Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn bình nguyên lộc...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn bình nguyên lộc

.PDF
104
1
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------ ĐỖ THANH TUÂN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Đà Nẵng - 2020 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------ ĐỖ THANH TUÂN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 82.20.121 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS: Nguyễn Phong Nam Đà Nẵng – 2021 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự tận tình chỉ dạy của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Trƣớc hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo PSG.TS Nguyễn Phong Nam. Thầy là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, thầy đã khơi gợi đề tài, tận tâm hƣớng dẫn, gởi mở để tôi hoàn thành luận văn. Thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu về học thuật trong suốt quá trình dạy học và hƣớng dẫn. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trƣờng ĐH Đà Nẵng, quý thầy cô giáo thỉnh giảng từ trƣờng ĐH Huế, ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, ĐH SP Hà Nội. Trong suốt thời gian tôi học tập, quý thầy cô đã tận tình dìu dắt, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý giá. Tôi xin cảm ơn đến BGH Trƣờng ĐH Đà Nẵng, BGH Trƣờng ĐH Sƣ phạm Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có đƣợc môi trƣờng học tập và nghiên cứu, nâng cao kiến thức cho bản thân mình. Lời cuối, tôi cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã đồng hành, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, giúp tôi hoàn thành chƣơng trình học cũng nhƣ hoàn thành luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đỗ Thanh Tuân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 4. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 11 7. Bố cục luận văn ................................................................................................ 11 Chƣơng 1: BÌNH NGUYÊN LỘC –NHÀ VĂN CỦA MIỀN ĐẤT ĐÔNG NAM BỘ...12 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo, nghiên cứu của Bình Nguyên Lộc ....... 12 1.1.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Bình Nguyên Lộc ..................................... 12 1.1.2. Sự nghiệp văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc ....................................... 13 1.2. Bình Nguyên Lộc – ngƣời viết văn để “trả nợ phù sa”............................ 19 1.2.1. Quê hƣơng Nam Bộ trong truyện của Bình Nguyên Lộc ...................... 19 1.2.2. Bình Nguyên Lộc trong văn học Nam Bộ đầu thế kỉ XX ...................... 26 Chƣơng 2: CON NGƢỜI VÀ QUÊ CẢNH ĐÔNG NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC ............................................................. 32 2.1. Hình tƣợng con ngƣời Đông Nam Bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc .... 32 2.1.1 Những ngƣời dân với tình yêu quê sâu nặng .......................................... 32 2.1.2. Những phận ngƣời bé mọn, đáng thƣơng .............................................. 40 2.2. Quê cảnh Đông Nam Bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc .............. 45 2.2.1. Cảnh sắc miền Đông Nam Bộ với đặc trung riêng có............................... 46 2.2.2. Dấu ấn văn hóa Đông Nam Bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ... 52 Chƣơng 3: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT QUA MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC .............................................................. 60 3.1. Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc ........60 3.1.1. Nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật truyện ngắn Bình Nguyên Lộc...... 60 3.1.2. Đặc điểm giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc . 67 3.2. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc . 72 3.2.1. Lối trần thuật từ điểm nhìn, ngôi vị thứ ba ............................................ 72 3.2.2. Lối trần thuật và điểm nhìn từ ngôi vị khác ........................................... 77 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Nguyên Lộc là nhà văn lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của ông rất đa dạng. Ngoài tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, tác phẩm báo chí… ông còn có những công trình chuyên khảo nghiên cứu sâu về ngôn ngữ học, dân tộc học rất đặc sắc. Tuy vậy, mảng sáng tác thành công hơn hết của ông vẫn là truyện ngắn. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc không chỉ nhiều về số lƣợng mà còn thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật của nhà văn. Truyện ngắn Bình Nguyên Lộc là những câu chuyện về con ngƣời và cuộc sống vùng nông thôn miền Đông Nam Bộ. Tác giả tập trung mô tả những nền nếp sinh hoạt, lối ứng xử mang đậm bản sắc riêng của ngƣời dân quê hào hiệp, trọng tình nghĩa; sự biến đổi của vùng đất mới Sài Gòn, vùng ven đô thị; sự thay đổi trong tƣ duy, nếp nghĩ, lối sống của những con ngƣời nơi đây... Với lối viết nhẹ nhàng, ngôn ngữ đậm sắc màu địa phƣơng, nghệ thuật xây dựng truyện dung dị, Bình Nguyên Lộc đã sáng tạo nên nhiều thiên truyện đặc sắc, độc đáo. Từ trƣớc tới nay, tác phẩm Bình Nguyên Lộc nói chung, truyện ngắn nói riêng là đối tƣợng đã đƣợc một số nhà nghiên cứu chú ý tìm hiểu. Qua các công trình đã công bố, có thể thấy vấn đề đƣợc giới chuyên môn quan tâm chủ yếu tập trung vào yếu tố văn hóa, đặc điểm ngôn ngữ, tính chất địa phƣơng… trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc. Đấy đều là những vấn đề thú vị, có ý nghĩa. Tuy vậy, để đánh giá một cách đầy đủ về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, phong cách nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc thì nhƣ vậy là chƣa đủ. Theo chúng tôi, cần phải có một cách tiếp cận mang tính tổng hợp, bao quát hơn. Đấy là cơ sở để chúng tôi tiến hành nghiên cứu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Bình Nguyên Lộc là nhà văn rất nổi tiếng, không chỉ ở trong phạm vi vùng đất Nam Bộ mà độc giả cả nƣớc, và cả độc giả ở hải ngoại cũng rất hâm mộ. Thế nhƣng việc nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc thì lại chƣa tƣơng xứng với vị thế của nhà văn. Số bài viết liên quan đến Bình Nguyên Lộc tuy không phải là ít song còn thiếu các công trình mang tính chuyên sâu, bao quát đầy đủ sự nghiệp trƣớc tác của tác giả. Bình Nguyên Lộc xuất hiện trên văn đàn khá sớm. Ngay từ những năm ba mƣơi của thế kỷ XX, với tập truyện - tùy bút đầu tay là Hương gió Đồng Nai, Bình 2 Nguyên Lộc đã đƣợc độc giả và giới cầm bút đƣơng thời chú ý. Tiếp đến là các tập Nhốt gió, Tân liêu trai, Kí thác ... Những tác phẩm ra đời sau đó cũng đƣợc đánh giá cao. Bởi thế, trƣớc năm 1975, đã có nhiều bài viết, những nhận định, đánh giá về ngòi bút đậm chất Nam Bộ của “con nai đồng bằng” này. Trên Tạp chí Bách Khoa số 82, ngày 1 tháng 6 năm 1960, Cô Phƣơng Thảo (Vũ Hạnh) trong mục “Điểm sách” có bài giới thiệu về tập Kí thác và đánh giá về văn chƣơng Bình Nguyên Lộc. Tác giả cho rằng: “Bình Nguyên Lộc là một nhà văn phong phú. Ông đề cập đến nhiều vấn đề, nói đến rất nhiều cảnh sống và bày tỏ rất nhiều thái độ.... Ngoài sự phong phú trong cách nhìn, ngoài sự lành mạnh trong cảm nghĩ, Bình Nguyên Lộc còn khiến chúng ta mến yêu vì cái sắc thái địa phƣơng đậm đà ở trong tác phẩm. Với Bình Nguyên Lộc, chúng ta có dịp trở về với ruộng đồng miền Nam, chui qua cái ngõ ngách của đô thành, tìm đến những hàng quán cũ, chứng kiến những mẩu sống, những thói tục và những con ngƣời không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.” [34]. Đánh giá trên của Vũ Hạnh phần nào đã chỉ ra đặc điểm văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc. Bình Nguyên Lộc đƣợc coi là nhà văn thể hiện đƣợc “nét riêng” của văn học miền Nam lúc bấy giờ. Tạp chí Bách Khoa số 196 và 197 cũng dành dung lƣợng lớn để đăng bài phỏng vấn dài, gồm hai phần của Nguiễn Ngu Í về Bình Nguyên Lộc. Trong phần hai “Sống và viết với Bình Nguyên Lộc”, Tạp chí Bách Khoa, số 197, ngày 15 tháng 3 năm 1965, Nguiễn Ngu Í đã nhận định: “Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là hai nhà văn tiêu biểu của miền Nam hôm nay, có nhiều điểm giống nhau: cùng sống về báo hằng ngày, cùng nổi tiếng về truyện ngắn, và giới phê bình cho rằng cả hai cùng thành công về truyện ngắn hơn là truyện dài, cả hai chuyên sáng tác hơn mà cũng thích khảo cứu.” [12]. Những nhận định của Nguiễn Ngu Í đã khẳng định vị trí của Bình Nguyên Lộc trong đời sống văn học miền Nam trƣớc 1975. Khi nhắc đến Bình Nguyên Lộc, ngƣời đọc thƣờng nhắc đến Sơn Nam, ngƣời đƣợc mệnh danh là Ông già Nam Bộ, nhƣ một “bộ đôi nhà văn Nam Bộ”. Sơn Nam “chuyên” về miền Tây, Bình Nguyên Lộc “chuyên” miền Đông. Nhà văn Sơn Nam đánh giá cao sự thông hiểu, tƣờng tận địa phƣơng, phong thổ miền “Đông Nam Bộ” của Bình Nguyên Lộc. Trong bài “Đọc tác phẩm đầu tay của Bình Nguyên Lộc” trên tạp chí Thời Tập, số 12, 1974, Sơn Nam đã nhận định: “Xa tỉnh lị, đến Sài Gòn làm công chức, tác giả vẫn dính liền chặt chẽ về tình cảm với miền quê. Nhốt gió chứng minh điều đó. Tác giả viết Nhốt gió với thái độ nồng nhiệt yêu đời của một ngƣời nhớ quê, nhớ dân tộc, theo nghĩa danh từ thời thƣợng của năm 1974 này đó 3 là về nguồn, tình tự dân tộc hoặc tìm về dân tộc. Đã gắn liền với miền quê, làm bạn với dân quê từ lâu thì tác giả không cần tìm, không cần quay đầu trở về nhƣ kẻ lạc lối tìm về nẻo chánh. Tác giả có thái độ của kẻ ngồi bên dòng suối để ngắm nghía kĩ lƣỡng từng giọt nƣớc từng lá cây, ngọn cỏ, nếu dòng suối là tƣợng trƣng cho quê hƣơng, dân tộc.” [24]. Những lời nhận định của Sơn Nam đã cho thấy, ngay từ Nhốt gió, tập truyện đầu tay của mình, Bình Nguyên Lộc đã thể hiện đƣợc tình yêu đối với quê hƣơng, xứ sở. Và thứ tình yêu đó đƣợc tác giả gởi gắm vào ngòi bút của mình, đƣợc thể hiện ra trên những trang viết của mình. Viết những thứ gần gũi nhất, thân quen nhất, nhƣng đó cũng là những thứ thiêng liêng nhất. Bởi thế nên kết thúc bài viết, Sơn Nam có gởi thông điệp: “Cứ đọc Nhốt gió khi nào mình thấy thiếu thốn một chút hƣơng vị thân quen.” [24] Thời gian là liều thuốc thử nhiệm màu nhất cho những gì đƣợc gọi là chân giá trị. Và những sáng tác của Bình Nguyên Lộc cũng không ngoại lệ. Vƣợt qua ranh giới của không gian và thời gian, những sáng tác của Bình Nguyên Lộc cho đến sau năm 1975 càng đƣợc giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm nhiều hơn. Tác giả Võ Phiến, trong cuốn Văn học miền Nam tổng quan 1, NXB Vô Danh, 2016, cho rằng: “Những tác giả nhƣ Bình Nguyên Lộc, nhƣ Sơn Nam, vốn tha thiết với quê hƣơng mình rất mực. Một vị “chuyên trị” miền Đông, một vị “chuyên trị” miền Tây, một vị chiếm lĩnh Tiền Giang, một vị chiếm lĩnh Hậu Giang, họ đi sâu vào cuộc sống, vào lịch sử địa phƣơng, phát huy cái hay, cái lạ, làm cho miền Nam ngày càng bày ra những quyến rũ không ngờ.” [27, tr.236]. Ở một ấn bản khác, Võ Phiến đƣa ra nhận định về Bình Nguyên Lộc nhƣ sau: “Bình Nguyên Lộc thấy nghe rộng rãi, phân giải rành rẽ về vô số điều khắp cuộc sống bao la. Ông chú trọng tới cái ý nghĩa của mỗi câu chuyện. Chuyện nào cũng có một ý nghĩa. Hoặc một phát giác tâm lý, hoặc một tố cáo xã hội, hoặc một nhận định về nhân sinh, một luận đề v.v... Ở Bình Nguyên Lộc, ý nghĩa lấn át nhân vật, xúc cảm. Nhiều nhân vật và cảnh vật chỉ có vai trò minh họa ý nghĩa. Sau khi đọc xong tác phẩm của ông, chúng ta lãnh hội thêm một điều ông muốn nói, một chuyện ông muốn kể; nhƣng ít có nhân vật nào của ông ám ảnh ta lâu dài, và ít có những truyện để lại một rung động lâu dài (...)” [26]. Võ Phiến đã chỉ ra đƣợc một cách chính xác những đặc điểm trong kĩ thuật viết truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Là ngƣời cùng thời, cùng tham gia viết bài cho nhiều tạp chí quen thuộc, các nhận định của Võ Phiến về tài năng văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc rất đáng để ngƣời nghiên cứu tham khảo. 4 Bên cạnh Võ Phiến, tác giả Thụy Khuê cũng có nhiều bài viết về Bình Nguyên Lộc. Trên website riêng của mình, với bài viết “Bình Nguyên Lộc (1914 1987), Đất nƣớc và con ngƣời”, bà cho rằng: “Bình Nguyên Lộc có một lập trƣờng văn học riêng, không theo Bắc, hoàn toàn theo Bắc nhƣ Đông Hồ, cũng không giữ nguyên đặc chất Nam kỳ nhƣ Hồ Biểu Chánh, Vƣơng Hồng Sển... Nếu trong truyện ngắn chất Nam thƣờng nổi bật, thì trong truyện dài ông ngả theo lối Bắc. Đó là một thái độ lựa chọn: Bình Nguyên Lộc chọn thái độ trung dung trong tinh thần giao hoà Nam Bắc, kết hợp lịch sử di dân với ngôn ngữ con ngƣời.” [14]. Trong cả bài nghiên cứu dài về Bình Nguyên Lộc, tác giả đã có cái nhìn tổng quát, sắc sảo về những chủ đề tƣ tƣởng trong toàn bộ tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, để rồi nhà văn đi đến kết luận: “Văn Bình Nguyên Lộc là văn kể chuyện, ông không viết văn nhƣ một ngƣời làm văn, mà ông kể chuyện nhƣ một bà già trầu có kho tàng ngôn ngữ và văn hóa bất tận về dân tộc. Ông có kinh nghiệm về đất nhƣ chƣa ai từng có.” [14] Trên website http://www.vietnamdaily.com, tác giả Nguyễn Mạnh Trinh có bài viết “Bình nguyên Lộc, nhìn từ con ngƣời và tác phẩm”. Trong bài viết, nhà văn có nhiều phân tích, đánh giá về các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc. Bàn về truyện ngắn “Rừng mắm”, ông viết: “…một truyện ngắn đƣợc coi là hay nhất của ông là Rừng mắm. Ông đã đƣa độc giả vào một vùng đất hoang vu không có bóng ngƣời, cặm cụi lấn biển để có đất đai trồng trọt. Cuộc chiến đấu với thiên nhiên vô cùng khốc liệt, cả gia đình bé nhỏ của thằng Cộc làm việc nhƣ trâu cày mà chẳng đủ ăn. Họ thèm từ miếng ăn, thức uống đến những sinh hoạt đời thƣờng của loài ngƣời, những câu hò tiếng hát, những xóm làng ấm khói cơm chiều... Họ là những cây mắm lao xuống biển đầu tiên để làm nền cho những mảnh đất phù sa màu mỡ sau này. Chuyện những ngƣời tiên phong đi mở nƣớc gợi lại những thiên anh hùng ca thầm lặng của những ngƣời vô danh tận lực hy sinh cả cuộc đời để cho thế hệ mai sau. Cái dung dị của văn chƣơng Bình Nguyên Lộc cũng ở đây và chất sử thi hùng tráng cũng ở đây. Một nỗi niềm đƣợc trao gởi và ký thác của ngƣời luôn mang nặng trong lòng một tình yêu đất nƣớc, quê hƣơng tha thiết”. [50] Đánh giá chung về văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Mạnh Trinh cho rằng: “Văn phong Bình Nguyên Lộc tạo hình từ tấm lòng yêu đất nƣớc, yêu quê hƣơng tha thiết. Từ khi bắt đầu cầm bút, ông đã có những tác phẩm viết nhƣ để trả nợ với quê hƣơng.” [50] 5 Ở trong nƣớc, kể từ sau năm 1975, tác phẩm của Bình Nguyên Lộc cũng đƣợc giới nghiên cứu quan tâm nhiều hơn. Một số tập truyện ngắn, truyện dài của ông liên tục đƣợc tái bản. Có rất nhiều bài viết về con ngƣời, sự nghiệp sáng tác, về vẻ đẹp văn chƣơng, giá trị văn hóa trong các sáng tác của Bình Nguyên Lộc đƣợc công bố dƣới nhiều hình thức. Ngƣời dành nhiều tâm huyết nhất để nghiên cứu Bình Nguyên Lộc có thể kể đến là Nguyễn Q. Thắng. Năm 2001, Nguyễn Q. Thắng cho ra mắt Tuyển tập truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, NXB Văn Học. Tuyển tập gồm 4 tập này tập hợp những sáng tác của Bình Nguyên Lộc mà tác giả đã dày công sƣu tầm và biên soạn lại. Đó là những tiểu thuyết, truyện ngắn, là những tùy bút, những công trình nghiên cứu ngôn ngữ, dân tộc học đƣợc sƣu tầm rải rác ở các tạp chí nhƣ tạp chí Bách Khoa, Tân Thời, Hương Quê... hay trong các thƣ viện trong và ngoài nƣớc. Đây có thể nói là công trình quy mô nhất hiện nay giúp ngƣời đọc có thể định hình đƣợc sự nghiệp văn chƣơng của Bình Nguyên Lộc. Năm 2010, Nguyễn Q. Thắng tiếp tục cho ra mắt cuốn Bình Nguyên Lộc với Hương gió Đồng Nai, NXB Văn học. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều bài tiểu luận liên quan đến các truyện ngắn cũng nhƣ các tập truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Trong cuốn Bình Nguyên Lộc với Hương gió Đồng Nai, Nguyễn Q. Thắng đã nhận định: “Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn Việt Nam về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng. Có thể nói ông là một nhà văn độc đáo nhất Việt Nam có số truyện ngắn nhiều nhất. Theo tài liệu và qua công tác sƣu tầm cho thấy ông là tác giả khoảng hơn một ngàn truyện ngắn in rải rác trên các báo và các tập truyện từ trƣớc Cách mạng tháng Tám cho đến ngày ông qua đời (1987). Về lƣợng, Bình Nguyên Lộc là nhà văn có số tác phẩm đồ sộ nhất so với các nhà văn tiền bối cũng nhƣ cùng thời. Nhƣng về chất của mỗi tác phẩm - truyện ngắn - đều có một nội dung phong phú, đa dạng; nếu không muốn nói là rất độc đáo. Mỗi chủ đề của từng truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca cho đến các công trình biên khảo đều mang một ý hƣớng, một chủ đề nhất định mà tác giả muốn gởi trao đến độc giả.” [37, tr.10] Đánh giá riêng phần truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Q. Thắng cho rằng: “... đọc truyện ngắn Bình Nguyên Lộc, độc giả nào cũng thấy rõ tình yêu làng quê, nơi chôn nhau cắt rún, sự nghèo khổ... Nếu dân thƣơng hồ sống trên mặt nƣớc thì nhớ đất, nhớ làng; dân thành thị sống trên đất, nhà xi măng, gạch bông... thì nhớ mùi lửa đốt bằng than, bằng củi, mùi rơm rạ ở quê lúc xƣa; me Tây, me Mĩ cho đến con nhà văn, nhà học thì nhớ mai vàng, dƣa hấu, thịt heo, bánh tráng... 6 nƣớng. Dân quê lên sống tạm bợ ở đô thành hoặc bên trời Âu Mĩ thì đến mùa nƣớc nổi lại nhớ sông rạch, ốc gạo, cá rô kho tộ, canh chua ca lóc... Trái lại, dân đi khai hoang lập ấp thì nhớ xoài, nhớ mận, nhớ chè, nhớ đƣờng... hàng năm phải trồng rau răm, ngò tàu...trong những chậu treo trƣớc sân nhà (vì đồng chua nƣớc mặn nơi đây chỉ toàn là rừng...mắm) để tìm nhớ lại chút mùi vị quê hƣơng. Nỗi buồn xa làng, xa xứ hầu nhƣ có dịp là tác giả cho “trào ra đầu ngọn bút” cho vơi nỗi nhớ niềm thƣơng...” [37, tr.52]. Với cái nhìn bao quát, Nguyễn Q. Thắng đã phát hiện cảm hứng khơi nguồn cho mọi sáng tác của Bình Nguyên Lộc là tình yêu làng quê. Tác giả đã nêu ra những dẫn chứng để chứng minh cho điều đó. Ông phân tích hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc và nhận định: thƣờng trực nỗi nhớ, niềm thƣơng đối với quê hƣơng da diết đó là tâm trạng chung của hầu hết nhân vật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Và cũng chính bởi việc phân tích trên, Nguyễn Q. Thắng đã đi đến kết luận: “Những chủ đề Bình Nguyên Lộc đề cập đến trong tác phẩm của ông là những điều bình thƣờng, thực tế rút ra từ đời sống thực của mọi ngƣời dung tục chúng ta, từ cái ăn, cái mặc, niềm vui, nỗi nhớ...” [37, tr.80]. Tác giả Phạm Thanh Hùng cũng là một ngƣời dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu văn nghiệp của Bình nguyên Lộc. Nguyễn Thanh Hùng có khá nhiều bài viết về Bình Nguyên Lộc. Trong bài viết “Phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc” đăng trên blog của mình, tác giả nhận định: “Bình Nguyên Lộc là nhà văn, nhà biên khảo có một sự nghiệp đồ sộ. Ngoài những công trình nghiên cứu về dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học, số lƣợng đáng kể nhất trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc là tiểu thuyết, truyện ngắn và tuỳ bút, đặc biệt hơn cả là truyện ngắn (…) Đọc tác phẩm Bình Nguyên Lộc, điều dễ nhận thấy chính là những câu chuyện tƣởng chừng nhƣ thật bình thƣờng trong cuộc sống hằng ngày, dƣới ngòi bút của nhà văn lại trở nên hấp dẫn. Viết văn với Bình Nguyên Lộc, không chỉ là thuật kể lại những điều đã nghe, thấy, mà còn là những gì đã sống, đã trải nghiệm nữa.” [10] Trong cuốn Truyện ngắn trong dòng văn học yêu nước đô thị miền Nam 1954 - 1975, Phạm Thanh Hùng đã đánh giá về nội dung truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc nhƣ sau: “Trong nhiều truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc nhƣ Rừng mắm (tập Ký thác), Mưa thu nhớ tằm (tập truyện cùng tên) ... tình yêu đất - nƣớc đƣợc thể hiện nhƣ là tình yêu sâu nặng nhất của con ngƣời.” [11, tr.65]. Nhà nghiên cứu còn dẫn lời của Thanh Việt Thanh khi nhận định về Bình Nguyên Lộc: “Nhiều truyện ngắn nhƣ Ba con cáo, Hạ bệ (tập Ký thác), Không có thứ thiệt, Cái nết đánh chết 7 cái đẹp, Ngõ hẻm vợ bé, Nuôi ghẻ (tập Mưa thu nhớ tằm) là sự tập hợp khá tiêu biểu những kiểu sống giả trá, lừa dối khác nhau của con ngƣời đô thị.” [11, tr.102] Khi nói đến không gian nghệ thuật trong truyện ngắn văn học đô thị miền Nam, Phạm Thanh Hùng cũng đã nhận định về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc: “Là ngƣời có quãng đời gắn bó khá lâu với cuộc sống đô thị, cho nên bên cạnh không gian nông thôn, trong mỗi tập truyện ngắn của mình, Bình Nguyên Lộc bao giờ cũng quan tâm đến những câu chuyện xảy ra trong không gian đô thị có nhiều gắn bó. Dù vậy, trong sâu thẳm tâm thức nhà văn và nhiều ngƣời Việt Nam, cuộc sống nông thôn đồng quê mới là nơi để ngƣời ta kí thác tâm hồn tình cảm, tìm thấy chân trời quen thuộc.” [11, tr.141] Những nhận định, đánh giá trên của nhà nghiên cứu Phạm Thanh Hùng phần nào cho ta hiểu thêm về những đặc điểm sáng tác Bình Nguyên Lộc và vị trí của nhà văn trong dòng văn chƣơng yêu nƣớc đô thị miền Nam 1954 - 1975. Trên Tạp chí Sông Hương, số 223, tháng 9 năm 2007, Phạm Phú Phong lại có một góc nhìn khác về văn chƣơng Bình Nguyên Lộc. Với tựa đề “Văn chƣơng Bình Nguyên Lộc - từ góc nhìn văn hóa”, tác giả bài viết đã đƣa ra những phân tích chi tiết qua việc khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Bình Nguyên Lộc để cho ngƣời đọc thấy đƣợc trong mỗi tác phẩm của Bình Nguyên Lộc đa phần đều chuyên chở những giá trị văn hóa dân tộc: “Văn chƣơng Bình Nguyên Lộc thể hiện sự giao lƣu văn hoá, đứng ở miền giao thoa văn hoá Bắc – Nam từ trong tâm thức, cách nhìn và nhất là giọng điệu văn chƣơng.... Sức nặng trang văn của ông không chỉ ở vốn tri thức về văn hoá, mà còn ở sự kết hợp hài hoà giữa giọng kể và giọng tả, vừa thể hiện sự bộc trực của miệt quê nơi ông sáng tác, vừa phóng túng, mƣợt mà của một ngôn ngữ chuẩn mực phổ thông.” [28] Cũng từ góc nhìn văn hóa, Nguyễn Thị Thu Trang trong bài viết “Con ngƣời và văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc” trên website Tạp chí Khoa Văn học và Ngôn ngữ trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM, ngày 27 tháng 2 năm 2009, có nhận định: “Ngƣời nghiên cứu, ngƣời đọc muốn tìm hiểu văn hoá và con ngƣời Nam Bộ sẽ đọc Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam; cũng nhƣ muốn biết miền Trung hãy đọc Võ Hồng, Vũ Hạnh, Nguyễn Văn Xuân, muốn thƣởng thức văn hoá ẩm thực miền Bắc phải đọc Nguyễn Tuân, Vũ Bằng...”. [49] Đặt Bình Nguyên Lộc trong tƣơng quan đối xứng với Vũ Hạnh, Nguyên Văn Xuân, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng... ta lại thấy đƣợc vị thế của Bình Nguyên Lộc trên văn đàn. Trong bài viết, tác giả đã phân tích cụ thể các tác phẩm của Bình Nguyên Lộc 8 nhƣ “Rừng mắm”, “Thèm đất”, “Đất không chết”, “Con Tám cù lần” ... để ngƣời đọc thấy hiện lên cả một vùng văn hóa Nam Bộ qua hình tƣợng con ngƣời, qua ngôn ngữ, qua các hình tƣợng nghệ thuật khác. Và cũng từ đó, tác giả đã kết luận: “Tác phẩm của ông ra đời trong suốt hơn hai mƣơi năm chiến tranh ở miền Nam đã đem đến cho ngƣời đọc một chỗ dựa tinh thần vững chắc đó là cội nguồn dân tộc, làm chúng ta yêu quê hƣơng hơn và tin tƣởng vào cuộc sống hơn. Tình yêu và niềm tin ấy không xuất phát từ quan điểm chính trị hay giáo lý đạo đức mà chính là sự gắn kết tự nhiên với đất mẹ thiêng liêng, với nơi mình sinh ra lớn lên, bao gồm cả những điều tƣởng nhƣ vụn vặt, tầm thƣờng nhất nhƣ giọng nói, món ăn, nƣớc uống, cỏ cây...” [49] Trên website Khoa Ngữ văn của trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội, hai tác giả Lê Hải Anh và Nguyễn Thị Minh Thƣơng có bài viết “Bình Nguyên Lộc và những sáng tác hƣớng tới đại chúng”. Trong bài viết, hai tác giả đã nghiên cứu một mảng đề tài độc đáo của Bình Nguyên Lộc, đó là đề tài có yếu tố kinh dị. Sau khi khảo sát các truyện có yếu tố kinh dị của Bình Nguyên Lộc, Hải Anh và Kim Thƣơng đã đi đến nhận định: “Bình Nguyên Lộc đem đến cho ngƣời đọc một thứ văn phong vừa sâu sắc, vừa giản dị; giản dị đối với những ai chỉ đọc để giải khuây, và sâu sắc với những ai chịu tìm tòi suy ngẫm.” [1]. Và hai tác giả nhấn mạnh thêm: “Mở rộng biên độ sáng tạo, các sáng tác hƣớng tới đại chúng, cụ thể là truyện kinh dị của Bình Nguyên Lộc đã là một minh chứng cho sự tồn tại tất yếu của một xu hƣớng văn học, minh chứng cho tầm ảnh hƣởng của mỗi nhà văn ở chỗ nhà văn ấy đến với bao nhiêu độc giả, chạm tới bao nhiêu nhu cầu, khát vọng và trí tƣởng tƣợng của con ngƣời. Ở cả khu vực này, Bình Nguyên Lộc thực sự xứng danh là một trong “tam kiệt” của văn học hiện đại Việt Nam.” [1]. Việc phân tích đề tài này giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự đa dạng trong phong cách của Bình Nguyên Lộc, đồng thời góp thêm một tiếng nói để khẳng định vị trí Bình Nguyên Lộc trên văn đàn. Bên cạnh công trình của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, sáng tác của Bình Nguyên Lộc cũng là đề tài xuất hiện nhiều trong luận văn bậc sau đại học. Chẳng hạn luận văn thạc sĩ của Nguyễn Lƣơng Hải Khôi (trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004) với đề tài “Đặc trƣng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc”; luận văn “Phong cách truyện ngắn Bình Nguyên Lộc” của Dƣơng Thị Thanh (trƣờng ĐH KHXH&NV ĐHQG TPHCM, năm 2011); luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Đông (trƣờng ĐH KHXH&NV ĐHQG TPHCM) với đề tài “Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hóa học” ... 9 Nhìn chung, có thể thấy hoạt động nghiên cứu về Bình Nguyên Lộc đã đƣợc tiến hành từ rất sớm. Các phƣơng diện liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp văn chƣơng, giá trị nghệ thuật… đã đƣợc giới chuyên môn tiếp cận một cách khá đầy đủ. Với những phạm vi, quy mô, mức độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã bƣớc đầu xác định vị thế của Bình Nguyên Lộc trong đời sống văn học dân tộc. Tuy nhiên, trong phạm vi các tài liệu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, bao quát về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Theo chúng tôi, thế giới nghệ thuật chính là phƣơng diện quan trọng nhất trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc. Nó bộc lộ một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn cả về quan niệm sáng tác, tƣ tƣởng nghệ thuật, thi pháp… của nhà văn. Nói cách khác, thế giới nghệ thuật tập trung đầy đủ nhất mọi yếu tố mà qua đó, ngƣời đọc có thể nhận biết đƣợc tầm vóc, tài năng của tác giả. Chíng vì thế mà nếu muốn đánh giá về một nhà văn thì không thể bỏ qua phƣơng diện này. Đấy cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc”. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là nhà văn lớn có số lƣợng truyện ngắn rất lớn và quá trình sáng tác khá dài, cho nên việc chọn tác phẩm để nghiên cứu, đánh giá đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc là không hề dễ dàng. Hơn nữa, những tác phẩm của Bình Nguyên Lộc đƣợc xuất bản trƣớc 1975 đến nay phần lớn đều đã thất lạc, cho nên việc tập hợp đầy đủ văn bản tác phẩmcủa ông để nghiên cứu cũng rất khó khăn. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào bốn tập truyện ngắn của ông là Nhốt gió, Ký thác, Cuống rún chưa lìa và Hương quê. Việc chọn bốn trong số hàng chục tập truyện khác của Bình Nguyên Lộc để nghiên cứu một phần vì điều kiện văn bản, nhƣng chủ yếu là vì tính chất tiêu biểu, điển hình của chúng. Bốn tập truyện trên đã thể hiện đƣợc một cách đầy đủ nhất phong cách nghệ thuật của tác giả ở thể loại truyện ngắn. Đây cũng là những tác phẩm bộc lộ rõ nhất quan điểm nghệ thuật của nhà văn qua từng giai đoạn sáng tác. Tập truyện Nhốt gió (xuất bản năm 1950), thể hiện tƣ tƣởng của chủ đạo của nhà văn trong thời kì đầu sáng tác. Đó là tinh thần dân tộc, tƣ tƣởng vƣơn lên trong cuộc sống. Tập Ký thác (1960), tái hiện đời sống thị dân vùng Sài Gòn và Đông Nam Bộ sau khi hiệp định Giơ - ne - vơ đƣợc kí kết. Tập Cuống rún chưa lìa (1969) lại là những cung bậc cảm xúc về con ngƣời và vùng đất phƣơng Nam trong 10 thời kì Mĩ đổ bộ vào Miền Nam Việt Nam. Tập truyện Hương quê đƣợc xuất bản gần đây nhất, năm 2017, của NXB Trẻ. Đây là tập truyện tinh tuyển những truyện ngắn hay của Bình Nguyên Lộc nằm rải rác trên các số của tạp chí Hương quê. Nói cách khác, nghiên cứu bốn tập truyện ngắn trên giúp chúng tôi có cái nhìn chung nhất về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc ở các phƣơng diện: thế giới hình tƣợng, bao gồm hình tƣợng nhân vật, hình tƣợng quê hƣơng đất nƣớc; một số phƣơng thức nghệ thuật nhƣ nghệ thuật nhƣ ngôn ngữ nghệ thuật, đặc điểm về giọng điệu, nghệ thuật trần thuật thể hiện qua điểm nhìn, vị thế trần thuật, ngƣời kể chuyện… 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc” luận văn nhằm khảo sát một cách chi tiết, cụ thể các yếu tố nghệ thuật nhƣ thế giới hình tƣợng, phƣơng thức kể chuyện; từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp của tác giả đối với văn học. Trên cơ sở đó có thể đánh giá một cách công bằng về vai trò, vị thế của Bình Nguyên Lộc trong lịch sử văn học Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã chọn một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích - tổng hợp: đây là phƣơng pháp giúp chúng tôi khảo sát, phân tích tác phẩm. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi có cái nhìn tổng quát chung để rút ra đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: vận dụng phƣơng pháp này để phân tích các tác phẩm dựa trên những nguyên tắc, quy luật có tính hệ thống; xem xét cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố thành một chỉnh thể nghệ thuật mà nhà văn đã triển khai trong tác phẩm. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu các yếu tố của truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Bên cạnh đó việc so sánh còn đƣợc mở rộng sang tác phẩm của một số nhà văn khác. Từ đó, thấy đƣợc đặc điểm nghệ thuật, nét độc đáo trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Ngoài những phƣơng pháp cơ bản trên, trong luận văn này chúng tôi còn vận dụng một số thao tác nghiên cứu khác nhƣ: thống kê, phân loại, chứng minh, bình luận... để làm r hơn vấn đề nghiên cứu. 11 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc”, luận văn đƣa ra một cái nhìn toàn vẹn hơn về các giá trị nội dung và hình thức trong truyện ngắn của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Qua đề tài, có thể nhận thức một cách đầy đủ hơn về sự đa dạng, phong phú của truyện ngắn trong mảng văn học đô thị miền Nam nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu ở đề tài sẽ đƣợc vận dụng vào trong hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trƣờng. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung đề tài đƣợc triển khai trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Bình Nguyên Lộc – nhà văn của miền đất Đông Nam Bộ Ngoài việc khái quát về gia cảnh, về đời tƣ của của Bình Nguyên Lộc, thì trong Chƣơng 1 chúng tôi còn tập trung trình bày những nội dung cơ bản trong sự nghiệp sáng tác, và những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam Việt Nam hiện đại Chƣơng 2: Con người và quê cảnh Nam Bộ trong truyện ngắn Bình Nguyên Lộc Nội dung chƣơng 2, trên cơ sở phân tích tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, chúng tôi khái quát lên thế giới hình tƣợng nhân vật cũng nhƣ thế giới hình tƣợng thiên nhiên, văn hóa độc đáo trong những sáng tác của ông. Qua đó để thấy đƣợc nội dung tƣ tƣởng Bình Nguyên Lộc muốn gởi vào tác phẩm cũng nhƣ tình cảm mà ông dành cho vùng đất quê hƣơng của mình. Chƣơng 3: Thế giới nghệ thuật qua một số phương thức thể hiện trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc Chƣơng này chúng tôi tập trung phân tích nghệ thuật biểu đạt trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Ngôn từ và giọng điệu trần thuật, ngôi kể và điểm nhìn trần thuật là những yếu tố độc đáo trong truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, giúp ông chuyển tải trọn vẹn nội dung tƣ tƣởng của của mình. 12 Chƣơng 1 BÌNH NGUYÊN LỘC –NHÀ VĂN CỦA MIỀN ĐẤT ĐÔNG NAM BỘ 1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo, nghiên cứu của Bình Nguyên Lộc 1.1.1. Vài nét về cuộc đời nhà văn Bình Nguyên Lộc Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn. Ông sinh năm 1914 tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng. Bình Nguyên Lộc xuất thân trong một gia đình trung lƣu. Cha ông là Tô Phƣơng Sâm (1878-1971), làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dƣơng Thị Mão, còn gọi là Mẹo (1876-1972). Thuở nhỏ, Bình Nguyên Lộc theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Khoảng thời gian từ năm 1921-1927 ông học trƣờng tiểu học ở Tân Uyên. Năm 1928 ông thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trƣờng Pétrus Ký và lấy bằng Thành Chung (bằng tú tài phần thứ nhất). Năm 1934, Bình Nguyên Lộc về quê lập gia đình. Vợ ông là bà Dƣơng Thị Thiệt (1916 - 1988). Sau khi lấy vợ, ông làm công chức tại Kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dƣơng). Đến năm 1936, ông chuyển ra Sài Gòn làm nhân viên kế toán ở Kho bạc (sau đổi tên thành Tổng nha ngân khố Sài Gòn). Thời gian này ông bắt đầu tham gia viết văn. Tác phẩm đầu tay của ông là truyện ngắn “Phù Sa”. Năm 1944, Bình Nguyên Lộc bị bệnh vì thế ông xin nghỉ dài hạn không lƣơng. Năm 1945, ông tản cƣ về quê, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Năm 1946 ông đỡ bệnh và tham gia công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa. Sau 1946, mặt trận Biên Hòa, Sài Gòn bị vỡ, ông quay về Lái Thiêu làm công tác văn hóa tại đây. Trong khoảng thời gian từ năm 1944-1947, do bệnh cũ tái phát, Bình Nguyên Lộc không viết tác phẩm nào. Đến năm 1949, Bình Nguyên Lộc chuyển hẳn về Sài Gòn định cƣ. Năm 1950, Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết văn trở lại. Cũng trong năm này, ông cho ra đời cuốn Nhốt gió. Đây là tập truyện ngắn ẩn chứa nhiều tƣ tƣởng triết lý sâu xa, rất có giá trị. Những năm 1952 đến 1956, Bình Nguyên Lộc làm thƣ ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất bản tại Sài Gòn. Từ đây trở đi, ông sống bằng nghề viết lách. 13 Năm 1956, ông cùng các nhà văn khác hợp tác và cho ra đời tờ báo Bến Nghé. Đây là tuần báo văn nghệ mang đậm màu sắc địa phƣơng nhằm mục đích khơi dậy sức sống, văn hóa của đất Gia Định xƣa. Những năm 1957, 1958 ông công tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn hóa ngày nay. Ngoài ra, ông còn chủ trƣơng tuần báo văn nghệ Vui sống. Năm 1960, ông cùng các đồng nghiệp lập ra Nhà xuất bản Bến Nghé. Đây là nhà xuất bản chuyên xuất bản các ấn phẩm văn chƣơng viết về vùng quê Đồng Nai - Bến Nghé. Trong thời gian 1960-1970, Bình Nguyên Lộc sáng tác rất miệt mài và cho ra đời một loạt tác phẩm có giá trị. Bên cạnh các tác phẩm văn học, Bình Nguyên Lộc còn viết về nhân chủng học, ngôn ngữ học. Cũng trong thời gian này, với cuốn Đò dọc, ông đoạt giải nhất cuộc thi Văn chƣơng toàn quốc (1959-1960) ở thể loại tiểu thuyết. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết thành công nhất của Bình Nguyên Lộc, tạo đƣợc tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam. Giai đoạn 1970-1975, ông làm hội viên trong Hội đồng Văn hóa giáo dục Việt Nam. Sau 1975, vì lý do sức khỏe, Bình Nguyên Lộc hầu nhƣ không còn sáng tác gì. Cuối năm 1985, ông rời Việt Nam đến định cƣ ở Hoa Kỳ. Bình Nguyên Lộc qua đời tại bang California, Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 3 năm 1987, hƣởng thọ 74 tuổi. Trong quá trình sáng tác, nghiên cứu, Bình Nguyên Lộc dùng khá nhiều bút danh nhƣ Phong Ngoạn (tiểu thuyết dã sử Quang Trung du Bắc và Tân liêu trai), Tôn Dzật Huân, Hồ Văn Huấn, Diên Quỳnh... Tuy vậy các bút danh này xuất hiện không nhiều, chỉ gắn với một vài truyện ngắn. Trƣớc sau ông vẫn ký tên Bình Nguyên Lộc cho hầu hết các tác phẩm của mình. Cái tên Bình Nguyên Lộc, theo lời ông, gợi nhớ đến vùng đất Đồng Nai, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi trở thành những nỗi ám ảnh trong các tác phẩm của ông. Bình Nguyên Lộc có 5 ngƣời con. Ngƣời con trƣởng của ông là Tô Văn Hiệp (1935 - 1973), một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bình Nguyên Lộc đã từng lấy cảm hứng sáng tác từ nghề nghiệp của con trai cũng nhƣ chính căn bệnh tâm thần của bản thân để viết nên khá nhiều tác phẩm. Tuy nhiên kể từ khi bác sĩ Tô Dƣơng Hiệp qua đời, Bình Nguyên Lộc không trở lại với đề tài này nữa. 1.1.2. Sự nghiệp văn chương của Bình Nguyên Lộc Bình Nguyên Lộc bén duyên với nghề cầm bút từ rất sớm. Từ năm 1942, ông bắt đầu cộng tác với các báo, tạp chí. Truyện ngắn “Phù Sa”, tác phẩm đầu tay của ông đƣợc đăng trên tạp chí Thanh Niên năm 1942. Năm 1949, Bình Nguyên Lộc 14 xuống định cƣ hẳn ở Sài Gòn và sống bằng nghề viết lách. Ông cộng tác với các báo Lẽ Sống, Đời Mới, Tin Mới... cùng các tạp chí khác nhƣ Bách Khoa, Văn hóa ngày nay, Hương quê, Tiếng chuông... Trên 40 năm cầm bút, Bình Nguyên Lộc đã để lại một di sản thật đồ sộ. Ông là nhà văn có số lƣợng tác phẩm phong phú, đa dạng thuộc hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Với đức tính cần cù, miệt mài trong sáng tạo, ham học hỏi trong đời sống, Bình Nguyên Lộc không chỉ thành công trong các tác phẩm văn chƣơng hƣ cấu mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên các lĩnh vựa khác nhƣ ngôn ngữ học, dân tộc học... Đối với di sản văn học truyền thống của dân tộc, Bình Nguyên Lộc tham gia chú giải, khảo luận các tác phẩm nhƣ Văn tế chiêu hồn (Nguyễn Du), Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận) …Ở lĩnh vực Dân tộc học, Bình Nguyên Lộc có Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam. Đây là tác phẩm ra đời vào cuối năm 1971. Cuốn sách đã gây tiếng vang lớn cho dƣ luận, nhất là các nhà chuyên môn ở lĩnh vực dân tộc học. Cuốn sách này không chỉ có giá trị về lịch sử, nguồn gốc dân tộc, mà cả về văn hóa, phong tục, xã hội. Lĩnh vực ngôn ngữ học, Bình Nguyên Lộc có các tác phẩm Lột trần Việt ngữ (1972), Từ vựng đối chiếu 10 ngàn từ (1971), Từ vựng danh từ Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn (1972) ... Những tác phẩm này đã chứng tỏ sự hiểu biết, vốn kiến thức chuyên sâu của ông trong lĩnh vực ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học… thật đáng ngạc nhiên. Bình Nguyên Lộc đã đi sâu nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ dân tộc dựa trên quan điểm dân tộc. Tác giả không chỉ thể hiện đƣợc vốn kiến thức rộng lớn, uyên thâm về nhiều lĩnh vực mà còn thể hiện tinh thần yêu nƣớc, yêu ngôn ngữ dân tộc tha thiết của mình. Đƣơng nhiên mảng sáng tác quan trọng nhất trong sự nghiệp Bình Nguyên Lộc chính là các tác phẩm văn học, gồm truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết. Ông đã để lại cho hậu thế một di sản lớn với hơn 50 tiểu thuyết và trên 1000 truyện ngắn. Nói nhƣ Nguyễn Q. Thắng: “Bình Nguyên Lộc là một nhà văn lớn Việt Nam về cả số lƣợng lẫn chất lƣợng. Có thể nói ông là một nhà văn độc nhất Việt Nam có số truyện ngắn nhiều nhất. Theo tài liệu và qua công tác sƣu tầm cho thấy ông là tác giả khoảng hơn một nghìn truyện ngắn in rải rác trên các báo và các tập truyện từ trƣớc Cách mạng tháng Tám cho đến ngày ông qua đời (1987)” [37, tr.10]. Đúng nhƣ nhận định của Nguyễn Kim Lộc, Bình Nguyên Lộc là ngƣời đa tài, “viết văn, làm báo, lãnh vực nào ông cũng tỏ ra lịch lãm, một ngƣời viết truyện ngắn nhiều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất