nhà văn mới thể hiện được nhận thức của mình về xã hội, về con người với những đặc điểm về số phận và tính cách của nó, mới có thể khái quát được nhưng vấn đề có tính quy luật của đời sống. Nhân vật còn là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nó có nhịêm vụ cụ thể hoá sự thể hiện của chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát về nhận thức, tư tưởng. Về phương diện này B.Brêcht cho rằng :“các nhân vật trong tác phẩm văn học không đơn giản là bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. 1.1.3 Các loại nhân vật văn học căn bản Dựa vào vai trò của nhân vật đối với nội dung và hình thức của tác phẩm: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Dựa vào phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội thẩm mĩ của tác giả: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Dựa vào sự phân chia loại thể theo truyền thống của Arixtôt: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Dựa vào cấu trúc của nhân vật: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. SV: TrÇn ThÞ Hµ 14 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2 Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân 1.2.1 Tiểu sử và con người 1.2.1.1 Tiểu sử Nguyễn Tuân (1910 - 1987) tại phố Hàng Bạc, một phố cổ của Hà Nội “ba mươi sáu phố phường”. Quê ông ở Nhân Mục, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Thân sinh ông là cụ Tú Lan một nhà nho tài hoa bất đắc chí, có ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân sau này. Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành Chung thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khoá phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt. Sau đó ông lại bị tù vì xê dịch qua biên giới không có giấy phép. Nguyễn Tuân lớn lên trong môi trường nhà nho viên chức nghèo với những nề nếp sinh hoạt cổ đang bị lụi tàn và biến đổi trước sự xâm nhập của văn minh Phương Tây thời Pháp thuộc. Chán ghét cuộc sống ngột ngạt bế tắc của người dân ở một nước thuộc đia, Nguyễn Tuân luôn mơ tưởng đến những phương trời xa. Bởi vậy Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi “ngông” với thiên hạ. Về cơ bản đó là phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giàu sức sống nhưng bế tắc, một cái “ngông” vừa có màu sắc cổ điển tiếp nối truyền thống của những nhà nho bất đắc chí kiểu Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà…và trực tiếp hơn là của cụ Tú Lan - thân sinh ra nhà văn; vừa có màu sắc hiện đại tiếp thu được ở chủ nghĩa siêu nhân của Nistơ, quan niệm con người cao đẳng của Gitđơ và các tư tưởng nổi loạn khác thường thấy trong văn học phương Tây hiện đại. SV: TrÇn ThÞ Hµ 15 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn, viết báo từ những năm 1930, 1931, nhưng mãi đến năm 1938, 1939 mới nổi tiếng với tập tuỳ bút Một chuyến đi và tập truyện ngắn Vang bóng một thời. 1.2.1.2 Con người Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng gắn với giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ và những kiệt tác văn chương nổi tiếng của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà…và cả những nhạc điệu, những lối hát ca trù dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt Nam. Nguyễn Tuân say mê cái đẹp, suốt đời đi tìm và diễn tả cái đẹp. Nhưng trong những ngày cuối cùng của chế độ thuộc địa Pháp, khi hai tên đế quốc Pháp, Nhật cùng đua nhau dày xéo đất nước ta, đời sống con người trở nên hết sức đen tối, “Tháp Ngà” nghệ thuật cũng bị lay chuyển dữ dội, Nguyễn Tuân mất cả tin tưởng ở nghệ thuật và cái đẹp ở hiện tại ông xoay ra viết về những chuyện ma, chuyện quỷ, viết về cõi âm mà ông gọi là Yêu ngôn. Ở Nguyễn Tuân ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Nguyễn Tuân còn là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu điện ảnh…Ông còn là diễn viên kịch nói và diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Vì thế ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. SV: TrÇn ThÞ Hµ 16 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thực sự nghề nghiệp của mình. Vì thế có người nói, Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật. Bởi vậy với Nguyễn Tuân nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh”. Với ông cái tài, cái đẹp, cái thiên lương phải đi liền với nhau. Và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỉ của mìnhđể chứng minh cho quan niệm ấy. 1.2.2 Sự nghiệp văn học Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân diễn ra theo hai giai đoạn: a. Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kỳ cuối cùng, với những tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi, vang bóng một thời, thiếu quê hương…Tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh 3 đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống truỵ lạc”. Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết “chủ nghĩa xê dịch” này trong tâm trạng tù túng của một thanh niên giàu sức sống bị vây riết giữa một môi trường xã hội quẩn đọng, trì trệ, buồn tẻ, giữa một quê hương vừa thân thiết vừa xa lạ, cho nên có quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”. Một tâm trạng muốn đập phá tung hê tất cả, nhưng chưa dám đập phá một cái gì thật sự, đành chịu thân phận “muôn muôn năm phải đứng yên để mãi mãi du lịch trong tưởng tượng bằng một tấm lòng đau khổ”. Nhưng viết về “chủ nghĩa xê dịch”, Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị đất nước mà ông đã ghi lại bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa. SV: TrÇn ThÞ Hµ 17 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn “vang bóng một thời”. Ông mô tả vẻ đẹp của thời xa xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân. Nguyễn Tuân cũng hay viết về “đời sống truỵ lạc” và ở những tác phẩm này người ta thường thấy một nhân vật “tôi” hoang mang bế tắc. b. Sau cách mạng tháng Tám, với một nhà văn có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng và quan điểm nghệ thuật thì cách mạng tháng Tám là sự đổi đời đối với Nguyễn Tuân, một hướng đi mới, một quan điểm mới đã mở ra đối với nhà văn. Cũng như tất cả các nhà văn khác cùng thời, Nguyễn Tuân là một trong những người hăng hái “lột xác” từ bỏ cái cũ để đến với cái mới, đến với cách mạng và quần chúng cách mạng. Các tác phẩm xuất sắc cho giai đoạn này: Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,… Từ những yếu tố về cuộc đời, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, ta có thể khẳng định: Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc sắc. Trước cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ sự tài hoa và uyên bác hơn đời của mình. Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hoá nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. Điều đó cũng cho ta thấy mặc dù phong cách nghệ thuật SV: TrÇn ThÞ Hµ 18 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp của Nguyễn Tuân có sự vận động, phát triển theo cuộc sống và xã hội, có sự thay đổi theo quan niệm tâm hồn nghệ thuật của nhà văn, có sự chuyển dịch từ cái “tôi” sang cái “ta” thì Nguyễn Tuân vẫn chứng tỏ được sự tài hoa uyên bác của mình. Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi hiện đại với hơn nửa thế kỉ sáng tác ông đã để lại một sự nghiêp văn học lớn, có vị trí đáng kể trong nền văn học hiện đại Việt Nam. SV: TrÇn ThÞ Hµ 19 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN YÊU NGÔN CỦA NGUYỄN TUÂN 2.1 Vài nét về tập truyện Yêu ngôn Theo giới nghiên cứu thì vào khoảng năm 1943, người ta thấy xuất hiện trên tờ Thanh Nghị và Trung Bắc chủ nhật một số đoản thiên của Nguyễn Tuân có viết theo lối Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, toàn là những chuyện ma, chuyện quỷ hết sức kì quái hoang đường. Cùng một lúc trên những tờ báo ấy, người ta thấy quảng cáo một đầu sách của Nguyễn Tuân có tên là Yêu ngôn. Yêu ngôn là tập sách sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân dự định làm và đã cho trích một số truyện trên báo chí nhưng tự ông chưa có dịp hoàn thành bản thảo. Cuốn sách bạn đọc có trong tay là do nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đoán ý tác giả mà dựng lại sau khi tác giả qua đời. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của tập truyện Yêu ngôn. Như ta đã biết, trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân không chấp nhận cái xã hội “ối a ba phèng”, nhưng để phản ứng lại cái trật tự xã hội đầy nghịch cảnh và phi lí ấy ông chỉ có cách đi tìm những vẻ đẹp còn lưu giữ trong vốn văn hoá mà cha ông để lại và ông gọi đó là vẻ đẹp “Vang bóng một thời”. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Tuân, đó là không khí chính trị lúc bấy giờ: cuộc chiến tranh thế giới lần hai diễn ra vô cùng ác liệt, Nhật kéo vào Đông Dương, hai tên đế quốc Pháp, Nhật cùng đàn áp cách mạng, cùng bòn vét của cải của nhân dân ta, đồng thời luôn rình mò nhau, tìm cơ hội hất cẳng nhau, tiêu diệt nhau. Những người cộng sản và quần chúng cách mạng bị bắt bớ đã đành, những người chỉ bị ngờ vực vu vơ cũng bị giam giữ đầy ải SV: TrÇn ThÞ Hµ 20 tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan K32A – Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất