Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nghệ thuật thơ hoàng cầm...

Tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ hoàng cầm

.PDF
96
26
131

Mô tả:

Header Page 1 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố, cấp độ của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi cấp độ, yếu tố này lại có thể là một chỉnh thể nhỏ hơn được đặt trong những mối quan hệ biện chứng nhất định, xâu chuỗi với những yếu tố khác. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy luật của từng loại thế giới nghệ thuật, sự sáng tạo của chủ thể, quan niệm về nghệ thuật, cuộc sống, nhân sinh ...của người nghệ sĩ. Thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của nhà thơ. Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của thi sĩ thể hiện trong thế giới nghệ thuật chính là những biểu hiện của cái tôi và các nguyên tắc thể hiện nó. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ trữ tình là một cách đánh giá sáng tạo thơ ca từ góc độ thi pháp. Đây là hướng tiếp cận có nhiều triển vọng mà tác giả khoá luận mong muốn đóng góp vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy. Trong những nhà thơ tiêu biểu của làng thơ trữ tình. Hoàng Cầm là một cây bút có tên tuổi và để lại dấu ấn độc đáo. Ông là một nhà thơ có sự nghiệp trải dài. Tuy sáng tác cả truyện ngắn và kịch thơ nhưng ông được độc giả biết đến và để lại nhiều thành tựu hơn cả là ở mảng thơ ca. Dù không đồ sộ như sự nghiệp thơ: Tố Hữu, Chế Lan Viên... nhưng với những thành tựu đã đạt được, thơ Hoàng Cầm rất đáng là đối tượng nghiên cứu. Chọn đề tài "Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm" tiếp cận từ góc độ thi pháp, với cái nhìn chỉnh thể, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nhận diện thơ Hoàng Cầm sâu hơn, rộng hơn. Kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp chúng tôi nâng cao trình độ học tập và giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề “Có những người sinh ra chỉ để làm những việc "Kinh bang tế thế" và có M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 1 of 95. 1 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 2 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n những người trời sinh ra chỉ để làm thơ, Hoàng Cầm thuộc lớp người thứ hai, bởi vì trọn cả cuộc đời ông chung thuỷ với thơ và không chịu làm việc gì khác cả... có thể coi "Sự hiến thân tới cùng" cho thơ của Hoàng Cầm là một "Thiên mệnh" theo cách nói của người xưa hay một "Trách vụ xã hội" theo cách nói ngày nay” [24.372]. Có lẽ vì thế mà lịch sử phê bình nghiên cứu về Hoàng Cầm dường như song hành cùng sáng tác của ông. Hoàng Cầm bắt đầu được biết đến trên thi đàn từ những năm 40 của thế kỷ XX. Tuy trước năm 1945 trong bảng phong thần của các nhà thơ mới chưa có tên Hoàng Cầm và ngày đó Hoàng Cầm còn khép lép đứng lùi ra nhìn vào chiếu làng văn thấy các bậc "Liền anh": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận ... mà "Kính nhi viễn chi". Nhưng ngay từ khi mới xuất hiện thơ Hoàng Cầm đã thu hút được sự chú ý của cả giới sáng tác và phê bình nghiên cứu văn học. Có một khoảng thời gian vắng bóng trên thi đàn (1958 - 1988) nhưng khoảng thời gian đó lại chính là thời gian mà Hoàng Cầm đã tạo nên sự đột khởi trong nghiệp thơ của ông bằng cách xuất hiện một loạt các tập thơ: Về Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành, Men Đá Vàng, 99 Bài Tình... đặc biệt trong đó có tập thơ về Kinh Bắc theo Hoàng Cầm thì đó "Tập thơ cột sống của đời ông". Bởi đây là tập thơ mang tinh tuý của văn hoá Quan Họ - Kinh Bắc đã được chưng cất, kết đọng lại. Hoài Việt trong "Hoàng Cầm thơ văn và cuộc đời" [Nxb VHTT, 1997] đã nhận xét về tập Về Kinh Bắc có một phong cách riêng và cách thể hiện ngôn từ cũng rất riêng. Nguyễn Trọng Tạo trong "Ấn tượng Hoàng Cầm" cũng đánh giá tập thơ "Về Kinh Bắc" của Hoàng Cầm là một tập thơ có sự lôi cuốn, có ma lực: "Tôi nhớ hồi còn nhỏ đã từng chép tay hàng chục bài thơ của Hàn Mặc Tử và sau chiến tranh trở về Hà Nội (1976), tôi lại mải miết chép vào sổ tay M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 2 of 95. 2 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 3 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n tập thơ “Về Kinh Bắc” từ bản thảo của Hoàng Cầm, bởi thơ ông rất lôi hút những nhà thơ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ. Quả là thơ Hoàng Cầm có một ma lực ở sự cách tân, ở hồn cốt văn hoá làng quê việt". [20]. Bên cạnh Về Kinh Bắc, Men đá vàng và Mưa Thuận Thành cũng là hai tập thơ mang hồn cốt làng quê việt đậm nét và thể hiện thành công phong cách Hoàng Cầm. Nói về Mưa Thuận Thành, Quang Huy đã đánh giá "Tôi có thể cam đoan với các bạn, trong tập thơ này bài nào cũng đọc được. Nhiều bài hay một, hai câu, ai cung phải "Nức nở khen thầm". Nói như vậy hoàn toàn không phải là quá đáng với tài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm" [23.226]. Phạm Thị Hoài cũng có bài đánh giá về Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm. Nhưng ở đó lại là sự phát hiện ra cái riêng của thơ ông "Cùng với Hàn Mặc Tử, Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu có thể Là Nguyễn Bính nữa... Hoàng Cầm quả thật là một trong số không nhiều lắm những người lập được cho mình một vương quốc thơ riêng, với nền móng, bản sắc và các nghi thức không thể trộn lẫn. Tập "Mưa Thuận Thành" không cần đề tên tác giả vì chắc chắn đó là Hoàng Cầm" [23.257]. Tập thơ lẻ Men Đá Vàng tuy chưa được nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đi sâu vào đánh giá, phân tích nhưng đó cũng là một tập thơ hay, đã giải toả được nhiều "Ẩn ức" như Hoài Việt đã nhận xét: "Riêng tôi thấy trong hình bài thơ này có một cái bóng chân trong hiện thực cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng phát lên tiếng nói chung. Còn một cái bóng khác đang lặn lội tìm về quá khứ điềm tĩnh hơn, trầm lắng hơn, sâu lắng hơn như lại là tiếng lòng riêng muốn giải toả những "ẩn ức" kiểu "Men Đá Vàng" lớp men tráng lên những đau thương của cuộc đời tan vỡ".[23.16]. Bên cạnh những bài phê bình chung cho một tập thơ của Hoàng Cầm còn có những bài phê bình, đánh giá riêng của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 3 of 95. 3 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 4 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n bình văn học. với lời đánh giá chung nhất, khái quát nhất về bài thơ, Chu Văn Sơn đã nói: "Tôi cho rằng đây là một trong những bài "Cao thủ" nhất của Hoàng Cầm, một tìm tòi thành công trong thư pháp của ông".[23.291]. Cũng có bài đánh giá về Cây Tam Cúc nhưng Đặng Tiến lại có cái nhìn cụ thể hơn. "Cây tam cúc là một bài thơ hay, tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật của Hoàng Cầm. Từ một trò chơi dân gian khá phổ biến, tác giả đã tạo nên một bức tranh khá trữ tình đăc sắc và phong phú, bắt đầu với tình yêu nam nữ, rồi đến tình chị em, tình người, tình dân tộc. Rộng ra hơn nữa là tình yêu tuổi trẻ, quê hương, tình yêu cuộc sống trong mọi mặt, trong cảnh nhàn nhã lúc chênh vênh...''. [23.291]. Nguyễn Đăng Mạnh có bài đánh giá khi đọc Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm: "Có phải là linh hồn của đồng quê ta cất lên tiếng đó không, có phải là linh hồn của thôn nữ ngày xưa, của những cô Tấm, những Ngọc Hoa, Cúc Hoa, những Xuý Vân đến chết vẫn còn vương vấn mảnh đất này với niềm khát khao yêu thương đó chăng? Hay là chính linh hồn ta đó, hoà cùng linh hồn đất nước, cất lên thành tiếng gọi thiết tha trên đồng chiều bạt gió: “Diêu Bông hời... ới Diêu Bông" vâng tôi gọi đó là phạm trù siêu thơ".[23.235]. Khác với Nguyễn Đăng Mạnh, Mai Thục lại nhìn Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm ở khía cạnh hoài cổ, ở Lá Diêu Bông, Hoàng Cầm đã tái tạo lại thế giới xưa đã mất, đó chính là sự tồn tại của một nỗi nhớ da diết, thân thương, gần gũi mà xa xôi vời vợi: "Đọc "Lá Diêu Bông" trong tập Mưa Thuận Thành của Hoàng Cầm (NXB văn hoá Hà Nội năm 1990) chúng ta không hy vọng tìm được một ý nghĩ nào cụ thể. Chỉ biết càng đọc, càng thấy âm vang tiếng vọng của ngàn xưa, thân thương, gần gũi mà xa xôi vời vợi. Một nỗi nhớ bỗng nhiên trỗi dậy, vò xé trái tim, một nỗi nhớ niềm thương không cụ thể sao mà da diết quá! "Lá M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 4 of 95. 4 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 5 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n Diêu Bông" xôn xao một thế giới riêng hư ảo, như thực ẩn hiện giữa một không gian mênh mông của đồng quê Việt Nam".[23.259]. Bên Kia Sông Đuống, Lá Diêu Bông và 99 Bài Tình là ba tập thơ đã được nhận giải thưởng nhà nước 2007 trong số những tập thơ của Hoàng Cầm. Qua những bài nghiên cứu đã có về thơ Hoàng Cầm, người viết khoá luận nhận thấy: Hầu hết đó là những bài viết mang tình giới thiệu về tác giả, về một bài thơ, hoặc một tập thơ của Hoàng Cầm, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn bộ "Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm". Nhưng chính những bài nghiên cứu này là tư liệu hết sức quý báu và là sự gợi ý để người viết khoá luận thực hiện khoá luận này. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm trong toàn bộ sáng tác của ông trong các tuyển tập đã được ấn hành và tư liệu trên báo chí. 4. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm” chúng tôi muốn cắt nghĩa lí giải và tìm ra những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. Từ đó giúp bản thân chúng tôi cũng như người đọc có thể hiểu thêm về thơ Hoàng Cầm – một cây bút luôn hướng về cội nguồn và lấy “Bản sắc nghệ thuật dân tộc” làm nền tảng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là đi sâu vào việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm trong tương quan hài hoà thống nhất và chuyển hoá cho nhau giữa nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện trong toàn bộ sự nghiệp thơ ca của tác giả. Để từ đó thấy được giá trị độc đáo của thơ Hoàng Cầm, vị trí xứng đáng của ông trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 5 of 95. 5 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 6 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n 6. Đóng góp của khóa luận Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống khoa học về “Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm”. Qua đó thấy được sự đóng góp của Hoàng Cầm cho nền thơ ca Việt Nam hiên đại. Đồng thời đây cũng là một bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích cho việc học tập và tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong thơ của một tác giả bất kỳ sau này mà bản thân tác giả khóa luận muốn tìm hiểu. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài: "Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm" khoá luận kết hợp, vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp hệ thống Được hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm là một hệ thống. 7.2. Phương pháp nghiên cứu tác giả Khoá luận đã tiếp cận một các toàn bộ, đầy đủ đối với những kiến thức đã được nghiên cứu về tác giả Hoàng Cầm coi đó là một cơ sở cho việc nghiên cứu “thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm”. Do đó người viết đã cố gắng sưu tầm đầy đủ và nghiên cứu một cách nghiêm túc về cuộc đời tác giả trong mối liên quan với sự nghiệp văn học đặc biệt là với thơ. Bằng cách thức này người viết đã tìm thấy nhiều điểm thống nhất giữa cuộc đời và sự nghiệp thơ ca. Đó thực sự là những tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. 7.3. Phương pháp phân tích tác phẩm Trong sự nghiệp thơ ca Hoàng Cầm có những bài, những đoạn có giá trị nổi trội. Do đó người viết đã sử dụng phương pháp phân tích để phát hiện ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong những tác phẩm, những đoạn thơ đó. 7.4. Phương pháp thống kê M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 6 of 95. 6 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 7 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n Bằng phương pháp thống kê, người viết thống kê những nhận xét về thơ Hoàng Cầm, từ đó giúp cho việc phân tích có chứng cứ cụ thể, từ đó làm nổi bật phong cách của nhà thơ. 8. Bố cục của khoá luận Phần mở đầu. Phần nội dung. Chương 1. Thế giới nghệ thuật trong thơ Chương 2. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm. Phần kết luận. M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 7 of 95. 7 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 8 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n NỘI DUNG Chương 1 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ 1.1. Khái niệm chung về thế giới nghệ thuật “Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mỹ của chủ thể sáng tạo. Với ý nghĩa này vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật thật bao quát, thật đầy đủ để làm cơ sở cho việc tiếp cận văn học. Đáp ứng yêu cầu đó, ở Liên Xô cũ vào những năm 70 đã có một số công trình nghiên cứu về khái niệm này: "Thế giới nghệ thuật của M.Gorki", "Thế giới nghệ thuật của Solokhop". Nhưng ở Việt Nam những năm 80 khái niệm này mới được nhắc đến” [22,12]. Năm 1985 trong luận án tiến sĩ khoa học: "Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại". Nguyễn Trọng Nghĩa đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau: "Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mỹ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mỹ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của nhà văn. Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 8 of 95. 8 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 9 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n thân nó. Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người... là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình [21,63-64]. Đây là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ tuy còn ở mức khái quát song quan niệm này sẽ là những gợi ý hết sức quý báu phù hợp với nhiều luận điểm mà chúng tôi sẽ khai triển trong khoá luận. Năm 1992. Nhóm tác giả Lê Bán Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: "Thế giới nghệ thuật là một khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu). Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật...thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng, có quy luật tâm lý, thang bậc giá trị riêng trong việc phản ánh thế giới. Mỗi thế giới ứng với quan niệm, một cách cắt nghĩa về thế giới” [10,302- 303]. Đó là một bước tiến cụ thể của nội dung khái niệm thế giới nghệ thuật, mặc dù chưa triển khai rõ các luận điểm, song định nghĩa mà các tác giả đưa ra là một cơ sở khoa học tốt để chúng tôi áp dụng vào việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật nói chung và thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm nói riêng. Nghiên cứu cụ thể loại thơ trữ tình, trong cuốn “Thơ trữ tình Việt Nam 1975- 1990”. (1998) Lê Lưu Oanh đã chi tiết hoá khái niệm này qua hình M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 9 of 95. 9 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 10 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n tượng cái tôi trữ tình. Tác giả viết: “Gọi cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân, thời đại…Đi sâu vào thế giới nghệ thuật được coi như một kênh giao tiếp với những mã số, ký hiệu, giọng nói, chương trình riêng, cần có thao tác phù hợp. Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là một thế giới mang giá trị thẩm mĩ [25,33-35]. Cách hiểu của tác giả cũng giúp chúng tôi định hướng cho mình một cách cụ thể trong việc khám phá thế giới nghệ thuật thơ trữ tình. Ngoài cách hiểu tiêu biểu trên còn có một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến khái niệm này như: Nguyễn Đăng Mạnh “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” (1996), Trần Đình Sử với “Những thế giới nghệ thuật thơ” (1997)… Khái niệm thế giới nghệ thuật là phương diện của thi pháp học. Theo Trần Đình Sử: “Thi pháp học là một bộ môn cổ xưa nhất nhưng đồng thời là bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học đang đem lại cho nghành này những luồng sinh khí mới. [15,4] Đưa ra nhận định này chứng tỏ rằng nội tâm của thế giới nghệ thuật đã được nghiên cứu từ rất xa xưa, có điều chưa thành khái niệm cụ thể như ngày nay mà thôi. Là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nên việc tìm hiểu kỹ trong dung lượng khoá luận tốt nghiệp là rất khó. Vì thế, trong khoá luận này chúng tôi chỉ trình bày khái quát các vấn đề của khái niệm thế giới nghệ thuật. Trên cơ sở tập trung làm rõ một số vấn đề như: Cảm xúc, hình tượng cái tôi, thời gian,không gian nghệ thuật và hình thức đặc trưng của thơ trữ tình từ đó sẽ vận dụng vào việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. 1.1.1. Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 10 of 95. 10 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 11 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n Trong tiếng Việt chỉnh thể được cắt nghĩa là “Thể, khối thống nhất trong đó có các bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau không tách rời” [11,156]. Trong nghiên cứu văn học, “Chỉnh thể” là một thuật ngữ chuyên nghành có ý nghĩa “Là tổng thể bao gồm các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau tương đối bền vững, bảo đảm cho hoạt động của nó như môi trường xung quanh...” vận dụng khái niệm này vào tìm hiểu chỉnh thể thế giới nghệ thuật cho thấy thế giới này bao gồm rất nhiều cấp độ: Tác phẩm, tác giả, giai đoạn, thời kỳ văn học, nền văn học dân tộc…Mỗi cấp độ lại là một chỉnh thể nhỏ hơn vẹn toàn, thống nhất. Chỉnh thể thế giới nghệ thuật là kết quả của quá trình tư duy của người nghệ sĩ khi biến những cảm xúc, những tình điệu thẩm mĩ, những cách khám phá, cắt nghĩa, lí giải đời sống thành “Thiên nhiên thứ hai” để người đọc chiêm nghiệm, suy ngẫm, soi ngắm các vấn đề mà người nghệ sĩ đã gửi vào trong đó. Trong sáng tạo, nội dung làm nảy sinh hình thức đó lại phụ thuộc và biểu đạt cho nội dung. Không có nội dung ở ngoài hình thức và cũng không có hình thức trừu tượng tách rời nội dung. Tuy nhiên không phải lúc nào, nhà văn nào cũng có thể tạo nên sự thống nhất đó, mà chỉ có những nhà văn thực sự tài năng mới tạo nên được. Sự thống nhất càng cao thì giá trị biểu hiện càng lớn. Như vậy chỉ khi nội dung và hình thức phù hợp, thống nhất với nhau thì mới tạo nên chỉnh thể và cũng chỉ trong chỉnh thể thì mối quan hệ này mới xuất hiện. Đúng Bêlinxki nhà phê bình văn học Nga đã viết: “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt tới mức nếu tách nó ra khỏi nội dung thì có nghĩa là huỷ diệt hình thức” [9,256]. Từ mối quan hệ này đã mở ra một hướng khám phá thế giới nghệ thuật từ hình thức, tức là tiếp cận từ góc độ thi pháp. M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 11 of 95. 11 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 12 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n Khi quan niệm thế giới nghệ thuật là chỉnh thể ta đã thừa nhận cấu trúc nội tại của nó. Trong thế giới nghệ thuật cấu trúc là phần ổn định nhất. Không chỉ một tầng mà là nhiều tầng được đặt trong hệ thống từ cảm hứng đến sáng tạo, từ thấp đến cao. Nhưng phải thừa nhận rằng thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nên nó rất cần một quá trình thụ cảm. Bởi trong quá trình thụ cảm mới xuất hiện các mối quan hệ ngược xuôi giữa các lớp, các yếu tố. Các mối quan hệ vừa đan xen, vừa đồng hoá để tạo ra một chỉnh thể toàn vẹn có chức năng nội dung mới. Như vậy, thế giới nghệ thuật chỉ được xem là chỉnh thể khi các yếu tố, các lớp có sự ràng buộc, quy định. Do sự chi phối phụ thuộc lẫn nhau nên một số yếu tố trong chỉnh thể thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác. Chẳng hạn, ở tác phẩm kịch do phản ánh cuộc sống bằng hình thức diễn xướng nên hạn chế về thời gian, không gian đã kéo theo số lượng nhân vật ít, các tình tiết khắc hoạ chỉ tập trung ở các mâu thuẫn đã lên tới đỉnh điểm. 1.1.2. Các cấp độ của thế giới nghệ thuật 1.1.2.1. Cấp độ hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật. Nó là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể, là yếu tố duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể, gợi cảm những hiện tượng, những sự vật đáng làm ta suy ngẫm về tính cách, số phận, về lẽ đời, tình người...Với ý nghĩa này hình tượng "Vừa là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan" [16,27]. Hình tượng nghệ thuật là các khách thể của đời sống được người nghệ sĩ tái hiện hoặc tái tạo và tồn tại độc lập như một thực thể văn hoá (nó không tách khỏi hoạt động của nhà văn) mà con người có thể thưởng thức ngắm nghía. Hình tượng nghệ thuật chỉ thấm vào ý thức con người khi con người M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 12 of 95. 12 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 13 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n cảm nhận thấy cuộc sống trong đó. Vì thế hình tượng phải bắt đầu từ những cá thể của đời sống. Trong thực tế, cá thể có một cuộc sống riêng, vùng thẩm mĩ riêng nên yêu cầu đặt ra đối với người nghệ sĩ phải biết lựa chọn những cá thể có khái quát cao, điển hình thì cuộc sống trong văn học mới phản ánh được nhiều mặt nhất. Tái hiện cuộc sống, nhưng hình tượng nghệ thuật không sao chép y nguyên những hiện tượng có thật ngoài đời mà tái hiện có chọn lọc, sáng tạo. Càng chọn lọc thì hình tượng càng có giá trị. Giá trị này không phụ thuộc vào số lượng chi tiết nhiều hay ít mà chính là ý nghĩa của nó. Đôi khi một hình tượng nghệ thuật chỉ bằng vài chi tiết ít ỏi cũng để lại ấn tượng khó phai trong lòng bạn đọc. Trong thực tế từ các chi tiết đơn lẻ, nhất thời ngẫu nhiên người ta còn có thể khám phá cái cốt lõi, bất biến, vĩnh hằng. Chẳng hạn cốt cách của con người Việt Nam qua hình ảnh cây tre của Nguyễn Duy; sự sống bất diệt, sự gan góc, kiên cường của người dân Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung qua hình ảnh đôi bàn tay TNú bốc cháy trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Như vậy, chỉ thông qua hoạt động tưởng tượng của người nghệ sĩ thì sẽ có một "Thế giới thứ hai" sẽ ra đời. Thế giới này không chỉ định hướng về tinh thần con người để hoạt động có chủ định, có lý tưởng, để lý giải thế giới hiện thực mà còn mang đến cái có thể có, muốn có mà cũng có thể phải có. Thế giới hình tượng rất đa dạng cả về phương diện thể loại và phương diện biểu hiện. Về thể loại, thì mỗi thể loại có những hình tượng nổi bật, mang tính khu biệt. Trong tác phẩm trữ tình nổi bật là hình tượng cái tôi, trong tác phẩm tự sự nổi bật là hình tượng nhân vật, hình tượng người trần thuật ... Về phương diện biểu hiện thì hình tượng nghệ thuật bao gồm những hình tượng thực, hình tượng ảo, hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người, hình tượng thời gian... Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là hình tượng M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 13 of 95. 13 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 14 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n con người. Con người có thể là cụ thể được trình bày trực tiếp như: Hình tượng một cá nhân nào đó, hình tượng tổ quốc, nhân dân...hay chính hình tượng tác giả. Nhưng có khi lại được trình bày gián tiếp qua hình tượng thiên nhiên như: Quả, cây, sông, núi... hoặc qua hình tượng con vật như: Cái kiến, cái cò... Dù miêu tả ở mức độ nào trực tiếp hay gián tiếp, ít hay nhiều thì hình tượng vẫn là những khách thể tinh thần với những hành động, ngôn ngữ, sự kiện, những mối quan hệ và có tiếng nói với đời sống, nhất là thời gian, không gian tồn tại. Nói tóm lại, hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập, giữa các mối quan hệ của các yếu tố và chỉnh thể, giữa thế giới thực tại với thế giới nghệ thuật giữa tác giả, hình tượng, cuộc sống... Hình tượng là một yếu tố trọn vẹn nhất vừa phản ảnh đầy đủ cuộc sống vừa thể hiện khuôn mặt nghệ sĩ. 1.1.2.2. Cấp độ ngôn từ nghệ thuật Ngôn từ nghệ thuật là lời văn trong sáng tác, phần do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Nó là hình thức biểu đạt duy nhất, là phương tiện duy nhất để nhà văn gửi gắm những tư tưởng, tình cảm... vào các tác phẩm của mình. Bạn đọc thông qua phương tiện đó để suy ngẫm, tìm tòi hình dung, hình tượng, nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Xét về mặt chất liệu, ngôn từ nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngôn từ toàn dân như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng nhưng mang phẩm chất thẩm mĩ và mục đích nghệ thuật. Ngôn từ nghệ thuật không phải là lời nói hàng ngày. Nó chịu sự quy định của nhà văn và phục tùng cấu trúc văn bản nghệ thuật, lớp lời văn trong tác phẩm được tạo nên từ thứ ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm và gợi hình. Tính gợi hình là phẩm chất hàng đầu không thể thiếu của lời văn. Trước hết nó phát M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 14 of 95. 14 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 15 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n sinh từ tính hình tượng của chủ thể lời nói được sáng tạo bằng hình tượng hay nói khác đi nó thể hiện ngay trong chính lời văn, qua lời văn người đọc sẽ hình dung ra những mối quan hệ, những cung bậc tình cảm khác nhau trong mỗi nhân vật. Nhờ hình tượng này mà trong văn học không chỉ con người, mà cả cỏ cây, muông thú, mây gió cũng đều có thể phát ngôn, không chỉ người sống mà còn cả người chết, ma quỷ đều có ngôn từ của chúng. Để đạt được mục đích nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao, lời văn có một hình thức tổ chức đặc biệt. Nó sử dụng đậm các hình tượng cú pháp, từ tượng thanh, tượng hình, từ mô tả trạng thái, cảm giác..Nhất là các phương thức chuyển nghĩa, thêm nghĩa, như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng... Từ đó làm cho lời văn thêm uyển chuyển, mềm mại, bay bổng có tính đa nghĩa. Chẳng hạn, qua hình tượng và ngôn từ miêu tả cách làm "Bánh trôi" của bà Hồ Xuân Hương trong bài "Bánh trôi nước" người đọc nhận ra bài thơ không chỉ là cách làm bánh trôi mà ở trong đó còn là nỗi niềm, lời tâm sự về số phận bọt bèo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Hình thức tổ chức ngôn từ ở mỗi thể loại có những nét đặc thù riêng. Trong tác phẩm tự sự, tổ chức lời văn là đoạn, chương, hồi. Trong kịch, tổ chức ngôn từ phải là đoạn, lớp cảnh,... còn trong thơ, tổ chức ngôn từ phải có tách dòng, có nhạc, có điệu, có vần... Quá trình sáng tác văn học là một quá trình tư duy tưởng tượng. Nhờ tưởng tượng của người nghệ sĩ mà lời văn bộc lộ được những ý nghĩa của cuộc sống, làm cho hình tượng có thể hiểu được, hình dung được và đôi khi chúng có cả tiếng nói đối với đời sống con người. Như vậy ngôn từ nghệ thuật vừa giữ vai trò lưu giữ làm phong phú thêm cho ngôn từ dân tộc, vừa thể hiện sự kết tinh, sàng lọc ngôn ngữ của tác giả, vừa thể hiện năng lực, sở trường, phong cách và quan niệm của người nghệ sĩ. Ngôn từ nghệ thuật, theo Trần Đình Sử, có hai chức năng, đó là: "Chức M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 15 of 95. 15 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 16 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n năng sáng tạo, hình tượng và biểu hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn" [16.203]. * Từ những vấn đề đã trình bày ở trên chúng tôi đi đến một số kết luận chung về thế giới nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học. Nó bao gồm các vấn đề về quá trình sáng tạo nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thế giới sống thứ hai của con người được người nghệ sĩ sáng tạo theo những nguyên tắc, tư tưởng nghệ thuật riêng và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, của lịch sử, cá nhân, thời đại. Thế giới nghệ thuật là phương diện của thi pháp học. 1.2. Thế giới nghệ thuật thơ trữ tình Trong văn học, căn cứ vào phương thức phản ánh người ta chia văn học ra làm ba thể loại lớn: Tự sự, trữ tình và kịch. Trong mỗi thể loại lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ. Tự sự có sử thi, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài...Kịch có hài kịch, bi kịch, chính kịch... Trữ tình có thơ văn xuôi, tuỳ bút, thơ cách luật, thơ trữ tình. Ứng với mỗi thể loại lớn, nhỏ là những loại hình thế giới nghệ thuật riêng, có quy luật riêng, hình thức tổ chức biểu hiện riêng. Thơ trữ tình là một thể nhỏ nằm trong thể loại trữ tình. Khái niệm thế giới nghệ thuật của nó cũng bao hàm đầy đủ các cấp độ của thế giới nghệ thuật nói chung. Nhưng các cấp độ, các yếu tố này mang một hình thức biểu hiện riêng. Trước hết, cần thấy rằng: "Thơ trữ tình" là thuật ngữ để phân biệt với các thể loại khác trong thể loại trữ tình và thơ tự sự. Theo Trần Đình Sử nó có ý nghĩa: "Là phương tiện để con người ta tự khẳng định bản chất của mình, xây dựng hình tượng về mình, xác định trí hướng, lập trường giá trị trước cuộc sống, đồng thời là phương tiện để xây dựng thế giới tinh thần của con người" [17,112] M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 16 of 95. 16 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 17 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n Thơ trữ tình có khả năng bộc lộ, khêu gợi cảm xúc rất lớn. Đó là ảm xúc của từng cá thể hay hình tượng cái tôi trữ tình và nó bắt nguồn từ cuộc sống nêu trong thơ trữ tình có tất cả mọi chuyện, chuyện thế sự, chuyện đời tư, chuyện chung, chuyện riêng. 1.2.1. Cảm xúc trong thơ trữ tình Khi đi tìm cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học ta thường tìm đến cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm ấy, đó là cảm xúc của chủ thể mà cũng là cảm xúc trong thơ. Vậy cảm xúc trong thơ ấy được hiểu như thế nào? Trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, Đàm Thị Minh Uyên đã cho rằng: "Cảm xúc trong thơ trữ tình chính là sự chiêm nghiệm, suy ngẫm là thế giới của cái tôi trong thơ. Ứng với mỗi cảm xúc là một dạng của cái tôi" [22,29]. Trên thực tế, mỗi nhà thơ có vô vàn trạng thái cảm xúc khác nhau được nảy sinh dựa trên lịch sử của thời đại, dân tộc, của những tình cảm riêng tư... nên các cảm xúc đó rất phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc. Nó có nhiều dạng thức tồn tại và nhiều hình thức biểu hiện, nhưng thông thường trong thơ trữ tình thường được biểu lộ qua tình cảm riêng tư của chủ thể. Ở đây có thể là nỗi đau, nỗi xót xa cho sự hy sinh của những người lính trong chiến tranh ở thơ Quang Dũng: "Những người bộ đội trước Không còn đi mua bật lửa xà phòng Đã nằm xuống đâu Biên giới - Đồng bằng" (Hồng Phú Châu Giang) Hay đó là cảm xúc vội vàng, cuống quýt trong tình yêu của Xuân Diệu: "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non sắp già rồi" (Vội vàng) M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 17 of 95. 17 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 18 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n Đó là niềm tự hào, niềm hân hoan khi được tiếp nhận lý tưởng cộng sản của Tố Hữu: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim" (Từ ấy) “Ở mỗi thời kỳ văn học, mỗi thể loại văn học, mỗi tác phẩm, mỗi phong cách chỉ nhìn thấy những lớp đời sống nhất định. Vì thế, biểu hiện cái tôi trữ tình hay cảm xúc cũng khác nhau. Trong văn học lãng mạn nổi bật là cảm xúc cái tôi cô đơn sầu muộn, khao khát giao cảm với đời, với người” [22,30]. Thể hiện cảm xúc chung này mỗi nhà thơ lại có một cái riêng: Lưu Trọng Lư “Triền miên sầu mộng”, Thế Lữ “Ôm mộng chinh phu”, Xuân Diệu “Cái tôi cô đơn”, Huy Thông “Hoài vọng xa xăm” (cách nói của Lý Hoài Thu). Trong thơ ca cách mạng chủ yếu là cái tôi, cảm xúc sử thi. Tố Hữu nổi bật với cái tôi thuỷ chung, nghĩa tình. Chế Lan Viên nổi bật với cái tôi suy ngẫm, triết lý. Thơ ca những năm 80 trở về đây nghiêng về cảm xúc của cái tôi thế sự với các tên tuổi như Thanh Thảo, Nguyễn Duy… Như vậy, cảm xúc trong thơ trữ tình nó rất đa dạng và phong phú. Đó là cảm xúc của từng tác giả trong từng hoàn cảnh xã hội, thời đại lịch sử và khả năng cảm nhận. Nó bắt nguồn từ cuộc sống nên giúp thơ sinh động hơn, gần gũi hơn và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn từng phong cách, từng hồn thơ của mỗi chủ thể trữ tình. 1.2.2. Hình tượng cái tôi trữ tình 1.2.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình Sáng tác thơ ca là một nhu cầu đặc biệt nhất, nhu cầu ấy chỉ có ở con người, đó là kết quả của chủ thể trữ tình tự ý thức thông qua hành động để nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc tri thức với đồng loại mình. Mọi hành động để làm xuất hiện cái tôi trữ tình đều bắt đầu từ trái tim con người. Chủ thể trữ M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 18 of 95. 18 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 19 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n tình bị tác động bởi yếu tố khách quan hay sự xuất hiện những cảm xúc chủ quan mà có khát khao được bộc bạch nỗi lòng mình thông qua hình tượng nghệ thuật và ngôn từ. Như vậy "Cái tôi trữ tình chính là sự tự ý thức của cái tôi được biểu hiện trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật" [1,26]. Hay cụ thể hoá hơn nữa khái niệm cái tôi trữ tình, một nhà nghiên cứu giải thích: "Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách chân thực và cảm xúc đối với thế giới và con người, thông qua các phương tiện tổ chức của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo mang tính thẩm mỹ để nhằm truyền tải năng lượng tinh thần ấy đến người đọc" [1,32]. Như vậy, cái tôi trữ tình là sự phản ánh và bộc bạch những diễn biến trong đời sống tinh thần và trong tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Do đặc thù từng loại hình nghệ thuật mà cái tôi nghệ thuật này bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong tác phẩm tự sự cái tôi trữ tình (nghệ thuật) bộc lộ gián tiếp qua những hình tượng nghệ thuật khách quan. Trong tác phẩm trữ tình, nó bộc lộ một cách trực tiếp. Theo Lê Lưu Oanh thì "Cái tôi trữ tình" chính là: "Thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình" [25,18]. Tuy nhiên, cũng theo Lê Lưu Oanh về khái niệm "Cái tôi trữ tình" vẫn tồn tại hai cách hiểu. Đó là: "Theo nghĩa hẹp cái tôi trữ tình là hình tượng cái tôi - cá nhân cụ thể, cái tôi - tác giả - tiểu sử với những nét rất riêng tư, là một loại nhân vật trữ tình đặc biệt khi tác giả miêu tả kể chuyện, biểu hiện về chính mình. Theo nghĩa rộng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng, phẩm chất của trữ tình" [25,21]. Quan điểm này hiểu cái tôi trữ tình như một khái niệm phổ quát của trữ tình, phân biệt trữ tình với các thể loại khác. Hiểu theo nghĩa hẹp của quan niệm trên giữa "Cái tôi trữ tình" và "Cái tôi nhà thơ" không thể đồng nhất, M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 19 of 95. 19 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu Header Page 20 of 95. Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi 2 Líp: K32A - Ng÷ v¨n tuy vậy cũng không thể tách biệt rõ ràng mối quan hệ này, "Cái tôi nhà thơ" là điểm xuất phát của "Cái tôi trữ tình". Đối với các nhà thơ, phần lớn cái tôi trữ tình dù có ở dạng thức nào thì phía sâu thẳm vẫn thấp thoáng "Cái tôi nhà thơ". 1.2.2.2. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Hình tượng cái tôi trữ tình đã trở thành một nhân vật trung tâm trong tác phẩm thơ, mỗi nhà thơ có một thế giới hình tượng độc đáo riêng biệt đó là sự không lặp lại trong sáng tác. Hình tượng cái tôi trữ tình đó là sự hiện thực hoá, khách thể hoá cái tôi nhà thơ trong thế giới nghệ thuật thơ. Tuy nhiên không phải bất cứ cái tôi trữ tình nào cũng có thể hình thành nên một hình tượng trong sáng tác thơ ca, vì trong thực tế có người tuy sáng tác nhiều nhưng độc giả vẫn không thể nhận ra "Hình tượng cái tôi trữ tình" của họ. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ sẽ chỉ hình thành khi mà nhà thơ ấy đã có một quan niệm rõ ràng về nghệ thuật và nhà thơ ấy đã có cách nhìn, cách khám phá riêng về cuộc đời. Thơ là một dạng đặc biệt của tình cảm, cảm xúc con người, chỉ có thơ mới có thể thể hiện được cảm xúc đặc biệt ấy ở con người, nó là kết quả của sự khái quát hoá hiện thực, thể hiện cái nhìn của tác giả về cuộc đời và con người. Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ hiện nên qua cách cảm thụ đời sống, qua cái nhìn của tác giả và cả qua giọng điệu thơ, người đọc có thể cảm nhận cái tôi trữ tình bằng tâm trạng, thông qua tâm trạng của mình. Trong sáng tác nghệ thuật, sáng tạo thơ ca, mỗi nhà thơ sẽ tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng, trong đó sẽ có hình tượng cái tôi trữ tình, hình tượng này sẽ trở thành trung tâm trong mỗi tác phẩm thơ ca. 1.2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình Hình tượng nghệ thuật chỉ sống được khi đặt trong một thời gian, không gian nhất định . Thời gian không gian đó là thời gian, không gian ước lệ, bị tách khỏi thời gian, không gian vật lý và thế giới thực nên nó chỉ có thể được M«n Lý luËn v¨n häc Footer Page 20 of 95. 20 Sinh viªn: Lª ThÞ Thªu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất