Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và trong giã từ vũ khí...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và trong giã từ vũ khí của hemingway

.PDF
117
164
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐẶNG THỊ THẠCH THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ TRONG GIÃ TỪ VŨ KHÍ CỦA HEMINGWAY Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh chị học viên K19 lí luận văn học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Phùng Gia Thế, ngƣời đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi đƣợc hoàn thành. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Thạch LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phùng Gia Thế. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Thạch MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên .................................................................... 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7 7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 8 NỘI DUNG .................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH VÀ HEMINGWAY TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIẾT VỀ CHIẾN TRANH .................. 9 1.1. Về hành trình sáng tác của Bảo Ninh và Hemingway ............................. 9 1.1.1. Hành trình sáng tác của Bảo Ninh....................................................... 9 1.1.2. Hành trình sáng tác của Hemingway ................................................. 10 1.2. Nỗi buồn chiến tranh và Giã từ vũ khí trong dòng chảy văn học về chiến tranh ................................................................................................... 12 1.2.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi buồn chiến tranh................................................................................................... 12 1.2.2. Hemingway với đề tài chiến tranh và vị trí của Giã từ vũ khí trong dòng chảy văn học ....................................................................................... 17 CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ GIÃ TỪ VŨ KHÍ –NHÌN TỪ NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG .......................................................................................................... 22 2.1. Nhân vật ngƣời lính .............................................................................. 22 2.1.1. Con ngƣời cô đơn lạc lõng................................................................. 23 2.1.2. Con ngƣời tự nhiên, bản năng ........................................................... 27 2.1.3. Con ngƣời chấn thƣơng ..................................................................... 29 2.1.4. Bi kịch tình yêu .................................................................................. 39 2.2. Nhân vật ngƣời phụ nữ ......................................................................... 46 2.2.1. Ngƣời phụ nữ “vết thƣơng” và cô đơn .............................................. 46 2.2.2. Ngƣời phụ nữ suy thoái thiên chức .................................................... 53 2.2.3. Ngƣời phụ nữ “nguồn sáng của thế giới” .......................................... 58 2.3. Nhân vật đám đông ............................................................................... 59 CHƢƠNG 3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH VÀ TRONG GIÃ TỪ VŨ KHÍ .. 65 3.1. Cảm quan của ngƣời lính: hai lí lẽ trái ngƣợc ....................................... 65 3.1.1. Ngƣời lính trong "Nỗi buồn chiến tranh": nhận thức nhƣ một lẽ sống .... 65 3.1.2. Ngƣời lính trong "Giã từ vũ khí" : áp lực chiến trận và lựa chọn cá nhân ........................................................................................................ 68 3.2. Những khoảnh khắc thời gian khác biệt................................................ 71 3.2.1. Thời gian hai chiều của ngƣời lính trong“Nỗi buồn chiến tranh” .... 71 3.2.2. Thời gian hiện thực của ngƣời lính trong "Giã từ vũ khí" ................. 77 3.3. Không gian nghệ thuật – dấu ấn riêng của mỗi tác phẩm ..................... 81 3.3.1. Không gian trong Nỗi buồn chiến tranh: đa chiều, phức diện ........... 82 3.3.2. Không gian trong Giã từ vũ khí: hạn hẹp, sơ giản ............................. 88 3.4. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................ 91 3.4.1. Nỗi buồn chiến tranh miêu tả qua chiều sâu tâm lí ........................... 91 3.4.2. Giã từ vũ khí miêu tả qua góc nhìn trực diện................................... 100 KẾT LUẬN ............................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 108 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, việc kiến tạo thế giới nhân vật luôn đƣợc xem là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhân vật văn học là yếu tố không chỉ giúp bộc lộ chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm, mà còn thể hiện tập trung tài năng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Sự thành công của một tác phẩm văn học đƣợc tạo ra bởi nhiều yếu tố, trong đó nhân vật trở thành phƣơng diện chủ chốt, mang lại sức hấp dẫn riêng cho các sáng tác văn học. 1.2. Ngƣời lính là hình tƣợng phổ biến trong các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là những tác phẩm đƣợc viết trong thời kì chiến tranh và viết về đề tài chiến tranh. Kiểu nhân vật ngƣời lính phản ánh cuộc sống gian khổ và những khắc nghiệt do chiến tranh gây ra cho con ngƣời, nhất là những ngƣời trực tiếp đứng trên chiến trận. Nhân vật ngƣời lính truyền tải những thông điệp, cái nhìn, quan niệm của nhà văn về chiến cuộc nói riêng và về cuộc đời nói chung. Bên cạnh kiểu nhân vật ngƣời lính, hệ thống các nhân vật khác trong sáng tác văn học về chiến tranh (nhân vật ngƣời phụ nữ, nhân vật đám đông…) cũng có khả năng chuyển tải lại những giá trị tƣ tƣởng - thẩm mĩ quan trọng cho tác phẩm văn học. 1.3. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Giã từ vũ khí của Hemingway là hai tác phẩm viết về đề tài chiến tranh rất tiêu biểu của nền văn học Việt Nam và văn học Mĩ. Trƣớc nay, đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu với những hƣớng tiếp cận phong phú về hai tác phẩm này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu mới xem xét chúng trong phạm vi tách biệt, riêng lẻ, thực tế chƣa có công trình nào tìm hiểu hình tƣợng nhân vật trong hai tác phẩm dƣới góc nhìn của văn học so sánh. 2 1.4. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở bậc học trung học phổ thông, học sinh đƣợc tiếp xúc nhiều tác phẩm viết về chiến tranh với các hệ thống nhân vật phong phú. Thiết nghĩ, việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh và Giã từ vũ khí là một cách gợi mở hƣớng tiếp cận mới cho học sinh, đồng thời cung cấp những tƣ liệu phục vụ cho giáo viên, học sinh trong quá trình tìm hiểu, lý giải và phân tích các tác phẩm văn học về đề tài chiến tranh. Với những lí do nêu trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Giã từ vũ khí của Hemingway” với mục đích làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt về thế giới nhân vật của hai tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Tính đến thời điểm hiện tại chƣa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu vào việc so sánh về thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Giã từ vũ khí của Hemingway. Rải rác đâu đó trong các công trình nghiên cứu cũng nhƣ trong một số bài viết riêng lẻ từng tác phẩm của từng nhà văn, một số nhà phê bình đã gặp gỡ nhau trong cách đánh giá sơ bộ về nội dung tƣ tƣởng đƣợc thể hiện trong hai tác phẩm. Trong đó có thể kể tới một số bài viết tiêu biểu nhƣ sau: Trong bài giới thiệu về Nỗi buồn chiến tranh, nhà văn Nam Dao viết: “Tác phẩm không hậu hiện đại qua những hình thức thời thƣợng. Tác phẩm cổ điển từ cấu trúc đến văn phong. Tác phẩm nói về chiến tranh qua thân phận thời hậu chiến, với cái đau đằng đẵng của con ngƣời cứ tƣởng chiến tranh chấm dứt. Không, không nhƣ tiếng bom đạn thôi nổ trên đầu, nó nổ trong đầu. Máu không chảy ra ngoài, nó chảy vào trong. Đã xảy ra, chiến tranh không bao giờ thực sự kết thúc với những ngƣời sống xót sau cuộc chiến. Nó chỉ kết thúc trên những trang sử biên niên, với ngày tháng trơ lỳ. Nhƣng trong văn chƣơng đích thực, nó còn đó nhƣ những vết trầy trụa đớn đau chẳng bao giờ 3 lành, cảnh báo để những thế hệ mai hậu biết trân quí hòa bình…”[28]. Hay trong cuộc thảo luận về Thân phận của tình yêu do báo văn nghệ tổ chức gày 24/8/1991, Từ Sơn cho rằng: “Âm hƣởng của tác phẩm còn đậm chất bi, âm hƣởng hùng còn bị chìm lấp đâu đó, chƣa tạo nên đầy đủ nét bi hùng của một thời đã qua”. Bên cạnh một số nhận xét phủ định giá trị Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, nhìn chung cuốn tiểu thuyết này đƣợc đánh giá rất cao từ phía các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả. Đó cũng là xu hƣớng đánh giá chung của các nhà nghiên cứu hiện thời. Trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh” (in trong Thi pháp hiện đại), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu cho rằng: “Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh là một hiện tƣợng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối thoại..., là một cuộc phiêu lƣu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới” [29, tr.271]. Tuy vậy, việc nhận xét của nhà nghiên cứu ở đây mới ở mức khái quát, chƣa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn từ của tác phẩm. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp trong bài “Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh” (in trong sách Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử) đã có những nghiên cứu rất sâu về kĩ thuật dòng ý thức - một thủ pháp trần thuật đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này. Ông viết: “Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà miêu tả dòng ý thức nhân vật nhƣng phải đến “Nỗi buồn chiến tranh” thì kĩ thuật dòng ý thức đƣợc vận dụng triệt để trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối cách tổ chức của tác phẩm” [12, tr.121] Bên cạnh đó, một số bài viết trong công trình hợp tuyển những bài nghiên cứu văn học với tiêu đề Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy cũng quan tâm tới tác phẩm ở nhiều bình diện khác nhau. Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay - logic quanh co 4 của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng cho rằng: “Về mặt nghệ thuật, Nỗi buồn chiến tranh là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới...” [31, tr.96]. Phạm Xuân Thạch trong bài Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp nhấn mạnh: “Riêng Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hƣớng nghệ thuật của nhà văn đi trƣớc một chiều kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền thống để theo đuổi tiểu thuyết tâm lý” [41, tr.34]. Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, đúng nhƣ lời nhận xét của Đỗ Đức Hiểu, “là cuộc phiêu lƣu muốn hòa nhập vào văn học thế giới” [19, tr.271]. Trên thực tế, tiểu thuyết của Bảo Ninh đã đƣợc dịch, giới thiệu ở nhiều nƣớc trên thế giới và đƣợc chào đón nồng nhiệt. Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nƣớc Anh đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh : “Vƣợt ra ngoài sức tuởng tƣợng của ngƣời Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque (…). Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn…một thành quả lao động tuyệt đẹp” [41]. Trên một số tạp chí văn học và trang web cũng xuất hiện một loạt những bài viết về tác phẩm này,chẳng hạn nhƣ: Thời gian trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh của Đào Duy Hiệp (Tạp chí nghiên cứu văn học số 8 – 2007), Hiện tƣợng phân giã cốt truyện trong Phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu của Lƣu Thị Thu Hà, bài viết Về nhân vật Phƣơng, ngƣời phụ nữ Hà Nội, và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh của Đoàn Cầm Thi trên trang web Evan.com.vn... Nhìn chung, có thể thấy, đã có nhiều ý kiến bình luận khác nhau, thậm chí trái chiều về Nỗi buồn chiến tranh song về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong đời sống tiểu thuyết đƣơng đại. 5 Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết 1929. Phần lớn cuốn tiểu thuyết này đƣợc viết tại nhà bố mẹ vợ Hemingway ở Piggott, Arkansas. Đƣợc nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại, câu chuyện đƣợc thuật lại thông qua lời kể của trung úy Frederic Henry, một ngƣời Mỹ nhƣng lái xe cứu thƣơng trong quân đội Ý vào thời Đệ nhất thế chiến. Ở Việt Nam, từ năm 1985, Lê Đình Cúc đã đề cập đến đề tài chiến tranh của E. Hemingway qua luận án Phó tiến sĩ: Tiểu thuyết về chiến tranh của Hemingway [6]. Trong luận án của mình, Lê Đình Cúc đã khảo sát những tiểu thuyết tiêu biểu của Hemingway nhằm làm rõ thái độ và quan niệm của E. Hemingway về chiến tranh. Lê Đình Cúc nhận định: “Cùng đi song song với đề tài chiến tranh là đề tài tình yêu và sức sống mãnh liệt của con ngƣời”. Có thể xem đây là công trình công phu sớm nhất tại Việt Nam nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong sáng tác của Hemingway. Nhìn nhận về Giã từ vũ khí có nhiều đánh giá khẳng định về giá trị của tác phẩm, trong đó, có thể kể đến bài viết của Lê Hữu Huy trên trang “VIETNAM GLOBAL NETWORK (Kết nối - phát huy giá trị Việt). Theo tác giả, Giã từ vũ khí “đƣợc nhiều nhà phê bình xem là một trong những tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại nhất mọi thời đại” [21]. Giáo trình Văn học phƣơng Tây của Đặng Anh Đào và một số tác giả đã dành mục từ viết về Giã từ vũ khí với nhận xét: Giã từ vũ khí - Cuốn tiểu thuyết hiện đại về tình yêu, chiến tranh và phản anh hùng”. Bên cạnh đó còn có một số bài viết về đề tài trong Giã từ vũ khí hay sự thay đổi kết truyện tới 47 lần của tác phẩm,... Từ trƣớc đến nay, Giã từ vũ khí đƣợc các tác giả nghiên cứu, đánh giá trên nhiều phƣơng diện, nhƣng việc nghiên cứu tác phẩm trên tinh thần so sánh, đối chiếu với các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài thì vẫn còn hạn chế. 6 Dựa trên đặc điểm của hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Giã từ vũ khí của Hemingway, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Giã từ vũ khí của Hemingway” với mục đích làm rõ điểm tƣơng đồng và khác biệt trong cách thiết tạo thế giới nhân vật của hai tác phẩm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên 3.1. Mục đích nghiên cứu 3.1.1. Đối sánh hệ thống nhân vật đặc biệt là nhân vật ngƣời lính trong hai tác phẩm để nhận biết những tƣơng đồng, ảnh hƣởng, sự khác biệt, đồng thời thấy đƣợc nỗ lực sáng tạo riêng của mỗi nhà văn. 3.1.2. Góp phần vào việc khẳng định sự thành công về thế giới nhân vật trong hai tác phẩm của hai nhà văn nổi tiếng ở các thời điểm lịch sử khác nhau. Việc nghiên cứu đề tài này còn góp phần vào việc khẳng định vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Văn học so sánh trong bối cảnh nghiên cứu văn học hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Tập hợp và trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. 3.2.2. Nghiên cứu so sánh thế giới nhân vật trong hai tác phẩm nói trên ở cả trên hai bình diện tƣ tƣởng và thi pháp nghệ thuật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thế giới nhân vật trong hai tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Giã từ vũ khí của Hemingway. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát và phân tích của luận văn chủ yếu tập trung vào hai tác phẩm: - Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nhà xuất bản Trẻ, 2012. 7 - Giã từ vũ khí của Hemingway, Nhà xuất bản Văn học, 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này, ngƣời viết sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phƣơng pháp hệ thống, cấu trúc: Luận văn sử dụng phƣơng pháp này nhằm mục đích tạo sự liên kết chặt chẽ, logic khoa học. Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Phƣơng pháp này chúng tôi sử dụng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu các luận điểm trong vấn đề nghiên cứu hay giữa vấn đề nghiên cứu trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh với Giã từ vũ khí. Qua đó sẽ khẳng định đƣợc nét đặc sắc về thế giới nhân vật trong hai tác phẩm. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Sử dụng phƣơng phân phân tích – tổng hợp chủ yếu là để đi sâu khám phá từng yếu tố, khía cạnh trong việc kiến tạo thế giới nhân vật, nhƣng đồng thời cũng có cái nhìn tổng quát về nghệ thuật tự sự của nhà văn. Phƣơng pháp tiểu sử: Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp tiểu sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chƣơng của nhà văn Bảo Ninh và Hemingway. Đồng thời, đó còn là vị thế của nhà văn trong lịch sử đời sống - xã hội của thời đại. Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn sử dụng các thao tác tƣ duy bổ trợ cần thiết cho các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ: phân tích, tổng hợp, chứng minh, giải thích, hệ thống…nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề một cách rõ ràng, thuyết phục. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Góp phần làm rõ đặc trƣng của thế giới nhân vật trong hai tác phẩm viết về đề tài chiến tranh. 8 6.2. Trên cơ sở so sánh thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và trong Giã từ vũ khí của Hemingway, luận văn chỉ ra những nét tƣơng đồng cũng nhƣ điểm khác biệt trong thế giới nhân vật và trong cách xây dựng hình tƣợng nhân vật của hai tác giả. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Sáng tác của Bảo Ninh và Hemingway trong dòng chảy văn học viết về chiến tranh. Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh và Giã từ vũ khí –nhìn từ những điểm tƣơng đồng. Chƣơng 3: Những điểm khác biệt của thế giới nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh và trong Giã từ vũ khí. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. SÁNG TÁC CỦA BẢO NINH VÀ HEMINGWAY TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIẾT VỀ CHIẾN TRANH 1.1. Về hành trình sáng tác của Bảo Ninh và Hemingway 1.1.1. Hành trình sáng tác của Bảo Ninh 1.1.1.1. Tiểu sử Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phƣơng, sinh tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông là con trai của Giáo sƣ Hoàng Tuệ (1922 - 1999), nguyên Viện trƣởng Viện Ngôn ngữ học. Ông vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sƣ đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trƣờng viết văn Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997. 1.1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Trong giới hạn bài viết, tác giả luận văn xin điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu của Bảo Ninh và tập trung vào tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Năm 1987 tác giả xuất bản truyện ngắn Trại bảy chú lùn. Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu), đƣợc tặng Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã đƣợc đón chào nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một ngƣời lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phƣơng. Khác với những tác phẩm trƣớc đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của ngƣời lính 10 chiến đấu vì vận mệnh đất nƣớc, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con ngƣời, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: "Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới". Tuy nhiên, trong hơn 10 năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, không đƣợc in lại, có lẽ do quá nhạy cảm; mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất đƣợc ƣa thích. Cuốn sách đƣợc dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề "The Sorrow of War", đƣợc ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất về chiến tranh. Bản dịch này đƣợc photo bán rộng rãi cho du khách nƣớc ngoài. Đây là một cuốn sách đƣợc đọc rộng rãi ở phƣơng Tây, và là một trong số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam đƣợc xuất bản ở đây. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà không hề lên án phía bên kia. Năm 2005, tác phẩm này đƣợc tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn chiến tranh. Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn về đề tài chiến tranh, trong đó truyện “Khắc dấu mạn thuyền” đã đƣợc dựng thành phim. Truyện ngắn "Bội phản" trong tập "Văn Mới" do Nhà xuất bản Văn học xuất bản, cũng đã đƣợc ông gửi gắm nhiều tình cảm và suy nghĩ vào trong các nhân vật. 1.1.2. Hành trình sáng tác của Hemingway 1.1.2.1. Tiểu sử Ernest Hemingway (1899 - 1961) là nhà văn, nhà báo ngƣời Mỹ. Ông từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất, sau đó ông đƣợc biết đến qua "Thế hệ đã mất", nhận đƣợc giải thƣởng báo chí Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả, và giải Nobel văn học năm 1954. 11 1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Hemingway để lại ấn tƣợng sâu sắc đối với bạn đọc qua nguyên lý tảng băng trôi, văn phong của ông đƣợc mô tả bởi sự kiệm lời nhƣng có nhiều tầng ý nghĩa, phải suy nghĩ thật sâu mới có thể hiểu hết đƣợc những gì tác giả gửi gắm. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay đƣợc coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mỹ. Từ nhỏ Hemingway đã không thích học đàn mà thích đấu võ quyền Anh, bản tính chuộng chủ nghĩa cá nhân đã thể hiện nơi con ngƣời Hemingway bằng các phản kháng nhỏ nhặt, để rồi trong cuộc đời sau này, đã hiện ra bằng các hành động trên tầm vóc lớn hơn. Ngay từ khi còn học ở trƣờng trung học, ông đã bắt đầu viết văn và tham gia vào các hoạt động báo chí của trƣờng. Năm 1917, ông rời trƣờng trung học và thay vì đi học đại học ông tới thành phố Kansas làm phóng viên cho tờ báo Star. Nhƣng nghề phóng viên không hấp dẫn ông đƣợc lâu, do ƣa thích mạo hiểm Hemingway đã tình nguyện đăng ký vào Hội đồng thập tự Hoa Kỳ và qua miền bắc nƣớc Ý là tài xế xe cứu thƣơng. Năm 1918, khi chƣa tròn 19 tuổi ông bị thƣơng nặng ở chân trong khi đang cõng một ngƣời lính Ý mang tới địa điểm chỉ huy. Ông đƣợc chữa trị tại bệnh viện Milan và đƣợc tƣởng thƣởng huy chƣơng anh dũng. Những trải nghiệm trong cuộc chiến này đã cung cấp cho ông những hiểu biết để viết nên tác phẩm Giã từ vũ khí (1929), một tiểu thuyết nổi danh nhất đề cập tới chiến tranh. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ông trở lại Hoa Kỳ sinh sống và tiếp tục viết văn. Nhƣng ông cùng một số nhà văn khác tự nhận mình là "thế hệ lạc lõng" - từ để ám chỉ một thế hệ sau chiến tranh, đặc biệt là các nhà văn trẻ khi cuộc sống và niềm tin của họ đã bị tổn thƣơng vì chiến cuộc, vì các tham lam vật chất đang dần dần trở nên một thực tại khiến cho cuộc sống hóa vô nghĩa. 12 Trong thời gian làm phóng viên tại Paris, Ernest Hemingway đã đi khắp châu Âu, phỏng vấn các nhân vật danh tiếng nhƣ Lloyd George, Clemenceau và Mussolini… rồi vào năm 1925, cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên của Hemingway đƣợc xuất bản tại New York với tên là "Trong thời đại của chúng ta" (In Our Time). Cũng vào thời gian này, nhiều thú vui nhƣ trƣợt tuyết, coi đấu bò rừng, đi câu cá và đi săn… đã là từng phần của cuộc sống của ông và từ đó tạo nên nền móng của các cuốn tiểu thuyết sau này. Năm 1950, Hemingway xuất bản cuốn sách "Qua sông và vào trong rừng " nhƣng không gây dấu ấn với độc giả. Năm 1952, cuốn tiểu thuyết "Ông già và biển cả" đã mang lại ngôi vị cho ông trên văn đàn, giúp ông nhận đƣợc giải thƣởng báo chí danh giá Pulitzer năm 1953. Năm 1954 ông đƣợc viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel văn học "vì thể văn mạnh mẽ dùng trong nghệ thuật kể chuyện mới lạ và đƣợc ông từng thể hiện trong tác phẩm "Ông Già và Biển Cả". 1.2. Nỗi buồn chiến tranh và Giã từ vũ khí trong dòng chảy văn học về chiến tranh 1.2.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam và vị trí của Nỗi buồn chiến tranh 1.2.1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam Văn học Việt Nam một phần lớn là nền văn học của những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Cho nên đề tài xuyên suốt của văn học Việt Nam là đề tài về chiến tranh. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh những ngƣời lính luôn là hình ảnh đẹp nhất, đáng ca ngợi nhất và lý tƣởng nhất. Cái nhìn về ngƣời lính giai đoạn này không đƣợc phép bi lụy, nếu có buồn thì phải bi hùng, bi tráng. Cảm hứng chủ yếu của văn học viết về chiến tranh giai đoạn này chủ yếu là cảm hứng sử thi, anh hùng ca. 13 Do vậy, hình ảnh ngƣời lính trong văn học thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ về cơ bản đã thể hiện đƣợc tinh thần của thời đại, nó có vai trò cổ vũ và động viên rất lớn cho các thế hệ nối tiếp nhau ra chiến trƣờng. Nhƣng mặt khác nó cũng có phần nào thiếu sự sinh động và có phần phiến diện. Hình ảnh ngƣời lính hiện lên phần nhiều là những con ngƣời lý tƣởng, không có những biến động lớn về nội tâm. Tuy nhiên trong điều kiện chiến tranh, vấn đề quan trọng là vận mệnh của dân tộc và sinh mệnh của nhân dân chứ không phải là số phận của từng cá nhân nên ngƣời nghệ sĩ phải biết hi sinh nghệ thuật vì lợi ích chung của dân tộc là việc nên làm. Khi cuộc chiến tranh đã qua đi, văn học bƣớc vào thời kì mới thì vấn đề giữa văn học và hiện thực, quan niệm về con ngƣời cần phải xem xét lại. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986), văn học thực sự bƣớc vào thời kỳ đổi mới. Văn nghệ sĩ thực sự đƣợc cởi trói, họ đƣợc quyền “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Vấn đề mối quan hệ giữa văn học và hiện thực đƣợc nhìn cởi mở hơn, và đặc biệt có những thay đổi lớn trong quan niệm về con ngƣời, vấn đề về ngƣời lính cũng đƣợc nhìn lại với một điểm nhìn mới. Trong công cuộc đổi mới ấy nhiều nhà văn đã thể hiện sự nhạy bén của mình khi đã khám phá ra những vấn đề mới của cuộc sống và những quan điểm về con ngƣời. Nguyễn Minh Châu với Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau; Lê Lựu với Thời xa vắng; Dƣơng Hƣớng với Bến không chồng; Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng,…đã thể hiện những sự đổi mới đó. Đặc biệt Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện một cách rất mới về hình ảnh ngƣời lính. Hình ảnh ngƣời lính không còn đƣợc miêu tả bằng cảm hứng sử thi, anh hùng với cái nhìn đơn giản nhƣ trƣớc nữa. Hình ảnh ngƣời lính ở đây đƣợc tiếp cận ở phƣơng diện tàn khốc của chiến tranh, ở những góc khuất của tâm hồn mà trƣớc đây ta chƣa hề đề nói tới hoặc không dám nói tới. Không chỉ nói về hình ảnh ngƣời lính trong chiến tranh, tiểu thuyết Nỗi buồn 14 chiến tranh còn đi sâu vào khai thác đời sống của những ngƣời lính thời hậu chiến với sự ám ảnh của một quá khứ đen tối luôn đeo đuổi họ, là cuộc đời đi giữa hai mặt sáng - tối, giữa lạc quan và bi quan, không thể trở về sống với quá khứ, không thể hòa nhập đƣợc với cuộc sống hiện tại, họ nhƣ là những ngƣời đến từ một thế giới khác. 1.2.1.2. Vị trí của “Nỗi buồn chiến tranh” trong dòng chảy văn học viết về chiến tranh Nhƣ một luồng gió mới về đề tài chiến tranh, tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã nhanh chóng chinh phục độc giả, gợi ra sự quan tâm đặc biệt đối với ngƣời hâm mộ lẫn những ngƣời phản đối tác phẩm. Cuốn sách đƣợc in lần đầu tiên vào năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu do các biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn. Chỉ một năm sau đó, tác phẩm đƣợc tái bản với tiêu đề do chính tác giả đặt tên từ trƣớc Nỗi buồn chiến tranh. Đó là câu chuyện một ngƣời lính tên Kiên đan xen giữa hiện tại và hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn học Phƣơng. Khác với những tác phẩm trƣớc đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của ngƣời lính chiến đấu vì vận mệnh đất nƣớc, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con ngƣời, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân Đến năm 1991, Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong ba tác phẩm đƣợc giải văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam – một giải thƣởng danh giá nhất của làng văn nghệ nƣớc ta trong nhiều năm qua. Nhà văn Nguyên Ngọc – ngƣời lãnh đạo Hội nhà văn hồi đó đã từng đánh giá cao thành quả sáng tạo của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh. Ông viết: Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con ngƣời tìm lẽ sống hôm nay. Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Cuốn sách này không mô tả chiến tranh. Nó “mô tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc 15 chính hôm nay. Hiện thực ở đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm, quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách nhiệm lƣơng tâm. Cuốn sách nặng nề này không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ của nó một âm hƣởng hy vọng tiềm tang, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy vọng…Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới [32]. Còn Hoàng Ngọc Hiến đã viết: “Cách tiếp cận đề tài của Bảo Ninh giống nhƣ một sự liều lĩnh. Có thể tác giả sẽ bị trả giá nhƣng trong khi không ít ngƣời viết còn thiên viết về cách nghĩ bằng những “thuận lí”, “một nghĩa”, “bảo đảm an toàn”, thì cuốn tiểu thuyết khác thƣờng của Bảo Ninh là “cái đƣợc” của văn chƣơng”. Và chỉ sau một thời gian ngắn, tác phẩm đã đƣợc đông đảo bạn đọc trong và ngoài nƣớc yêu thích. Tác phẩm đƣợc thảo luận trên báo Văn Nghệ với những lời khen ngợi nức lòng. Không đầy một năm sau khi xuất hiện, cuốn sách đã đƣợc nhiều ngƣời tỏ ý muốn dịch ra tiếng nƣớc ngoài. Bản dịch Anh ngữ The Sorrow of War (bản dịch tiếng Anh của Phan Thanh Hảo, Frank Palmos hiệu đính) đƣợc xuất bản tại Úc năm 1993 có lẽ là bản dịch đầu tiên của Nỗi buồn chiến tranh và từ đó, cuốn sách bắt đầu cuộc chu du trên khắp thế giới, đƣợc dịch hơn 10 ngôn ngữ. Nhƣng bên cạnh những lời ngợi khen lại là phong ba bão táp. Từ lẻ tẻ vài lời chê bai đến bùng nổ một phong trào phê phán. Tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh bị coi là tiêu cực, thể hiện cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc. Nhiều tác giả cũng nhƣ nhà phê bình đã lên tiếng phản đối và công kích tác phẩm. Tiêu biểu có thể lấy ý kiến của ông Đỗ Văn Khang, Tiến sĩ mỹ học và Phó tiến sĩ Ngữ văn. “Ông Khang phẫn nộ vì Bảo Ninh đã gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc là “cuộc chiến tranh Việt – Mỹ”, đã thể hiện ngƣời lính quân đội nhân dân nhƣ một lũ thất trận chứ không phải những ngƣời mang tinh thần “xẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc” [32]. Thậm chí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất