Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ...

Tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn nguyễn thị thu huệ

.PDF
95
26
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THUỶ THẾ GIỚI NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 602232 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH HÀ NỘI, 2011 Lêi c¶m ¬n Em xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c ®èi víi TS.NguyÔn ThÞ KiÒu Anh, ng­êi h­íng dÉn khoa häc, ®· tËn t©m gióp ®ì em trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ thùc hiÖn luËn v¨n nµy. Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n khoa ng÷ v¨n, c¶m ¬n phßng §µo t¹o sau ®¹i häc- tr­êng §¹i häc s­ ph¹m Hµ néi 2 ®· nhiÖt t×nh gi¶ng d¹y, gióp ®ì, ®éng viªn chóng em trong kho¸ häc. Nh©n dÞp nµy, xin göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh nhÊt tíi Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o B¾c Giang, Liªn hiÖp c¸c héi Khoa häc vµ Kü ThuËt tØnh B¾c Giang vµ tÊt c¶ b¹n bÌ, ®ång nghiÖp, cïng nh÷ng ng­êi th©n yªu trong gia ®×nh ®· dµnh cho t«i sù gióp ®ì, chia sÎ rÊt quý b¸u trong suèt thêi gian häc tËp nghiªn cøu. B¾c Giang, th¸ng 6 n¨m 2011 T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Thuû Lêi cam ®oan Thùc hiÖn luËn v¨n nµy, t«i xin cam ®oan sè hiÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n lµ trung thùc. Néi dung luËn v¨n kh«ng hÒ trïng lÆp víi c¸c ®Ò tµi kh¸c. T«i còng xin cam ®oan r»ng mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n ®· ®­îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n hoµn toµn chÝnh x¸c, ®­îc trÝch dÉn cã nguån gèc râ rµng, minh b¹ch. NÕu sai, t«i xin hoµn toµn chÞu tr¸ch nhiÖm. T«i xin ®Ò nghÞ Héi ®ång khoa häc xem xÐt vµ ghi nhËn kÕt qu¶ qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ thùc hiÖn luËn v¨n nµy. Xin tr©n träng c¶m ¬n! B¾c Giang, th¸ng 6 n¨m 2011 T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn ThÞ Thuû MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 0 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................................... 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 7 7. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................... 7 8. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ......................................... 8 1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật .................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm về nhân vật ............................................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm về thế giới nhân vật .............................................................................. 10 1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học .......................................................... 12 1.3. Các loại nhân vật văn học .............................................................................................. 12 1.4. Nhân vật nữ trong văn học............................................................................................. 14 1.4.1. Nhân vật nữ trong văn học thế giới ....................................................................... 14 1.4.2. Nhân vật nữ trong văn học Việt Nam..................................................................... 17 1.4.3. Nhân vật nữ và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ..................................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ ............................................................................................................................................... 34 2.1. Nhân vật bi kịch ............................................................................................................. 34 2.2. Nhân vật kiếm tìm hạnh phúc ........................................................................................ 45 2.3. Nhân vật tự vấn.............................................................................................................. 49 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ .................................................................................................................... 56 3.1. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật............................................................................ 56 3.1.1 Nghệ thuật chọn tình huống có tính chất tâm lí ...................................................... 57 3.1.2. Nghệ thuật khám phá tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. ............. 58 3.2. Giọng điệu ..................................................................................................................... 64 3.2.1. Giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm ..................................................................... 65 3.2.2. Giọng khinh bạc, xót xa ......................................................................................... 66 3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ...... 69 3.3.1. Không gian, thời gian hiện thực đời thường.......................................................... 70 3.3.2 . Không gian, thời gian ảo ...................................................................................... 76 3.3.3. Không gian, thời gian tâm trạng............................................................................ 78 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 87 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1975, nhất là sau năm 1986, nền văn xuôi Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Một trong những yếu tố làm nên sự phong phú, đa dạng của văn học giai đoạn này chính là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các cây bút nữ. Bên cạnh những cây bút nữ tên tuổi một thời như Vũ Thị Thường, Dương Thu Hương là đội ngũ những cây bút trẻ trung hơn, sôi nổi hơn như Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh... và gần đây là một loạt các cây bút trẻ đầy triển vọng như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Di Li... Với những nỗ lực đáng ghi nhận, họ đã tạo ra những “lối nẻo riêng” cho mình. Tác giả Bích Thu qua các bài viết: “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau năm 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề”, “Những thành tựu truyện ngắn sau năm 1975”, “Văn xuôi của phái đẹp”, đã đánh giá cao các sáng tác của các nhà văn nữ trẻ. Tác giả cho rằng đó là “Một lớp trẻ dồi dào nhân lực”[52]. Và bằng tầm nhìn bao quát của một nhà phê bình, Bích Thu nhận định: “Sự xuất hiện rầm rộ của các cây bút trẻ đã làm thay đổi bộ mặt và dáng vẻ của văn xuôi hôm nay”[53]. Không chỉ quan sát sự xuất hiện của đội ngũ tác giả nữ, Bích Thu còn có những ý kiến đánh giá về giá trị văn xuôi phái đẹp rất tinh tế: “Văn chương của phái đẹp hiện nay sắc và sâu khi khai thác đề tài thế sự đời tư với nội dung nhân tình thế thái bằng lối viết dịu dàng và bén ngọt, diết dóng mà đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những con người sống quanh mình” [54]. Ngoài ra, còn có một số tác giả trong bài viết của mình cũng đề cao các cây bút nữ. Phạm Xuân Nguyên đánh giá: “Một nét đặc điểm của mùa truyện ngắn hôm nay là sự xuất hiện đông đảo tự tin của đội ngũ viết trẻ và 2 nhất là các cây bút nữ (...) Trên trang viết của họ nỗi buồn, nỗi đau nhân thế luôn được nhìn nhận khía cạnh tinh tế rất phụ nữ” [33]. Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển” cũng ghi nhận các cây bút nữ đã có được “những dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện” [1]. Trong số những cây bút nữ nổi lên ngay từ những năm 1990 đến nay, Nguyễn Thị Thu Huệ được xem là một gương mặt đáng chú ý, một cây bút có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Chị đã chinh phục người đọc bằng ngòi bút tinh tế, giản dị mà cũng rất từng trải, thâm trầm. Sinh năm 1966, tuổi nghề cũn trẻ nhưng chị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thu Huệ đạt giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1986); giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền phong (1993). Cùng năm đó, chị còn vinh dự nhận giải A cuộc thi viết về đề tài Hà Nội của Hội Nhà văn năm 1994, chị đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức và nhận thưởng của Hội Nhà văn cho tập truyện “Hậu thiên đường”. Qua những trang viết của chị, có thể nhận ra một tư duy khá sắc sảo và sở trường nắm bắt những cái mới, thời sự của cuộc sống đương đại. Phần lớn truyện ngắn của chị đều thể hiện cái nhìn nhạy bén, phản ánh các vấn đề gay gắt của cuộc sống hiện đại, khai thác những góc uẩn khúc “Thế giới bên trong” của con người. Tác phẩm của chị góp phần làm rõ hơn những nét mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân, cá thể, con người nhiều chiều trong “Tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Trong đó nhân vật phụ nữ được đặc biệt quan tâm. Đó là những con người hiện đại, mạnh mẽ, dám sống thực với mình. Họ có thể là những người đàn bà từng trải, bao dung với con cháu; những người mẹ, người vợ lo toan cho gia đình và phấn đấu cho sự nghiệp; những cô gái háo hức vào đời; những người phụ nữ khát khao hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu…Và đặc biệt là đằng sau mỗi người phụ 3 nữ bao giờ cũng ẩn chứa nhiều điều mà không phải lúc nào họ cũng muốn bộc lộ, xẻ chia. Nghiên cứu đề tài: Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ trong tiếng nói chung vừa khẳng định những thành công về một trong những phương diện nghệ thuật viết truyện ngắn của Thu Huệ, đồng thời vừa thấy được những đóng góp của nhà văn vào quá trình cách tân văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Là cây bút đều đặn, miệt mài và thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của chị đã thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình. Trong bài viết “Thế hệ thứ ba” in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội 10/1994, nhà văn Hồ Phương nhận xét: “Trong các tác giả trẻ, Thu Huệ là cây bút hết sức sắc sảo. Đọc Huệ tôi ngạc nhiên lắm, sao còn ít tuổi mà Huệ lại lọc lõi thế. Nó như con phù thủy lão luyện. Nó đi guốc trong bụng mình. Ruột gan mình có gì hình như nó cũng biết cả” [36]. Trong bài: “Hồi ức một binh nhì và Bến trần gian”, tác giả Kim Dung lại cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt – vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không đơn giản, thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ”[6] Bùi Việt Thắng (1994) nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: “Nhân vật nữ của Thu Huệ thường cô đơn, dường như tác giả quan niệm nó là mặt trái của tình yêu thương” [46]. Tác giả còn chỉ rõ: “Một sự vật vã khắc khoải canh cánh trong mỗi nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ”, “cây bút trẻ này tỏ rõ sự sẻ chia, cảm thông với phụ nữ vì ai cũng mang khuôn 4 mặt con gái” [46]. Sau gần một thập kỷ (2002), khi phác thảo chân dung Thu Huệ trong lời giới thiệu về bốn cây bút nữ, tác giả một lần nữa khẳng định đối tượng mà Thu Huệ quan tâm tới là “Những thiên đường và hậu thiên đường của đời sống con người, đặc biệt là phụ nữ” [43]. Lý Hoài Thu (1994) trong nhận xét của mình lại đưa ra vấn đề mà Thu Huệ muốn gửi gắm qua nhân vật nữ: “Nhìn đời, nhất là nhìn nhân vật nữ, Thu Huệ nhìn ra biến thái tinh vi của bi kịch tình yêu với những biểu hiện dị thường của nó” [55]. Từ bi kịch trong cuộc đời của người phụ nữ, Thu Huệ không chỉ nhìn thấy những biểu hiện dị thường tinh vi của tình yêu thời hiện đại mà còn nhận xét về thế giới đàn ông- những người gây đau khổ cho phụ nữ: “'từ những người loe xoe lôi những bông hoa trên bàn họp để tặng phụ nữ, đến anh chàng ngồi nhồm nhoàm ăn uống một cách thô tục sau khi cùng người tình lên thiên đàng về, từ cái người đàn ông ra ngõ gặp người tình sợ biết nên cầm luôn cái xô như người đi đổ rác, đến lão tuổi đã xế bóng, thích ăn xôi sáng cho chắc bụng vẫn thèm khát tấm thân cô gái mười sáu tuổi trẻ trung và bòn rút của cô từng đồng xu một” [55],.... Trong Văn nghệ Trẻ ngày 25/3/1996, qua bài viết: “Những ngôi sao nước mắt”, Đoàn Hương lại có nhận xét tinh tế về văn, về cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Thu Huệ như sau: “Huệ có lối viết văn như bị “lên đồng”. Trong truyện ngắn của mình không phải là cô “kể” cho chúng ta nghe mà là cô “lôi” chúng ta đi theo nhân vật. Đó là phong cách độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ”. Và theo nhà nghiên cứu: “Những nhân vật của cô, những nhân vật mà bao giờ Thu Huệ cũng để cho nó bước đi những bước chông chênh trên vực thẳm của cuộc đời không có dây bảo hiểm…Tôi ngờ rằng những nhân vật của cô, đều là một phần máu thịt của cuộc đời cô… Những truyện ngắn của Huệ được viết, được kể lại bằng chính ngôn ngữ nhân vật: nhẹ nhàng và thanh thản trong những tình huống, những cảnh ngộ lại 5 không yên tĩnh chút nào. Cũng như những nhân vật của cô, cô không hề lên án một ai dù là một bà mẹ ích kỷ trong Hậu thiên đường, một người đàn ông tầm thường, nhạt nhẽo và giả dối trong Cát đợi, hoặc những ông bố, bà mẹ quái gở trong Phù thủy,… Nhưng đọc truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ ta thấy những trang viết không bình lặng. Những nhân vật của cô làm cho ta đau đớn, âm thầm trách móc ta và thức tỉnh ta”. Nguyễn Việt Hòa, trong bài “Lãng quên và hy vọng. Nhân đọc Nào ta cùng lãng quên- tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”, đã nhận xét: “Chất lãng mạn trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ”. Nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo và tài hoa”, ở một mức độ toàn diện, Hồ Sỹ Vịnh đã tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ trên bình diện thi pháp. Theo tác giả “Nhà văn đã vượt ra ngoài phương thức miêu tả vừa thực, vừa hư, vừa trần thế vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng một cuộc sống có dung tích, khai thác chiều sâu những góc uẩn khúc” thế giới bên trong “của con người” [63]. Tác giả còn nhận xét những nhân vật tôi trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: “Những nhân vật tôi trong truyện của Thu Huệ thường bắt đầu bằng cụm từ “tôi tưởng tượng”, “tôi như bay trên chín tầng mây”, “tôi có cảm giác như mình hóa đá”... tất cả đó là cảnh hư nhằm nói cái thực đa diện hơn, có kích thước hơn, có tần số ý nghĩa sâu sắc hơn. Tôi gọi đó là thi pháp mở. Thi pháp mở còn được thể hiện ở chiều sâu nội cảm, nội tâm của người viết hoặc của nhân vật “tôi”. Phương thức thể hiện này không chỉ làm cho hiện thực được phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn. Đây cũng là một đặc điểm độc đáo trong thi pháp truyện ngắn Nguyễn thị Thu Huệ. 6 Nhìn chung qua các bài viết, Thu Huệ được đánh giá là tác giả có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc ,có giọng văn đặc biệt. Nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ được nhìn nhận chủ yếu ở đặc điểm khao khát hạnh phúc và gặp nhiều bi kịch.Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn - một trong những thành công nổi bật của Nguyễn Thị Thu Huệ. Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả của người đi trước, cùng với sự đánh giá, kiến giải của riêng mình, chúng tôi triển khai đề tài “Thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật nữ cũng như nghệ thuật xây dựng loại nhân vật này trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ đó khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân vật văn học . - Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Thu Huệ. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thi Thu Huệ. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thế giới nhân vật nữ trong truyện ngắn Thu Huệ chúng tôi dựa vào 4 tập truyện ngắn của tác giả: 7 * Cát đợi (1992); Hậu thiên đường (1993); 21 truyện ngắn (2001); Nào ta cùng lãng quên (2003). 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống - Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng - Phương pháp so sánh 7. Đóng góp của luận văn - Trên cơ sở lý luận về nhân vật văn học, vận dụng để tìm ra các loại hình nhân vật cùng một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. - Khẳng định sự độc đáo của Nguyễn Thị Thu Huệ trong sáng tác truyện ngắn (trên cơ sở đối sánh với một số nhà văn nữ cùng thời), qua đó thấy được sự đổi mới về tư duy nghệ thuật cũng như vị trí của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ Chương 2: Các loại hình nhân vật nữ trong truyện ngắn Thu Huệ Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ 1.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật 1.1.1. Khái niệm về nhân vật *Về phương diện thuật ngữ Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai” (actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này, theo chúng tôi, có nội hàm hẹp hơn so với “nhân vật”. Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân, thích hợp với loại nhân vật hành động. Còn thuật ngữ “tính cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác, không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt là những nhân vật thiên về “suy tư”, và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt.Từ đó có thể thấy các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát dược hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học. “Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ. Như vậy, thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất. *Một số quan niệm trong nghiên cứu, phê bình về nhân vật văn học 9 Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu, phê bình. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số quan niệm về nhân vật có trong từ điển và giáo trình lý luận văn học. - Trong Từ điển Văn học : “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [34; tr86] Với định nghĩa này, các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhân vật văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: “nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống con người” [3; tr.241]. Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học. Nhà nghiên cứu còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở thành nhân vật văn học. Các tác giả của cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học quan niệm về nhân vật có phần thu hẹp hơn: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả 10 trong tác phẩm văn học... chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm” [12; tr.235]. Ngoài ra, dựa trên tiêu chí chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn học, nhân vật còn được coi là phương tiện để nhà văn tái hiện đời sống, mở rộng thế giới nghệ thuật cho tác phẩm: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn chương bằng phương tiện văn học” [30; tr. 277]. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, nhân vật là một khái niệm tương đối ổn định trong nghiên cứu phê bình văn học. Trước nay dù đã có khá nhiều cách định nghĩa về nhân vật, song tập trung lại các ý kiến đều gặp nhau trong sự khẳng định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó. 1.1.2. Khái niệm về thế giới nhân vật “Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển Triết học, “Thế giới” có thể hiểu: Theo nghĩa rộng, thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người). “Thế giới” là nguồn gốc của nhận thức [59; tr.1083]. Theo nghĩa hẹp, thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là toàn bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ phận thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực nhưng không có ranh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ mô và thế giới vi mô [59; tr.1083]. 11 Như thế có thể nói “thế giới là một phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người. Vậy “Thế giới nhân vật” là gì? Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng. “Thế giới nhân vật” là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, “Thế giới nhân vật” cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có qui luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, thời gian, không gian, xã hội,… gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác giả. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình…“Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không giống với con người trong thực tại về tâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu “Thế giới nhân vật” cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có “Thế giới nhân vật” riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có “Thế giới nhân vật” với qui luật riêng của nó. 12 1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học Nhân vật đóng vai trò là tâm điểm của sự thể hiện đời sống trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ là “tiêu điểm để bộc lộ chủ đề” mà còn là nơi “tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm”. Trong cuốn Văn chương dẫn luận, G.N.Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là phương diện có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu [38;tr. 43]. Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lý giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu và có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Có thể nói, yếu tố nhân vật chi phối mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Nhân vật văn học sẽ có nhiều chức năng tương ứng với nhiều vai trò khác nhau trong tác phẩm. Nhìn một cách tổng quát, các chức năng đó là : Thứ nhất, miêu tả và khái quát các loại tính cách trong xã hội. Thứ hai, là công cụ để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chiếc chìa khóa để nhà văn mở cánh cửa bước vào hiện thực đời sống vô cùng rộng lớn, đặt ra những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Thứ ba, biểu hiện tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống. Thứ tư, quyết định hình thức tác phẩm, tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố thuộc hình thức tác phẩm. Hiểu được chức năng của nhân vật văn học, người viết sẽ có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này. 1.3. Các loại nhân vật văn học 13 Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Nhân vật càng độc đáo thì thường không có sự lặp lại. Song nhìn tổng thể trong tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu văn học đã chia thế giới nhân vật thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận, phân tích, đánh giá. Thứ nhất, dựa vào vai trò của nhân vật với nội dung và hình thức của tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ. Trong đó nhân vật chính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong nhân vật chính lại nổi lên nhân vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, về mặt ý nghĩa, đó là nơi qui tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm. Còn lại là các nhân vật phụ mang tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm tính cách của nhân vật và lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn lại có thể chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử. Trong đó nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan niệm đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được nhà văn khẳng định, đề cao, còn nhân vật phản diện ngược lại, mang phẩm chất xấu trái với lý tưởng đạo đức, đáng lên án và phủ định. Thứ ba, dựa theo sự phân chia loại thể theo truyền thống của Aristôt thì gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Trong đó nhân vật trữ tình được thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúc phong phú. Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, ký…), thường được hiện lên đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đến nội tâm bên trong. Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của đời sống để tạo thành chuỗi các tình tiết xung đột trong tác phẩm. Bên cạnh đó nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên 14 chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói và xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình. Thứ tư, dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được phân chia thành: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong đó, nhân vật chức năng là loại nhân vật xuất hiện để thực hiện một số chức năng nào đó. Loại nhân vật này thường có đặc điểm, tính cách ổn định với những phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình. Loại nhân vật này bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu bật hơn hẳn các tính chất khác. Dĩ nhiên nhân vật loại hình như mọi nhân vật văn học khác, đòi hỏi một cá tính nhất định, được thể hiện một cách sinh động qua các chi tiết cụ thể, sinh động, chân thực. Nhân vật tính cách là lọai nhân vật có tính cách nổi bật, được xây dựng cụ thể, sinh động như con người thực ngoài đời. Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật có tư tưởng, nhân cách nhưng cơ bản thể hiện tập trung tư tưởng của tác giả. Trên đây là những loại nhân vật thường gặp. Sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối, nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một nhân vật nào đó. 1.4. Nhân vật nữ trong văn học 1.4.1. Nhân vật nữ trong văn học thế giới Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống muôn loài và là sản phẩm tuyệt diệu của tạo hóa. Tuy nhiên sự phản ánh họ trong văn học - cái nhìn nghệ thuật của 15 nhà văn thì mỗi người, mỗi thời lại khác nhau. Hình tượng người phụ nữ vì vậy cũng mang những nét cá tính riêng, độc đáo; giữa các nhân vật không bị hòa lẫn, khu biệt nhau nhờ một sức sống riêng mà nhà văn truyền cho nó. Nếu như trước đây, nhân vật nữ được phản ánh trong văn học còn đơn điệu theo một mục đích phê phán hay ngợi ca từ cái nhìn đạo đức; sử dụng nhân vật để chuyển tải một quan điểm, tư tưởng thì giờ đây, đặc biệt trong những cuốn tiểu thuyết lớn trên thế giới có giá trị, hình tượng nhân vật nữ đã có sự “lột xác”. Nhà văn đã xem phụ nữ như một khách thể thẩm mỹ độc lập, như một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải. Người phụ nữ hiện lên trong vẻ đẹp nhiều chiều, trong những bi kịch lớn lao của xã hội. Họ dù xuất hiện dưới góc độ nào cũng vô cùng sống động. Dưới đây chúng tôi xin dẫn ra một số tên tuổi các nhân vật nữ được yêu mến, để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả như: Scalett Ohara kiêu kỳ trong Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell. Nhân vật này có sức cuốn hút thật kỳ lạ: vừa mạnh mẽ can trường, vừa yếu đuối mỏng manh; vừa thông minh tinh ranh vừa ngờ nghệch. Con người này cũng có lúc cao thượng tốt đẹp sẵn sàng hy sinh nhưng cũng không kém phần xảo quyệt toan tính. Những mâu thuẫn trong tính cách cùng những giằng xé trong nội tâm tạo cho Scalett sức hấp dẫn mãnh liệt đối với độc giả. Bên cạnh Scalett đầy cá tính, dám sống đúng với con người thực của mình thì nhân vật Maggie trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai lại được Colleen Macugh bao bọc cho một màu sắc lãng mạn. Người đàn ông mà cô yêu thương duy nhất lại tôn thờ Chúa và coi đó là tình yêu lớn nhất của đời mình. Đau khổ tuyệt vọng nhưng Maggie không chịu đầu hàng, quyết đấu tranh suốt cả cuộc đời để giành lấy tình yêu của cha Raphl với Chúa. Nàng luôn khao khát yêu thương dù trong khoảnh khắc. Cuốn tiểu thuyết đã phản 16 ánh những khao khát rất đỗi bình dị của người phụ nữ. Và độc giả đã thương cảm cho một mơ ước được yêu thương trọn vẹn không bao giờ thành hiện thực ở Maggie. Và với một tâm hồn trong sáng đôn hậu, Natasa trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tônxtôi được ví như “hạt ngọc” biểu trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Nga. Chân dung nàng hiện lên trong tác phẩm chân thực mà sinh động, không chút kiểu cách khác hẳn với Lida hay Elen. Cũng chính tâm hồn nhạy cảm giàu chất nhạc ấy, Nata đã vực dậy một tâm hồn ngỡ đã khô cằn, giúp Andray lại tiếp tục sống, yêu thương. Có thể nói, bất cứ ở đâu, trên quốc gia nào, dân tộc nào người ta cũng nhận thấy người phụ nữ, người vợ, người mẹ là nguồn đề tài bất tận trong sáng tạo nghệ thuật. M. Gorki đã từng khẳng định: “Không có phụ nữ thì hoa hồng không nở, không có người mẹ thì không có thiên tài”. Nhà văn vì thế đã khắc họa thành công hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Một con người ra đời. Trong thơ ca, người phụ nữ luôn là đề tài mà ở đó chứa đựng sức biểu cảm, rung động mạnh mẽ nhất. Với Aragông, nhà thơ tự nhận mình được Tái sinh từ tình yêu Enxa. Một con người đời thực, một người vợ, người bạn tuyệt vời, Enxa đã trở thành hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ để nhà thơ thể hiện những suy tư, tình cảm trước cuộc đời. Nếu không có người phụ nữ, Puskin cũng không thể có được Tôi yêu em và trở thành nhà thơ tình bậc nhất. Văn học nghệ thuật đã tạo ra những hình tượng nhân vật nữ tuyệt đẹp, hay nói cách khác, chính vẻ đẹp huyền diệu tỏa ra từ hình thức, từ tâm hồn người phụ nữ đã thu hút các nhà văn, nhà thơ khám phá và lý giải. Do đó mảng đề tài văn học về phụ nữ bao giờ cũng khiến độc giả quan tâm sâu sắc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất