Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần mía đường sơn la...

Tài liệu Tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần mía đường sơn la

.PDF
101
32
119

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị Dương Hải i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình trong thời gian qua. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS Tô Minh Hương, người hướng dẫn luận văn, đã định hướng, giúp đỡ tôi tiếp cận thực tiễn và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn đến quý Thầy, cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và giá trị trong suốt quá trình học. Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người bạn và người thân đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhất luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............ 4 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp.................................... 4 1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp và Quản lý tài chính doanh nghiêp4 1.1.2 Vai trò của Quản lý tài chính doanh nghiệp .......................................... 5 1.1.3 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp .......................................... 6 1.1.4 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp ............................................. 7 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tài chính doanh nghiệp. ................................. 15 1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính trong một số doanh nghiệp ....... 21 1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn ......................................................................... 21 1.3 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................................... 23 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA ......................................................................... 28 2.1 Quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La .................................................................... 28 2.1.1 Quá trình hình thành và quá trình phát triển của Công ty ................... 28 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ...................................................... 29 2.1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty .............................................................. 30 2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 2018 .................... 34 2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty ......................................... 35 2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch tài chính ................................................ 35 2.2.2 Công tác quản lý các khoản thu chi .................................................... 37 2.2.3 Công tác quản lý vốn của Công ty ...................................................... 41 iii 2.2.4 Công tác quản lý tài sản của Công ty .................................................. 46 2.2.5 Công tác phân tích tình hình tài chính của công ty ............................. 50 2.2.6 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của công ty ............ 52 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty .................. 53 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính của Công ty ........................... 61 2.4.1 Những kết quả đạt được ...................................................................... 61 2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại .................................................................... 62 2.4.3 Nguyên nhân ....................................................................................... 64 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 65 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN LA ...................................................... 67 3.1 Chiến lược phát triển của Công ty ................................................................. 67 3.1.1 Định hướng phát triển chung .............................................................. 67 3.1.2 Định hướng trong công tác quản lý tài chính...................................... 68 3.2 Cơ hội và thách thức ..................................................................................... 69 3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La ....................................................................................................... 70 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính......................... 70 khả năng. ...................................................................................................... 72 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu – chi ................................. 73 3.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ......................................... 74 3.3.4 Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản ................................... 77 3.3.5 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính .............................. 78 3.3.6 Một số giải pháp khác ......................................................................... 82 Kết luận chương 3 ................................................................................................ 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 90 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91 iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty. ........................................... 30 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm............................................. 34 Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả ................................ 37 Bảng 2.2: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ..................................... 40 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty ....................................................... 42 Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty ....................................... 44 Bảng 2.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La giai đoạn 2014-2018 ................................................................................................................. 45 Bảng 2.6 : Phân tích khả năng độc lập tài chính ...................................................... 46 Bảng 2.7: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty .............................................. 48 Bảng 2.8 : Bảng phân tích rủi ro tài chính ............................................................... 51 Bảng 2.9: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ............................................ 54 Bảng 2.10: Bảng phân tích hàng tồn kho ................................................................. 56 Bảng 2.11: Tỷ suất sinh lời của doanh thu ............................................................... 57 Bảng 2.12: Tỷ suất sinh lời của tài sản..................................................................... 57 Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản .......................................... 58 Bảng 2.14: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ...................................................... 59 Bảng 2.15: Bảng phân tích hệ số phương pháp Dupont .......................................... 60 vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp TSSLDT Tỷ suất sinh lời doanh thu TSSLTS Tỷ suất sinh lời tài sản LNT Lợi nhuận thuần DTT Doanh thu thuần TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn SXKD Sản xuất kinh doanh KH Khách hàng ĐK Đầu kỳ CK Cuối kỳ CPSX Chi phí sản xuất DT Doanh thu TSCĐ Tài sản cố định vii LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường. Sự thành công của các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý tài chính, đó là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh phù hợp. Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. Quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục những khiếm khuyết trong lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi một doanh nghiệp trên địa bàn. Mỗi doanh nghiệp phải tự mình tìm ra những phương thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của một doanh nghiệp. Để tìm ra biện pháp thích hợp thì việc phân tích tình hình tài chính là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà tình hình tài chính có nhiều biến động, lạm phát tăng cao và Công ty cổ phần mía đường Sơn La là một ví dụ điển hình của tỉnh Sơn La. 1 Công ty có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của ngành mía đường và kinh tế của địa phương. Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, học viên đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ: “ Tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần mía đường Sơn La”. Qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại Công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai, phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao năng lực tài chính tại Công ty. 2. Mục đích của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp hiệu quả và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La; phân tích những khó khăn, bất cập, các nhân tố ảnh hưởng trong công tác quản lý tài chính để đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về mặt nội dung và không gian: Công tác quản lý tài chính Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng các số liệu về sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Mía đường Sơn La từ những năm 2018 trở về trước để phân tích đánh giá công tác quản lý tài chính. Các giải pháp đề xuất được đề xuất cho giai đoạn 2019-2023. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các lý thuyết trong quản lý tài chính doanh 2 nghiệp như các lý thuyết về lập kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, các lý thuyết về vốn,… đồng thời tác giả cũng nghiên cứu các kinh nghiệm thực tế về quản lý tài chính tại các doanh nghiệp. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nêu ra, luận văn sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp; sử dụng các phương pháp so sánh, chỉ số trong phân tích để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý tài chính; phương pháp chuyên gia để đề ra các giải pháp tăng cường quản lý tài chính. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu trên ba vấn đề là đưa ra cơ sở lý luận của việc phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp; phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần mía đường Sơn La nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính giúp cho ta đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh tìm ra được những khả năng tiềm tàng của Công ty; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài những nội dung quy định của một bản luận văn thạc sĩ như: Phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn được kết cấu bởi 3 chương nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Mía đường Sơn La. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp và Quản lý tài chính doanh nghiêp Trên thực tế hiện nay có rất nhiều quan điểm về tài chính DN nhưng về nội dung đều mang những nét chính như sau: Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Tài chính DN là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị(quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của DN nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của DN và tích lũy vốn cho DN [1]. Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình nảy sinh hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, quá trình hoạt động của DN cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của DN. Trong quá trình đó làm phát sinh, tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của DN. Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của DN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của DN và bao hàm các quan hệ tài chính sau: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở chỗ DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, 4 lệ phí vào Ngân sách ... hay khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất trong nước qua hình thức trợ giá, bù lỗ hoặc Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bổ sung cho DN. Quan hệ tài chính giữa DN với thị trường: bao gồm các quan hệ giữa DN với thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường tài chính. Đó là các quan hệ mua bán, trao đổi các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của DN, các quan hệ cung cầu và đầu tư vốn. Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua quan hệ thanh toán giữa DN với người lao động về lương, thưởng, các khoản tạm ứng, quan hệ về phân phối vốn giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên, quan hệ phân phối và sử dụng quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại... [1] 1.1.2 Vai trò của Quản lý tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một mặt không thể thiếu trong doanh nghiệp, nó gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính DN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ để phục vụ cho hoạt động SXKD của DN. Vì vậy, việc quản lý tài chính giúp cho nhà quản lý, các đối tượng quan tâm có cái nhìn xác thực về thực trạng tài chính DN và tổ chức công tác quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính, khả năng triển vọng tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ [2]. Như vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với quản trị doanh nghiệp và đồng thời nó cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu cho những người ở ngoài doanh nghiệp. * Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: quản lý tài chính doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp. 5 * Đối với người ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu tư, những người cho vay, cơ quan quản lý Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp ... thông qua quản lý tài chính có thể đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định về cho vay, thu hồi nợ, đầu tư ...vào doanh nghiệp. Vì vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho đối tượng lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm. 1.1.3 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ căn bản là giống nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho các doanh nghiệp. Các nguyên tắc quản lý bao gồm: - Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Đây là nguyên tắc khá phổ biến và bình thường xuất hiện trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Nguyên tắc này được hiểu tùy vào mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận mà họ có thể lựa chọn những danh mục đầu tư khác nhau để có thể đạt được lợi nhận kỳ vọng mà họ mong muốn. Nguyên tắc này thường thấy nhất khi đầu tư vào mua bán chứng khoán. - Nguyên tắc chi trả: Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đảm bảo mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả. Do vậy, điều đáng quan tâm ở các doanh nghiệp là các dòng tiền chứ không phải là lợi nhuận kế toán. Dòng tiền ra và dòng tiền vào được tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí. - Nguyên tắc sinh lời: Nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản lý tài chính không chỉ là đánh giá các dòng tiền mà dự án mang lại mà còn tạo ra các dòng tiền, tức là tìm kiếm các dự án sinh lợi trong thị trường cạnh tranh, nhà đầu tư khó có thể tìm kiếm đượ nhiều dự án tốt. - Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: Thị trường hiệu quả là thị trường mà ở đó giá trị của các tài sản tại bất kỳ một thời điểm nào đó đều phản ảnh một cách công khai. 6 Trong thị trường hiệu quả, giá cả của chứng khoán, nhất là cổ phiếu của doanh nghiệp giao dịch trên thị trường được xác định một cách chính xác, trị giá của cổ phiếu phản ánh tất cả những thông tin sẵn có và công khai về giá trị của một doanh nghiệp. - Nguyên tắc gắn lợi ích của nhà quản lý với lợi ích của các cổ đông: Nhà nước quản lý tài chính chịu tránh nhiệm phân tích, kế hoạch hóa tài chính quản lý ngân quỹ, chi tiêu cho đầu tư và kiểm soát, đồng thời nhà quản lý tài chính chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và thường ra quyết định tài chính trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính hàng ngày. - Tác động của thuế: Khi đã ra bất kỳ một quyết định tài chính nào, nhà quản lý tài chính cũng cần phải luôn tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xem xét một quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính tới lợi ích thu được trên cơ sở dòng tiền sau thuế do dự án tạo ra. - Ngoài ra, trong quản lý tài chính nói chung và quản lý tài chính doanh nghiệp nói riêng, nguyên tắc hành vi đạo đức và trách nhiệm đối với xã hội có vị trí quan trọng. Những hành vi vô đạo đức sẽ làm mất niềm tin, mà thiếu niềm tin thi doanh nghiệp không thể thự hiện được hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nhà quản lý tài chính cũng cần có trách nhiệm với xã hội ngoài viêc tối đa hóa giá trị cho các cổ đông [2]. 1.1.4 Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp a) Công tác quản lý các khoản thu chi. Khi phân tích tình hình quản lý tài chính của một doanh nghiệp thì thông tin không thể bỏ qua đó là tình hình quản lý các khoản thu chi của doanh nghiệp đó. - Công tác quản lý công nợ phải thu: Phân tích tình hình quản lý công nợ phải thu của khách hàng và các đối tượng khác giúp cho nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản nợ: phải thu chưa đến hạn, đến hạn, quá hạn ... từ đó có các biện pháp thu hồi nợ phù hợp, đồng thời đưa ra các cam kết trong hợp đồng với khách hàng chính xác hơn. Những chỉ tiêu thường dùng trong quá trình phân tích như sau: [3] 7 Tổng tiền hàng bán chịu Số vòng quay phải = (1.16) thu của KH Số dư bình quân phải thu khách hàng Số dư bình quân các khoản phải thu của KH được tính như sau: [3] Số dư bình quân phải thu của KH = Số dư phải thu khách hàng ĐK và CK (1.17) 2 Bên cạnh đó, người ta còn xác định thời gian của một vòng quay các khoản phải thu của khách hàng: [3] Thời gian kỳ phân tích Thời gian 1 vòng quay = phải thu của KH (1.18) Số vòng quay phải thu khách hàng - Công tác quản lý công nợ phải trả: Phân tích tình hình quản lý công nợ phải trả giúp cho nhà quản trị biết được cơ cấu các khoản phải trả: phải trả đến hạn, chưa đến hạn, quá hạn ... từ đó đưa ra các biện pháp thanh toán phù hợp cho từng đối tượng. Các khoản phải trả của DN bao gồm: phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế phải nộp Ngân sách, phải trả tiền vay, phải trả đối tượng khác Do vậy doanh nghiệp thường xuyên phân tích tình hình phải trả người bán, các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích là: Số vòng quay phải trả người bán : Số vòng quay phải trả người bán Tổng tiền hàng mua chịu = (1.19) Số dư bình quân phải trả người bán Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải trả đối với từng mặt hàng cụ thể của DN mua trên thị trường. Số dư bình quân phải trả người bán Số dư phải trả người bán ĐK và CK = (1.20) 2 8 Bên cạnh đó ta còn xác định thời gian của một vòng quay các khoản phải trả người bán: Thời gian 1 vòng quay phải trả người bán Thời gian kỳ phân tích = (1.21) Số vòng quay phải trả người bán b) Công tác quản lý nguồn vốn Theo quan điểm luân chuyển vốn, khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh phải có tài sản ban đầu, gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Thông thường các tài sản ban đầu được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, do vậy phương trình ban đầu được thể hiện như sau [4]: Nguồn VCSH = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu (1.6) Tài sản ngắn hạn ban đầu thường không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán. Tài sản dài hạn ban đầu thường không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán. - Phân tích tình hình quản lý nguồn vốn theo quan điểm nguồn tài trợ [4]: Theo quan điểm nguồn tài trợ, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai nguồn: nguồn tài trợ ổn định và nguồn tài trợ tạm thời. Theo quan điểm này, phương trình cân đối tài chính được viết như sau: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn Nguồn tài trợ ổn định = + Nguồn tài trợ tạm thời (1.7) Về thực chất, nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là nợ ngắn hạn phải trả. Vì vậy khi biến đổi cân bằng tài chính (1.7) ở trên, ta được [4]: Tài sản ngắn hạn - Nguồn tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ ổn định - Tài sản dài hạn (1.8) Ta có được công thức khái quát sau : Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (1.9) Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ ổn định - Tài sản dài hạn 9 (1.10) Vốn hoạt động thuần thực chất là chỉ tiêu phản ánh số vốn tối thiểu của doanh nghiệp nhằm duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này, doanh nghiệp có khả năng đảm bảo chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác. Để hiểu rõ bản chất tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, khi phân tích ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau [3]: + Hệ số tài trợ ổn định: Nguồn tài trợ ổn định Hệ số tài trợ ổn định = (1.11) Tổng nguồn vốn + Hệ số tài trợ tạm thời: Nguồn tài trợ tạm thời Hệ số tài trợ tạm thời = (1.12) Tổng nguồn vốn + Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ ổn định: Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ ổn định Vốn chủ sỡ hữu = (1.13) Nguồn tài trợ ổn định + Hệ số giữa nguồn tài trợ ổn định so với tài sản dài hạn: Hệ số giữa nguồn tài trợ ổn định so với tài sản dài hạn Nguồn vốn ổn định = (1.14) Tài sản dài hạn + Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn: Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn Nguồn tài trợ tạm thời = (1.15) Tài sản ngắn hạn c) Công tác quản lý tài sản 10 - Phân tích cơ cấu tài sản. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau [1]: Tỷ trọng của từng bộ phận Giá trị của từng bộ phận tài sản tài sản chiếm trong tổng số = Tổng số tài sản x 100 (1.1) tài sản - Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động... sao cho vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số được xác định như sau [1]: Giá trịcủa từng bộ phận Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn nguồn vốn x100 = (1.2) Tổng số nguồn vốn Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà quản lý đánh giá được cơ cấu vốn huy động, nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. -Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ không bao giờ thể hiện được chính sách sử dụng 11 vốn của doanh nghiệp. Chính sách sử dụng vốn của một doanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn có quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau [1]: + Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ và được tính như sau: Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = (1.3) Tài sản + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Chỉ tiêu này đánh giá chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp và được tính bằng cách so sánh tổng tài sản hiện có so với tổng nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản = (1.4) Tổng nợ phải trả + Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để tài trợ tài sản. Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1 bao nhiêu, mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản càng cao bấy nhiêu, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp vì trong số tài sản của doanh nghiệp chỉ có một phần nhỏ tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu < 0, nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng vừa để bù lỗ và vừa để trang trải tài sản cho hoạt động. Chỉ tiêu này được tính như sau : 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan