Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tháng 12012, giám đốc công ty cổ phần a ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá 10.000...

Tài liệu Tháng 12012, giám đốc công ty cổ phần a ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá 10.000 đồngkg) với giám đốc công ty cổ phần b. (8đ)

.DOCX
15
129
52

Mô tả:

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1. Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực. 1 2. Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. 4 3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao? 7 4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A. Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp pháp, hãy xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B phải chịu? 10 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 MỞ ĐẦU Hoạt động mua bán hàng hóa là một hoạt động trung tâm trong giao lưu thương mại, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và mua bán hàng hóa trong thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước cũng như phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia. Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Tuy nhiên, không phải mọi thỏa thuận của các bên đều được pháp luật thừa nhận mà chỉ có những thỏa thuận tuân theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, đảm bảo cho cam kết giữa các chủ thể được thực hiện trên thực tế. Trong bài tập này, nhóm xin nghiên cứu về việc tranh chấp đối với hợp đồng mua bán giữa 2 công ty cổ phần A và B để làm rõ hơn về các vấn đề tranh chấp trên thực tế. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực. Luật Thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng thương mại, cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật Dân sự. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 122) và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: 1 Thứ nhất, người tham gia giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại phải có năng lực giao kết (năng lực hành vi dân sự). Hành vi giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên, do vậy để hợp đồng có hiệu lực pháp lý và có khả năng thực hiện, người giao kết hợp đồng phải có khả năng nhận thức hành vi giao kết hợp đồng cũng như hậu quả của việc giao kết hợp đồng. Đối với cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Mà trong hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại, chủ thể thường phải là thương nhân, khi tham gia vào hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, thương nhân phải đáp ứng đủ điều kiện, phải có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Nếu mua bán sản phẩm, hàng hóa có điều kiện đăng kí kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng điều kiện đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tức là, để hợp đồng mua bán giữa giám đốc công ty cổ phần A và giám đốc công ty cổ phần B có hiệu lực pháp luật, thì trước hết, công ty A và B phải có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. đồng thời, cả A và B đều phải là thương nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để có khả năng thay mặt công ty giao kết hợp đồng mua bán gạo. Ngoài ra thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán được quy định tại điều 145 BLDS năm 2005, theo đó, đại diện hợp pháp bao gồm: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Khi người không có thẩm quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên được hợp đồng đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì hợp đồng không phát sinh quyền và nghĩa vụ với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Do đó giám đốc của hai 2 công ty A và B này đều là người đại diện hợp pháp của hai công ty thì hợp đồng thương mại này phù hợp quy định của pháp luật và có hiệu lực. Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Mục đích của hợp đồng là những lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất. Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năng thực hiện, pháp luật quy định mục đích, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong tình huống trên hàng hóa mua bán là gạo đó là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, và mục đích của hợp đồng thương mại là vì lợi nhuận hợp pháp mà hai bên mong muốn đạt được do đó mục đích và nội dung của hợp đồng thương mại giữa công ty A và công ty B phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Thứ ba, hợp đồng kinh doanh, thương mại được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh thương mại nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết những không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng... là lý do dẫn đến hợp đồng bị coi là vô hiệu. Ở tình huống trên nếu hai công ty A và B đều tuân theo các nguyên tắc trên thì hợp đồng thương mại đó có hiệu lực Thứ tư, nếu pháp luật có quy định về hình thức của hợp đồng thì phải tuân theo quy định này. Thông thường đó là quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc văn bản hợp đồng phải được đăng ký, chứng thực. Trong trường 3 hợp này, hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực, khi giao kết các bên phải tuân theo hình thức được pháp luật quy định. Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 Luật Thương mại, hợp đồng kinh doanh, thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, trong tình huống trên hai công ty A và công ty B phải tuân thủ hình thức hợp đồng mà pháp luật quy định đó là Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán gạo giữa hai công ty có hiệu lực. 2. Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Trước hết ta phải hiểu được khái niệm về thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các cụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Theo khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định về Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Như vậy, khác với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án, cơ quan tài phán nhà nước, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận trước, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đòi hỏi có sự thỏa thuận giữa các bên. Bên cạnh đó, theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về Thoả thuận trọng tài vô hiệu 4 “1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này. 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận của trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật”. Như vậy, điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực là: - Thứ nhất, điều kiện về hình thức của thỏa thuận trọng tài: Hình thức của thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại. - Thứ hai, điều kiện về thẩm quyền của trọng tài: Không phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng trọng tài, ngay cả khi giữa các bên tranh chấp thỏa mãn điều kiện về sự tự nguyện thỏa thuận. Đó là khi pháp luật nơi diễn ra trọng tài không cho phép giải quyết loại tranh chấp đó thông qua hình thức trọng tài. - Thứ ba, điều kiện về năng lực chủ thể: Có thể nói năng lực chủ thể là vấn đề đầu tiên mà các bên cần quan tâm khi tiến hành đàm phán thỏa thuận trọng tài vì nếu một bên không có năng lực chủ thể sẽ khiến điều khoản này vô hiệu. - Thứ tư, điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể: Thỏa thuận trọng tài sẽ không có giá trị pháp lý nếu nó không phải là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể hay là sự áp đặt ý chí của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. 5 Tóm lại, tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực. Trong trường hợp này: các bên có thỏa thuận trong hợp đồng rằng mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; tức là các bên đã có thỏa thuân trọng tài trước khi xảy ra tranh chấp. Tranh chấp phát sinh giữa công ty A và công ty B trong lĩnh vực thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại và không nằm trong các trường hợp trọng tài vô hiệu. Như vậy, thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo trên là có hiệu lực. * Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. - Thỏa thuận trọng tài loại trừ thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với tranh chấp. - Thỏa thuận trọng tài có tác dụng ràng buộc các bên, bởi nó được xác lập trên cơ sở ý chí tự nguyện và bình đẳng của chính các bên. - Thỏa thuận trọng tài là yếu tố quan trọng nhất, luôn được đặt lên hàng đầu từ khi đưa tranh chấp thương mại ra trọng tài cho tới khi phán quyết cuối cùng được đưa ra. Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời đã góp phần tạo niềm tin cho các cá nhân, tổ chức đối với trọng tài, là cơ sở pháp lý vững chắc giúp cá nhân, tổ chức tự tin hơn khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là trọng tài thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Luật trọng tài thương mại vẫn còn tồn tại một số bất cập về hiệu lực thỏa thuận trọng tài. Thứ nhất, Điều 6 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài : “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc 6 thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Như vậy, khi thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì tòa án có thẩm quyền giải quyết. Những thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thường gặp là: thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp không rõ ràng, hoặc thỏa thuận chỉ nêu chung chung là tranh chấp sẽ do trọng tài giải quyết mà không thỏa thuận rõ về hình thức trọng tài….Có thể thấy những trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được đa số xuất phát từ nguyên nhân các bên xác lập thỏa thuận trọng tài chưa có nhận thức đúng đắn về trọng tài, gián tiếp làm cho trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để tạo điều kiện cho các bên thể hiện đúng ý chí của mình, pháp luật có thể quy định thêm, khi thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, nếu vẫn muốn trọng tài giải quyết tranh chấp thì các bên hoàn toàn có quyền xác lập một thỏa thuận khác mới. Thứ hai, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có chế tài phạt khi một bên không thực hiện đúng thỏa thuận trọng tài đã xác lập. Thỏa thuận trọng tài được xác lập dựa trên sự tự nguyện của các bên, do vậy các bên cần tôn trọng quyết định của chính mình, thể hiện ở việc thực hiện nghiêm chỉnh thỏa thuận trọng tài. Về bản chất, thỏa thuận trọng tài cũng được xem như một hợp đồng, khi vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận, thiết nghĩ nên có chế tài cho thỏa thuận trọng tài như hợp đồng. 3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao? Tòa sẽ chấp nhận đơn kiện của công ty A. Vì những lý do sau: Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Trong Tài Thương Mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.” 7 Trong trường hợp này, công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Công ty A gửi thông báo yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng tuy nhiên công ty B không chấp thuận. Như vậy, thỏa thuận trọng tài giữa công ty A và công ty B không thể thực hiện được do đó Tòa án có thể thụ lý đơn kiện của công ty A. Thứ hai, cũng tại Điều 7 luật này có quy định cụ thể về việc xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài: “1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn. 2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau: a) Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn; b) Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp; c) Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định; d) Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập; 8 đ) Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; e) Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của người làm chứng; g) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. 3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.” Ngoài ra căn cứ theo Khoản 1 Điều 29 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự quy định về những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hoá; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; 9 k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác.” Qua đó có thể thấy hoạt động mua bán hàng hóa của công ty A và công ty B nằm trong thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án hoàn toàn có thể thụ lí đơn khởi kiện của công ty A. 4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A. * Các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại: Bồi thường thiệt hại: Là việc bên vi phạm bồi thường những tổng thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: + Có hành vi vi phạm hợp đồng: giám đốc công tycổ phần A ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo với giám đốc công ty cổ phần B vào tháng 1/2012. Đến thời hạn giao hàng nhưng công ty B không giao hàng cho công ty A => vi phạm hợp đồng. + Có thiệt hại thực tế: Do công ty B không giao hàng đúng hạn cho công ty A nên công ty A không thực hiện được hợp đồng với đối tác. Đồng thời công ty A bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. 10 + Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại (bên A) phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm của bên B. + Có lỗi của bên vi phạm: trong trường hợp này, lỗi thuộc về bên B, bên B không giao gạo cho bên A dẫn đến bên A phải phá vỡ hợp đồng với đối tác và phải chịu phạt từ đối tác. Qua nhưng phân tích trên, ta thấy công ty A đã vi phạm việc ký kết hợp đồng nên đã gây ra thiệt hại cho công ty B, vậy nên việc yêu cầu bồi thường của công ty A là hoàn toàn hợp pháp. Giá trị bồi thường thiệt hại được tính bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302 Luật thương mại 2005). Vì lẽ đó nên việc xác định giá trị bồi thường được tính dựa trên việc xác định thiệt hại thực tế do B vi phạm đối với A và cả khoản lợi trực tiếp không nhận được của A do phải phá hợp đồng với đối tác. * Các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của phạt vi phạm. Phạt vi phạm: Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 - Luật thương mại 2005 . Như vậy phạt vi phạm chỉ xảy ra nếu có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 - Luật thương mại 2005: là do kết quả giám định sai. Trong trường hợp này, có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp thứ nhất: 11 Trong hợp đồng ký kết giữa công ty A và B không có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hoặc nếu như có thỏa thuận nhưng công ty B chứng minh được việc vi phạm là rơi vào các trường hợp tại Điều 294 Luật thương mại 2005: “Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm 1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. 2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.” Thì việc công ty B phải chịu phạt là không có hiệu lực, công ty B chỉ phải bồi thường cho công ty A. - Trường hợp thứ hai: Trong hợp đồng ký kết giữa công ty A và B có thỏa thuận về việc phạt vi phạm đồng thời B không rơi vào các trường hợp tại điều 294 Luật thương mại 2005 thì căn cứ Điều 301 Luật thương mại 2005, việc công ty A yêu cầu B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng là hoàn toàn hợp pháp do bên B vi phạm không giao toàn bộ 1000 tấn gạo cho bên A nên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm ở đây = giá trị hợp đồng. Vì vậy, giá trị phạt vi phạm là: 8% x (1.000.000 x 10.000đ) = 800.000.000đ. 12 KẾT THÚC VẤN ĐỀ Thông qua phân tích và giải quyết những vấn đề xung quanh hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai công ty cổ phần A và B giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về quy định của pháp luật đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giúp phần nào áp dụng ngoài thực tiễn để giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao. 13 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Tập 2, 2012, Nxb.CAND. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 1+2, Nxb.CAND. 3. Luật Thương mại năm 2005. 4. Bộ Luật Dân sự năm 2005. 5. Luật Trọng tài thương mại năm 2010. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan