Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thành phần sâu nhện hại đậu bắp, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa h...

Tài liệu Thành phần sâu nhện hại đậu bắp, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng chống rầy xanh hai chấm amrasca devastans distant năm 2014 2015 tại đông anh, hà nội

.PDF
85
157
86

Mô tả:

MỤC LỤC Lờı cam đoan i Lờı cám ơn ii Danh mục chữ vıết tắt trong luận văn vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ảnh viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 2.1. Mục đích. 3 2.2.Yêu cầu 3 3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 3.1. Ý nghĩa khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4 1.2.1. Thành phần sâu nhện hại cây đậu bắp. 4 1.2.2. Phân bố ký chủ và tác hại của rầy xanh 2 chấm A. devastans 5 1.2.3. Đặc điểm hình thái của rầy xanh 2 chấm A. devastans 7 1.2.4. Đặc điểm sinh học của rầy xanh 2 chấm A. devastans 7 1.2.5. Đặc điểm sinh thái học của rầy xanh 2 chấm A. devastans 8 1.2.6. Biện pháp phòng chống rầy xanh 2 chấm A. devastans 9 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 11 1.3.1.Thành phần sâu nhện hại cây đậu bắp 11 1.3.2. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, tác hại, sinh học, của rầy xanh hai chấm A. devastans hại bông 11 1.3.3. Những nghiên cứu về các loài thiên địch của rầy xanh hai chấm 13 1.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ rầy xanh 2 chấm A.devastans 14 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 15 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii 2.1. Địa điểm nghiên cứu 15 2.2. Thời gian nghiên cứu 15 2.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu và dụng cụ thí nghiệm 15 2.4. Nội dung nghiên cứu 15 2.5. Phương pháp nghiên cứu 16 2.5.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu nhện hại và thiên địch của chúng trên cây đậu bắp. 16 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài rầy xanh hai chấm A. devastans 16 2.5.3. Phương pháp điều tra diễn biến mật độ rầy xanh hai chấm A. devastans dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái tại Quan Âm, Đông Anh, Hà Nội. 18 2.5.4. Phương pháp nghiên cứu sự phân bố của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp 19 2.5.5. Phương pháp đánh giá hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm A. devastans của một số loại thuốc BVTV 20 2.6. Xử lý và bảo quản mẫu vật 23 2.7. Giám định mẫu vật 23 2.8. Phương thức tính toán và xử lý số liệu 23 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 3.1. Thành phần sâu nhện hại và thiên địch trên đậu bắp vụ đông xuân 2014 – 2015 tại Đông Anh – Hà Nội 3.1.1. Tình hình sản xuất đậu bắp tại Đông Anh, Hà Nội. 24 24 3.1.2. Thành phần sâu và nhện hại trên đậu bắp năm 2014 – 2015 tại HTX Quan Âm, Đông Anh, Hà Nội 25 3.1.3. Thành phần thiên địch trên cây đậu bắp trồng tại HTX Quan Âm năm 2014 -2015 27 3.2. Đặc điểm gây hại của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant trên cây đậu bắp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp 29 Page iv 3.3. Đặc điểm hình thái, sinh học của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant trên cây đậu bắp năm 2014 – 2015 tại Đông Anh, Hà Nội 31 3.3.1. Đặc điểm hình thái của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans 31 3.3.2. Phân bố của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp 33 3.3.3. Thành phần cây ký chủ của rầy xanh hai chấm A. devastans 36 3.3.4. Thời gian phát triển các pha, vòng đời của rầy xanh hai chấm A. 38 devastans 3.3.5. Sức sinh sản của rầy xanh hai chấm A. devastans 40 3.4. Diễn biến mật độ của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái năm 2014 – 2015 tại Đông Anh, Hà Nội 42 3.4.1. Diễn biến số lượng rầy xanh hai chấm A. devastans dưới ảnh hưởng của công thức luân canh 42 3.4.2. Diễn biến số lượng rầy xanh hai chấm A. devastans dưới ảnh hưởng của độ ẩm đất trồng đậu bắp 44 3.4.3. Diễn biến số lượng rầy xanh hai chấm A. devastans dưới ảnh hưởng của thời vụ trồng đậu bắp 48 3.5. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ rầy xanh hai chấm A. devastans 49 3.5.1. Khảo sát hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm A. devastans của một số loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm 48 3.5.2. Khảo sát hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm A. devastans của một số loại thuốc BVTV trên đồng ruộng 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 1. Kết luận 53 2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC 59 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Các ký hiệu Chữ viết tắt BNNPTNT BVTV Diễn giải Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn Bảo vệ thực vật CT Công thức Ha Hecta HTX Hợp tác xã OD Độ thường gặp SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thành phần sâu, nhện hại trên cây đậu bắp năm 2014 – 2015 tại HTX Quan Âm, Đông Anh, Hà Nội ................................................................. 26 Bảng 3.2. Thành phần thiên địch trên cây đậu bắp năm 2014 – 2015 tại HTX Quan Âm, Đông Anh, Hà Nội ................................................................. 28 Bảng 3.3. Triệu chứng gây hại của rầy xanh hai chấm A. devastans trên lá đậu bắp năm 2014 – 2015 tại Đông Anh, Hà Nội .......................................... 30 Bảng 3.4. Kích thước các pha phát dục của rầy xanh hai chấm A. devastans nuôi trên lá đậu bắp tại nhiệt độ 23,58 ± 3,50C ẩm độ 87, 54 ± 3,55% ........... 32 Bảng 3.5. Phân bố của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp ở giai đoạn phát triển thân lá năm 2014 tại Đông Anh, Hà Nội ......................... 34 Bảng 3.6. Phân bố của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp ở giai đoạn ra hoa – đậu quả năm 2014 – 2015 tại Đông Anh, Hà Nội .............. 36 Bảng 3.7. Thành phần cây ký chủ của rầy xanh hai chấm A. devastans năm 2014 - 2015 tại HTX Quan Âm, Đông Anh, Hà Nội ........................................ 37 Bảng 3.8. Thời gian phát dục các pha của rầy xanh hai chấm A. devastans nuôi trên lá đậu bắp tại nhiệt độ 23,58 ± 3,5oC, ẩm độ 87,54 ± 3,55 % .......... 39 Bảng 3.9. Sức sinh sản của rầy xanh hai chấm A. devastans nuôi trên lá đậu bắp ở nhiệt độ 24,07 ± 3,72oC, ẩm độ 90,85 ± 3,24 % ................................... 41 Bảng 3.10. Tỷ lệ đực:cái của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp tại HTX Quan Âm năm 2014 – 2015 ........................................................... 41 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của công thức luân canh tới diễn biến mật độ rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp tại HTX Quan Âm năm 2014 .......... 43 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chân đất trồng tới diễn biến mật độ của rầy xanh hai chấm A. devastans trên đậu bắp tại HTX Quan âm năm 2014 ................. 45 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của vụ trồng đậu bắp tới diễn biến mật độ của rầy xanh hai chấm A. devastans ............................................................................. 47 Bảng 3.14. Hiệu lực trừ rầy xanh hai chấm A. devastans của 4 loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm ........................................................................... 49 Bảng 3.15. Hiệu lực phòng trừ rầy xanh hai chấm A. devastans của thuốc BVTV tại HTX Quan Âm năm 2015 .................................................................. 51 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Hình ảnh nuôi sinh học rầy xanh hai chấm trong phòng thí nghiệm.... 17 Hình 2.2. Hình ảnh thử thuốc trong phòng thí nghiệm trừ rầy xanh hai chấm hại cây đậu bắp ............................................................................................. 21 Hình 2.3. Sơ đồ ruộng thí nghiệm ...................................................................... 22 Hình 2.4. Một vài hình ảnh thử thuốc ngoài đồng ruộng .................................... 23 Hình 3.1. Đặc điểm gây hại của rầy xanh hai chấm A. devastans trên lá cây đậu bắp .......................................................................................................... 29 Hình 3.2. Hình thái các pha phát dục của rầy xanh hai chấm A. devastans ........ 33 Hình 3.3. Phân bố của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp ở giai đoạn phát triển thân lá năm 2014 tại Đông Anh, Hà Nội ......................... 35 Hình 3.4. Phân bố của rầy xanh hai chấm trên cây và trên lá đậu bắp ............... 35 Hình 3.5. Phân bố của rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp ở giai đoạn ra hoa – đậu quả năm 2014 – 2015 tại Đông Anh, Hà Nội .............. 36 Hình 3.6. Diễn biến mật độ rầy xanh hai chấm A.devastans dưới ảnh hưởng của yếu tố công thức luân canh ...................................................................... 44 Hình 3.7. Ảnh hưởng của chân đất trồng tới diễn biến mật độ của rầy xanh hai chấm A. devastans................................................................................... 46 Hình 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đậu bắp tới diễn biến mật độ của rầy xanh hai chấm A. devastans ............................................................................. 48 Hình 3.9. Hiệu lực phòng trừ rầy xanh hai chấm A.devastans của 4 loại thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm................................................................ 50 Hình 3.10. Hiệu lực phòng trừ rầy xanh hai chấm A.devastans của 4 loại thuốc BVTV trên đồng ruộng ........................................................................... 51 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Đậu bắp (Abelmoschus esculentus) hay còn có tên gọi khác là mướp tây. Là cây dễ trồng, dễ chế biến và ăn ngon. Đậu bắp chứa nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và Canxi. Theo số liệu phân tích của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì trong 100g đậu bắp tươi cung cấp năng lượng 31 kl.cal, canxi 81mg, kali 303 mg...Đậu bắp là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ và là “bạn người có bầu” bởi rất giàu acid folic, loại vitamin rất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi. Chất nhầy chất xơ trong đậu bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước, là thức ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân; giúp tổng hợp các vitamin nhóm B, có tác dụng ngang bằng với sữa chua, đậu bắp có tính nhuận tràng, có nhiều amino acid thiết yếu cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoải mái tinh thần... (Khuyết danh, 2015). Ở nước ta, cây đậu bắp được trồng nhiều ở một số vùng như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh......và diện tích đậu bắp trồng hiện đang được mở rộng. Tại Hà Nội, có rất ít những vùng trồng đậu bắp. Cây đậu bắp được đưa vào trồng tại Đông Anh, Hà Nội từ những năm 1990 đậu bắp được trồng tập trung tại Hợp tác xã Quan Âm, Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội. Tuy diện tích không lớn (khoảng 3 ha) chủ yếu là giống địa phương (giống đậu bắp xanh), nhưng cây đậu bắp là cây dễ trồng, có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cây lúa và các cây rau khác. Diện tích tuy còn hạn chế nhưng có thể nhân rộng để trở thành vùng sản xuất tập trung đủ cung cấp cho nhu cầu của các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn...trên địa bàn Hà Nội. Đậu bắp là cây trồng một lần trong năm và thu hoạch nhiều lần trong năm, sản lượng thu được rất đều trong các thời điểm, với giá bán 1kg đậu bắp thường giao động từ 10.000 đ – 20.000 đ/kg. Thậm chí có thể lên tới 30.000 đ/kg. Theo đánh giá của ban quản lý HTX Quan Âm so với các cây trồng khác hiệu quả kinh tế mà đậu bắp mang lại là rất cao: gấp 6,3 lần trồng lúa và gấp 1,75 lần so với trồng rau. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 Tuy nhiên trong quá trình trồng trọt thì trên cây đậu bắp lại bị nhiều loài sâu hại như rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Distant, sâu khoang (Spodoptera litura F.), bọ trĩ (Frankliniella intonsa Trybom)…trong đó loài gây hại thường xuyên nhất là loài rầy xanh hai chấm (Amrasca devastans Dist.), chúng gây hại chủ yếu và xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng. Trong những năm qua, việc phòng trừ sâu hại đậu bắp nói chung cũng như rầy xanh hai chấm nói riêng, người nông dân vẫn sử dụng chủ yếu là biện pháp hóa học. Điều này không chỉ tốn kém về kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sản xuất, môi trường, làm mất cân bằng sinh học trong tự nhiên và giảm an toàn nông sản. Để nhằm tăng năng suất, sản lượng của cây đậu bắp và góp phần hạn chế tác hại của rầy xanh 2 chấm Amrasca devastans Distant, đồng thời khắc phục những nhược điểm trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu nhện hại đậu bắp, đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng chống rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant năm 2014 – 2015 tại Đông Anh, Hà Nội” Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Trên cơ sở điều tra thành phần sâu nhện hại và thiên địch của chúng trên cây đậu bắp tại địa điểm nghiên cứu, xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài rầy xanh hai chấm A. devastans và thử nghiệm một số loại thuốc BVTV phòng chống chúng tại Đông Anh, Hà Nội làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý rầy xanh hai chấm A. devastans đạt hiệu quả. 2.2. Yêu cầu - Xác định thành phần sâu nhện hại và thiên địch của chúng trên cây đậu bắp tại Đông Anh, Hà Nội vụ Đông Xuân năm 2014 – 2015 và đánh giá tác hại của rầy xanh hai chấm A. devastans đối với cây đậu bắp. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài rầy xanh hai chấm A. devastans - Điều tra diễn biến số lượng của rầy xanh hai chấm A. devastans trên đồng ruộng - Thử nghiệm một số thuốc BVTV phòng chống rầy xanh hai chấm hại cây đậu bắp tại Đông Anh, Hà Nội. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài bổ sung thành phần các loài sâu nhện hại và thiên địch trên cây đậu bắp tại vùng Hà Nội. - Bổ xung thêm một số dẫn liệu về phân bố, tác hại đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp hóa học phòng chống rầy xanh hai chấm A. devastans trên cây đậu bắp. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Xác định được các ký chủ của rầy xanh hai chấm trên đồng ruộng, các yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ và sự phân bố của rầy xanh hai chấm từ đó đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp rầy xanh hai chấm trên đồng ruộng nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV của người nông môi trường. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Đậu bắp là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác như lúa, ngô...Hiện nay ở nước ta diện tích trồng đậu bắp chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, nhận thấy được lợi ích mà trồng đậu bắp đem lại mà trong những năm gần đây một số tỉnh khu vực miền bắc đã tập trung phát triển trồng cây đậu bắp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, đưa mặt hàng đậu bắp thành mặt hàng xuất khẩu như: Vĩnh Phúc, Hà Nam. Tại Hà Nội diện tích trồng đậu bắp là không đáng kể chủ yếu ở khu vực Đông Anh, tại Đông Anh diện tích trồng cây đậu bắp còn nhỏ lẻ, chủ yếu do tự phát của người dân nên cây đậu bắp chưa thực sự phát huy được lợi ích cũng như lợi thế của nó so với các cây trồng khác. Trong sản xuất đậu bắp hiện nay, việc khó khăn nhất là phòng trừ các loài sâu hại đặc biệt là loài rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant. Đây là loài gây hại chủ yếu và khó phòng trừ nhất trên cây đậu bắp tại khu vực Đông Anh – Hà Nội. Vì vậy nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy xanh hai chấm trên cây đậu bắp nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát sinh, phát triển của rầy xanh hai chấm trên đậu bắp, từ đó xây dựng biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quả nhằm giảm số lần sử dụng thuốc BVTV mà vẫn đem lại hiệu quả về kinh tế và môi trường. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1. Thành phần sâu nhện hại cây đậu bắp Ở Ấn Độ, trên đậu bắp đã phát hiện được 11 loài sâu gây hại, chúng thuộc 6 bộ, trong đó có các loài như: ruồi đục lá Liriomyza trifolii, bọ cánh cứng Phyllotreta downsei, rầy xanh hai chấm Amrasca devastants, bọ phấn Bemisia tabasi, rệp bông Aphis gossypii... Trong đó loài rầy xanh hai chấm Amrasca devastans xuất hiện sớm và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây đậu bắp (Sabyasachi et al., 2013). Ở Thái Lan, theo ghi nhận của Sorapong (2013), có một số loài sâu nhện gây hại trên đậu bắp như: rệp Aphis gossypii Glover, bọ trĩ Thrips palmi Karny, rầy xanh hai chấm Amrasca devastans, bọ phấn Bemisia Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 tabasi… các loài này gây hại trong 4 ->6 ->8 và 10 tuần đầu sau khi trồng đậu bắp. Ở Tây Phi vùng Burkina Faso, theo ghi nhận của Clementine et al. (2009), có một số loài sâu nhện gây hại trên đậu bắp như: bọ cánh cứng Podagrica sp., rệp bông Aphis gossypii, rầy xanh hai chấm Empoasca spp. Trong đó loài rầy xanh hai chấm Empoasca spp. gây hại chủ yếu trên lá trong suốt quá trình sinh trưởng của cây đậu bắp. 1.2.2. Phân bố ký chủ và tác hại của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Loài rầy A. devastans được gọi là rầy xanh hai chấm hay rầy Ấn Độ, thuộc họ Cicadellidae, tổng họ Cicadelloidea, bộ phụ Auchenorrhyncha, bộ cánh đều Homoptera. Rầy xanh hai chấm được tác giả Distant mô tả lần đầu tiên vào năm 1918 với tên là Empoasca devastans. Nhưng đến năm 1967, Ghauri lại xếp rầy xanh hai chấm vào giống Amrasca với tên Amrasca devastans. Năm 1970, Dworakowska chuyển rầy xanh hai chấm vào giống Chlorita và đổi tên thành Chlorita biguttula Ishida. Hiện nay rầy xanh hai chấm được gọi tên là Amrasca devastans Distant hoặc Amrasca biguttula Ishida (CABI, 2007). Hiện nay cả ở nước ngoài cũng như trong nước chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về rầy xanh hai chấm hại trên cây đậu bắp. Tất cả các nghiên cứu chính về rầy xanh hai chấm chủ yếu nghiên cứu chúng gây hại trên bông. Trên cây bông rầy non và rầy trưởng thành sống ở mặt dưới lá và đều chích hút dịch cây. Trong quá trình gây hại, rầy xanh hai chấm tiết ra một loại độc tố làm suy yếu khả năng quang hợp của cây, làm rìa lá vàng và cong xuống, điều này gây cản trở khả năng quang hợp và vận chuyển dinh dưỡng ở tầng libe và từ lá đến mép lá. Đầu tiên lá bị rầy xanh hai chấm hại trở nên tái xanh, sau đó chuyển màu vàng và cuối cùng là màu đỏ. Khi rầy xanh hai chấm hại nặng, lá bông chuyển màu đỏ, không thể hồi phục được. Sau đó lá khô và rụng. Ở giai đoạn cây bông còn nhỏ, tác hại của rầy xanh hai chấm làm đình trệ sự sinh trưởng của cây. Khi cây lớn, rầy xanh hai chấm gây hiện tượng rụng nụ, hoa và quả non, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng xơ bông (Michael et al., 2004; Natarajan, 2007; Murugesan và Kavitha, 2010). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 Loài rầy xanh hai chấm thuộc nhóm chích hút là một trong những loài sâu gây hại nguy hiểm nhất trên nhiều cây trồng của nhiều nước trên thế giới. Theo CABI (2007), rầy xanh hai chấm Amrasca devastans phân bố và gây hại nghiêm trọng cho cây trồng như cây thầu dầu (Ricinus communis), thục quỳ (Althaea rosea), cà gai (Solanum melongena), khoai tây (Solanum tuberosum), dâm bụt (Hibiscus cannabinus), hướng dương (Helianthus annus), phổ biến ở các nước thuộc Châu Á: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Myanmar, Philipine, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Theo Manuelo and Ronaldo (2012), rầy xanh hai chấm Amrasca devastans (Dist.) là loài dịch hại nguy hiểm nhất và gây hại chủ yếu trên các cây họ đậu, bông. Trong vụ khô, rầy tồn tại trên các cây ký chủ phụ mọc hoang dại (Vennila et al., 2007). Theo Murugesan and Kavitha (2009), trong những năm gần đây, phạm vi gây hại của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans ngày càng phổ biến chúng hại từ rau màu tới các loại cây trồng khác. Trên cây cà tím rầy xanh hai chấm A. devastans đang trở thành loài dịch hại nguy hiểm thứ 2 gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây sau sâu đục quả (Sultana et al., 2012; Gopal and Tarikul, 2014). Tại Philipine, Manuelo and Ronaldo (2012), cho rằng rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là loài gây hại nghiêm trọng trên cây đậu bắp ở giai đoạn 60 ngày sau gieo và gây hại lớn trong mùa khô. Tại Pakistan, theo nghiên cứu của Jamshaid et al. (2012), rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là loài côn trùng chích hút chính, gây thiệt hại lớn nhất trên đậu bắp. Chúng gây hại từ khi ở giai đoạn cây con đến khi cây ra quả, chúng chích hút làm cho lá héo vàng và rụng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, khi cây ra hoa, quả chúng làm cho quả rụng, cây còi cọc ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Sự gây hại của rầy xanh hai chấm ở giai đoạn cây con có thể làm ảnh hưởng đến 50% sản lượng và giảm dần khi cây ra hoa, đậu quả, rầy xanh hai chấm là dịch hại thường xuyên trên đậu bắp chúng có thể gây ra thiệt hại về sản lượng từ 54 – 66 % (Razaq et al., 2014). Khi đánh giá về ảnh hưởng của các giống đậu bắp tới sự gây hại của rầy xanh hai chấm Saif et al. (2012), cho rằng giống bông Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 Arka Anamika với mật độ 1,61 ± 0,31 con/lá có khả năng chống sự gây hại của rầy xanh hai chấm hơn trong khi đó giống Anokhi với mật độ 3,07 ± 0,56 con/lá lại rất mẫn cảm với rầy xanh hai chấm. Sự khác nhau này do các đặc tính vật lý và hình thái bề mặt trên lá đậu bắp của từng giống dẫn đến sự kháng của từng giống đối với sự gây hại của rầy xanh hai chấm. 1.2.3. Đặc điểm hình thái của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Theo CABI (2007), trứng có màu trắng, vàng nhạt, chiều dài 0,73 mm và chiều rộng 0,24 mm. Các ấu trùng của rầy xanh hai chấm có màu vàng xanh với kích thước 5 tuổi lần lượt là 0,6; 1,03; 1,23;1,5 và 2,18 mm. Trưởng thành có hai chấm đen ở phía cuối của cánh. Màu sắc của trưởng thành có màu vàng – xanh sang màu vàng trong mùa hè. Cánh trước có màu nâu và đôi chân có màu xanh. Trứng rầy xanh hai chấm hình cong, dài màu vàng trắng. Các ấu trùng có màu xanh nhạt hơi vàng. Trưởng thành có chiều dài khoảng 3,5 mm, cơ thể màu xanh lá cây nhạt, cánh trước và đỉnh cánh có đốm đen (Vennila et al., 2007). Theo Jayasimha et al. (2012), trứng rầy xanh hai chấm A. devastant có hình bầu dục, màu vàng. Ấu trùng các tuổi của rầy xanh hai chấm ấu trùng các tuổi có màu sắc vàng đến màu vàng xanh. Trưởng thành có kích thước trung bình khoảng 2,28 mm cánh trước màu xanh lá cây, có hai chấm đen ở đỉnh cánh trước, đầu màu xanh nhạt, cánh có màu xanh óng ánh. 1.2.4. Đặc điểm sinh học của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans 1.2.4.1. Thời gian phát triển của các pha và vòng đời của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Theo CABI (2007), ấu trùng rầy xanh hai chấm có 5 tuổi với thời gian phát dục của mỗi tuổi kéo dài 3-5 ngày. Thời gian phát dục của trứng là 5 – 15 ngày, của ấu trùng 8 – 12 ngày và của trưởng thành 14 – 60 ngày. Ở Ấn Độ thời gian phát dục của trứng trung bình khoảng từ 6,42 ± 0,37 ngày, của trưởng thành đực trung bình 22,85 ± 1,87 và của trưởng thành cái trung bình 26,66 ± 1,92 ngày, của rầy non trung bình 7,41 ± 0,48 ngày, vòng đời của rầy xanh hai chấm trung bình khoảng 30,31 ngày (Jayasimha et al., 2012). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 1.2.4.2. Sức sinh sản của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Rầy xanh hai chấm A. devastans đẻ trứng bên trong gân phần mặt dưới lá, trứng hình bầu dục có mầu hơi vàng. Mỗi rầy đẻ khoảng 17 – 38 trứng (CABI, 2007). Theo Jayasimha et al. (2012), ở Ấn Độ, mỗi rầy xanh hai chấm đẻ trứng vào mô của tế bào tại các điểm như cuống lá, gân lá. Mỗi rầy xanh hai chấm đẻ khoảng 14 – 20 trứng. Những quả trứng hình bầu dục, màu hơi vàng. Rầy xanh hai chấm đẻ khoảng 15 trứng, trứng hình cong, dài màu vàng trắng được đẻ trong mô lá trên các gân chính ở mặt dưới của lá (Vennila et al., 2007). 1.2.5 Đặc điểm sinh thái học của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Tại Pakistan nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, thời gian phát dục và tuổi thọ của rầy trưởng thành (Mahmood et al., 1986; Mahmood et al., 1988). Khi nghiên cứu về biến động số lượng của rầy xanh hai chấm cường độ ánh sang đóng vai trò quan trọng quyết định được sự phân bố của rầy trên cây bông (Atta et al., 2015). Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến mật độ rầy xanh hai chấm, Selvaraj et al. (2011), đã nhận xét rằng: ở Ấn Độ, vụ gieo sớm vào đầu tháng 2 có mật độ rầy xanh hai chấm cao nhất, càng gieo muộn thì mật độ rầy xanh hai chấm càng giảm. Theo Manuelo and Ronaldo (2012), tác giả thực hiện nghiên cứu tại Philipines cho rằng việc trồng đậu bắp trong mùa khô sẽ bị rầy xanh hai chấm gây hại nặng và ảnh hưởng tới năng suất. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh sản và phát triển của rầy xanh hai chấm. Lượng mưa là một yếu tố gây tỷ lệ tử vong lớn đối với rầy xanh hai chấm (CABI, 2007). *Thiên địch của rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Trong tự nhiên, rầy xanh hai chấm chủ yếu bị các loài bắt mồi ăn thịt tấn công. Nghiên cứu về thiên địch của rầy xanh hai chấm Amrasca devastans, nhận xét rằng, ký sinh tự nhiên không có hiệu quả cao đối với rầy xanh hai chấm (dẫn theo Trần Thế Lâm, 2007). Theo kết quả điều tra thu thập từ 26 tỉnh thành của Trung Quốc, trên cây bông có khoảng 659 loài côn trùng có ích, 256 loài côn trùng ăn thịt, 18 loài nhện Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 lớn ăn thịt và 18 loài nhện nhỏ bắt mồi. Trong đó, có 81 loài là thiên địch của rầy xanh hai chấm (1 loài là côn trùng ký sinh, 27 loài là côn trùng bắt mồi, 52 loài là nhện lớn bắt mồi) Cao Chi Yang (1986) khẳng định, cả rầy non và rầy trưởng thành đều bị các loài thiên địch tấn công, trong đó có loài nhện lớn bắt mồi Lycosidae (Aranecae). Barrion and Litsinger (1981), cho biết ở Pakistan loài bọ xít Orius Albidipennis (Anthocoridae: Hemiptera) là loài bắt mồi chủ yếu của rầy xanh hai chấm hại bông. Ở Ấn Độ, 8 loài nhện bắt mồi được quan sát đóng vai trò tích cực trong việc hạn chế rầy xanh hai chấm gây hại đó là: Thomisus katrajghatus Tikader, Neoscona sp., Oxyopes javanus Thorell, Plexippus paykullii (Aud.), Thomisus sp., Cheiracanthium melanostomum (Thorell), Oxyopes sp., Peucetia viridana Stoliczka (Rao et al., 1981). 1.2.6. Biện pháp phòng chống rầy xanh hai chấm 2 chấm 1.2.6.1. Biện pháp canh tác Việc trồng xen đậu bắp với ngô, hướng dương và đậu Hà Lan có ý nghĩa trong việc dẫn dụ rầy xanh hai chấm, giảm tác hại của rầy xanh hai chấm đối với cây đậu bắp(Abdul et al., 2011; Mari, 2013). Việc trồng xen bông với các cây trồng khác làm tăng tính đa dạng hệ sinh thái nông nghiệp, làm tăng tính đa dạng của khu hệ côn trùng và sẽ làm giảm áp lực của rầy xanh hai chấm trên cây bông và cây họ đậu. Theo Venkatesan et al. (1987), mật độ rầy xanh hai chấm trên cây bông trồng xen với đậu xanh, đậu đen hoa hướng dương thấp hơn so với bông trồng thuần. Bón phân hợp lý cũng làm tăng khả năng chống chịu của cây bông với rầy xanh hai chấm. Theo nghiên cứu của Baloch et al. (2013), thì bón quá nhiều đạm hoặc bón đạm kết hợp với lân sẽ tăng sự phát sinh gây hại của rầy xanh hai chấm trên đậu bắp so với khi sử dụng biện pháp không bón phân thì trong giai đoạn đầu rầy xanh hai chấm phát sinh chậm và ít gây hại hơn. 1.2.6.2. Biện pháp sử dụng giống chống chịu rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Theo Saif et al. (2012), việc sử dụng các giống đậu bắp có nhiều lông trên mặt lá giúp ngăn cản sự đẻ trứng, hạn chế sự có mặt và gây hại của rầy xanh hai Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 chấm 2 chấm trên đậu bắp. Mật độ rầy xanh hai chấm tập trung nhiều trên các giống như Pusa Swani, đậu bắp 3... các giống bị nhiễm nhẹ hơn như giống Super Star, Wonder xanh (Jamshaid et al., 2008). Sử dụng giống kháng là một trong những biện pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thế giới để phòng trừ rầy xanh hai chấm. Ngoài lợi ích về kinh tế, sử dụng giống kháng được đặc biệt quan tâm vì nó phù hợp với những nguyên lý mục tiêu của chiến lược phòng chống tổng hợp Dilbar et al. (2014), cho rằng đặc tính cơ bản của giống kháng rầy xanh hai chấm là ngăn cản sự đẻ trứng của trưởng thành, ngăn cản khả năng ăn và phát triển của ấu trùng. Đối với giống bông những đặc điểm hình thái quan trọng như mật độ lông trên lá, mức độ dẻo của gân lá, độ dầy của phiến lá, đỉnh của lông... đều liên quan đến tính kháng của giống với rầy xanh hai chấm. 1.2.6.3. Biện pháp sinh học phòng chống rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Các kết quả nghiên cứu về vai trò của thiên địch của rầy xanh hai chấm cho rằng: thiên địch không có hiệu quả cao trong việc kìm hãm số lượng quần thể rầy xanh hai chấm trên ruộng bông (Subba et al., 1968). Theo các tác giả này, quần thể thiên địch của rầy xanh hai chấm thường bị giảm mạnh trong điều kiện vụ khô nhưng rầy xanh hai chấm trong thời gian này có thể sống sót trên cỏ dại và sau đó chuyển sang gây hại trên cây bông. Trong khi đó, phản ứng của thiên địch thường chậm hơn so với sự gia tăng mât độ của rầy xanh hai chấm. Do vậy, chúng không thể kìm hãm được số lượng của rầy xanh hai chấm. 1.2.6.4. Biện pháp hóa học Theo Alam et al. (2010), đã xác định hiệu lực của 1 số loại thuốc trừ sâu sinh học đối với rầy xanh hai chấm trên đậu bắp như: Karanja, Mahogoni, Neem, Admire ở các nồng độ khác nhau. Kết quả đã chỉ ra rằng rầy xanh hai chấm bị chết nhiều nhất bởi dầu Admire L ở nồng độ 2,4% và hiệu lực đạt 97,92% và rầy xanh hai chấm bị chết thấp nhất khi sử dụng Neem 1% và hiệu lực là 65,07%. Hiệu quả trừ rầy xanh hai chấm của thuốc thảo mộc và thuốc trừ sâu tổng hợp là: Dầu Admire cao hơn dầu Karajan cao hơn dầu Mahogani cao hơn dầu Neem. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10 Nghiên cứu về việc ứng dụng các loại thuốc thảo mộc trong phòng trừ rầy xanh hai chấm trên đậu bắp Solangi et al. (2013), đã tiến hành phòng trừ rầy xanh hai chấm bằng một số loại thuốc như: Dầu Neem, bột Neem, lá thuốc lá, dầu neem với chủng vi khuẩn có lợi. Kết quả đã chỉ ra rằng rầy xanh hai chấm bị chết nhiều nhất bởi dầu nem với chủng vi khuẩn có lợi có hiệu lực cao nhất đạt 78,47% và rầy xanh hai chấm bị chết thấp nhất khi sử dụng lá thuốc lá với hiệu lực đạt 63,15 %. Hiệu quả trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc thảo mộc là: Dầu Neem + Vi khuẩn cao hơn dầu neem cao hơn bột neem cao hơn lá thuốc lá. Biện pháp hóa học là biện pháp chủ yếu để phòng chống rầy xanh hai chấm 2 chấm khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng phòng trừ. Ở Nam Ấn Độ, các giai đoạn cây trồng mẫn cảm với rầy xanh hai chấm đòi hỏi cần phải phun phòng trừ là 21 và 35 ngày sau khi mọc mầm. Theo Muhammad et al. (2012), đã đánh giá hiệu lực của 2 thuốc trừ sâu sinh học Biosal và Spinosad với 3 loại thuốc có hóa chất thường dùng là Imidacloprid, Endosulfan và Profenofos. Kết quả đã chỉ ra rằng hiệu quả trừ rầy xanh hai chấm của các loại thuốc hóa học là: Imidacloprid cao hơn Profenofos cao hơn Endosulfan. Hai loại thuốc sinh học có hiệu quả thấp hơn lần lượt là Biosal cao hơn Spinosad. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cần sử dụng các loại thuốc sinh học và hóa học luân phiên nhau, tùy từng giai đoạn của cây trồng. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.3.1.Thành phần sâu nhện hại cây đậu bắp Hiện nay ở trong nước chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về sâu hại trên cây đậu bắp, các tài liệu đã công bố liên quan đến sâu nhện hại trên đậu bắp còn hạn chế. 1.3.2. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái, tác hại, sinh học, của rầy xanh hai chấm A. devastans hại bông *Tác hại của rầy xanh hai chấm Ở Việt Nam, theo tác giả Vũ Công Hậu (1978), rầy xanh hai chấm xuất hiện và gây hại trên nhiều loài cây trồng và cỏ dại. Trên cây bông, rầy xanh hai chấm gây hại từ khi mọc đến khi thu hoạch. Mức độ gây hại của chúng khác Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11 nhau tùy theo giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây bông. Kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Trình (1974) cho thấy, khi chích hút dịch cây thì đồng thời rầy xanh hai chấm tiết chất độc làm lá uốn cong lại bên dưới, sau đó bìa lá đỏ và khô đi, lá rụng làm giảm năng suất. Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là loài côn trùng đa thực, gây hại trên cây bông và 66 loài cây thuộc 29 họ thực vật khác nhau như: đậu bắp, cà, ớt, dâm bụt, cối xay, khoai tây, mướp tây, đậu, thuốc lá, khoai lang, lạc (Hồ Khắc Tín, 1982). Theo mô tả của Trần Thế Lâm (2007), rầy xanh hai chấm gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bông từ khi cây có lá sò đến khi thu hoạch. Cả rầy xanh hai chấm non và trưởng thành đều chích hút dịch cây. Mức độ tác hại của chúng phụ thuộc vào gia đoạn sinh trưởng của cây bông và mật độ của nó. Khi cây bông còn nhỏ bị rầy xanh hai chấm gây hại mép lá có màu vàng, trên lá bông có các chấm đen nhỏ li ti, gây hại nặng sẽ làm lá non héo trông giống như bị luộc, mép lá co lại, lá bị khô đen làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bông. Khi cây bông đã lớn, rầy xanh hai chấm gây hại nặng thì toàn lá có màu huyết dụ, với nhiều lá khô cháy gọi là hiện tượng “cháy rầy”, lá trở nên khô giòn và dễ rụng, cây không còn khả năng phục hồi. Nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển của rầy xanh hai chấm, Nguyễn Xuân Thành (1996) cho rằng rầy xanh hai chấm phát triển và gây hại trên bông vụ khô là nặng hơn trồng bông trong vụ mưa. Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Hai (1996), rầy xanh hai chấm Amrasca devastans là một đối tượng thường xuyên có mặt trên bông. Rầy xanh hai chấm gây hại cho cây bông ở các vùng bông cả trong vụ khô lẫn vụ mưa. Theo Lương Minh Khôi (1980), vào những thời kỳ bị rầy xanh hai chấm hại mạnh, tỷ lệ lá bị hại lên đến 100%; mật độ rầy lên tới 500 – 1200 con/100 lá. Khi nghiên cứu về quan hệ giữa mật độ quần thể của rầy xanh hai chấm và mức độ gây hại, Nguyễn Thị Thanh Bình (1983) cho biết không có mối quan hệ âm hoặc dương rõ ràng. Trong cùng điều kiện mùa vụ với mật độ quần thể của rầy xanh hai chấm cao, có giống bị hại vừa và cũng có giống bị hại nặng. Ngược lại, có Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12 giống bông với mật độ quần thể của rầy xanh hai chấm ở mức vừa thì bị hại ở mức từ vừa đến nặng. Tác giả Nguyễn Hữu Bình (1990), cho biết, thiệt hại về năng suất bông do rầy xanh gây ra là tương đối nghiêm trọng, đối với giống nhiễm là 64,4% và với giống kháng trung bình là 53,6%. Nghiên cứu của Lê Trọng Tình (2001), cũng chỉ ra rằng, giữa chỉ số cấp rầy hại thấp thì năng suất cao, ngược lạ chỉ số cấp rầy hại cao thì năng suất thấp. Nguyễn Hữu Bình (1990) cho rằng, trong điều kiện đất xấu, thiếu ẩm, cây phát triển kém, khô hạn, ánh sáng mạnh, thích hợp cho rầy xanh hai chấm phát triển gây hại trầm trọng cho bông. Trên những ruộng bông trồng dày, ít ánh sáng, rầy xanh hai chấm hoạt động kém hơn. Trứng rầy xanh hai chấm được đẻ trong mô của gân lá, và phần non của cây. Trứng có dạng hình thoi dài, hơi nhọn ở hai đầu. Dài từ 0,8 – 1,0 mm, trứng mới đẻ có màu trắng, khi sắp nở có màu vàng trong. Ấu trùng có 5 tuồi, pha trứng có thời gian phát dục kéo dài trung bình 5,04 ngày; pha rầy non có 5 tuổi, thời gian phát triển trung bình 8,56 ngày, vòng đời của rầy xanh hai chấm kéo dài từ 13 đến 20 ngày (trung bình 15,92 ngày), thời gian rầy trưởng trung bình 8,30 ngày). Số lượng rầy non nở ra từ một con trưởng thành cái trung bình 21,20 rầy non. ở điều kiện nhiệt độ 27,08 oC và ẩm độ 69,4 % (Trần Thế Lâm, 2007). 1.3.3. Những nghiên cứu về các loài thiên địch của rầy xanh hai chấm Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thế Lâm (2007), đã xác định được 14 loài thiên địch bắt mồi của rầy xanh hai chấm, trong đó bộ cánh cứng (Coleoptera) có 9 loài, bộ nhện lớn bắt mồi ăn thịt (Araneida) có 4 loài và một loài thuộc bộ cánh mạch (Neuroptera). Đến nay chưa phát hiện được loài ký sinh nào trên rầy xanh hai chấm. Thành phần thiên địch bắt mồi và nấm ký sinh rầy xanh hai chấm A. devastans trên bông có 31 loài, trong đó bộ nhện lớn có 14 loài, có 1 loài nhện nhỏ, bộ cánh thẳng có 2 loài, bộ cánh nửa có 5 loài, bộ cánh cứng có 5 loài, nấm ký sinh côn trùng có 2 loài. Trong đó bộ nhện lớn là loài có mật độ và tần suất xuất hiện là lớn nhất, bộ cánh nửa cũng là những đối tượng xuất hiện với mật độ lớn và thường xuyên (Nguyễn Văn Chính, 2012). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13 1.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans 1.3.4.1. Biện pháp canh tác Theo Trần Thế Lâm (2007), việc trồng xen canh giữa cây bông và cây đậu xanh không có tác dụng trong việc hạn chế mật độ của rầy xanh hai chấm. Phủ mặt luống bằng màng PE màu đen ánh bạc có tác dụng tốt trong việc hạn chế rệp muội bông, rầy xanh hai chấm và đặc biệt là bọ trĩ hại bông. Trồng gọn thời vụ, tưới tiêu hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm, bón bổ sung kali có tác dụng tăng khả năng chống chịu rầy của cây bông. 1.3.4.2. Biện pháp giống chống chịu rầy xanh hai chấm 2 chấm A. devastans Trong điều kiện áp lực rầy cao của Việt Nam, sử dụng các giống bông lá dày, lá nhiều lông (giống kháng rầy từ trung bình đến khá) có hiệu quả cao trong việc làm giảm tác hại của rầy xanh hai chấm và kéo dài thời gian phải phun thuốc đến 40 ngày sau gieo trở đi. Trong khi nếu sử dụng giống bông lá nhẵn thì ngay giai đoạn cây bông con đã bị rầy xanh hai chấm hại nặng. Theo Trần Thế Lâm (2007), giống bông VN01- 02 có khả năng kháng rầy xanh hai chấm rất tốt và tốt hơn hẳn so với giống L18, VN15 đang được trồng đại trà ngoài sản xuất. 1.3.4.3. Biện pháp hóa học Đối với các giống bông kháng rầy trung bình và khá, việc phun thuốc hóa học trừ rầy chỉ được khuyến cáo sử dụng sau khi cây được 40 ngày tuổi (đối với bông vụ khô) và 60 ngày tuổi (đối với bông trồng vụ mưa). Một số loại thuốc được khuyến cáo sử dụng luân phiên để trừ rầy xanh hai chấm là các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Dinotefuran, Imidacloprid, Buprofezin (Phan Văn Tiêu, 2011). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan