Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự môn luật tố tụng hình sự...

Tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự môn luật tố tụng hình sự

.DOC
14
110
60

Mô tả:

Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự A. MỞ BÀI...........................................................................................................2 B. NỘI DUNG......................................................................................................3 I. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam..............................................................................................3 1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc...............................................................3 1.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện:...........................3 1.2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh:..............................4 2. Thẩm quyền xét xử theo đối tượng............................................................5 2.1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự..............................................5 2.2. Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của TAND..................................6 2.3. Tách vụ án để tòa án quân sự và TAND xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền.........................................................................................6 3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ..............................................................7 4. Thẩm quyền xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp................................................................................8 II. Một số kiến nghị...........................................................................................8 1. Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS vè thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp......................................................................8 2. Sửa đổi quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ và thẩm quyền xét xử đối với tội phạm thực hiện trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng Việt Nam....................10 3. Thực hiện thống nhất quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện – Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thủ tục rút gọn..........................................................................11 C. KẾT BÀI........................................................................................................13 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................14 BẢNG TỪ VIẾT TẮT BLTTHS TAND TAQS TANDTC VKS : Bộ luật Tố tụng hình sự : Tòa án nhân dân : Tòa án quân sự : Tòa án nhân dân tối cao : Viện kiểm sát A. MỞ BÀI 1 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự Một trong các nguyên tắc quan trọng của luật Tố tụng hình sự đó là nguyên tắc hai cấp xét xử nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng đồng thời đảm bảo việc xét xử vụ án một cách đúng đắn, khách quan, đúng người đúng tội… Pháp luật tố tụng hình sự quy định hai thủ tục xét xử là thủ tục xét xử sơ thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm và giao cho các Tòa án ở các cấp xét xử khác nhau thẩm quyền xét xử theo hai thủ tục xét xử nói trên. Thẩm quyền của Tòa án theo nghĩa chung nhất được hiểu là quyền xem xét và ra các quyết định xét xử theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án của Tòa án cụ thể hóa đường lối, chính sách, quan điểm của Nhà nước đối với việc xử lý người có hành vi phạm tội. Xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án trong các giai đoạn tiếp theo. Do đó, trong phạm vi bài nghiên cứu này, em xin được trình bày về vấn đề “Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của Tòa án với hi vọng cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về vấn đề này… B. NỘI DUNG 2 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự Nghiên cứu về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tổ chức hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện các hoạt động tố tụng nhằm giải quyết vụ án được khách quan toàn diện và đầy đủ, theo đúng tinh thần của nguyên tắc hai cấp xét xử hiện nay. I. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 1. Thẩm quyền xét xử theo sự việc Thẩm quyền xét xử theo sự việc là thẩm quyền xét xử của Tòa án được phân định bởi tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm. Xét trên phương diện tổ chức trọng hệ thống Tòa án nước ta, TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án quân sự khu vực (sau đây gọi chung là Tòa án cấp huyện) là cấp xét xử thấp nhất chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TNQS cấp quân khu (sau đây gọi chung là Tòa án cấp tỉnh) là Tòa án cấp thứ hai và cũng là Tòa án cấp cuối cùng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Vì vậy, thẩm quyền xét xử theo sự việc được nói tới ở đây chính là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh. (Theo pháp luật tố tụng nước ta thì Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền xét xử sơ thẩm) 1.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện: Quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm phù hợp cho các Tòa án cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy định và thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh. Theo quy định tại khoản 1 Điêu 170 BLTTHS năm 2003, Tòa án cấp huyện và TAQS khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây. a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; b) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; 3 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự c) Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 của Bộ luật hình sự. 1.2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh: Theo quy định tại khoản 2 Điều 170 BLTTHS, Tòa án nhân đân cáp tỉnh và TAQS cấp Quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TAQS khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và TAQS cấp quân khu được quy định tại BLTTHS hiện hành không hề thay đổi so với quy định của BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, BLTTHS hiện hành vẫn không quy định cụ thể những vụ án hình sự nào mặc dù thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh vẫn quyết định lấy lên để xét xử. Trước đây, để thực hiện thẩm quyền lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện lên cấp tỉnh để xét xử, trong Thông tư số 02/TTLN ngày 12/01/1989 của TANDTC – VKSNDTC – BTP – BNV hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đã xác định, tùy thuộc năng lực chuyên môn của người tiến hành tố tụng ở cấp huyện, Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án cấp tỉnh cần lấy vụ án thuộc thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện lên cho cấp mình điều tra, truy tố và xét xử trong các trường hợp sau: - Vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án hoặc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành ở địa phương. - Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Sĩ quan công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Việc Tòa án cấp tỉnh lấy vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện lên để xét xử trong các trường hợp cụ thể nào không chỉ chưa được quy định trong BLTTHS hiện hành mà ngay trong các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLTTHS vấn đề này cũng không được đề cập đến. 4 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự 2. Thẩm quyền xét xử theo đối tượng Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là “thẩm quyền xét xử của Tòa án được xác định bởi đối tượng phạm tội”. Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là loại thẩm quyền được phân định giữa TAND với TAQS dựa trên tiêu chí là người phạm tội. BLTTHS không quy định loại thẩm quyền này, thẩm quyền xét xử theo đối tượng được phân định gián tiếp qua quy định về thẩm quyền xét xử của TAQS của Pháp lệnh tổ chức TAQS. 2.1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức TAQS năm 2002 thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAQS được phân định như sau: “Các Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là: 1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quan tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý; 2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc thiệt hại cho quân đội”. Qua điều luật cho ta thấy, tòa án quân sự xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự mà người phạm tội thuộc hai nhóm đối tượng: - Người phạm tội là quân nhân và những người có nghề nghiệp hoặc nhiệm vụ quân sự bao gồm: quân nhân tại ngũ; công chức quốc phòng; công nhân quốc phòng; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian phối hợp với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý. Những người này bị tòa án quân sự xét xử không phụ thuộc vào việc họ phạm tội gì và phạm tội ở đâu. 5 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự - Người phạm tội không phải là các đối tượng nêu trên (dân thường, trong mối quan hệ so sánh với các chủ thể nêu trên) Những đối tượng này chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: + Liên quan đến bí mật quân sự Bí mật quân sự là những bí mật của quân đội, bí mật về an ninh quốc phòng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Gây thiệt hại cho quân đội Gây thiệt hại cho quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân hoặc của những người có nghề nghiệp, nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản của quân nhân hoặc của những người có nghề nghiệp, nhiệm vụ quân sự được quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của quân đội; những người đang bị tạm giam, tạm giữ và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội. + Cùng một vụ án, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Trong trường hợp này, tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án (trừ trường hợp tách vụ án). 2.2. Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của TAND TAND xét xử những người không còn phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội; những người đang phục vụ trong quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào quân đội nếu những tội phạm đố không liên quan đến bí mật quân sự hoặc không gây thiệt hại cho quân đội. 2.3. Tách vụ án để tòa án quân sự và TAND xét xử sơ thẩm theo thẩm quyền - Trường hợp tách vụ án 6 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự Về nguyên tắc, tòa án quân sự xét xử sơ thẩm toàn bộ vụ án trong trường hợp cùng một vụ án, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án quân sự, vừa có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. Tuy nhiên, có thể tách vụ án để TAND và tòa án quân sự xét xử riêng theo thẩm quyền, nếu không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. - Thủ tục tách vụ án Tòa án quân sự đã thụ lý vụ án trao đổi với viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ thực hành quyền công tố về việc tách vụ án. Nếu viện kiểm sát quân sự thống nhất tách vụ án, tòa án quân sự chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát quân sự để giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp viện kiểm sát quân sự không thống nhất tách vụ án, tòa án quân sự đã thụ lý vụ án phải xét xử toàn bộ vụ án. 3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ Thẩm quyên xét xử theo lãnh thổ được hiểu là: Thẩm quyền xét xử của Tòa án căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi kết thúc điều tra vụ án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLTTHS thì: Tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. Đối với bị cáo phạm tội ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử, thẩm quyền xét xử thuộc khoản 2 Điều 171 BLTTHS quy định như sau: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án TANDTC ra quyết định giao cho TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử. 7 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS thì do TAQS cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án TAQS trung ương. Đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký. 4. Thẩm quyền xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp Trong trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án. Quy định này là hợp lý vì sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho hoạt động tố tụng, đảm bảo việc giải quyết vụ án được kịp thời. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các tội phạm mà bị cáo thực hiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc xét xử cùng một lần tại một phiên tòa sẽ giúp giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện… II. Một số kiến nghị 1. Sửa đổi, bổ sung quy định của BLTTHS vè thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp. Quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp hiện nay tại Điều 170 BLTTHS, theo chúng tội về cơ bản là phù hợp và đã được chứng minh cụ thể qua thực tiễn xét xử trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án các cấp cũng đã cho thấy một số bất cập. Thứ nhất, BLTTHS hạn chế quá nhiều trường hợp vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng mà Tòa án cấp huyện không được xét xử tại điểm c khoản 1 Điều 170 (21 tội phạm cụ thể). Tuy nhiên, hiện nay những hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cơ sở vật chất, phương tiện 8 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện đã dần dần được khắc phục qua thực tiễn nên năng lực của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp huyện nói riêng đã được nâng cao rất nhiều so với thời điểm BLTTHS có hiệu lực thi hành. Do đó, đối với các tội phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 170 BLTTHS, theo em, trong thời điểm hiện tại, các Tòa án cấp huyện đã có khả năng xét xử hầu hết các tội phạm này, và vì vậy chỉ nên quy định Tòa án cấp huyện không được xét xử một số tội phạm quy định tại 9 điều luật sau thay vì 21 Điều như hiện nay: Điều 172 tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Điều 216 tội vi phạm các quy định về điều khiển tàu bay; Điều 217 tội cản trở giao thông đường không; Điều 218 tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không đảm bảo an toàn; Điều 219 tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Điều 221 tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Điều 222 tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 223 tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Điều 263 tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội mua bán, chiếm đoạt hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Thứ hai: Về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp Quân khu, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quy định hiện nay của BLTTHS về việc TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu xét xử những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực. Tuy nhiên, việc quy định TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu có thể lấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới lên để xét xử như hiện nay là chưa hợp lý, vì : + nếu quy định một cách chung chung như vậy dễ dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng và trong thực tế sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án do việc khi chuyển vụ án từ cấp dưới lên sẽ phải làm lại cáo trạng truy tố vì VKS cấp 9 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự dưới không thể ủy nhiệm cho VKS cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử được, do đó hồ sơ vụ án sẽ phải chuyển qua lại nhiều lần giữa Tòa án và VKS, mất nhiều thời gian không cần thiết. + Mặt khác, do không quy định cụ thể và cũng chưa có sự giải thích, hướng dẫn về vấn đề này nên cũng khiến cho việc nhận thức và áp dụng trong thực tiễn sẽ khó có sự thống nhất và không thể tránh khỏi tình trạng mỗi nơi sẽ có cách vận dụng riêng của mình, có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết nhanh chóng vụ án. Do vậy, BLTTHS nên bỏ quy định việc TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu có thể lấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới lên để xét xử và bổ sung vào điểm c khoản 1 Điều 170 BLTTHS một số trường hợp vụ án hình sự mà tội phạm do một số đối tượng nhất định thực hiện không thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện (ví dụ: Thẩm phán Tòa án các cấp, KSV VKS các cấp, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôn giáo, có uy tín cao trong các dân tộc ít người), để ngay khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đã giao ngay cho cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra từ đầu để đảm bảo sự thống nhất về thẩm quyền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, tránh trường hợp sau khi truy tố ra Tòa án cấp huyện, vụ án mới bị lấy lên Tòa án cấp trên xét xử. 2. Sửa đổi quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ và thẩm quyền xét xử đối với tội phạm thực hiện trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng Việt Nam. Theo quy định tại đoạn ba Điều 171 BLTTHS, trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài bị đưa về nước xét xử, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do TAQS cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án TAQS Trung ương. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là chưa chính xác, bởi lẽ hiện nay theo quy định của BLTTHS, không có một cấp Tòa án quân sự nào cao hơn TAQS cấp Quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm cả, vì ngay từ năm 2000 chúng ta đã bỏ quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Tòa hình sự TANDTC và TAQS Trung ương. Vì vậy, chúng tôi kiến 10 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự nghị bỏ hai tư “trở lên” tại đoạn này, và đoạn ba Điều 171 BLTTHS sẽ có nội dung sau: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do TAQS cấp quân khu xét xử theo quyết đinh của Chánh án TAQS Trung ương. BLTTHS hiện hành quy định: đối với tội phạm xảy ta trên tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nơi có sân bay, bến cảng và tàu bay, tàu biển trở về đầu tiên ở trong nước hoặc Tòa án nơi có tàu bay, tàu biển đó đăng ký. Quy định như vậy dễ dẫn đến việc tranh chấp hoặc đùn đẩy lẫn nhau giữa các Tòa án nói trên. Mặt khác, việc quy định cả Tòa án nơi đăng ký tàu bay, tàu biển có thẩm quyền xét xử chắc chắn sẽ gây khó khăn cho việc điều tra thu thập chứng cứ vì thực tế tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển mà người phạm tội bị bắt quả tang hay khẩn cấp thì khi tàu bay, tàu biển trở về sân bay, bến cảng dầu tiên ở trong nước, do không có thẩm quyền điều tra vụ án nên người chỉ huy tàu bay, tàu biển phải bàn giao ngay người bị bắt cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, chính là cơ quan điều tra sở tại, cho nên thực chất hoạt động điều tra ban đầu như: lập biên bản phạm tội quả tang, biên bản nhận người bị bắt, nhận bàn giao vật chứng (nếu có) đã được thực hiện ngay khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Vì vậy, chúng tôi cho rằng không nên quy định cho Tòa án nơi tàu bay, tàu biển đăng ký có thẩm quyền xét xử các tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng Việt Nam để giúp xác định nhanh chóng thẩm quyền điều tra dối với các tọi phạm này, nhằm giải quyết nhanh chóng chính xác vụ án. 3. Thực hiện thống nhất quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện – Tiếp tục hoàn thiện các quy định về thủ tục rút gọn. Quy định của BLTTHS về thủ tục rút gọn trong việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm đối vói các vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 bộ luật này, theo chúng tôi là rất cần thiết, vì sẽ giúp cho việc giải quyết nhanh các vụ án đơn giản, chứng cứ rõ rang, người phạm tội bị bắt quả tang,….Theo chúng 11 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự tôi, với các điều kiện mà BLTTHS quy định cho việc áp dụng thủ tục rút gọn, không cần thiết phải lập một HĐXX như trong các vụ án xét xử theo thủ tục chung như quy định hiện nay để cho việc xét xử sơ thẩm đối với các vụ án được nhanh chóng, nên cơ cầu một Thẩm phán xét xử là phù hợp. Quy định tại Điều 318 và khoản 5 Điều 324 BLTTHS năm 2003 đã khẳng định rút gọn chỉ được áp dụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ý kiến cho rằng thủ tục rút gọn nên được áp dụng cả ở giai đoạn xét xử phúc thẩm đối với loại án đã được áp dụng thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm. Theo chúng tôi, các ý kiến này cần phải được xem xét, cân nhắc một cách nghiêm tục để nếu có tính khả thi thì kịp thời có sự thay đổi, bổ sung vào BLTTHS vì một số lý do sau: Thứ nhất, việc bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị không làm cho tính chất của vụ án phức tạp thêm so với thời điểm VKS ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, vì chỉ khi vụ án đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 319 BLTTHS, cơ quan điều tra mới đề nghị áp dụng thủ tục rút gọn và VKS phải nghiên cứu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định áp dụng thủ tục này. Việc kháng cáo của bị cáo, kháng nghị của VKS trong thủ tục này có thể sẽ ít xảy ra vì sự việc phạm tội đã rõ rang, đa số các trường hợp bị cáo đã nhận tội hoặc có đầy đủ chứng cứ xác định tội phạm, người phạm tội, do người này bị bắt quả tang, đồng thời VKS đã cân nhắc kỹ càng trước và sau khi quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án; Thứ hai, việc xét xử phúc thẩm trong trường hợp này không đòi hỏi nhiều thời gian như trong các vụ án áp dụng thủ tục tố tụng thông thường ở giai đoạn sơ thẩm. Bởi lẽ, ngoài việc để được áp dụng thủ tục rút gọn các vụ án thường ít bị can, bị cáo, tình tiết vụ án rõ rang, trong quá trình tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm, nếu có những tình tiết diễn biến làm phức tạp thêm tính chất của vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã có những quyết định cần thiết để không tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn đối với vụ án này nữa 12 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự Thứ ba, giả sử có những sai lầm hoặc vi phạm ở cấp sơ thẩm khiến cho vụ án bị xét xử sai thì việc làm rõ để sửa chữa những sai lầm, vi phạm ấy cũng không mất nhiều thời gian so với các trường hợp thông thường, do những điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đối với các vụ án cho phép nhanh chngs xác định các tình tiết thực tế của nó. Mặt khác, khi xét xử phúc thẩm, nếu tòa án cấp phúc thẩm xét thấy có sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của BLTTHS về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cũng như các quy định chung khác, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra lại để xét xử vụ án theo thủ tục thông thường. C. KẾT BÀI Việc nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát về thực tiễn xét xử tại các Tòa án. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự có ý nghĩa quan trọng về khía cạnh chính trị xã hội cũng như ý nghĩa pháp lý. Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm tính tiết kiệm và hiệu quả của hoạt động tố tụng. Mặt khác, việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm còn là cơ sở để xây dựng, tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp. 13 Bài tập lớn học kì Môn Tố tụng hình sự TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội – 2006. 2. Vũ Gia Lâm, Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. 3. Trần Thị Lê Na, Hoàn thiện quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân các cấp, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội – 2009. 4. Mai Thanh Hiếu – Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Hà Nội – 2008. 5. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 6. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 7. Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 2002 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan