Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật trong tập truyện một người hà nội của nguyễn khải...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tập truyện một người hà nội của nguyễn khải

.PDF
44
23
69

Mô tả:

luan van,khoa luan, thac si , su pham1document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Khải là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại ở thân phận “vợ lẽ con thêm” mà trong xã hội trước “vợ lẽ con thêm” là những thân phận bèo bọt, bị rẻ rúng nên ông đã sớm nếm trải những đắng cay khi còn là một đứa trẻ. Chính vì vậy trong rất nhiều tác phẩm của mình, Nguyễn Khải không ngần ngại phơi bày bản thân mình trước bạn đọc. Giai đoạn sáng tác sau năm 1978 các tác phẩm của ông chuyển sang cảm hứng thế sự, sinh hoạt đời thường, Nguyễn Khải đã đi sâu vào đời sống con người, hướng ngòi bút của mình vào đời sống thế sự, nhân sinh thường ngày với những chi tiết đời thường với cái hàng ngày bình dị, từ đó nhà văn cũng bày tỏ thái độ của mình đối với cuộc đời, cuộc sống hôm nay. Là nhà văn tâm huyết suốt đời trăn trở, băn khoăn như ngọn nến tự đốt thân mình, Nguyễn Khải đã có những thay đổi mạnh bắt kịp với sự đổi mới của nền văn học. Bên cạnh sự thay đổi đề tài ông còn có những khám phá sâu sắc về nghệ thuật con người. Vì thế cùng với Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Nguyễn Khải được xem là một trong những cây bút tiên phong có đóng góp to lớn vào sự đổi mới nền văn học Việt Nam. Trước bao biến động, thay đổi của cuộc sống, những cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường đã cuốn đi nhiều nét đẹp của quá khứ và phủ dần đi những cái nhỏ bé trong cuộc sống thì Nguyễn Khải lại tìm về cái đã qua, tìm về những cái ẩn sâu trong tâm hồn con người, tìm về với những số phận nhỏ bé, những kiếp người trong cuộc sống thường nhật. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 1 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc1bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham2document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh Tập truyện Một người Hà Nội ra đời có ý nghĩa to lớn trong sự đổi mới văn học những năm 1990, tập truyện cho người đọc thấy được những điều mới mẻ trong nghệ thuật thể hiện con người ở bề sâu, bề xa, những ngóc ngách của cuộc đời. Nghiên cứu về tập truyện đặc sắc của ông, người viết mong muốn tiếp tục định vị và nhận thức sâu sắc hơn về những đóng góp nghệ thuật của nhà văn đối với nền văn học đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại chiếm vị trí tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn sau năm 1978. Nghiên cứu về các tác phẩm của Nguyễn Khải sau năm 1978 nói chung và tập truyện Một Người Hà Nội nói riêng đã có những công trình nghiên cứu như : Tác giả Bích Thu trong bài viết: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay trên Tạp chí Văn học số 10, 1997 đã nêu khái quát những vấn đề có liên quan đến giọng điệu trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975, tác giả nhận định: “Trong cấu trúc các sáng tác sau năm 1975 nói chung, truyện ngắn Một người Hà Nội và Nắng chiều nói riêng, Nguyễn Khải đã có ý thức đặt nó ở những điểm nhìn khác nhau, đặt vào những cuộc thoại sinh động đã tạo nên một giọng điệu nhẹ nhàng mà dí dỏm, đôi lúc có thâm trầm, sâu lắng đọng lại trong những lời bình luận tinh tế chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn”. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh trong bài viết: Một vài phương pháp tiếp cận truyện ngắn sau năm 1975 trên Diễn đàn Văn học( google.com.vn) ngày 4/3/2010 đã nghiên cứu truyện ngắn Một người SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 2 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc2bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham3document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh Hà Nội ở phương diện điểm nhìn trần thuật, tác giả đã chỉ ra những điểm nhìn khác nhau trong truyện ngắn này. Tác giả Phan Huy Dũng trong bài viết: Cảm nghĩ về truyện ngắn Một người Hà Nội trên Diễn đàn văn học(google.com.vn) lại khai thác truyện ngắn này ở phương diện chiều sâu văn hoá con người đất kinh kì. Tác giả Nguyễn Văn Kha trong bài viết: Con người cá nhân trong truyện Việt Nam từ 1975 – 1990 trên Diễn đàn văn học(google.com.vn) đã coi truyện ngắn Một người Hà Nội là cuộc hành trình trở về nguồn về với chiều sâu văn hoá của một thời vàng son. Nhìn chung các ý kiến đánh giá về tập truyện Một người Hà Nội chỉ dừng lại ở một truyện ngắn mà tiêu biểu là truyện ngắn Một người Hà Nội hay những nhận định mang tính khái quát mà chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể. Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu, khoá luận đi vào tìm hiểu một cách hệ thống thế giới nghệ thuật trong toàn bộ tập truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải người viết muốn làm rõ những đóng góp của nhà văn trong việc kiến tạo thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn- một thể loại quan trọng trong văn xuôi. Từ đó khẳng định rõ hơn vị trí văn học sử của nhà văn Nguyễn Khải đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu nhân vật trong tập truyện Một người Hà Nội Tìm hiểu các phương thức tổ chức thế giới nghệ thuật trong tập SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 3 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc3bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham4document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh truyện Một người Hà Nội Từ hai phương diện đó, khoá luận đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tập truyện Một người Hà Nội 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là tập truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Cụ thể là ba truyện :  Một người Hà Nội  Nắng chiều  Một giọt nắng nhạt. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào làm rõ vấn đề thế giới nghệ thuật trong tập truyện Một người Hà Nội. Cụ thể là các phương diện sau: Loại hình nhân vật tư tưởng và nhân vật thế sự. Con người trong cuộc sống đời thường. Con người mang chứa vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn tính cách. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong khoá luận này, người viết chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp phân tích- tổng hợp Phương pháp hệ thống Phương pháp so sánh 7. Đóng góp của khoá luận Với đề tài này, khoá luận góp phần làm rõ hơn những đặc sắc về thế giới nghệ thuật trong tập truyện Một người Hà Nội. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 4 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc4bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham5document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh Khoá luận cũng là một tư liệu thiết thực và có ý nghĩa trong học tập và giảng dạy truyện ngắn Một người Hà Nội và những tác phẩm có liên quan đến Nguyễn Khải ở môn Ngữ văn THPT. 8. Bố cục của khoá luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung chính của khoá luận được chia thành những chương sau: Chương 1. Giới thuyết chung. Chương 2. Nhân vật trong tập truyện Một người Hà Nội. Chương 3. Các phương thức tổ chức nghệ thuật trong tập truyện Một người Hà Nội. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 5 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc5bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham6document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh NỘI DUNG CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Khái quát cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Khải 1.1.1. Khái quát cuộc đời Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3/2/1930 ở phố Hàng Cót - Hà Nội trong một gia đình quan lại phong kiến. Ông của Nguyễn Khải là tri phủ, bố Nguyễn Khải là tri huyện nhưng Nguyễn Khải lại là thân phận của cảnh “vợ lẽ con thêm”. Trong xã hội phong kiến trước đây, “vợ lẽ con thêm” là những thân phận bèo bọt bị rẻ rúng thậm chí là bị từ bỏ, cha và mẹ cả đã đối xử rất bất công với mẹ con ông. Suốt thời thuở nhỏ, Nguyễn Khải sống trong cảnh buồn tủi, lúc ở với mẹ đẻ, lúc ở với mẹ cả, khi sống đậu ở nhà anh (cùng cha khác mẹ) ở Hải Phòng. Nhiều lần bị lăng nhục, bị đổ oan là thằng ăn cắp, cho nên Nguyễn Khải đã có một tuổi thơ đầy cay đắng và nhiều nước mắt. Cha ông đã không nhìn nhận đứa con do chính mình sinh ra vì thế khi nghĩ về cha đối với Nguyễn Khải là một quá khứ nhiều đau buồn. Năm 12 tuổi, Nguyễn Khải từ Hải Phòng lên Hà Nội trú trong căn gác chật hẹp. Ba mẹ con sống chật vật, đã có lúc bà mẹ nghĩ đến việc chết với hai con cho đỡ khổ. Mãi về sau này nhà văn vẫn không sao quên được cảm giác bị tổn thương và nỗi hờn giận đã gặm nhấm tâm hồn ông những tháng năm đó: “Tưởng là con cha cháu ông hoá ra không phải, chỉ là con thêm con thừa”.[7, 125] Bao nhiêu của tuổi thơ chốc lát mất sạch, cái sự thật về thân phận qua mỗi tháng mơ mộng lại SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 6 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc6bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham7document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh tuột ra một lớp vỏ, rút lại cái lõi của nó không đáng một xu. Nhưng chính trong hoàn cảnh cay đắng ấy đã làm bùng cháy ở ông về ý thức thân phận và ý chí sống để khẳng định mình: “Vậy thì phải sống, sống bằng cái nhẫn nhục, cái chịu đựng chịu thương chịu khó, không giây phút nào được buông lơi, không giây phút nào được huyễn họăc. Sống cho hết cái có thể của mình rồi đời sẽ giúp mình sau”[7, 126]. Cách mạng Tháng Tám đến với ông như một ân huệ lớn, ông đã tìm được niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình, được trả lại tư cách làm người, được chọn con đường viết văn để thực hiện cách sống tạo dựng uy tín, danh dự. Đây là con đường để ông đền đáp ơn nghĩa cách mạng và rửa sạch nỗi hờn tủi bị chính những người ruột thịt hắt hủi. Năm 16 tuổi ông học xong năm thứ ba ở một trường trung học ở Hà Nội, đến đầu năm 1949 ông tham gia kháng chiến ở Hưng Yên, gia nhập đội quân tự vệ ở thị xã rồi trở thành chiến sĩ một đơn vị bộ đội ở địa phương. Một thời gian ông làm y tá, sau đó ông lại trở thành phóng viên báo của tỉnh Hưng Yên. Từ đây ông dốc một lòng dùng cuộc đời mình để đền đáp cách mạng, ông đã từng nói: “Nếu không có cách mạng thì tôi chỉ là một con người bình thường cũng khó”. Cách mạng đã cho ông được làm người và ông đã chọn văn chương để trả ơn cách mạng. Từ cuối năm 1950, Nguyễn Khải được cử đi tham dự lớp nghiên cứu văn nghệ do Hội văn nghệ Trung ương và chi hội văn nghệ Khu IV tổ chức tại Vĩnh Lộc – Thanh Hoá. Bước ngoặt lớn nhất vào tháng 5/1951, ông được cử đi dự trại viết của hai chi hội văn nghệ Liên khu III và Liên khu IV tổ chức tại Kim Tân – Thanh Hoá. “Đó là mốc quan trọng trên đường dẫn đến nghề văn SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 7 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc7bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham8document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh của tôi”- Nguyễn Khải đã nói như vậy về lớp học mà nhờ đó lần đầu tiên ông được tiếp xúc với các thần tượng văn học của ông: Nguyễn Tuân; Xuân Diệu… cuối khoá học Nguyễn Khải bắt đầu có truyện ngắn đăng báo. Năm 1955 ông về dự trại toàn quân để viết truyện anh hùng Mạc Thị Bưởi. Kết thúc trại viết ông có tác phẩm Người con gái quang vinh. Năm 1956 ông chuyển công tác về tạp chí Văn nghệ quân đội, ở đây ông làm việc cùng nhiều nhà văn nổi tiếng lúc bấy giờ như Thanh Tịnh, Phùng Quán, Chính Hữu, Nguyên Ngọc… Năm 1957 ông trở thành một trong những thành viên trẻ nhất tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam. Tại đây ông đã phát biểu quan niệm nghệ thuật của mình như sau: “Nghệ thuật là khoa học thể hiện lòng người, là lịch sử của lòng người”. Quan niệm này đã chi phối trực tiếp phương hướng tiếp cận hiện thực của ông trong các sáng tác: lấy thế giới tinh thần, tư tưởng các trạng thái tâm lí con người làm đối tượng khám phá, để cuộc sống hiện lên trong tác phẩm như những dòng chảy, những sự va xiết của các nền tư tưởng, các lối sống và một nghệ thuật giàu màu sắc chính luận. Từ đại hội lần thứ hai Nguyễn Khải trở thành uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên thường vụ về sau ông còn giữ nhiều trọng trách quan trọng đối với quá trình phát triển của Hội nhà văn. Sau năm 1975 ông đã cùng gia đình chuyển vào sinh sống ở Sài Gòn. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 8 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc8bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham9document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh Với những đóng góp của mình cho nền văn học nước nhà, năm 2000 ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật và giải thưởng ASEAN cùng năm đó. Năm 2008 nhà văn qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2. Khái quát sự nghiệp Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải vận động qua hai chặng đường chính: chặng trước năm 1978 và chặng sau năm 1978. Chặng trước năm 1978 Ở chặng này nhà văn tập trung đi sâu vào hai đề tài chính: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Bên cạnh đó ông còn khai thác đề tài chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Ở đề tài nông thôn và xây dựng CNXH tác giả tập trung khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động mới , những con người gắn kết cộng đồng trở thành nhu cầu máu thịt của mỗi cá nhân như nhân vật cô Đào ( Mùa lạc); Tấm (Đứa con nuôi);… Nguyễn Khải đã miêu tả bộ mặt đầy sức sống của nông thôn miền Bắc với những vẻ đẹp mới mẻ trong các mối quan hệ đầy tin cậy giữa tập thể với cá nhân, giữa cấp trên và cấp dưới, tình đồng chí, tình bạn bè… vừa tỏ thái độ không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực không mang tinh thần CNXH như lối thu va hà vén, lối làm ăn kiểu phường hội như Tuy Kiền trong (Tầm nhìn xa); Mơ trong (Chủ tịch huyện). Bằng ngòi bút nghiên cứu, Nguyễn Khải chỉ ra rằng đầu óc tư hữu và tâm lí nông dân gia trưởng thâm căn cố đế dưới nhiều biến tướng tinh vi đang cản trở con đường tiến lên sản xuất lớn. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 9 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc9bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham10document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh Ở đề tài chiến tranh và cách mạng, Nguyễn Khải đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp của con người Việt Nam: Lòng yêu nước, tinh thần kỉ luật, niềm khát khao khẳng định phẩm giá trước kẻ thù, tỉnh táo trong nhận thức, thông minh tháo vát trong hành động và đức tính kiên nhẫn, khiêm nhường. Ông ít diễn tả khía cạnh mất mát hay mặt trái của chiến tranh mà khám phá sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong mỗi con người, đặt họ vào các tình huống thử thách để họ bộc lộ tài trí, nhân cách. Các tác phẩm đều ít nhiều tạo được không khí nhờ các chi tiết đặc sắc và nhờ giọng kể sôi nổi, hóm hỉnh giàu màu sắc hùng biện. Tuy nhiên nhiệt hứng ngợi ca khẳng định rõ ràng đã làm cho các trang viết về chiến tranh thiếu cái chân thực, góc cạnh, cái dữ dội khốc liệt của những số phận làm nên chiều sâu đời sống. Các tác phẩm tiêu biểu ở chặng này: Tiểu thuyết Xung đột (in báo năm 1957), in thành sách năm 1959, tập 2 in năm 1960; Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960); Một chặng đường (truyện ngắn, 1962); Tầm nhìn xa (truyện, 1963); Hãy đi xa hơn nữa (tiểu thuyết, 1963); Người trở về (1964); Họ sống và chiến đấu (1966); Hoà vang (1967); Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970); Ra đảo (tiểu thuyết, 1970); Chủ tịch huyện (truyện, 1972); Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973);… Chặng sau năm 1978 Do đòi hỏi của hoàn cảnh lịch sử và thị hiếu công chúng, văn học sau năm 1975 có nhiều biến đổi, chủ nghĩa đề tài mất ý nghĩa khi quan niệm về hiện thực được mở rộng. Thay vì coi trọng biến cố lịch sử, văn học lấy con người làm tâm điểm khám phá, ngòi bút Nguyễn Khải trẻ lại với niềm say mê “cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn”. Ông chiếm SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 10 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc10bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham11document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh lĩnh nhiều vùng đất mới mà vùng đất nào cũng để ông không ngừng trăn trở về số phận con người, về giá trị làm người. Bên cạnh đó thì cái tôi tiểu sử của tác giả cũng xuất hiện đậm đặc đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao góp phần vào việc đổi mới văn học. Tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại tiêu biểu cho sáng tác ở giai đoạn này của ông. Các tác phẩm tiêu biểu ở chặng này: Cha và con và … (tiểu thuyết, 1979); Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982); Tầm nhìn xa (truyện ngắn, 1983); Thời gian của người (tiểu thuyết, 1985) Một cõi nhân gian bé tí (truyện ngắn, 1989); Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990); Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993); Sư già chùa thắm và viên đại tá về hưu; Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện, 1995); Sống ở đời (truyện ngắn, 2002); Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004);… Với số lượng tác phẩm của mình Nguyễn Khải xứng đáng trở thành một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông đã đóng góp những tiếng nói mới mẻ, những khám phá về chiều sâu của cuộc sống cho sự đổi mới của văn học. Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học hơn nửa thế kỷ qua. 1.2. Vị trí của tập truyện Một người Hà Nội trong đời sống văn học đương đại Việt Nam Quan sát sự vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975 chúng ta thấy văn xuôi có những biến đổi mạnh mẽ sâu sắc, hàng loạt các tên tuổi đã tạo nên diện mạo, sự khởi sắc của văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới như Chu Lai, Bảo Ninh, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng… Trong rất nhiều tên tuổi ấy có Nguyễn Khải, ông được đánh SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 11 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc11bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham12document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh giá là: “Nhà văn đương đại Việt Nam xuất sắc nhất” (Hữu Thỉnh); “Người tài năng nhất của thế hệ chúng tôi” (Nguyên Ngọc). Xuyên suốt cuộc đời văn nghiệp của mình Nguyễn Khải đã không ngừng suy nghĩ kiếm tìm những cách thể hiện mới, đặc biệt là những tác phẩm sau 1978 ông đã bình tĩnh, mạnh dạn đi vào những vấn đề phức tạp, những ngóc ngách của cuộc sống, nẻo sâu kín trong tâm hồn con người. ở đề tài thế sự, ông đã gặt hái được rất nhiều thành công mà tập truyện Một người Hà Nội là tiêu biểu. Tập truyện Một người Hà Nội gồm ba truyện ngắn khác nhau: Một người Hà Nội, Nắng chiều và Một giọt nắng nhạt. Ở tập truyện này bạn đọc sẽ tìm thấy sự mới mẻ trong nội dung và tư duy nghệ thuật về giá trị con người và cuộc sống đời thường. Đặc biệt là yếu tố tự truyện được nhà văn sử dụng trong tập truyện, đó là một phương thức nghệ mới trong văn học đổi mới: Nhà văn tự kể truyện mình thuật lại cuộc đời mình. Mỗi truyện chỉ khoảng vài chục trang giấy nhưng đã góp phần tôn vinh tên tuổi của ông trên văn đàn thời đổi mới. Hoà chung trong dòng chảy văn học “từ cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống cho từng người”, Nguyễn Khải đã có những cách tiếp cận cuộc sống mới bằng việc đi sâu vào những vấn đề mang tính thế sự, đời thường. Những vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản để từ đó phân tích, khám phá, chiêm nghiệm ở bề sâu, bề xa và nâng vấn đề lên thành những vấn đề chung, vấn đề đáng phải quan tâm. Cùng với Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu; Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải có Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người và đặc SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 12 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc12bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham13document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh biệt là tập truyện Một người Hà Nội. Cùng viết về đề tài thế sự nhưng ở Nguyễn Khải vẫn có những nét rất riêng biệt. Ông đã đi sâu vào đời sống thế tục, cuộc sống hàng ngày của con người với biết bao ngổn ngang. Đó là những con người trong cuộc sống thường ngày, một lát cắt của cuộc sống, dừng lại ở những số phận như bà Bơ trong Nắng chiều hay một tuổi thơ đầy cay đắng trong Một giọt nắng nhạt. Dù cuộc đời chỉ là những hạt nắng cuối chiều hay những giọt nắng nhạt thì nó vẫn có giá trị, tuy nhỏ bé nhưng không tầm thường. Sinh thời Nguyễn Khải tự nhận mình chỉ là người gặp thời như “rồng gặp mây, cá gặp nước”, “tôi chỉ là người có chí nhưng kém tài, may mà gặp thời rồi gặp được thầy mà nên sự nghiệp”. Nhưng bao nhiêu năm đã trôi qua các sáng tác của Nguyễn Khải vẫn được công chúng mến mộ và hưởng ứng, các sáng tác của ông vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay, điều đó chứng tỏ ông là một cây bút tài năng. Với những đổi mới trong phương thức tiếp cận đời sống ở đề tài thế sự, đời tư, ông đã mang đến cho văn học giai đoạn này những trang viết mới mẻ và sâu sắc. Đặc biệt tập truyện Một người Hà Nội của ông đã trở thành tập truyện tiêu biểu ở mảng đề tài thế sự trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Đồng thời tập truyện cũng khẳng định được tài năng và vị trí của Nguyễn Khải trên văn đàn Việt Nam thời đổi mới. 1.3. Quan niệm thế giới nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm; một loại hình tác phẩm; sáng tác của tác giả; một trào lưu)”[17, 125]. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 13 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc13bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham14document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng. Mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới. Sự hiện diện của thế giới nghệ thuật không cho phép đánh giá và lý giải tác phẩm văn học theo lối đối chiếu đơn giản giữa các yếu tố hiện tượng với các thực tại đời sống riêng lẻ xem có “giống” hay không, “thật” hay không, mà phải đánh giá trong chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực. Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của nó. Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới. Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về “tư duy nghệ thuật” của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. Chúng ta biết rằng, mỗi tác phẩm văn học đều được lấy chất liệu từ hiện thực khách quan nhưng được phản chiếu qua lăng kính tâm hồn nghệ sĩ. Mỗi nhà văn có cách nhận thức riêng về hiện thực, chính vì vậy mỗi tác phẩm sẽ là một thế giới nghệ thuật riêng, nhiệm vụ của người tiếp nhận là phải tìm mã khoá để bước vào thế giới nghệ thuật đó. Như đã nêu trên, thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng… Vì thế có thể nêu ra các yếu tố biểu hiện của thế giới nghệ SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 14 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc14bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham15document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh thuật như: nhân vật, thời gian - không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu.. Trong bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào việc đi tìm hiểu tác phẩm thông qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một điều cần thiết. Đặc biệt đối với các tác phẩm truyện ngắn với đặc điểm là đi sâu vào đời sống con người, khám phá sự vật ở bề sâu bề xa thì việc đi tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một việc cần thiết và có ý nghĩa. SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 15 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc15bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham16document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh CHƯƠNG 2. NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYỆN MỘT NGƯỜI HÀ NỘI 2.1. Loại hình nhân vật tư tưởng và nhân vật thế sự trong tập truyện Một người Hà Nội Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên): “Nhân vật văn học là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật” [18, 771] Giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn Lí luận văn học định nghĩa: “Nhân vật là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, tính cách và nhân vật không chỉ là con người mà có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người được dùng như một phương thức khác nhau để biểu hiện con người”[5, 159]. Như vậy văn học không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật chính là phương diện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định. Thực chất đi tìm hiểu tác phẩm là tìm hiểu về nhân vật. Trong văn học có những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải là cá tính, cũng không phải là các phẩm chất loại hình mà là một tư tưởng một ý thức, nhân vật loại này cũng thể hiện cá tính, một nhân cách nhưng cái chính là một hình tượng tự nhiên diễn ra trong đời sống. Nguyễn Khải đã từng quan niệm “nghệ thuật là khoa học thể hiện SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 16 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc16bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham17document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh lòng người, là lịch sử của lòng người”, khoa học tức là coi trọng nhận thức hơn cảm xúc, lòng người là nắm bắt đời sống bên trong của con người. Quan niệm của Nguyễn Khải cho thấy cái nhìn sâu sắc và khẳng định một vùng hiện thực vô tận để văn chương phản ánh. Nhà văn quan tâm đến diễn biến trong tư tưởng bên trong của con người nên nhân vật của ông không phải để cho con người ta có thể nhìn thấy tốt hay xấu mà thường gắn với tư tưởng nhất định mà nhà văn gửi gắm vào đó. Khi khám phá đời sống tinh thần của con người, ông luôn tỏ rõ khả năng phân tích tâm lý sắc sảo, am hiểu các ngõ ngách tâm lý con người. Xem xét các hình tượng nhân vật của ông, người đọc nhận thấy những sáng tác trước năm 1978 các nhân vật chủ yếu là loại hình nhân vật tính cách, nhân vật số phận thì sau năm 1978 các nhân vật chủ yếu xuất hiện với tư cách con người lịch sử, con người của thời đại, con người cá nhân gắn với số phận, con người đời thường để lại nhiều dư vị và ám ảnh. Đó là loại hình nhân vật tư tưởng và nhân vật thế sự. Nhân vật tư tưởng là loại hình nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội. Nhân vật tư tưởng cũng có thể chứa đựng những phẩm chất, tính cách, các tính và nhân cách. Nhưng cá tính và tính cách không phải là hạt nhân tạo nên cấu trúc của nhân vật tư tưởng. Trong tập truyện Một người Hà Nội đặc biệt là ở truyện Một người Hà Nội loại hình nhân vật này được Nguyễn Khải thể hiện khá rõ. Toàn bộ diễn biến của truyện xoay quanh nhân vật bà Hiền - đây là hình tượng nhân vật mang trong mình vẻ đẹp của mảnh đất kinh kì hào hoa ngàn năm văn hiến. Bà Hiền là một gương mặt đậm nét tiêu biểu cho văn hoá Hà Nội, một con người đã SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 17 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc17bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham18document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh từng chứng kiến biết bao thay đổi của Hà Nội nhưng tất cả điều đó không thể làm thay đổi lòng yêu Hà Nội của bà, cùng với thời gian sự lịch lãm dường như đã tích tụ tinh hoa trong con người Hà Thành này. Nguyễn Khải đã lí giải tính cách đặc biệt của bà Hiền từ gốc gác gia đình, miêu tả một cách tỉ mỉ nếp ăn nếp ở, sinh hoạt mang theo những phong thái kiểu cách sang trọng, luôn đề cao nếp sống gia đình. Sống trong môi trường xã hội mới, khi những làn sóng qui chụp thành phần, sự đề cao đấu tranh giai cấp luôn là nỗi ám ảnh, tác động vào những người trong gia đình: “Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của giai cấp tư sản”. “Đã là tư sản thì không thể tin được” [7, 7] thì bà vẫn sống đàng hoàng, sang trọng bởi bà tin tưởng: “Tao có bộ mặt tư sản, nhưng lại không bóc lột ai thì làm sao thành tư sản được” [7, 13]. Đó là thái độ chủ động trước hoàn cảnh, vượt qua mọi sự nghi kị thành kiến, dám tin vào sự lựa chọn cá nhân. Bà nhìn nhận mọi chuyện theo quan điểm của mình, luôn phân tích và đưa ra những lí lẽ thuyết phục trong mọi hoàn cảnh. Không phải mọi tính cách Hà Nội đều là những giá trị, nhưng nhà văn đã khai thác mối quan hệ con người và hoàn cảnh theo một cách nhìn mới, không ngần ngại chỉ ra những nét ấu trĩ trong quan niệm một thời, chẳng hạn cách thích nghi hoàn cảnh chế độ mới, từ chồng đến con bà Hiền đều gọi “đồng chí” với người cháu đến thăm nhà. Hay thái độ ứng xử của bà Hiền cũng được diễn tả một cách rõ ràng, bà có một cách nhìn nhận chế độ mới của riêng mình: “Chế độ này không thích cá nhân làm giầu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ không là nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn” [7, 15]. Nguyễn Khải đã gửi gắm vào SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 18 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc18bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham19document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh nhân vật bà Hiền như là một mẫu hình của người Hà Thành, một con người lịch lãm, khôn ngoan và giỏi tính toán, một người phụ nữ trí tuệ, sắc sảo. Trong mọi hoàn cảnh bà Hiền luôn biết chủ động phải làm gì, luôn bình tĩnh trước mọi biến cố. Khi chiến tranh nổ ra, đứa con trai đầu lòng của bà xin ra trận, trong cái giây phút ấy bà vẫn tỉnh táo để nhận ra rằng: “Tao đau đớn và bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” [7, 17]. Đó cũng là lòng tự trọng của một người mẹ, một người ý thức rõ trách nhiệm công dân của mình trong thời điểm những năm đất nước có “chung một tâm hồn, một gương mặt”, không chỉ có vậy, cả người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà cũng có cách ứng xử thể hiện rõ phẩm cách của một người mẹ hiểu rõ tâm tư thế hệ con cháu: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó” [7, 18]. Trong những giây phút như thế bà vẫn bình tĩnh để biết rằng phải dạy con mình biết tự trọng, biết hi sinh chứ không được bám víu vào sự sống của người khác. Trải qua nhiều năm tháng bà Hiền đã già, những biến động của xã hội cũng không làm mất đi cái giá trị chân chính trong con người bà. Bà vẫn giữ nề nếp gia phong của gia đình. Có thể nói, giá trị văn hoá của một dân tộc đã được kết tụ trong một người phụ nữ vô danh, ngay cả khi cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường làm xói mòn đi nếp sống của Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức của những con người luôn tin vào những giá trị văn hóa bền vững, đó thực chất cũng là cái mà văn từng quan niệm: “Nói cho cùng, để sống được hàng ngày tất SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 19 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc19bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n luan van,khoa luan, thac si , su pham20document,pdf,docx,download Kho¸ luËn tèt nghiÖp GVHD: TS. NguyÔn ThÞ TuyÕt Minh nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững (Nguyễn Khải, Tuyển tập tiểu thuyết, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 1999). Viết về bà Hiền, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hoá ẩn chứa bên trong con người bà từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, cách giáo dục con cái một cách nghiêm khắc và nền nã: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tuỳ tiện buông tuồng” [7, 16]; “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này ra sao thì tuỳ” [7, 17], đến cách sống biết tổ chức trật tự và làm sang trọng con người từ ăn, mặc, ở, hàng ngày đến những thú chơi tỉ mẩn như gọt tỉa thuỷ tiên đón giao thừa của người Hà Nội từng được Nguyễn Tuân ca ngợi. Bà Hiền là biểu tượng không chỉ của một thời vàng son đã qua mà còn là hiện thân của văn hoá Tràng An đứng vững trong bao thay đổi thường nhật. Bà Hiền chính là nhân vật mà nhà văn gửi gắm tư tưởng, gửi gắm niềm tin vào những giá trị đích thực của mảnh đất kinh kì, dù năm tháng có qua đi nhưng những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc thì không bao giờ bị đánh mất. Bà Hiền là nhân vật trung tâm mang trong mình nét đẹp thanh lịch hào hoa của đất kinh kì. Nguyễn Khải đã xây dựng lên cốt cách tinh thần đẹp đẽ của con người hội tụ ở những nhân vật cao niên, những cây cao bóng cả dù trải qua nhiều thăng trầm biến động của thời cuộc vẫn giữ được truyền thống gia phong, giữ được nhân cách cao cả và nét đẹp của một người Hà Nội chân chính. Nếu nhân vật bà Hiền mang trong mình nét đẹp văn hoá của cả một dân tộc thì những con người như bà Bơ, ông Phúc trong Nắng chiều lại SV: NguyÔn ThÞ H­êng - 20 -- tai lieu,dh su pham, luan van thac si,123doc20bao cao,tieu luan,de tai khoa hoc,khoa luan,tieu luan Líp: K32C – Ng÷ v¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất