Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Tâm lý - Nghệ thuật sống TÂM LÝ CON TRẺ TUỔI CHẬP CHỮNG TẬP 2...

Tài liệu TÂM LÝ CON TRẺ TUỔI CHẬP CHỮNG TẬP 2

.PDF
103
336
86

Mô tả:

TS. Christopher Green Diễn đàn chia sẻ kiến thức và rao bán, mua hàng miễn phí: http://muare.forum0.net TÂM LÝ CON TRẺ TUỔI CHẬP CHỮNG TẬP 2 12 Trẻ con tuổi chập chững ăn gì? Thức ăn chính là thứ sản sinh ra năng lượng trẻ con cần. Thức ăn giúp trẻ lớn nhanh, mang đến cho trẻ niềm vui và cơ hội thử sức bố mẹ chúng. Chúng ta có thể chọn một chế độ ăn uống lành mạnh nhất, sắp lên đĩa và thậm chí cố nhét vào miền trẻ nhưng trẻ không chịu ăn thì tức là chúng ta bị chiếu tướng: trò chơi kết thúc. Những con thú cho con chúng ăn rất dễ dàng mà tại sao con người, với sự hỗ trợ của tất cả các chuyên gia dinh dưỡng, lại cảm thấy việc cho con ăn vô cùng khó khăn. Chúng ta nên bớt gay gắt một chút, hãy bám vào các mục tiêu thực tế và đừng bao giờ biến bữa ăn thành một trận chiến. Chúng ta nên làm gương. Thời điểm bắt đầu tập ăn cho trẻ tốt nhất là sau khi trẻ được một tuổi. Lúc đó chúng ta hoàn toàn kiểm soát được chế độ ăn của trẻ. Dù thế nào thì chúng ta là người chọn món ăn cho trẻ. Thỉnh thoảng tôi nghe một bà mẹ khổ sở nói: “Đứa con hai tuổi của tôi không ăn gì ngoài khoai tây chiên, sôcôla và bánh kẹo. Tôi phải làm gì?” Khônng lẽ đứa bé con cô này vừa thức dậy đã nhẩy lên xe chạy đến siêu thị, đẩy xe mua hàng mua khoai tây chiên và sôcôla chất đầy xe rồi lái về nhà và ngồi ăn? Các bạn hiểu tôi nói gì rồi đấy. Thế nào là một chế độ ăn cân bằng? Người lớn và trẻ em đều có sáu loại thành phần dinh dưỡng khác nhau để tồn tại: prôtêi, hyđrat cacbon, mỡ, vitamin, khoáng chất và nước. Prôtêin là chất có trong thịt, trứng, phomát; prôtêin rau quả chất lượng thấp hơn có thể tìm thấy trong đậu Hà Lan và các loại hạt. Ở những nước phát triển thì người ta ăn nhiều prôtêin hơn mức cần thiết. Hyđrat cacbon có hình thức đơn giản gọi là glucô và đường mía hoặc phức tạp hơn là chất tinh bột trong ngũ côc, bánh mì, bánh bột, rau qua, trái cây ... Những nhóm đường đơn giản thường dễ ăn và dễ hấp thu nên người ta ăn nhiều. Không chỉ là đường mía trắng mà chúng còn có trong mật, những trái cây đã chín hoặc những thức ăn tự nhiên khác. Hyđrat cacbon hỗn hợp được tiêu hóa rất chậm vì thế năng lượng mà chúng tạo ra được duy trì trong một thời gian dài. Nhứng chất này thường ở dạng hợp chất hơn là nhóm đường đơn giản vì thế bạn rất dễ ăn nhiều và trở nên béo phì. Hyđrat cacbon hỗn hợp có trong chế độ ăn hiện đại của vận động viên điền kinh và trong thức ăn của mỗi chúng ta. Mỡ có trong thịt, dầu, bơ, phomat, các loại đậu ... Có hai loại mỡ: loại bão hòa chỉ có trong thịt động vật và loại không bão hòa thường có trong rau quả. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 1 Mỡ là nguồn năng lượng quan trọng, cung cấp gấp đôi năng lượng so với số lượng đường tương đương và tạo ra trọng lượng gâp đôi nếu chúng ta không cẩn thận. Kể cả người lớn lẫn người già cần thiết phải giảm lượng chất béo trong chế độ ăn nhưng trẻ con thì tiêu thụ năng lượng rất nhanh vì chúng cần năng lượng cho hoạt động và tăng trưởng nên đừng ngại cho trẻ con ăn lượng chất béo nhất định. Vitamin là chất cần thiết với số lượng nhỏ giúp chúng ta có sức đề kháng. Một khi đã cung cấp đủ năng lượng cần thiết thì có tăng gấp đôi, gấp ba cũng không làm chúng ta khỏe mạnh hơn. Có nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin C có trong trái cây và nước trái cây, vitamin D có trong trứng, bơ và được tạo ra nhờ ánh sáng mặt trơi chiếu lên da. Nhiều quảng cáo thổi phồng vai trò của vitamin. Trẻ con Úc nếu không dùng thuốc thì chỉ cần ăn uống theo chế độ trung bình vẫn có đủ vitamin cần thiết. Tôi cho rằng vitamin tự nhiêu đến từ thức ăn tự nhiên chứ không phải từ những viên thuống sản xuất ra từ phòng thí nghiệm. Khoáng chất cũng cần một số lượng nhỏ. Sắt và canxi là hai nguyên tố chúng ta thường nghĩ đễn nhất. Sắt có trong thịt, ngũ cốc đặc, bánh mì và một vài loại rau. Trẻ tuổi châph chững không ăn những thức ăn này sẽ bị thiếu sắt. Canxi có trong thực phẩm chế biến từ sữa và nếu trẻ con không ăn tí nào những thức ăn này sẽ bị thiếu canxi. Nước là thứ cơ thể cần nhiều nhưng phải có chất lượng đảm bảo chứ không phải nước uống trực tiếp từ vòi nước. Nước lọc còn ít cacbon hơn Coke ăn kiêng và như thế nha sĩ của bạn còn đỡ khổ hơn. Phần lớn nước uống giờ đã bổ sung florua và dù cho ai nói thế nào, nước vẫn an toàn hơn. Chúng ta có thể phản đối nước có mầu hoặc nhiều clo quá, cũng như những chất gây ô nhiễm khác, nhưng nước đã được tinh lọc chỉ chiếm 90% lượng nước đang được tiêu thụ trên cả thế giới. Nó không chịu ăn gì cả Tôi thường nghe các ông bố bà mẹ nói: “Tiến sĩ Green, con tôi hầu như chẳng ăn miếng nào.” Tôi nhìn lên và thấy trước mắt mình là một bé mập ... cỡ Kinh công. Không thể chỉ hít không khí mà nó nở nang đến như vậy. Chắc chắn đứa bé phải hấp thụ một lượng lớn năng lượng. Đa số trẻ con ăn đủ và khỏe mạnh nhưng chúng ta không nhận ra và luôn cho rằng chúng ăn quá ít. Nếu nghi ngờ thì nên ghi tất cả những thứ con bạn ăn như đồ ăn vặt, sữa, trái cây và những bữa chính mà chúng ăn không hết (mặc dù ít nhất thường được một nửa). Cộng tất cả số này thì bạn có thể ngạc nhiên với số lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ mỗi ngày. Nếu con bạn phát triển tốt và khỏe mạnh thì không có gì bất ổn với việc ăn uống của chúng. Trẻ con ở tuổi chập chứng được xem là khỏe mạnh khi chúng có thừa thãi năng lượng và nhiệt tình với cuộc sống. Một đứa trẻ khỏe mạnh ở tuổi châợ chững thường có đôi mắt sáng và tinh nghịch, đôi mắt dường như muốn nói: “Giờ thì mình sẽ đến và quậy phá phòng ngủ của mẹ.” Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 2 Trẻ con tuyệt thực - phạm luật Khi bố mẹ nói con họ không ăn gì thì người ta có thể bắt đầu thắc mắc làm sao mà các cô cậu nho nhỏ tuyệt thực này sống được. Tôi đã nghiên cứu rất chăm chỉ trong nhiều năm về vấn đề này và bây giờ tôi tin rằng đã có thể khẳng định: trẻ con được cho là không ăn gì lại thường ăn rất nhiều nhưng dưới hình thức dinh dưỡng khó nhận thấy. Trẻ nghiện sữa: Những đữa trẻ này chỉ sông nhờ vào sữa. Chúng tiêu thụ vài lít sữa một ngày nên không còn chỗ cho thức ăn khác nữa. Sữa dĩ nhiên là là thực phẩm tốt nhưng chỉ sữa không thôi thì không phải là một chế độ dinh dưỡng cân bằng đối với trẻ. Nếu trẻ ăn uống bình thường và uống được nhiều sữa thì không có gì phải lo. Nếu trẻ ăn không đủ thức ăn đặc và uống sữa quá nhiều thì nên giảm sữa xuống còn một nửa, trẻ sẽ thấy đói và thích ăn những thức ăn khác. Trẻ ăn liên tục: Không chỉ cừu Úc gặm cỏ suốt ngày mà tất cả trẻ con đều thích ăn vặt. Trẻ không ăn ba bữa chính mà vẵn tiêu thụ rất nhiều. Trẻ vẫn lớn tốt khi ăn kiểu này nhưng phải đảm bảo chất lượng những thức ăn trẻ nạp vào ngươi. Trẻ ăn uống kỳ dị: Thường trẻ ăn nhiều nhưng không phải thức ăn bố mẹ cho là nên ăn. Không cần phải ăn thịt bò cắt lát, khoai tây chiên và khoai nhiều mầu trẻ vẫn có thể duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý. Dĩ nhiên cần phải khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thức ăn miễn là trẻ con ăn đủ những chất cơ bản nói ở trên. Không cần biết thức ăn làm theo kiều gì, bằm hoặc xay, nếu là thịt thì có thể là thịt cừu, thịt heo, hoặc thịt bò, hoặc rau có đủ loại không. Cơ thể cần chất dinh dưỡng chứ không quan tâm đến vấn đề khẩu vị. Trẻ không chịu ăn rau Rau là nguồn chất xơ rất quý và có chứa hyđrat cacbon hỗn hợp và nhiều loại vitamin. Nhiều người cho rằng trẻ phải ăn nhiều rau quả có mầu xanh hoặc mầu cam, mầu đỏ, tuy nhiên tất cả đều là rau mà trẻ ăn được một vài loại là tốt rồi. Nên đơn giản hóa câu chuyện về rau mà trẻ con phải ăn. Hay cho trẻ thử các loại rau, đậu với nhiều mùi và hương vị lúc trẻ vừa biết ăn. Nếu chúng thích thì tốt, nếu không thích thì đừng ép chúng. Còn nếu trẻ không chịu ăn rau thì cho trẻ ăn trái cây. Nếu trẻ từ chối nữa thì chúng vẫn có thể sống nếu ăn bánh mì, ngũ cốc và uống nước quả. Trẻ không chịu ăn thịt Nhiều người bảo tôi: “Con tôi không chịu ăn thịt, nó chỉ ăn thịt gà, bánh mì nhân thịt và xúc xích.” Nên nhớ không phải là một miếng thịt thì mới là thịt. Có nhiều loại thịt và nhiều cách chế biến khác nhau mà trẻ có thể thích ăn. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 3 Trẻ cần ăn thịt vì thịt có chứa nhiều sắt và prôtêin. Nếu trẻ không ăn tí thịt nào mà không thích cả pho mát, sữa, phô mai, ya-ua thì sẽ nguy hiểm. Trứng cũng là thức ăn nhiều prôtêin nhất. Đậu và các loại hạt cũng có thể tăng cường sức khỏe cho trẻ. Các bạn có thấy những người ăn chay nhưng vẫn mạnh khỏe cường tráng không? Trẻ không chịu uống sữa Những sản phẩm từ sữa là nguồn canxi quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều trẻ con không thích uống sữa nhưng nhờ trời, chúng hiếm khi chê thực phẩm chế biến từ sữa. Nếu trẻ không chịu uống sữa mà chịu ăn pho mát thì cũng rất tốt. Pho mát chứa nhiều prôtêin và canxi và hơn những là một trong các loại thực phẩm phổ biến nhất cho trẻ ở tuổi chập chững. Cách đây vài năm, chúng tôi có thực hiện một cuộc khảo sát phụ huynh và được biết pho mát và sôcôla là hai thức ăn trẻ thích nhất sau món số một: kem Nếu trẻ không ăn pho mát thì còn ya-ua, đồ tráng miệng có chất sữa, kem là từ sữa và sữa có vị bổ sung đường. Tôi được biết là trong một thanh sôcôla có một ly rưỡi sữa nguyên kem. Rõ ràng là trẻ tiêu thụ canxi giúp làm mạnh răng từ bên trong, trong khi đường và các thức ăn ngọt khác làm hỏng răng từ bên ngoài. Sức mạnh của thiên nhiên một lần nữa lại phát huy tác dụng một cách cân bằng. Hiểm có trường hợp trẻ không chịu tiếp nhận một chút sản phẩm từ sữa nào, tuy nhiên nếu bạn thực sự lo lắng về điều này thì phải hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn. Đã có trường hợp trẻ dị ứng sữa nên được tăng cường uống thuốc chứa nhiều canxi bổ sung. Nếu muốn theo cách tự nhiên thì cho trẻ ăn hoặc uống mè và rau bina (rau có mầu xanh đậm có thể luộc ăn hoặc ép lấy nước uống). Có thể phải ăn nhiều trẻ mới bù lại được lượng canxi còn thiếu nhưng đây cũng là một cách vậy! Trẻ con tiêu thụ một lượng sữa nguyên kem mà nếu dành cho người lớn thì có thể gây co thắt tim. Ở tuồi này trẻ cần lượng mỡ đó để đốt cài lò hoạt động và tăng trưởng của nó. Chế độ ăn lành mạnh - một tấm gương tốt Sẽ không thực tế khi con bạn có lối sống lành mạnh hơn những người lớn xung quanh nó. Nếu bố mẹ hút thuốc liên tục, tăng cân và không tập thể dục, không có kỷ luật thì thế hệ con cái họ cũng sẽ như vậy. Ăn kiêng và sống lành mạnh là việc của cả gia đình và bố mẹ phải bắt đầu trước, con cái sẽ làm theo. Cách tốt nhất giúp cho trẻ bắt đầu đi theo đường thẳng và đúng hường là giới thiệu càng nhiều loại thực phẩm càng tốt nhằm mở rộng phạm vi khẩu vị và sở thích của trẻ. Phải theo cách này nhưng nên biết trước là một số đứa trẻ không thích thay đổi khẩu vị. Một mục tiêu quan trọng khác là tránh cho trẻ nếm những món quá mặn hoặc quá ngọt. Thỉnh thoảng cho trẻ ăn khoai tây chiên hặc sôcôla cũng không sao nhưng nếu cho ăn thường quá thì trẻ sẽ thích ăn hoài. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 4 Chế độ ăn lành mạnh không phải là chế độ ăn bao gồm chỉ những “không bao giờ”, “đừng” hoặc nhất đinh không”. Một số người theo chủ nghĩa cực đoan trong ăn uống cho rằng không nên xem việc ăn uống là khoái lạc và họ lên án sự hưởng thụ qua ăn uống. Trẻ con cũng như chúng ta phải có những phút giây được nuông chiều mình miễn là vẫn kiểm soạt được sự cân bằng chung. Ăn kiêng và răng Răng của trẻ con là những viên ngọc canxi được bảo phủ bằng một lớp vỏ men cứng. Lớp này bảo vệ răng khỏi mọi cái trừ axit. Mà axit không ở đâu xa khi miệng chúng ta đầy vi trùng làm lên men bất kỳ thức ăn hyđrat cacbon nào đi ngang qua nhằm tạo ra axit ăn men răng. Những vi trùng này tự nhiên và là ký sinh trung không có hại mà chúng ta không thể loại bỏ được. Hai cách nhằm bảo vệ miệng cho con bạn là cung cấp flo làm chắc răng và giữ cho việc tiếp xúc với chất hyđrat cacbon tạo ra axit càng ít càng tốt. Khi flo được bổ sung vào nước thì tỉ lệ sâu răng giảm xuống 60%. Vì thế nên cho tất cả trẻ con uống thêm flo. Nếu không bổ sung vào nước được thì uống dạng thuốc nước hoặc thuốc viên. Bây giờ kem đánh răng của trẻ con cũng được bổ sung thêm flo. Phải đánh răng cho trẻ thường xuyên. Khi trẻ được hai tuổi bố mẹ nên tập cho trẻ đánh răng cho đúng cách. Đến 5 tuổi thì trẻ đã có thể tự đánh răng được. Nên cho trẻ đi khám răng trước khi đến tuổi đi học, dù răng không bị sâu. Cố gắng giữ cho răng không tiếp xúc với hyđrat cacbon kà hơi khó. Nói cho cùng thì thực phẩm không có hại gì nếu không nhai để đưa vào bao tử. Cách tốt nhất là giữ cho miệng khỗng có hyđrat cacbon càng lâu càng tốt, tức là không nên cho trẻ ăn kẹo ngọt và uống nước ngọt liên tục suốt ngày. Lưu ý không để trẻ con uống sữa ban đêm mà không đánh răng. Một điểm cần lưu ý nữa là một số hyđrat cacbon được vi trùng rất thích mà một sô thì không gây ra axit làm hại răng. Mọi người đều biết rằng đường, kẹo, sữa có đường và bánh, nước chanh không tốt cho răng. Cần phải biết nhiều loại thức ăn ai cũng cho là tốt nhưng không kém phần nguy hiểm cho răng. Mật cũng nguy hiểm như đường, nhiều nước trái cây tự nhiên cũng có hại cho răng chằng khác gì nước chanh. Bánh mì, rau quả và một số trái cây không có vấn đề gì, nhưng đến mức độ nào đó thì tất cả hyđrat cacbon đều có thể lên men để tạo ra axit. Xin nhớ rằng đường dưới hình thức đơn giản nhất lại có tác hại lớn nhất và càng tiếp xúc với răng càng lâu thì càng gây hại cho răng. Một số nghiên cứu thú vị gần đây cho biết phomát là một trong những chất ít gây hại cho răng nhất trong số thực phẩm có chứa hyđrat cacbon. Sữa không đường và yaua cũng tương đối an toàn. Tóml lại, không nên nghe theo chỉ một lời khuyên nào và loại bỏ tất cả các thức ăn ngọt nhưng nếu chúng ta không bảo vệ răng của con mình trong sáu năm đầu thì loạt răng thứ hai trong bẩy năm tiếp theo sẽ như thế nào. Tiết chế luôn luôn cần thiết. Thuốc bổ giúp ăn ngon Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 5 Tôi cộng tác với một bệnh viện tại Anh vốn rất nhậy cảm với sức khỏe và hạnh phúc của người lớn tuổi. Mỗi đêm họ đem phát những trai rượu đen nổi tiếng được đem đến để giúp bệnh nhân ăn hết thức ăn của bệnh viện cấp. Một số người tin rượu này làm cho người già ăn ngon hơn. Một số người thực tế hơn thì cho là nó chỉ kích thích cảm giác khỏe khoắn của họ. Phụ huynh thường bảo tôi cho họ thuốc nhằm giúp trẻ thèm ăn. Nếu tôi kê đơn loại rượu trên thì cũng khuấy động một chút nhưng cũng chỉ có tác dụng như những loại rượu khác. Không có thuốc nào làm cho trẻ thèm ăn được. Vitamin và sắt Trẻ con không cần thêm vitamin hoặc sắt nếu ăn uống tươm tất. Mặc dù nhiều phụ huynh thề rằng thuốc đa-vitamin đã thực sự có ích cho họ. Gần đây tôi có đọc một bài báo nói rằng tác giả đã sưu tầm tất cả bài báo ca ngợi tác dụng của vitamin trong việc ngăn ngừa chứng cảm lạnh thông thường. Cứ mỗi bài cho rằng vitamin có ích lợi đó thì có ngay một bài báo khác đưa ra bằng chứng chống đối. Thỉnh thoảng tôi cũng kê toa vitamin cho các bà mẹ quá lo lắng và cho rằng con họ bị suy dinh dưỡng, ốm yếu và cấn uống những loại thuốc đó. Khi viết toan tôi thường nói với các bà mẹ: “Bà biết rõ rằng thuốc này không giúp gì được con bà nhưng nó sẽ làm cho bà cảm thấy dễ chịu hơn.” Ăn kiêng và đi tiêu Thói quen đi tiêu của trẻ con cũng đủ kiểu giống như bố mẹ chúng vậy. Nhiều em đi tiêu đều đặn nhưng một số em khác thì nhiều ngày một lần và có em thì một ngày một hoặc hai lần. Sinh ra thế nào thì quen vậy nhưng có thể điều chỉnh bằng những thay đổi về chế độ ăn uống. Chất xơ bây giờ lại được xem là thực phẩm “buộc phải có”. Nó giúp “bình thường hóa” việc đi tiêu, tăng tốc những cô cậu chập chạp và làm cho trẻ hiếu động thái quá dịu bớt xuống. Nếu trẻ bị táo bón thì nên cho ăn nhiều chất xơ hơn, có thể dưới dạng bột ngũ cốc, rau quả và bánh mì, bánh quy. Đậu nướng là một chất xơ tuyệt diệu. Trái cây và nước trái cây cũng giúp trẻ đi tiêu dễ hơn. Trẻ đi tiêu chẩy làm bố mẹ rất lo lắng, nhất là trẻ rất hiếu động và lên cân chậm. Các bác sĩ đường ruột cho rằng chỉ nên cho trẻ dùng nước uống vào giờ ăn và tăng chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Đường phải giảm, ăn ít thức ăn chiên xào và nên cho trẻ ăn thành ba bữa chính như người lớn. Tiêu chẩy chỉ là tạm thời, những cách trên sẽ giúp kiểm soát được cùng với thời gian. Làm sao chú nhóc kia lại mập như vậy? Trẻ con cũng như người lớn, chúng mập vì có gen mập và ăn nhiều thức ăn hơn cơ thể cần. Những chuyên gia đã tranh cãi trong nhiều năm qua về hai nguyên nhân của sự béo phì: ăn nhiều hay do di truyền. Tranh luận trong thời gian dài nhưng cũng chưa ai biết được nguyên nhân thực sự là thế nào. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 6 Ăn nhiều Dĩ nhiên lượng thức ăn bạ nạp vào cơ thể ảnh hưởng đến trọng lượng của bạn. Trẻ con béo phì thường là con của những ông bố bà mẹ béo phì nhưng không biết là do di truyền hoặc là do con cái nhiễm thói quen ăn nhiều của bố mẹ. Nhiều bố mẹ làm gương xấu cho con với số lượng và loại thức ăn mà họ tiêu thụ. Một số người dùng thức ăn làm hư trẻ con, cho con ăn cái gì đó thay cho việc quan tâm và âu yếm chúng. Có những phụ huynh thích thú nhồi nhét thức ăn cho con họ, giống như người nuôi bò thúc cho con bò béo mập đem đi chợ bán. Đối với bố mẹ thì con cái mập mạp làm họ thích thú, nhưng đến tuổi thiếu nên thì trẻ con sẽ rất khổ sở, vào lúc đó thì khó mà thay đổi được gì. Di truyền Không ai có thể mập mạp mà không ăn gì nhưng chắc chắn trẻ con và người lớn phản ứng khác nhau về việc ăn uống cùng một loại thực phẩm. Một số người ăn sôcôla suất tuần nhưng vẫn gầy nhưng một số khác thì chỉ một thanh Mars bar đã lên một ký lô. Những con số thống kê liên quan giữa số trẻ em béo phì với bố mẹ béo phì rất thú vị. Nếu không ai trong bố mẹ bị béo phì thì chỉ có 10% con số của họ có khả năng béo phì. Nếu một người béo phì thì nguy cơ tăng lên 40%. Nếu cả bố mẹ béo phì thì 70% con họ có thể béo phì. Rõ ràng điều này chứng minh phần nào rằng trọng lượng của trẻ là do di truyền. Tuy nhiên một số nghiên cứu hài ước cũng làm lung lay quan điểm này. Một nhóm nghiên cứu đã chứng minh thành công rằng bố mẹ mập sẽ có con mập. Trong khi đó, một nhóm khác còn khám phá ra rằng người mập thì vật cung họ nuôi sẽ mập! Việc này làm cho những người ủng hộ thuyết di truyền càng phấn khích và chúng ta thì thì càng bối rối hơn. Thật ra cả chế độ ăn uống và di truyền đều quan trọng và vẫn không có ai biết cái nào ảnh hưởng mạnh hơn cái nào. Có phải các tuyến gây béo phì? Nhiều trẻ con được gửi đến khoa nội tiết của các bệnh viện lớn vì bố mẹ chúng tin rằng con họ tăng cân là do nội tiết. Quan điểm này khá phổ biến. Có thể là đúng nhưng chỉ với tuyễn nước bọt ở những đữa trẻ chỉ nhìn thấy thức ăn là đã tiết nước bọt. Ngoài ra hiếm khi có sự liên quan giữa các tuyến nội tiết và sự béo phì ở trẻ em. Mập quá Vào cuối năm đầu tiên trẻ con có nhiều vóc dáng khác nhau so với trẻ được hai tuổi. Trước khi biết đi trẻ có nhiều mỡ ở đui, cánh tay, và bụng và nhiều cơ bắp không nhìn thấy. Nhưng khi chúng bắt đầu hoạt động, mỡ sẽ dần dần biến mất và nhiều cơ như trên thân thể của người lớn xuất hiện. Nhiều bố mẹ rất quan tâm đến thời gian này và hiểu được tốc độ tăng cân khác nhau cho mỗi độ tuổi khác nhau. Trẻ sơ sinh tăng cân rất nhanh trong năm đầu tiên nhưng sau khi được một tuổi thì tăng rất chậm, thậm chí không tăng. Cùng với phần mỡ bị “đốt cháy”, nhiều đứa trẻ còn trở nên quá hiếu động, không chịu ăn uống và như thế Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 7 càng làm cho bố mẹ lo lắng về trọng lượng của trẻ. Trong những tập kỷ qua có hàng trăm bài báo viết về mối quan tâm trẻ sơ sinh béo phì, sau này sẽ trở thành trẻ con chập chững béo phì, sau này sẽ thành thiếu niên béo phì và người lớn béo phì. Gần đây có nghiên cứu cho rằng liên hệ giữa trẻ sơ sinh béo phì và là người lớn béo phì. Sau một tuổi thì trọng lượng của đứa trẻ đang lớn càng liên quan chặt chẽ với trọng lượng của bố mẹ nó. Đối với thiếu niên thì tăng cân dễ hơn nhiều so với việc giảm cân và đây sẽ là một vấn đề làm bố mẹ chúng khổ sở cả đời. Chế độ ăn kiêng đặc biệt Trong 2000 năm qua, những bác sĩ đã cố tìm mối liên hệ giữa sức khỏe và thái độ đối với thức ăn trong chế độ ăn kiêng. Mặc dầu bạn có thể nghĩ như thế đã đủ thời gian để thu thập tất cả chứng cứ, tôi phải nói rằng những dữ liệu quan trọng vẫn chưa có. Chắc chắn có một số trường hợp thực phẩm làm suy giảm sức khỏe, chẳng hạn như sự dị ứng với bột mì đối với bệnh phù, nhưng vẫn còn nhiều mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế trong vấn đề này. Một số trẻ em và người lớn dị ứng với một số loại thức ăn. Trẻ con ăn trứng, hải sản hoặc cam trái có thể bị ngứam sưng mắt hoặc tiêu chẩy. Không thể nghi ngờ gì về những chất gây phản ứng này đối với một số người vì cứ ăn vào là thấy có triệu chứng ngay. Tuy nhiên nhiều người còn cho rằng sữa, lúa mì, bắp, mạch nha và mem bia gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ con từ hen suyễn, chẩy nước mũi, không đọc chữ được, khó ngủ, quờ quạng và quấy mẹ. Từ những con số thu thập mỗi năm trong trung tâm hen suyễn ở bệnh viện tôi, hiếm có trường hợp dị ứng sữa làm cho bệnh nhân hen trầm trọng hơn hoặc phát triển nhanh hơn. Vì vậy nhiều người vẫn xem rằng đây là một bí ẩn. Các chuyên gia của chúng tôi cũng tranh luận về ý kiến cho rằng sữa gây ra viêm mũi. Folklore cho rằng sữa làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều mủ nhưng vẫn chưa đủ bằng chứng hỗ trợ cho kết luận này. Tôi làm việc rất nhiều với trẻ khuyết tật và tôi luồn nghe người khác nói rằng cho trẻ ăn uống đúng cách sẽ làm tăng trí thông minh và khả năng ứng xử của trẻ. Gần đây tôi gặp một đứa trẻ hơi chậm phát triển và cha mẹ của cậu được đảm bảo rằng nếu cậu bé uống thêm một viên tảo bẹ một ngày thì trí thông minh của trẻ sẽ tăng lên đến mức thông thường trong vòng sáu tuần. Việc này chẳng có hại gì ngoại trừ chi tiết viên tảo bẹ to bằng quả trứng của chim bồ câu và có mùi hôi của nước cống. Đứa trẻ khôn ngoan và hiều biết đủ để thà làm một cậu bé chậm phát triển còn hơn nhét thứ đó vào miệng. Một cặp phụ huynh khác được tư vấn rằng vitamin B sẽ chữa bệnh khó đọc chữ cho con họ nhưng thuốc này chỉ chữa được bệnh sưng phù, nứt da và có thể giảm thiếu các rối loạn tiền kinh nguyệt chứ không giúp gì cho việc đọc chữ. Tôi cũng được bảo rằng kẽm chữa bệnh tự kỷ nhưng không đúng. Một số người cho rằng mầu nhân tạo, chất phụ gia bảo quản thực phẩm và một số thực phẩm tự nhiên Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 8 có tác hại đối với sự tập trung và hành vi của trẻ con quá hiếu động. Thỉnh thoảng cũng đúng nhưng mức độ ít chứ không như nhiều người nghĩ. Nhiều phụ huynh bị ám ảnh bởi những chế độ ăn kiêng đặc biệt. Các bạn nên nhớ rằng những loại thuốc thực sự đi tiên phong không cần đến 2000 năm để kiểm chứng. Từ khi liều pênixilin đầu tiên được sử dụng, không ai nghi ngờ gì về tác dụng tuyệt vời của nó. Viên tảo bẹ, phẩm mầu nhân tạo và sữa dù bị đồn đại sai quấy thế nào cũng không thể trong cùng một giuộc. Thức ăn vặt chưa hẳn là vặt Thức ăn vặt là thuật ngữ do một số nhà báo sử dụng để miêu tả những thức ăn như sôcôla, nước ngọt, bánh kẹo, sữa lắc và thức ăn nhanh. Tôi chắc chắn không phải là loại người phá đám cho rằng kiêng tuyệt đối bất kỳ thức ăn gì thích thú là cách duy nhất để có sức khỏe và sự thánh thiện. Tuy nhiên tôi lo rằng nếu ăn uống quá nhiều thì những thứ trên thì sẽ hấp thu quá nhiều mỡ, muối và chất ngọt. Tôi là người rất tin vào quyền năng trị liệu của những nhà hàng McDonald. Dường như đây là nơi tồi tệ nhất cho các bà mẹ ăn nhiều. Chỉ cần bước vào cửa là bạn sẽ biết ngay con bạn còn ăn nhiều hơn bạn. Đối với nhiều phụ huynh thì chuyến viếng thăm thường xuyên qua nhiều cổng vàng đó sẽ giúp họ nhận biết được rằng họ là người bình thường, giải phóng họ khỏi triết lý đạo đức có tác dụng như việc đến thăm chuyên gia tâm thần mỗi năm mỗi lần và lại chỉ tốn không đến 10 đô là. Thức ăn bổ dưỡng chưa hẳn là bổ dưỡng Tôi phải xác nhận rằng tôi cũng dị ứng một thứ. Đó là những công ty quảng cáo thổi phồng những sản phẩm dinh dưỡng. Bẻ cong sự thật với những câu đại loại như “không có đường”, “cafe đã loại trừ chất cafein tự nhiên”, “sữa dinh dưỡng không béo”, “vitamin trị cảm lạnh và giảm căng thẳng”, .... làm cho tôi muốn phát bệnh và muốn nói cà lắm. Đừng hiểu lầm tôi, tôi không phản đối thức ăn dinh dưỡng, thực ra gia đình tôi thường ăn gạo đỏ, khoai tây, rau, bánh mì, trái cây, đậu xào và uống nước. Rồi còn gì nữa, khi ốm cần bổ xung glucô, tôi ăn thức ăn nêm bằng đường Queenslan tự nhiên. Tôi không phản đối những chế độ dinh dưỡng cần thiết. Chỉ vì lợi nhuận mà bóp méo sự thật hoặc nói khoác nhằm đánh lừa người khác là điều không nên làm. Uống nhiều nước cam quá: Nhiều bà mẹ khệ nệ khiêng hàng giỏ trái cây từ siêu thị về nhà, không biết có cần thiết đến mức độ đó không. Họ quýnh lên với công việc pha chế nước cam cho con. Cái này trở thành một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của các bà mẹ lo lắng, kiểm tra răng vì sợ trẻ thiếu vitamin C nếu không cho trẻ uống nước cam vài ngày. Nếu trẻ con ăn cam trái rồi thì không phải chi trẻ uống thêm nước cam! Việc cho trẻ uống nước cam tươi được khuyến khích vì nhiều người tin rằng càng uống nhiều thì trẻ càng khỏe mạnh và ít bị những bệnh cảm thông thường. Dù có Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 9 nghiên cứu bao nhiêu năm thì vấn không có bằng chứng cho ý kiến này. Cơ thể không thể để dành vitamin C, nó đi xuống thận và ra ngoài. Thật kinh khủng nếu mỗi ngày cứ bắt trẻ uống năm ly cam tươi, mà mỗi ly có khi được vắt từ ba trái. Như vậy trẻ phải tiêu thụ mười lăm trái cam mỗi ngày. Uống nhiều như thế thì tôi phải lộn ruột ra mất! Bột ngũ cốc ăn sáng hoàn hảo: Dĩ nhiên là nên ăn ngũ cốc chứa ít chất béo, muối và đường nếu con bạn chỉ sống nhờ thức ăn này. Nhưng đối với chúng thì đây chỉ là một phần của chế độ ăn cân bằng. Nếu hết cách rồi thì trộn thêm sữa nguyên kem và rắc đường vào. Nước trái cây không có đường: Quảng cáo thường bảo “Nước trái cây này không có đường.” Đúng ra phải nói: “Không cần thêm đường vào nữa vì đã có đường tự nhiên trong nó rồi.” Có nhiều cách cho đường tiếp xúc với răng chứ không phải chỉ là đường từ mía. Nhiều khi nước trái cây không được thêm đường nhưng không phải điều này có nghĩa làm ngọt hoặc hóa chất khác không được thêm vào. Gluco, mật và sức khỏe: Glucô là một chất đường tinh luyện cao gần giống như sucrôza (đường mía). Việc hấp thu chất này trong máu có thể nhanh hơn nhưng không bổ dưỡng hơn các loại rẻ hơn. Mật là sản phẩm thiên nhiêm được cho là có những đặc tính bí ẩn. Thật ra nó là sự pha trộn các loại đường đơn giản được tinh chế bởi những cơ quan nội tạng phức tạp của con ong. Dù có vị hấp dânc, dạng đường này không tinh khiết bằng glucô hoặc đường mía. Gluco và mật không có những đặc tính bổ dưỡng đặt biệt. Là những chất làm ngọt, chúng không có ưu điểm gì hơn so với đường mía và khi pha chế thức uống thì nó cũng làm hỏng răng không kém gì nước chanh. Những thanh kẹo tăng lực. Kẹo này ngày càng phổ biến hơn và thường ngọt, béo hoặc chứa vị trái cây. Vì sản phẩm chứa đường từ trái cây, mật và glucô thay vì đường mía nên chúng không có lợi cho sức khỏe lắm. Dĩ nhiên có một số laọi thật sự có lợi nhưng trẻ con có biết chọn lựa đâu. Sữa thiên nhiên: Tôi thấy khó mà bị thuyết phục bởi sữa thiên nhiên, vì đầu óc cũ kỹ của tôi tin rằng sữa thường do những động vật có vú sản xuất ra và sữa bò tốt cho bò con và cho cả trẻ con. Sữa đậu nành hoặc sữa khác có thể tốt cho những đứa trẻ dị ứng sữa bò, còn những trẻ bình thường khác thì chẳng có ích gì. Cám - tốt cho ngựa: Cám được chế biến thường được những người quan tâm đến sức khỏe ưa thích. Ngựa cũng thích ăn thứ này nhưng trẻ con không thích ăn thứ có vị như bột cưa này. Nếu muốn trẻ con ăn bổ sung chất này thì nên chọn loại ngũ cốc nhiều xơ hoặc bánh mì có độ xơ cao. Đối với đa số trẻ con thì nên cho ăn thực phẩm nhiều xơ như trái cây và rau quả. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 10 Thức uống có bổ sung vitamin: Nước rau dại, siro được quảng cáo là bổ sung vitamin C. Không gì tốt hơn một viên vitamin giá rẻ mua ngoài hiệu thuốc. Nhiều loại siroo còn chữa quá nhiều đường nên dùng nhiều sẽ không tốt. Trái cây và hạt chiên: Nho, nho không hạt phơi khô và chà là những thức ăn trẻ con rất thích nhưng quá ngọt và dễ mắc răng nên sẽ có tác hại cho răng giống như sôcôla và các lại kẹo khác. Đậu hạt có thể rất bổ dưỡng nhưng trẻ dễ bị ngạt nếu nuốt nguyên hạt. Một công nghiệp khổng lồ tồn tại nhờ việc sản xuất các loại thức ăn và thức uống nói trên nhưng phải giám sát kỹ những sản phẩm này. Những chất xơ và hợp chất hyđrat cacbon là cần thiết nhưng nếu bọc mật, gluco hoặc những chất hyđrat cacbon cao khác thì sẽ không ích lợi gì. Nhiều sản phẩm cho là không có đường và muối nhưng chỉ có lợi nếu trẻ con theo đúng chế độ vệ sinh cả ngày. Nếu sau đó lại uống sữa lắc rất ngọt và xúc xích italy rất ngọt thì coi như không. Thức uông bổ dưỡng chứa những thành phần tự nhiên lại có thể không thep tỉ lệ đúng. Sữa là thực phẩm tự nhiên thực sự nếu không được bổ sung chất phụ gia. Có lẽ tôi quá khắt khe vơi những ưu điểm được quản g cáo của thực phẩm dinh dưỡng. Một chất có thể tự nhiên nhưng chưa hẳn đã tốt. Bạn có thể bị hư răng, phát phì và làm hỏng cơ thể cả với sản phẩm tự nhiên lẫn công nghiệp. Thuôc lá và thuốc phiện là chính là hai chất tự nhiên. Kết luận Có nhiều cách áp dụng một chế độ ăn uống tốt cho trẻ con. Chỉ cần một chút khéo léo, bình tĩnh và hiểu biết. Chúng ta nên àm gương và hành động khôn ngoan trước. Bố mẹ có chế độ ăn uống cân bằng không phải lo gì nhiều. Nếu trẻ lớn nhanh, mạnh khỏe và hạnh phúc thì bạn đã làm đúng cách, hãy thư giãn. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 11 13 Cho trẻ con ăn mà không phải la hét Phụ huynh thường sử dụng nhiều sức ép để ép buộc những đũa trẻ tuổi chập chững cứng đầu ăn dù chúng không muốn ăn. Những trò buồn cười này của bố mẹ làm cho trẻ thích thú nhưng cho đến cuối bữa ăn thì kết quả là trẻ chẳng ăn bao nhiêu. Trò chơi máy bay, ca hát, nhảy, nhót , bò quanh nhà, giả làm con chó con mèo và đe doạ rằng trẻ sẽ không lớn đều phí thời gian. Trẻ con cũng như người lớn không thích ăn một bữa nhiều mà ăn nhiều bữa nên những cách trên sẽ không ích gì. Chỉ nên khuyến khích con nhẹ nhàng. Một số đứa trẻ ăn rất nghiêm túc, không bao giờ rời mắt khỏi đĩa thức ăn cho đến khi vét sạch đĩa. Tuy nhiên, một số em thấy việc ăn uống thật chán ngán. Có em mập, có em ốm, một số em nhặng xị về chuyện ăn uống và một số giống như cái máy nghiền thức ăn cho cái gì cũng ăn. Đừng ép trẻ em ăn. Hãy nhớ không đứa trẻ nào chết vì nhịn đói và bướng bỉnh. Trong bài giảng gần đây nhất, trước khi tôi kịp mở miệng khẳng định điều này thì một bà mẹ hung hăng đã phản đối: “Con trai tôi đã có lần nhịn đến 12 tiếng đồng hồ và nếu tôi không ép thì chắc chắn nó sẽ nhịn đến chết”. “Bà có biết một người trung bình phải nhịn đói bao lâu mới chết không?” tôi hỏi. “Tôi không biết”, bà ta trả lời lạnh lùng.”68 ngày đấy bà ạ” tôi nói. “Ý ông là là tại bệnh viện ông trẻ con chỉ được cho ăn 68 ngày một lần?” bà ta lật ngược lại thế. Đến lúc đó thì một người ăn kiêng ngồi gần tôi không chịu được nữa. Anh ta nổi cáu:”Nếu bà lo vậy thì gọi cho Tiến sĩ Green vào ngày thứ 20 đi nhé!” Tôi nghĩ giờ thì bà mẹ đã hiểu. Kiểu cho ăn thông thường Hầu hết trẻ con trong năm đầu tiên không thắc mắc gì về thức ăn. Chúng không gây rắc rối và chịu ăn những thứ dành cho chúng. Trước 9 tháng thì thức ăn đi vào dạ dày trẻ dễ dàng nhất, và trẻ con học nhai rất nhanh. Vào giai đoạn này, răng trẻ còn nhỏ và những hòn ngọc trang trí này không làm hỏng thức ăn vì thức ăn đi qua chúng rất nhanh. Đến một tuổi thì trẻ nhai nhiều hơn, và trẻ bắt đầu ăn theo chế độ của người lớn. Nhiều đứa trẻ ở giai đoạn tuổi này thay đổi thái độ thấy rõ đối với thức ăn. Trẻ không chịu ăn và gây phiền toái nhất cho bạn về vấn để này. Cũng vào giai đoạn này, cân nặng của trẻ có thể tăng rất chậm, không tăng hoặc thậm chí giảm vì chúng hoạt động và tiêu hao rất nhiều năng lượng và do bướng bỉnh không chịu ăn. Từ tuổi này trở đi biểu hiện tiêu cực này luôn luôn hiện hữu, vì thế với đa số trẻ con, buộc chúng phải ăn thường không có hiệu quả gì. Vào khoảng 15 tháng tuổi, những đứa trẻ độc lập thích tự xúc thức ăn dù ít em biết cách đưa vào miệng-thức ăn thường đổ xuống sàn khi trẻ cố gắng gập tay để đưa vào miệng. Trẻ cũng thường muốn tự uống nước hoặc uống sữa và sau 18 tháng, trẻ thích nút hơn là uống bằng ống hút. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 12 Đến khi được 3 tuổi, trẻ có thế dùng dao cắt thức ăn mềm và cố gắng trộn thức ăn. Đến 4 tuổi rưỡi thì trẻ có thể dùng đũa muỗng mặc dù chưa sành sỏi lắm. Trẻ con châu Âu thì biết cách sử dụng nĩa và dao. CHO TRẺ ĂN - ĐỪNG CÃI NHAU VỚI CHÚNG Trẻ con có đầu óc và thị hiếu riêng của chúng. Không nên để bàn ăn trở thành chiến trường. Kế hoạch tám điểm cho bữa ăn không có vấn đề Tránh những giờ ăn ồn ào, bị gián đoạn hoặc khuấy động. Nên cho trẻ ở tuổi chập chững ngồi ăn cùng với gia đình còn nếu không thể được thì bố hoặc mẹ phải ngồi gần trẻ và cho nó ăn trước cả giờ cả gia đình cùng ăn. Về lý thuyết thì nên cho trẻ ăn càng nhiều loại thức ăn càng tốt, nhưng nếu trẻ không thích đủ loại thì cứ cho trẻ ăn những thức trẻ thích miễn là nó vẫn bổ dưỡng. Nói cho cùng thì chính trẻ là người phải ăn chứng không phải các bạn. Thói quen ăn uống như người lớn nên được khuyến khích. Tuy nhiên, không nên làm quá nếu trẻ muốn ăn lại món chính sau khi đã ăn xong món tráng miệng. Sử dụng những ý tưởng nấu nướng tiết kiệm thời gian, vì rất khó giữ bình tĩnh nếu trẻ không chịu ăn những món bạn phải mất hàng giờ để nấu. Nhẹ nhàng khuyến khích trẻ ăn, không được ép buộc. Nếu thấy chắc chắn là trẻ không muốn ăn nữa thì ngưng lại, rửa tay và mặt cho trẻ sạch sẽ và cho đi khỏi bàn ăn. Không nên bận tâm dù bữa ăn của trẻ kéo dài năm phút hay nửa tiếng. Nếu trẻ cứ dây dưa thì cứ để trẻ ngồi vậy với bữa ăn của nó, không cần chú ý đến. Không nên giận dữ nếu trẻ không ăn hết. Mang thức ăn còn lại đặt vào tủ lạnh và khi trẻ muốn ăn thì mang ra. Đứa trẻ có quyền ăn hoặc không ăn tuỳ thuộc theo ý thích của nó. Cha mẹ có quyền buộc trẻ ăn nếu họ muốn làm vậy nhưng họ nên tránh rắc rối đối với việc ăn uống của trẻ. Nếu đứa trẻ từ chối bữa ăn thì không nên lập tức cho uống sữa, ăn khoai tây chiên hoặc những món tương tự. Làm cho bữa ăn trở nên thú vị Khi phục vụ món ăn cho người lớn, đầu bếp không chỉ mang đến cho anh ta hương vị mà còn cả hình thức bày món ăn đẹp mắt, hấp dẫn. Đối với trẻ con cũng vậy. Trước hết, không nên bỏ vào bát trẻ quá nhiều. Nên cắt đồ ăn của trẻ thành những hình khác nhau, thay đổi màu sắc hài hoà, bắt mắt bất kỳ lúc nào có thể. Trẻ con thích nhất đồ ăn có hình con thú và cây cỏ. Nếu trẻ vẫn ăn ít, thì nên thay đổi khung cảnh. Có thể cho trẻ ra vườn, lên sân thượng. Nên tranh thủ cho trẻ ăn và uống thêm sữa những lúc trẻ thích. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 13 Tôi cho là chúng ta phải loại bớt một số suy nghĩ và ý tưởng lạc hậu về việc cho trẻ ăn. Cho trẻ ăn khi trẻ thích ăn, cho ăn ở nơi trẻ muốn ăn và khi trẻ đói. Sớm hay muộn trẻ sẽ học được thói quen ăn uống của người lớn nhưng trước hết nên giúp trẻ tận hưởng thú vui ăn uống. Điều này rất quan trọng. Ăn vặt có khi rất bổ dưỡng Trẻ con không có những ý tưởng buồn cười của người lớn về thức ăn. Khi đói trẻ muốn ăn. Khi no thì không. Ăn uống theo giờ giấc chỉ hợp với người lớn chứ không phải với trẻ con. Chúng ta nên khuyến khích ăn theo bữa chính nhưng nếu không được thì cứ thoải mái, cho con ăn khi nó muốn ăn. Chú ý cho con ăn vặt nhiều hơn. Thức ăn vặt tốt cho sức khoẻ không phải là sữa lắc, sôcôla hoặc khoai tây chiên muối. Lý tưởng nhất là cho trẻ ăn cà rốt tươi, cần tây nhưng một số trẻ có thể không thích. Dường như vào giai đoạn mười mấy tháng tuổi trẻ chỉ hấp thu hydrat-cacbon hỗn hợp. Bánh mì là chất sơ tốt và bánh săng-úyt cũng rất có lợi. Chỉ cần một chút tưởng tượng để làm cho thức ăn phong phú hơn. Thay vì trét bơ, tại sao không trét mứt dâu, bơ đậu phộng hoặc kẹp với trứng. Bánh đậu nướng ăn với sữa cũng là một món ngon. Những món ăn nhón bỏ miệng rất thích hợp cho những đứa trẻ bận rộn. Một mẩu bánh, vài lát trái cây và mấy cọng rau luộc có thể vừa ăn vừa chơi. Ngoài ra có nhiều món thức ăn bổ dưỡng dễ mang theo khác. Có thể bạn phải xem những bữa ăn dặm này nghiêm túc như bữa chính nếu chúng thay cho bữa chính thường xuyên. Nếu biết cách thiết kế thì những chế độ ăn “thay đổi” kiểu này có thể cải thiện sức khoẻ của trẻ. Tôi tin chắc rằng có những lúc bạn đã quần quật hàng giờ để làm món ngon cho con bạn ăn mà nó lại chỉ liếc qua và quay mũi đi không thèm nhìn. Những lúc như thế bạn chỉ muốn phát cho con một cái! Thay vì phải khổ sở như thế, hãy để tôi đề nghị một chế độ ăn tiết kiệm công sức hơn cho bạn nhé? Bạn chỉ cần có một chiếc khay đông lạnh và bếp làm nóng. Buổi sáng bạn có thể nấu nhiều món từ cà rốt, cải, súp lơ, bí, thịt bò, thịt gà, cá vv… và bỏ vào từng ô trong khay đông lạnh rồi đem để vào ngăn đông đá của tủ lạnh. Đến giờ ăn, bạn chỉ cần chọn món và lấy ô đựng món đó ra làm nóng lại cho trẻ. Vậy là có thức ăn tươi cho trẻ mỗi bữa ăn mà chỉ mất ít phút hâm nóng. Có thể chuẩn bị thức ăn cho trẻ con tuổi chập chững như thế cho đến khi chúng bước sang giai đoạn tuổi khác. Nên tăng kích thước ô nhằm tăng khẩu phần ăn của bé theo tuổi. Nếu trẻ không ăn thì bạn lại có thể đổ thức ăn vào ô và cho đông đá lại, như thế trẻ cũng nhận được thông điệp không ăn giờ thì cũng không sao! Bạn sẽ đỡ vất vả quá và không ép buộc con phải ăn khi nó không muốn. Bón cơm cho một đứa trẻ tự lập nhưng nóng nảy Từ ngày sinh nhật đầu tiên, một số đứa trẻ nhất định đòi tự xúc ăn mà không cần người khác giúp. Nhưng những đứa trẻ độc lập như thế lại rất nóng tính vì thế Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 14 thường gây ra rắc rối. Phải cho chúng sử dụng những cái muỗng lớn để đưa được một ít thức ăn vào miệng sau khi đã làm rơi gần hết thức ăn mỗi lần xúc. Đối với trẻ này nên cho mặc yếm có túi hứng phần thức ăn rơi nhằm sử dụng lại hoặc bỏ đi. Có thể hỗ trợ cho cậu bé nóng vội vì đang đói này bằng cách cho nó một cái muỗng còn bạn thì bón cơm cho cậu ta bằng một cái muỗng khác. Hoặc cho trẻ ăn thức ăn có thể dùng tay bốc để giữ cho đôi bàn tay nhỏ xíu của cậu bận rộn. Trẻ chập chững thích bú bình và ăn thức ăn của trẻ sơ sinh Nếu sau 8 tháng mà chế độ ăn của trẻ vẫn chỉ là sữa và thức ăn không có chất xơ của trẻ sơ sinh thì khó mà chuyển sang một chế độ ăn đa dạng và hợp lý. Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh, vì thế bố mẹ nên cho trẻ ăn đủ loại thức ăn đặc có chất xơ sau khi trẻ được sáu tháng, tránh việc làm cho sữa trở thành nguồn dinh dưỡng duy nhất sau này. Đối với những em chỉ uống sữa và không chịu ăn thức ăn đặc thì chỉ còn cách giảm dần lượng sữa để giúp trẻ chịu tiếp nhận loại thức ăn này. Một số người quá nghiêm khắc bằng cách cắt chế độ sữa của trẻ ngay và thay bằng một loại thức uống ít calori hơn cho đến khi trẻ bỏ cuộc và bắt đầu chấp nhận chế độ ăn hợp lý. Tôi thì cho là nên nhẹ nhàng hơn vì kết quả cuối cùng vẫn đúng như thế. Nên giảm khoảng một nửa lượng sữa và thay bằng nửa thức uống khác đồng thời cho trẻ nếm nhiều món ăn dặm khác nhau. Nếu theo cách này mà trẻ không chấp nhận thì có thể giảm sữa đi nhiều hơn. Cũng giống như những quá trình khác, bố mẹ không được bỏ cuộc nửa chừng. Cũng cần kiên quyết với những đứa trẻ cứ ăn hoài thức ăn loãng. Trẻ không chịu nhai nên những hạt nhỏ nhất cũng làm cho trẻ nghẹn. Tuy nhiên, khi được cho ăn sôcôla thì chúng tỏ ra có sức nhai ngay. Một lần nữa, phòng bệnh hơn chữa bệnh vì những em nhỏ này có thể phải chịu áp lực trước khi chấp thuận một chế độ ăn bình thường. Muốn giúp những em này, có thể bắt đầu bằng cách giảm một nửa lượng sữa, cho trẻ ăn những loại bột hoặc cháo và pha chế thêm chút rau quả, thịt hoặc cá và tăng thêm và thay đổi thành phần một chút mỗi ngày. Dần dần, trẻ sẽ theo kịp chế độ ăn thông thường. Như thế nào là trẻ đã ăn đủ Trẻ con có nhu cầu ăn uống rất khác nhau. Chúng ăn như chim, có khi như quạ và có khi như kềnh kềnh. Không thể nói chính xác lượng thức ăn mà trẻ sẽ ăn có thể tiêu thụ một ngày. Lượng thức phẩm trẻ tiếp nhận và việc tăng trưởng không là những chỉ số duy nhất về sức khỏe. Năng lượng cũng hết sức quan trọng. Nếu xe hơi của tôi chỉ dùng một nửa lượng xăng mà nhà sản xuất đề nghị để đi hết một số kilômét quy định thì tôi sẽ không phản đối gì. Tôi sẽ mừng vì động cơ của tôi hoạt động hiệu quả và như thế thật tuyệt. Bắt trẻ con ăn là điều vô ích. Chúng ta cần hiểu trẻ nhiều hơn và bớt ép trẻ con ăn đi. Xem xét quan điểm của trẻ con Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 15 Giả sử vào một dịp đặc biệt bạn được mời đến ăn ở một nhà hàng tốt nhất trong thành phố. Thức ăn được dọn ra, một đĩa thịt chan nước sốt thơm tho tinh khiết đễn nỗi làm bạn nhỏ dãi. Rồi một trưởng nhóm phục vụ bước đến, nhìn vào mắt bạn và mở giọng lạnh lùng: “Nghe này, cô không được rời bàn chừng nào chưa ăn hết đĩa thịt này. Ngoài ra cô không được tráng miệng nếu chưa ăn xong” Nghe thế bạn có thấy mắc nghẹn chưa? Một phút sau một ông đầu bếp có bộ râu dày đội chiếc mũ trắng đến bên cạnh bạn. Ông lấy dao nĩa ra và bắt đầu cắt thịt ra từng miếng nhỏ, kẹp với rau và thô bạo nhét từng miếng vào miệng bạn. Hãy đặt bạn vào vị trí của con bạn. Tại sao nó phải thích việc này trong khi bạn không thích. Buông tha cho con bạn và đừng tranh cãi chỉ vì bữa ăn. Kết luận Hầu hết trẻ con có bố mẹ hay phàn nàn rằng chúng ăn ít thật ra lại ăn được rất nhiều. Nếu trẻ muốn ăn ba bữa một ngày thì sẽ rất tốt, nhưng nếu trẻ không thích thế thì tốt hơn nên cho trẻ ăn dặm thêm những thức ăn bổ dưỡng khác chứ không nên gây gổ với chúng. Thời gian và áp lực phải giống những đứa trẻ khác sẽ giúp trẻ quen dần với thói quen ăn uống có giờ giấc. Đồng thời, bạn cũng nên linh động và học cách sử dụng trí tưởng tượng của mình. Hãy nhớ, ăn uống không phải chỉ để có sức khoẻ mà còn là thú vui nữa. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 16 14 Những thói quen xấu ở những đứa trẻ dễ thương Trong những ngày giữ con ở độ tuổi chập chững, tôi cược là bạn đã từng đọc và nhận ra hình ảnh con mình trong chương này. Giờ thì bạn đã nhận ra rằng chính những đứa trẻ con dễ thương nhất cũng có một số thói quen khó ưa nhất của trẻ con. Hãy xem bộ sưu tập dưới đây. Cắn Một số người làm việc cho Bộ phận Cấp cứu trong bệnh viện của tôi có lần yêu cầu tôi đến nói chuyện với họ và tôi cứ nghĩ họ sẽ muốn nghe tôi nói về một số đề tài y khoa đang thịnh hành. Thật ngạc nhiên, họ lại muốn hỏi ý kiến tôi về việc xử lý một đứa trẻ hay cắn người khác! Hành động này làm nhiều người phẫn nộ kể cả bố mẹ và tất cả những người lớn, trẻ con xung quanh. Theo kinh nghiệm của tôi, cắn chỉ là một thói quen ở những đứa trẻ từ 1 đến 1 tuổi rưỡi khi chúng chơi với nhóm. Nó không chỉ là hành động ác độc hoặc có tính toán mà chỉ là một triệu chứng của lứa tuổi chưa có ý thức này. Con bạn không dậy sớm, ngồi đó bày mưu tính kế, núp sau cửa mà mai phục chờ có người đi qua thì nhào ra cắn phập vào họ như cá mập. Chỉ là vì người nào đó thình lình xuất hiện và thiên thần của bạn cảm thấy phấn khích và không nghĩ gì hết. Trẻ cắn chỉ vì bốc đồng muốn làm vậy. Chỉ vì lúc đó nó thấy thích làm như thế. Các chuyên gia về vấn đề này cho rằng đó là triệu chứng của một đứa trẻ căng thẳng và lo lắng. Có thể ý kiến này đúng trong một số trường hợp nhưng thực tế thì ngăn một đứa trẻ để nó không cắn sẽ dễ dàng hơn làm cho nó bớt lo lắng. Nhiều đứa trẻ một tuổi thường cắn bất kỳ ai bế chúng và không biết cắn sẽ làm cho người ta đau. Mặc dù đứa trẻ không chủ tâm làm vậy, cần phải giải thích với trẻ rằng cách cư sử vậy là không tốt. Thay vì hét lên, hoặc giận dữ và đánh trẻ, bạn nên đặt trẻ xuống ngay lập tức. Không cần phải mất nhiều thời gian trẻ sẽ hiểu ra điều bạn muốn nói: Nếu nó muốn được bạn ôm thì không được làm cái việc đáng đánh đòn đó. Trẻ ở tuổi chập chững thường tấn công anh chị hoặc em chúng, như thế đây là vấn đề nội bộ gia đình nên dễ xử lý hơn dù bạn phải xử lý cả đối tượng cắn và đối tượng bị cắn. Nếu con nhà hàng xóm bị cắn thì họ sẽ cho là bạn xúi con bạn trả thù. Nếu bạn không chứng minh cho họ thấy bạn công bằng thì họ sẽ không cho con sang chơi nhà bạn nữa và hai gia đình có thể bất hoà hoặc duy trì mối thù truyền kiếp giống như hai giòng họ của Romio và Juliet. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 17 Cách bạn phản ứng với việc con bạn cắn người khác nên tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nếu trẻ chỉ cắn nhẹ do bốc đồng thì chỉ cần cảnh báo nhẹ nhàng. Nếu trẻ lặp lại thì cách ly trẻ và tát nó một cái để trẻ nhận thấy giới hạn của hành vi nó phải tuân thủ. Khi con bạn chơi với một nhóm trẻ mà cắn các bạn thì là chuyện khác. Bạn đang đứng trước đông người, không thể cách ly trẻ mà nếu đánh con thì người khác sẽ phê bình bạn. Thật khó xử nếu những bà mẹ khác đã cho rằng con bạn là “đứa hay cắn”. Tốt nhất bạn nên trông con cẩn thận, báo trước thật rõ ràng và đánh lạc hướng nếu dự đoán trước trẻ sẽ tấn công nhau. Nếu trẻ vẫn cắn bạn thì lờ đi, đưa cho trẻ đồ chơi trẻ thích nhất và chú ý đến đứa trẻ bị cắn. Có thể làm vậy là xuê xoa nhưng khi đi ra ngoài bạn không thể đánh con và thật ra không thể áp dụng mức kỷ luật cao hơn mức mà tôi có thể đề nghị. Nhiều bố mẹ xem chuyện này thật bi đát và chỉ có một cách xử lý: cắn lại con họ. Thật là đá chọi đá, đất chọi đất. Cách này có thể hiện đại cách đây 2000 năm nhưng tôi nghĩ có những cách tốt hơn để xử lý vấn đề này. Đừng thất vọng – nhớ rằng cắn chỉ là thói quen của trẻ con 2 tuổi rưỡi và chúng sẽ không cắn người khác hoài. Nấng mũi lên Những chiếc mũi nhỏ đối với các ngón tay nhỏ giống như những cái hang đối với con thỏ. Khi không có việc gì để làm thì trẻ thích khám phá hang động này. Dù nhiều trẻ nhỏ có lúc không thích chơi trò này nhưng có một số đứa trẻ lớn hơn thích làm vậy nhằm gây sự chú ý đối với bố mẹ. Thò tay móc mũi – bố sẽ nổi giận đùng đùng, trẻ con muốn làm vui kiểu này lắm! Những ngón tay nhỏ xíu đưa lên đưa xuống như cây đàn violon trong dàn nhạc. Tốt nhất nên lờ trẻ đi và hướng chúng sang hoạt động gì khác có ích hơn. Còn nếu bạn muốn chú ý thì không được đùa mà phải 100% nghiêm túc với trẻ. Nếu trẻ chỉ móc mũi vì chán là chuyện khác. Tôi đã sang Mỹ giảng bài gần đây và nhiều người hỏi tôi về thói quen này của trẻ con. Rõ ràng thói quen này là phổ biến ở tất cả trẻ em tuổi này. Trẻ xem truyền hình, nó thấy chán, đầu óc u đặc, vậy là nó thọc tay vào mũi. Bạn phải thông cảm với vấn đề này, giống như đối với tiêu chuẩn của các chương trình truyền hình ngày nay vậy. Với trẻ con ở tuổi chập chững, mục đích là đánh lạc hướng và giữ cho những bàn tay nhỏ xíu của chúng bận rộn hoàn toàn. Tôi tin là chúng ta không nên quá nghiêm khắc với trẻ con trong vấn đề này vì chính người lớn đôi khi vẫn có thói quen xấu này. Lần tới nếu bạn dừng xe trước đèn đỏ, liếc sang xe bên cạnh bạn sẽ thấy một cánh tay của người lái xe, bạn sẽ không biết họ để tay kia ở đây. Đó là lý do tại sao các ngôi sao lại thường để vài cái ly màu trong xe. Đập đầu Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 18 Đập đầu là thói quen phổ biến vì một trong hai lý do. Thường thì đây là một phần của tiết mục nổi giận ở trẻ con ở độ tuổi 1 đến 2 tuổi vốn chưa có ý thức và mặc dầu đây có thể là một hình thức giải trí vô tội ở trẻ lớn tuổi hơn. Bố mẹ sợ rằng nếu trẻ đập đầu thì sẽ hại đến sọ não, nhưng hãy nhìn những vận động viên bóng đá và quyền anh, bạn sẽ nhận ra rằng ngay cả hành động của những đứa trẻ lì lợm nhất cũng chẳng thấm tháp gì. Những phu huynh khác có thể tin rằng đây là một dấu hiệu chậm phát triển hoặc quấy rối tinh thần nhưng nếu đứa trẻ cư xử bình thường thì đây không phải là một dấu hiệu có ý nghĩa gì lắm. Khi những cô cậu bé này không vừa ý với điều gì thì chúng có thể bổ nhào xuống sàn nhà và đập đầu. Hiếm khi chúng làm chính mình bị thương và nếu có thì không phải do cố ý. Chúng thường cẩn thận tìm một bề mặt để hạ cánh sao cho nhiều người nghe thấy nhất nhưng lại ít có khả năng làm bị thương nhất. Thói quen giận giữ mà đập đầu nơi trẻ con thường không kéo lâu vì trẻ sẽ phát triển nhanh ý thức để nhận ra rằng tự làm mình bị thương không phải là cách tốt nhằm trừng phạt người khác. Như thế chẳng khác gì một tên cướp nhà băng bước vào ngân hàng và nói "Đưa tiền cho tôi nếu không thì tôi sẽ dùng cái cây này chọc vào mắt mình”. Đập đầu này quả thật gây khó khăn cho đứa trẻ và tất cả những gì bạn có thể làm là đánh lạc hướng trẻ. Nếu không làm được thì cứ để cho trẻ làm điều chúng muốn. Trẻ con có thể kém ý thức nhưng chúng không ngốc. Dù sao thì thói quen này sẽ biến mất khi trẻ được hai tuổi. Một số đứa trẻ đập đầu khi chúng cảm thấy chán hoặc mệt mỏi. Đâu là hành vi của trẻ con thích nhảy và gõ nhẹ đầu vào thành cũi. Chúng làm vậy vì như thế sẽ dễ ngủ hơn giống như đếm cừu vậy. Mặc dầu làm vậy dễ chịu với trẻ con nhưng không dễ chịu cho bố mẹ tí nào. Điều duy nhất bạn có thể làm là lót cũi hoặc chèn gối ở các góc cúi để trẻ không đau. Đập đầu kiểu này không có gì đáng ngại vì chỉ là hình thức giải thích vô tư giống như mút ngón tay cái hoặc cắn móng tay. Nín thở Đây là hành vi đáng ngại nhất ở trẻ con tuổi chập chững. Một số em có thể làm vậy mười lần một ngày, những em khác một tháng một lần. May mắn là đa số trẻ không bao giờ duy trì thói quen xấu này trong suốt cuộc đời. Nín thở có hai hình thức, hình thức tím mặt (phổ biến hơn) và hình thức bất tỉnh. Với dạng đầu thì đứa trẻ sẽ nín cho đến khi thở ra lại được; đây là dạng nổi giận siêu hạng dùng để uy hiếp những người không cho trẻ làm theo ý nó. Hình thức thứ hai thường làm cho người khác hoảng sợ. Chẳng hạn nếu làm tổn thương trẻ một chút, nó sẽ nín thở giống như ngất đi. Nín thở đến tím mặt Hành vi này phổ biến ở trẻ con từ 18 tháng đến 4 tuổi, dù có thể có trước khi trẻ được một tuổi ở những đứa trẻ khó chịu nhất. Kiểu giận giữ này không xa lạ gì với những đứa trẻ sôi nổi. Hippôcrat từng miêu tả hành vi tương tự ở những đứa trẻ kinh khủng của Hy lạp cổ. Tâm lý trẻ con tuổi chập chững – Phần 2 Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan