Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa

.PDF
117
21
144

Mô tả:

Khãa luËn tèt nghiÖp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế giới nghệ thuật là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong nghiên cứu văn học. Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân khấu, chúng ta bước vào thế giới nghệ thuật của tác giả, một thế giới sống động, đầy ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn… Một thế giới nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung. Likhachev cho biết: Văn học diễn tấu lại bản đàn của hiện thực, nhưng diễn tấu lại theo các khuynh hướng “tạo phong cách” tiêu biểu đối với sáng tác của nhà văn nào đó hay “phong cách thời đại” nào đó. Các khuynh hướng phong cách ấy làm cho tác phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn về phương diện nào đấy so với thế giới hiện thực, mặc dù nó là tỷ lệ rút gọn một cách ước lệ. Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật. 1.2. Phạm Duy Nghĩa sinh năm 1973, là một cây bút trẻ đồng thời cũng là một cái tên còn mới mẻ trong giới cầm bút nước ta. Tính tới thời điểm này, anh mới trình làng ba tập truyện ngắn: Đường về xa lắm, Cơn mưa hoa mận trắng và Tiếng gọi lưng chừng dốc. Tuy nhiên, các truyện ngắn của anh thường khơi sâu vào những vấn đề mà nhiều cây bút khác ít quan tâm - đó là cuộc sống của những người giáo viên cắm bản bốn mùa chìm trên vùng cao Tây Bắc hẻo lánh. Có thể thấy, Phạm Duy Nghĩa đã sớm tìm cho mình một lối đi, và đã gặt hái được thành công lớn với truyện ngắn Cơn mưa hoa mận Hoµng H¶i YÕn 1 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp trắng - tác phẩm đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm 2004. Là người con của núi rừng Tây Bắc, Phạm Duy Nghĩa đã chắt chiu vốn sống từ những trải nghiệm của mình để khẳng định một cái tên riêng gắn liền với đề tài miền núi. Có ý kiến cho rằng: “Phạm Duy Nghĩa đã và đang góp phần làm nên sự sang trọng của văn chương miền núi”, [38, Tr.15]. Trung thành với đề tài miền núi, Phạm Duy Nghĩa đã lựa chọn một thể loại phù hợp với “gu” của mình đó là truyện ngắn. Anh từng tâm sự: “Mình vẫn chỉ độc canh bằng truyện ngắn. Nhà văn Ma Văn Kháng có nói rằng: viết truyện ngắn là đi bắn vài con chim, làm tiểu thuyết là đi săn hổ dữ. Lưng vốn mỏng, không dám nghĩ đến chuyện quy mô, bề thế, nên có lẽ suốt đời mình vẫn chỉ bắn chim thôi” [28, Tr. 5]. Như một duyên nợ hẹn trước, tên tuổi Phạm Duy Nghĩa đã gắn liền cùng thể loại truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn đề tài miền núi. Trong hành trình lao động nghệ thuật, Phạm Duy Nghĩa đã có những tìm tòi, thể nghiệm riêng và đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật độc đáo. Thế giới ấy là sự tổng hoà mối quan hệ của các yếu tố như: nhân vật, thời gian, không gian, ngôn ngữ, giọng điệu… và chúng tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Phạm Duy Nghĩa luôn có ý thức đem đến cho bạn đọc một thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần có giá trị cao về mặt nghệ thuật. Nghiên cứu vấn đề Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về cảm quan đời sống, về những thể nghiệm, sáng tạo mang tính cách tân nghệ thuật, kỹ thuật biểu hiện trong các truyện ngắn của nhà văn. Đây cũng là con đường để bạn đọc đến gần hơn với văn học đương đại, tiếp xúc với một nền văn học đầy biến động thể hiện ở sự góp mặt của hàng loạt cây bút trẻ. Hoµng H¶i YÕn 2 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phạm Duy Nghĩa là một gương mặt không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam, dù anh mới xuất hiện trên văn đàn. Tập truyện ngắn đầu tay của anh Tiếng gọi lưng chừng dốc trình làng năm 2002 và tập truyện gần đây nhất là Đường về xa lắm xuất bản năm 2007. Bởi vậy, những công trình nghiên cứu về nhà văn này chưa thật phong phú. Nó mới chỉ dừng lại ở những lời giới thiệu tác phẩm, những bài điểm sách trên các trang web, những cuộc phỏng vấn trao đổi. Qua những cuộc trả lời phỏng vấn, Phạm Duy Nghĩa đã trực tiếp phát biểu đôi chút về những vấn đề liên quan tới tác phẩm, chẳng hạn như: quan niệm về nghệ thuật, quan niệm về nghề viết… Có thể điểm qua một vài cuộc trao đổi tiêu biểu sau: Trò chuyện giữa Phạm Duy Nghĩa và Phong Điệp đăng tải trên trang web phongdiep.net: Cuộc sống gợi những nỗi niềm nhân văn, trò chuyện giữa Phạm Duy Nghĩa và bạn đọc trong chương trình Talk với người nổi tiếng đăng tải trên trang web youtube. com. Những bài viết liên quan tới tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa không nhiều, chủ yếu là những bài được đăng tải trên các website văn học. Trước hết, phải kể đến những lời giới thiệu, lời bình ngắn về tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa của các tác giả, các nhà nghiên cứu phê bình như: Dạ Ngân (Đi tìm Cơn mưa hoa mận trắng), Hoàng Thu Phố (Phạm Duy Nghĩa với Cơn mưa hoa mận trắng), Sương Nguyệt Minh (Phạm Duy Nghĩa - trong trẻo và nồng nàn một cõi nhân sinh). Trong bài viết Đi tìm Cơn mưa hoa mận trắng, tác giả Dạ Ngân đã chỉ ra những đặc điểm về nhân vật và không gian trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa: “Cái mạnh của Phạm Duy Nghĩa khi nhập đồng với thế giới nội tâm nhân vật là biểu hiện được tâm trạng, để đồng cảm chia sẻ vui buồn phẫn uất… Nghĩa là anh rất hiểu tâm lý nhân vật, có thể tìm thấy ở các đoạn độc thoại, các tình huống phản ứng tức thì. Không gian nghệ thuật của Phạm Duy Hoµng H¶i YÕn 3 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Nghĩa thật rộng lớn, đa dạng. Trước hết, nó là một miền núi hoang sơ, cổ kính, văn minh công nghiệp hầu như chưa tràn đến nhưng vẫn âm thầm cảm nhận được hơi thở thời đại. Nhân vật của anh hoạt động và bộc lộ tính cách trong các cảnh huống khác nhau ở không gian này nên khi đọc không cảm thấy lặp lại và nhàm chán”. Nhà văn Sương Nguyệt Minh ở bài viết Phạm Duy Nghĩa - trong trẻo và nồng nàn một cõi nhân sinh đã chỉ ra những điểm độc đáo, riêng biệt của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa trong tập truyện Cơn mưa hoa mận trắng: “Tôi không tuyệt đối hoá cái hay của Nghĩa, nhưng tôi không thể bắt chước được, không thể hư cấu, thêm chi tiết hoặc như cái gọi là nâng cao tác phẩm hay hơn nữa; không thể cấu trúc lại theo ý muốn của mình để nó hay hơn. Tóm lại là tôi bất lực. Với tập truyện này, thậm chí chỉ với truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng, Phạm Duy Nghĩa đã trở thành một nhà văn đích thực”. Có thể thấy, những bài viết của Dạ Ngân, Hoàng Thu Phố là những bài nghiên cứu đầu tiên có tính chất học thuật về truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa. Song, nhìn chung, các tác giả này đều tập trung vào phân tích, đánh giá những cách tân, đổi mới trên phương diện hình thức nghệ thuật ở từng yếu tố riêng lẻ, chưa có bài viết nào tập trung đi sâu vào các bình diện thuộc thế giới nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa với tư cách là một chỉnh thể. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn triển khai đề tài Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa như là sự đóng góp thêm một hướng tiếp cận tác phẩm của nhà văn này dưới sự soi sáng của lý thuyết Lý luận văn học hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài đã chọn, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu những biểu Hoµng H¶i YÕn 4 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp hiện của nó, người viết có sự liên hệ so sánh với một số tác phẩm văn xuôi hiện đại khác nhằm làm sáng tỏ nét độc đáo trong sáng tạo của nhà văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thế giới nghệ thuật là một phạm vi rộng thể hiện qua nhiều phương diện như: nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian, quan niệm nghệ thuật… Các yếu tố này thể hiện đan xen vào nhau trong tác phẩm và phụ thuộc vào tư duy của nhà văn, góp phần làm nên tính sinh động của cái được miêu tả. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của khoá luận và qua thực tiễn khảo sát tác phẩm, người viết chỉ khai thác một số biểu hiện rõ nhất của thế giới nghệ thuật, đó là: thế giới nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu. Nhóm tác phẩm mà chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu gồm 3 tập truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa: 1- Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học, 2002. 2- Cơn mưa hoa mận trắng, Nxb Thanh niên, 2006. 3- Đường về xa lắm, Nxb Công an nhân dân, 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống Phương pháp này giúp chúng ta xem xét, nghiên cứu và tách đối tượng ra thành nhiều yếu tố (mỗi yếu tố có chức năng, nhiệm vụ khác nhau). Phân chia như thế, phương pháp này giúp người nghiên cứu nhận ra được sự tác động chi phối là trực tiếp hay gián tiếp giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống. 4.2. Phương pháp so sánh hệ thống Phương pháp này giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về bản chất vấn đề. Qua so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các yếu tố trong cùng một hệ thống. Từ đó, phát hiện cái riêng, cái độc đáo của mỗi hệ thống. Hoµng H¶i YÕn 5 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp 4.3. Phương pháp xác định lịch sử phát sinh Theo cách gọi của M.B. Khrapchenco thì đây là phương pháp nghiên cứu phát sinh lịch sử. Phương pháp này chủ trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái, nhà văn, tác phẩm, phương pháp sáng tác từ nguồn gốc trong đời sống xã hội. Nó cũng chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự thay thế hiện tượng văn học này với hiện tượng văn học khác, sự tương tác, mâu thuẫn hoặc sự kế thừa có đổi mới của từng hiện tượng, từng giai đoạn văn học. Từ quan hệ giữa văn học và đời sống, việc lý giải các hiện tượng văn học trên cơ sở lịch sử xã hội là quan điểm đúng đắn mang lại nhiều sự lý giải thuyết phục, khắc phục được hạn chế của những khuynh hướng nghiên cứu nội quan, quá thiên lệch vào việc giải thích văn bản văn học và tính tự trị của nó. 4.4. Phương pháp khảo sát đối tượng theo quan điểm loại hình Phương pháp này giúp cho việc định hướng nghiên cứu vấn đề một cách đúng đắn, nhất là những vấn đề mới. Bởi yếu tố cơ sở loại hình có thể biến đổi nhưng vẫn đạt được sự ổn định tương đối cùng với các đặc tính dân tộc. 5. Nhiệm vụ, mục tiêu của khoá luận 5.1. Nhiệm vụ của khoá luận - Xác lập một cách hiểu thống nhất về thế giới nghệ thuật và những yếu tố cấu trúc của nó. - Chỉ ra được điểm độc đáo, mới mẻ của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. 5.2. Mục tiêu của khoá luận Khoá luận hướng tới mục tiêu tìm ra những điểm độc đáo, mới mẻ của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Trên cơ sở đó, khoá Hoµng H¶i YÕn 6 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp luận nêu lên những đánh giá về tài năng và những đóng góp cũng như vị trí của Phạm Duy Nghĩa trong nền văn học đương đại. 6. Đóng góp của khoá luận - Khái quát lý thuyết về thế giới nghệ thuật, vận dụng để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. - Chỉ ra và phân tích những khía cạnh mới của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa trong tương quan với một số nhà văn đương thời. Qua đó, khẳng định vị trí của Phạm Duy Nghĩa trong đời sống văn chương đương đại. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung được chúng tôi triển khai thành hai chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thế giới nghệ thuật. Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Hoµng H¶i YÕn 7 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT 1.1. Quan niệm về thế giới nghệ thuật 1.1.1. Thế giới vật chất “Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển triết học, “thế giới” có thể được hiểu theo các nét nghĩa sau: Theo nghĩa rộng: Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người). Thế giới là nguồn gốc của nhận thức. Theo nghĩa hẹp: Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ, nghĩa là bộ phận của thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta chia bộ phận thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực, nhưng không có ranh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Như vậy, có thể nói, thế giới là một phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người. 1.1.2. Thế giới nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang Hoµng H¶i YÕn 8 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp bậc giá trị riêng… chỉ xuất hiện một cách có ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [13, Tr.302]. Chẳng hạn, trong thế giới truyện cổ tích, con người và loài vật, cây cối, thần Phật đều có thể nói chung một thứ tiếng người, đôi hài có thể đi một bước bảy dặm, nồi cơm vô tận ăn mãi không hết… Trong văn học lãng mạn, quan hệ nhân vật thường xây dựng trên cơ sở cảm hoá; trong văn học cách mạng, nhân vật thường chia thành hai tuyến địch - ta, người chiến sĩ cách mạng và quần chúng. Như thế, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lý giải tác phẩm văn học theo lối đối chiếu giản đơn giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực đời sống riêng lẻ, xem có “giống” hay không, “thật” hay không, mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác phẩm, xem xét tính chân thật của tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực. Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó. Theo giáo trình Lý luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên), “thế giới nghệ thuật là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả. Thế giới được miêu tả gồm nhân vật, sự kiện, cảnh vật… Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình. Hai thế giới này gắn kết không tách rời như hai mặt của một tờ giấy. Không có thế giới miêu tả thì không có thế giới được miêu tả và ngược lại. Tuy nhiên chúng không thể liên thông. Người kể chuyện không thể trực tiếp tham gia vào sự kiện trong thế giới được miêu tả như một nhân vật” [44, Tr. 82]. Thế giới được miêu tả trong tác phẩm có các bình diện của nó. Đó là con người riêng (nhân vật), không gian, thời gian riêng, đồ vật, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng trưng riêng không đồng nhất với thực tại. Các bình diện trên đều là yếu tố của thế giới nghệ thuật, mỗi yếu tố có một vị trí nhất định và không thể thiếu đối với hệ thống. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm ngôn từ là hệ thống hoàn chỉnh và bao gồm Hoµng H¶i YÕn 9 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp những giới hạn nhất định. Bởi vì hệ thống đó sống theo các quy luật, nguyên tắc vốn có của nó, có không gian, thời gian, tâm lý, đạo đức xã hội và hoàn cảnh vật chất riêng, tất cả đều là phạm trù có ý nghĩa khi phân tích tác phẩm. Không nên đánh giá tác phẩm chỉ trong một bình diện, cũng như không nên xem xét các bình diện trên một cách tách rời, bỏ qua mối quan hệ và liên hệ qua lại của chúng. Chỉ có nghiên cứu đồng bộ các bình diện mới đem lại bức tranh đầy đặn về thế giới mà nhà văn sáng tạo ra. Cũng với cách hiểu trên, tác giả cuốn Tác phẩm văn chương, một sinh thể nghệ thuật, PGS.TS Phùng Minh Hiến không dùng thuật ngữ thế giới nghệ thuật mà thay vào đó là cụm từ “cái được miêu tả”. “Cái được miêu tả được sáng tạo nên bằng tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Đó là hệ thống những hình tượng của tác phẩm trong sự tự mở ra của nó, từ đầu đến cuối, bộc lộ một cách tập trung tính siêu logic của tư duy nghệ thuật: Sự xem xét các mặt đối lập của hiện thực trong sự thống nhất và đấu tranh của chúng, cái tĩnh tại trong cái năng động, bản chất trong cái hiện tượng, cái tất yếu trong ngẫu nhiên” [14, Tr.37]. Nó được coi là thứ “tư duy nội dung” bởi vì sinh ra những nghĩa mới và phức tạp. Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra “mã khoá” để bước vào thế giới nghệ thuật đó. Như vậy, thế giới nghệ thuật là một phạm trù rất rộng. Thuật ngữ này chỉ dùng trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Có nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về thế giới nghệ thuật. Qua các định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra cách hiểu: Thế giới nghệ thuật là thế giới riêng mà nhà văn sáng tạo trong tác phẩm của mình. Thế giới ấy là hình bóng của thế giới vật chất nhưng không hoàn toàn là thế giới vật chất. Bước vào thế giới nghệ thuật, người đọc đã tự nguyện cùng nhà văn bắt đầu hành trình khám phá bản chất của cuộc sống và bản thể của con người. Đó là một cuộc chơi thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không ít những đắng cay cần sự trải nghiệm. Thế giới nghệ thuật Hoµng H¶i YÕn 10 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp bao gồm tất cả các yếu tố trong tác phẩm văn học. Có bao nhiêu yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học sẽ có bấy nhiêu yếu tố thuộc thế giới nghệ thuật. Trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu những yếu tố cấu trúc cơ bản của thế giới nghệ thuật được biểu hiện cụ thể qua các truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa. 1.2. Các yếu tố cấu trúc cơ bản của Thế giới nghệ thuật 1.2.1. Nhân vật 1.2.1.1. Khái niệm nhân vật Trong tiếng Hi Lạp cổ, nhân vật (đọc là persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Nhìn một cách rộng nhất, nhân vật là khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: Thứ nhất, “đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học”. Thứ hai, đó là “người có vai trò nhất định trong xã hội”. Tức là, thuật ngữ nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả ở đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày… Nhưng, trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa, đó là nhân vật trong tác phẩm văn chương. Cuốn Lý luận văn học do tác giả Phương Lựu chủ biên định nghĩa về nhân vật văn học như sau: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học” [23, Tr. 277]. Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ trong Truyện Kiều… Đó là những con vật trong truyện cổ tích, thần thoại, đồng thoại, bao gồm cả Hoµng H¶i YÕn 11 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa như con người… Khái niệm nhân vật đôi khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm nhưng chủ yếu bằng hình tượng con người. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để nhận ra. Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do giáo sư Hà Minh Đức chủ biên, các tác giả cuốn này cho rằng: “Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hình tượng con người về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [8, Tr.126]. Như vậy, các nhà nghiên cứu lý luận văn học, bằng cách này hay cách khác, khi định nghĩa về nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu được của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người, hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Hoµng H¶i YÕn 12 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp 1.2.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học Là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên mỗi tác phẩm văn học, nhân vật có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Trước tiên, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực đời sống. Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống nhân vật trong tác phẩm để từ đó khái quát các tính cách xã hội và mảng đời sống gắn liền với nó. Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Ở mỗi thời đại, do yêu cầu lịch sử, con người lại xuất hiện những tính cách tiêu biểu, điển hình khác nhau. Mỗi tính cách nhân vật thường gắn liền với những khía cạnh, vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm văn học. Sự thấu hiểu thực sự chức năng phản ánh khái quát nhân vật không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra các đặc điểm, các nét tính cách của nhân vật mà còn phải thấy được những vấn đề xã hội đằng sau những tính cách đó. Bên cạnh việc phản ánh, khái quát hiện thực cuộc sống với những mảng đời sống xã hội gắn liền với nó, nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người, về cuộc đời. Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng. Song, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Nhà văn phải là người sáng tạo trên cơ sở trải nghiệm, suy ngẫm theo sự cảm thụ của bản thân mình. 1.2.1.3. Các cách phân loại nhân vật văn học Nhân vật văn học là một hiện tượng đa dạng về mặt kiểu loại. Có rất nhiều cách phân chia nhân vật văn học: Hoµng H¶i YÕn 13 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp Xét về cấu trúc tác phẩm: Dựa vào vị trí của nhân vật đối với nội dung cụ thể và với cốt truyện trong tác phẩm, nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Ngoài nhân vật trung tâm và nhân vật chính, còn lại là các nhân vật phụ. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung. Nó góp phần làm đầy đủ phương diện cấu trúc của nhân vật văn học. Xét về ý thức hệ: Dựa vào đặc điểm của tính cách, mối quan hệ với tư tưởng tác giả và lý tưởng của thời đại, có thể chia ra thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập về quan điểm tư tưởng và lý tưởng sống. Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật chính diện mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Ngược lại, nhân vật phản diện lại mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án và phủ định. Như vậy, hai loại nhân vật này luôn ở vị trí đối kháng với nhau. Dựa vào cấu trúc hình tượng: Theo tiêu chí này, người ta chia nhân vật thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng. Nhân vật chức năng xuất hiện trong văn học cổ đại và trung đại. Đó là loại nhân vật thường không được khắc hoạ đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối. Hơn nữa, sự Hoµng H¶i YÕn 14 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định. Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình. Hạt nhân của loại nhân vật này là bao giờ cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu nổi bật hơn hẳn các tính chất khác. Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp. Ở trên đã nói, tính cách như là đối tượng chủ yếu của nhận thức văn học. Đó là tính cách trong nghĩa rộng. Nhưng không phải mọi nhân vật văn học đều phản ánh cấu trúc của tính cách. Do đó, trong nghĩa hẹp, nhân vật tính cách là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không phải chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội nào đó mà người ta có thể liệt kê ra được. Tính cách còn thể hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với môi trường, tình huống. Nhân vật tính cách thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hoá. Vì vậy, tính cách có một quá trình tự phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó. Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ý thức. Đó là kiểu nhân vật tư tưởng. Chẳng hạn, các nhân vật “quỷ sứ” như Malfret, Cain, Lusifer; Jean Valiean, Javais của Huygo; Andray của L. Tolstoi; Laconnicov của Dostoevski. Trong sáng tác, loại nhân vật này dễ rơi vào công thức, minh họa, trở thành cái loa tư tưởng của tác giả và loại nhân vật “dẹt” thiếu sức sống. Trên đây là những loại nhân vật thường gặp. Sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối. Nó chỉ nhằm nhấn mạnh nét trội, nét đặc trưng cơ bản của một loại nhân vật nào đó. Hoµng H¶i YÕn 15 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp 1.2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có một không gian và thời gian riêng. Không gian và thời gian ấy là sự quy ước, mã hoá của nhà văn về không gian, thời gian thực tại. Không gian và thời gian nghệ thuật là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên thế giới nghệ thuật. 1.2.2.1. Không gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng” [13, Tr.160]. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy định vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Ngôn ngữ của không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các cặp phạm trù cao - thấp, xa - gần, rộng - hẹp, cong - thẳng, bên này - bên kia, vững chắc - bập bênh, ngay - lệch… đều được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình các hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát, sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền phương vị, các chiều Hoµng H¶i YÕn 16 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan của tác phẩm. Không gian nghệ thuật trong văn chương có những đặc trưng cơ bản: Nó xuất hiện lần lượt tuần tự theo sự trình bày của tác giả, không gian mang tính quan niệm và không bị một hạn chế nào. 1.2.2.2. Thời gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát thành vô tận” [13, Tr. 322]. Thời gian thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới, đồng thời thể hiện ý đồ của tác giả trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động. Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật có tính hai mặt cơ bản, đó là: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm. Nhà lý luận Nga Đ.X. Likhachôp cho rằng: “thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh văn học. Văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình Hoµng H¶i YÕn 17 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp thức hết sức đa dạng của thời gian” [19, Tr. 37]. Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động của tâm tư, tình cảm của con người. Thời gian nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ… Nó được nhận biết nhờ các mối quan hệ giữa các biến cố, có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ tâm lý hoặc liên tưởng. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả. Tóm lại, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai khái niệm luôn đi song hành với nhau, tạo ra tính cấu trúc và tính quá trình của tác phẩm, là yếu tố mở ra thế giới nghệ thuật của nhà văn. 1.2.3. Ngôn ngữ và giọng điệu 1.2.3.1. Ngôn ngữ Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt trong đời sống của con người. Theo quan niệm của ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu trong đời sống con người. “Ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả người khác nữa, như vậy cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác” [24, Tr. 8]. Đi vào đời sống con người như là một công cụ giao tiếp quan trọng, ngôn ngữ trong các ngành nghệ thuật có những khác biệt cơ bản. Theo Từ điển thuật ngữ mỹ học phổ thông: “Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt bao gồm những dấu hiệu, kí hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thông tin. Trong nghệ thuật, mỗi chuyên ngành đều có ngôn ngữ riêng để diễn đạt loại hình nghệ thuật của mình” [29, Tr. 215]. Trong văn học, ngôn ngữ mang những giá trị đặc biệt, vừa truyền tải dung lượng thông tin nhất định, vừa mang tính thẩm mĩ cao. Ngôn ngữ ở vị trí Hoµng H¶i YÕn 18 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp trung tâm của văn học thể hiện phông văn hoá, cá tính sáng tạo của nhà văn và xu hướng ngôn ngữ chung của thời đại. Phân biệt ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật cao của tác phẩm văn học, Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật cao của tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng lớn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các biên bản ngôn ngữ, trên báo chí, trên đài phát thanh, trong văn học và trong khoa học” [13, Tr. 215]. Ngôn ngữ văn học không vì thế mà từ bỏ cội nguồn tự nhiên của nó. Từ cội nguồn này, nhà văn đã lựa chọn, chắt lọc để tạo nên vốn ngôn ngữ riêng của mình. Giải thích về cội nguồn của ngôn ngữ văn học, Từ điển thuật ngữ văn học nhận xét: “Ngôn ngữ văn học chính là dạng ngôn ngữ đời sống được chọn lựa đưa vào trong tác phẩm văn học. Cội nguồn của nó bắt đầu từ kho tàng ngôn ngữ của nhân dân. Ngôn ngữ của nhân dân càng phong phú thì ngôn ngữ văn học càng tiếp thu và sáng tạo nhiều hơn” [13, Tr. 215]. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền với các phẩm chất như: Tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc… Ngôn ngữ văn học là hình thái ý nghĩa mang tính thẩm mĩ. Nằm trong tổ chức nội tại của văn học, ngôn ngữ văn học được phân hoá qua các thể loại của văn học. Mỗi thể loại có đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo: Trữ tình là ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm và giàu nhịp điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối thoại, gần gũi với ngôn ngữ đời thường; ngôn ngữ tự sự lại gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ trần thuật. Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên nét khu biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung. Hoµng H¶i YÕn 19 K32E Ng÷ v¨n Khãa luËn tèt nghiÖp M. Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Nếu tác phẩm văn học là tổng hoà của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn cốt, yếu tố đầu tiên kiến tạo nên tác phẩm văn học. Vai trò ngôn ngữ đối với văn học được thể hiện ở một số điểm sau: Ngôn ngữ là chất liệu của văn học. Khác với các loại hình nghệ thuật như: hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ. Vì thế, nó không trực tiếp tác động vào các giác quan của công chúng, mà tác động sâu xa đến trí tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, lay động tâm hồn người đọc. Đó chính là tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ. Từ đây ngôn ngữ văn học có tính chất bắc cầu: Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc khai thác và khám phá văn học. Ngôn ngữ giúp cho văn học mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp người đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc, sống với chiều trôi chảy của thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Như thế, chính ngôn ngữ văn học đã giúp người đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính của nhà văn. Nó cũng là sự biểu hiện phong cách, tâm lý, quan điểm, lập trường, ý thức sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó. Trong đây, có ngôn ngữ mực thước, nghiêm trang của người uyên thâm, tao nhã; có thứ ngôn ngữ chua xót, đau đớn, hoài nghi của người luôn trăn trở về thế thái nhân tình; có thứ ngôn ngữ bông đùa, hài hước của người tư duy trào lộng… Nhưng dù nói thế nào đi nữa một khi đã gắn với người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã được ý thức sáng tạo một cách sâu sắc. Bởi vì: “Người hạ bút làm thơ mà không am hiểu ngôn ngữ khác gì chàng mất trí lao xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi”. Hoµng H¶i YÕn 20 K32E Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất