Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Tập quán thương mại quốc tế bài tập tình huống ngày 30032013, công ty a (trung...

Tài liệu Tập quán thương mại quốc tế bài tập tình huống ngày 30032013, công ty a (trung quốc) và công ty tnhh hoa quả tươi b (việt nam) đã ký kết một hợp đ

.DOCX
3
92
131

Mô tả:

ĐỀ BÀI Ngày 30/03/2013, Công ty A (Trung Quốc) và Công ty TNHH Hoa quả tươi B (Việt Nam) đã ký kết một hợp đồng mua bán trái thanh long ruột đỏ, giao hàng theo điều kiện FCA, INCOTERMS 2010. Khi đến thời hạn giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng, Công ty A đã gửi một xe container tới nhà kho của Công ty B để nhận hàng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra chiếc xe container được đưa đến để chở trái thanh long theo thỏa thuận thì Công ty B nhận thấy chiếc xe container này không đủ điều kiện để vận chuyển trái thanh long như xe không có hệ thống vải rèm che chắn, hệ thống làm lạnh của xe bị hỏng v.v.. Do đó, Công ty B không muốn bốc hàng lên chiếc xe container này. Công ty B muốn được tư vấn về những rủi ro pháp lý mà Công ty B có thể gặp phải nếu không bốc hàng lên chiếc xe container này. Vận dụng INCOTERMS 2010, anh/chị hãy tư vấn bằng văn bản cho Công ty B về dự định từ chối giao hàng nói trên của họ. 1 Vì trong hợp đồng giữa hai công ty A và B đã thỏa thuận giao hàng theo điều kiện FCA, INCOTERMS 2010 nên các vấn đề liên quan tới nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình giao hàng sẽ chịu sự điều chỉnh của điều kiện FCA, INCOTERMS 2010. Khi đến thời hạn giao hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng, Công ty A đã gửi một xe container tới nhà kho của Công ty B để nhận hàng. Như vậy địa điểm giao hàng trong tình huống này là cơ sở của người bán – nhà kho của công ty B. Vấn đề: Liệu công ty B phải chịu những rủi ro pháp lý nào liên quan tới dự định từ chối giao hàng của họ? Tư vấn: Do phương tiện vận tải do công ty A chỉ định nên có thể chia tình huống thành 2 trường hợp: 1. Công ty A biết rõ tình trạng của chiếc xe container được gửi tới công ty B. Theo mục A4 điều kiện FCA, INCOTERMS 2010, công ty B sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt lên phương tiện của người vận chuyển (xe container) được chỉ định bởi người mua – Công ty A. Tại thời điểm đó, mọi rủi ro liên quan tới hàng hóa sẽ được chuyển cho Công ty A. Nếu trong quá trình vận chuyển mà trái thanh long có bị hỏng, dập,… mọi tổn thất sẽ do công ty A chịu. Công ty A không thể đòi bồi thường. Đồng thời, công ty B phải gửi thông báo về việc hàng hóa đã được chuyển và cung cấp cho công ty A các giấy tờ liên quan tới việc giao hàng, các giấy tờ liên quan tới yêu cầu, rủi ro cũng như các chi phí theo mục A7, A8 điều kiện FCA INCOTERMS 2010. =>Nếu công ty B không bốc hàng lên container, công ty sẽ vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo mục A4 điều kiện FCA INCOTERMS 2010. Công ty B có thể bị kiện và phải bồi thường theo các quy định trong hợp đồng. 2 Để đảm bảo lợi ích và uy tín, công ty B khi nhận thấy xe container không đủ điều kiện để vận chuyển trái thanh long, công ty B nên thông báo ngay cho công ty A để xác nhận tình trạng của xe vận chuyển và đề ra hướng giải pháp khác như thay xe vận chuyển khác,…Mặt khác, trước khi xếp hàng lên tàu, công ty B có thể mời cơ quan có thẩm quyền hoặc đề nghị công ty A cử giám định viên đến để giám định tình trạng hàng hóa. Hoặc công ty B có thể yêu cầu người vận chuyển kí một vận đơn sau khi hàng đã được xếp lên xe để xác nhận tình trạng của lô hàng. 2. Công ty A không được biết về tình trạng của xe container Tương tự như trường hợp 1, trong trường hợp này, công ty B sẽ không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại và mất mát xảy ra sau khi hàng được bốc lên xe container. Bên cạnh đó, công ty B cũng phải đưa ra được chứng cứ chứng nhận hàng hóa không có khiếm khuyết trước khi được bốc lên xe container và công ty cũng phải thông báo cho công ty A về việc hàng hóa đã được chuyển. B cung cấp cho người bán các giấy tờ liên quan theo mục A7, A8 điều kiện FCA INCOTERMS 2010. Nếu có thiệt hại xảy ra, lỗi sẽ là của người vận chuyển do đã sử dụng xe container không đủ điều kiện để vận chuyển hàng hóa. Công ty A cũng có lỗi do trước khi kí hợp đồng thuê xe container đã không tìm hiểu và quy định kỹ các yêu cầu về xe để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Nếu công ty B không bốc hàng lên container, công ty B sẽ vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo mục A4 điều kiện FCA INCOTERMS 2010. Như vậy, cho dù công ty A có biết về tình trạng của chiếc xe container hay không, nếu công ty B không giao hàng theo đúng thời hạn, công ty sẽ vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo mục A4 điều kiện FCA INCOTERMS 2010. Khi công ty không giao hàng tức là công ty đã vi phạm hợp đồng đã kí với công ty A, công ty có thể bị kiện hoặc bị phạt hợp đồng, và phải bồi thường thiệt hại theo các điều khoản quy định trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan