Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối B Môn sinh Tài liệu sinh quý hiếm ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )...

Tài liệu Tài liệu sinh quý hiếm ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
39
348
118

Mô tả:

TRÍCH ĐOẠN CHINH PHỤC ĐỀ THI QUỐC GIA THPT MÔN SINH HỌC TẬP 1. Đề số 1 TK Kết quả luyện đề: Lần 1: Lần 2: Lần 3: Các câu cần lưu ý: Lý thuyết, công thức rút ra: Câu 1: Trong chọn giống, để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là: A. Tạo dòng thuần B. Thực hiện lai khác dòng C. Lai kinh tế D. Lai khác dòng và lai khác thứ Câu 2: Phương pháp nhanh chóng dùng để phân biệt đột biến gen và đột biến NST là: A. Giải trình tự nu của gen đột biến B. Lai cơ thế mang đột biến với cơ thể bình thường. C. Làm tiêu bản tế bào quan sát bộ NST của cơ thể mang đột biến. D. Quan sát kiểu hình cơ thể mang đột biến. Câu 3: Bước chuyển quan trọng của quá trình chuyển biến từ vượn thành người là: A. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. B. Lao động và chế tạo công cụ lao động. C. Hình thành tiếng nói có âm tiết. D. Sự hình thành dáng đi thẳng. Câu 4: Cho các phát biểu sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh 2.0) 1. Đóng góp chủ yếu của học thuyết tiến hóa hiện đại là giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới. 2. Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi yếu tố ngẫu nhiên. 3. Theo Đacuyn, điều quan trọng nhất làm cho vật nuôi, cây trồng phân li tính trạng đó là trong mỗi vật nuôi hay cây trồng sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo những hướng khác nhau. 4. Trong các dạng đột biến gen thì đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. 5. Hệ động vật và thực vật ở châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng là vì đại lục Á, Âu và Bắc Mỹ mới tách nhau(kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác xuất hiện sau. 6. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. 7. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác là ví dụ cách li sau hợp tử. 8. Quá trình hình thành quần thể mới luôn dẫn đến hình thành loài mới. 9. Trong chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới, tổ chức ngày càng cao là hướng cơ bản nhất. 10. Theo quan niệm hiện đại, loài có tập tính càng tinh vi phức tạp thì càng có cơ hội hình thành loài mới nhanh. 11. Một quần thể bị cách li kích thước nhỏ thường dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể kích thước lớn là do chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn. LOVEBOOK.VN | 1 Gọi a là số phát biểu sai, b là số phát biểu đúng và a2-b = c. Biểu thức nào sau đây phù hợp với mối quan hệ của a,b và c? 2 2 2 A. a  9  2  c  b  3 B. a  b  1  c  b  6 C. a+b = c-1 D. a2 + b2 = c2-12 Câu 5: Trong một quần thể xét 3 gen: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 5 alen. Gen 1 và 2 đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Gen 3 nằm trên NST Y, X không alen. Tính theo lý thuyết số kiểu gen tối đa trong quần thể này là bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến: A. 105 B. 270 C. 27 D. 51 Câu 6: Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen (Ab/aB) Dd giảm phân bình thường và có hoán vị giữa gen B và b. Theo lý thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là: A. ABD; abd hoặc Abd; abD hoặc AbD; aBd B. abD; abd hoặc Abd; ABD hoặc AbD; aBd C. ABD; AbD; aBd; abd hoặc Abd; ABd; aBD; abD D. ABD; ABd; abD; abd hoặc AbD; Abd; aBd; aBD Câu 7: Có 2000 tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Ab/aB. Quá trình giảm phân có 400 tế bào đã xảy ra hoán vị gen. Tần số hoán vị gen và khoảng cách giữa 2 gen trên NST là: A. 20% và 20cM B. 10% và 10A0 C. 20% và 20A0 D. 10% và 10cM Câu 8: Ở ngô 2n bằng 20. Trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo một chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là: A. 210 loại B. 216 loại C. 213 loại D. 214 loại Câu 9: Tháp sinh thái số lượng có đáy hẹp, đỉnh rộng là đặc trưng của mối quan hệ: A. Vật chủ-kí sinh B. Con mồi-vật dữ C. Cỏ-động vật ăn cỏ D. Ức chế-cảm nhiễm Câu 10: Cho hình ảnh như sau: Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những nhận xét này, có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Hình ảnh trên phản ánh hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau. 2. Hiện tượng này phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể. 3. Một số cây sống gần nhau có hiện tượng liền rễ như vậy giúp nước, muối khoáng do rễ cây này hút vào có khả năng dẫn truyền qua cây khác thông qua phần rễ liền nhau. 4. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. 5. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác được nguồn sống tối ưu của môi trường. 6. Quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh và cộng sinh là những mối quan hệ tồn tại trong quần thể. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11: Giả sử sự khác nhau giữa ngô cao 10cm và ngô cao 26cm là do 4 cặp gen tương tác cộng gộp quy định. Các cá thể thân cao 10cm có kiểu gen aabbccdd, cây cao 26cm có kiểu gen AABBCCDD. Chiều cao cây F1 có bố cao 10cm và mẹ cao 22cm thuần chủng: A. 20cm B. 18cm C. 22cm D. 16cm Câu 12: Một gen có 2 alen ở thế hệ xuất phát quần thể ngẫu phối có A = 0,2, a=0,8. Đến thế hệ thứ 5, chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là: A. 0,186 B. 0,146 C. 0,440 D. 0,884 LOVEBOOK.VN | 2 Câu 13: Một quần thể thực vật ở thế hệ F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 9/16 hoa màu đỏ, 7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa màu đỏ đem đi tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân ly kiểu hình là bao nhiêu: A. 1/9 B. 9/7 C. 9/16 D. 1/3 Câu 14: Vấn đề quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại của một quần thể kích thước nhỏ là: A. Không gian sống B. Đa dạng di truyền C. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể D. Nguồn thức ăn Câu 15: Sự kết hợp giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng sau đó trao đổi chéo các đoạn có độ dài khác nhau sẽ làm phát sinh biến dị: A. Chuyển đoạn và lặp đoạn B. Hoán vị gen C. Mất đoạn và lặp đoạn D. Chuyển đoạn và đảo đoạn Câu 16: Cho các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc. (Trích Chinh phục lý thuyết sinh 2.0) (a) Tiêu chuẩn hình thái (b) Tiêu chuẩn sinh lí-sinh hóa (c) Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái (d) Tiêu chuẩn cách li sinh sản. Cho các ví dụ sau: 1. Protein trong tế bào biểu bì, hồng cầu, trứng của loài ếch hồ miền Nam Liên Xô chịu nhiệt cao hơn protein tương ứng của loài ếch hồ miền Bắc Liên Xô tới 3-4 oC . 2. Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ Cà nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp ancaloit còn cà chua thì không. 3. Sáo mỏ đen, sáo mỏ vàng và sáo nâu được xem là ba loài khác nhau. 4. Loài ngựa hoang phân bố ở vùng Trung Á, loài ngựa vằn sống ở châu Phi. 5. Rau dền gai và rau dền cơm là hai loài khác nhau. 6. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non. 7. Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp được với nhau khi thụ tinh. 8. Cấu trúc bậc một của ADN ở người và tinh tinh khác nhau 2,4% số nucleotit. 9. Hai loài mao lương với một loài sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất còn một loài sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục, ít răng cưa. 10. Giống muỗi Anopheles ở châu Âu gồm 6 loài giống hệt nhau, khác nhau về màu sắc trứng, sinh cảnh… 11. Các loài thân thuộc có hình thái giống nhau được gọi là “những loài anh em ruột”. Đáp án nối nào sau đây là chính xác và các em hãy cho biết để phân biệt các loài vi khuẩn tiêu chuẩn nào được sử dụng chủ yếu? A. (a)- 3,5; (b)-1,4,8; (c)- 2,10; (d)- 6,7,9,11; Tiêu chuẩn hóa sinh. B. (a)- 2,3; (b)-1,5,10; (c)- 4,9; (d)- 6,7,8,11; Tiêu chuẩn sinh lí. C. (a)- 3,5; (b)-1,2,8; (c)- 4,9; (d)- 6,7,10,11; Tiêu chuẩn hóa sinh. D. (a)- 3,5; (b)-1,2,8; (c)- 4,10; (d)- 6,7,9,11; Tiêu chuẩn sinh lí. Câu 17: Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEeHh x AaBbDdEeHh cho đời con trong 2 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu: A. 4,5% B. 4,39% C. 0,88% D. 0,63% Câu 18: Biết A -cao, a- thấp, B -lá chẻ, b -lá nguyên, D- có tua, d- không tua. Xét phép lai: P:(Aa,Bb,Dd) x (Aa, Bb, Dd). Trường hợp F1 xuất hiện tỉ lệ: 603 cao, chẻ, có tua; 202 thấp, chẻ, không tua ; 195 cao, nguyên, có tua; 64 thấp, nguyên, không tua thì cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây: A. Aa(BD/bd) x Aa(BD/bd) B. Dd(AB/ab) x Dd(AB/ab) C. AabbDd x aabbdd D. Bb(AD/ad) x Bb(AD/ad) Câu 19: Khoảng cách giữa các gen càng xa, tần số hoán vị càng lớn vì: A. Các gen có lực liên kết yếu, dễ trao đổi đoạn B. Số tế bào xảy ra hoán vị càng nhiều C. Lúc đó tất cả các tế bào đều xảy ra hoán vị D. A và B đều đúng Câu 20: Nghiên cứu về tính trạng màu sắc lông của 2 quần thể sinh vật cùng loài, gen quy định màu sắc lông có 2 alen. Alen A quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông trắng. Biết 2 quần thể trên ở 2 vùng xa nhau nhưng có điều kiện môi trường giống nhau. Khi thống kê thấy quần thể 1 có 45 cơ thể đều có kiểu gen AA, quần thể 2 có 30 cơ thể đều có kiểu gen aa. Dựa vào thông tin ở trên nguyên nhân có khả năng xảy ra nhiều nhất ở các quần thể này là : LOVEBOOK.VN | 3 A. Biến động di truyền B. Dòng gen C. Chọn lọc định hướng Câu 21: Cho hình ảnh sau: (Trích Chinh phục lý thuyết sinh học 2.0) D. Chọn lọc phân hóa Dựa vào hình ảnh trên, một số bạn có những nhận định như sau: 1. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực. 2. Một mARN sơ khai được xử lý theo nhiều cách khác nhau để tạo ra nhiều loại mARN khác nhau, kết quả là tạo ra nhiều loại protein khác nhau từ một trình tự ADN. 3. Sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong tế bào chất. 4. Số loại mARN có thể tạo ra là 6. 5. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ thì ngược lại, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. Có bao nhiêu nhận định sai? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22: Một quần thể có kích thước nhỏ khi bị cách li dễ xảy ra hình thành loài mới hơn một quần thể có kích thước lớn vì: A. Chứa một lượng lớn đa dạng sinh học B. Nhiều trường hợp bị sai sót hơn trong giảm phân C. Chịu tác động của CLTN và phiêu bạt di truyền hơn D. Dễ xảy ra dòng gen Câu 23. Nghiên cứu sự di truyền của bệnh X do 1 gen có 2 alen quy định: : Nam, nữ bình thường : Nam, nữ bệnh Nhận xét đúng là: A. Bệnh do gen trội thuộc NST thường quy định B. Bệnh do gen trội hoặc lặn thuộc NST thường quy định C. Bệnh do gen lặn thuộc NST X, Y không alen quy định D. Bệnh do gen trội thuộc NST X, Y không alen quy định Câu 24: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật: A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Đảo đoạn D. Chuyển đoạn LOVEBOOK.VN | 4 Câu 25: Trong lịch sử phát triển của sinh vật, các đại lục bắc liên kết lại với nhau là đặc điểm địa chất ở: A. Kỷ phấn trắng, đại trung sinh B. Kỷ thứ tư, đại tân sinh C. Kỷ tam điệp, đại trung sinh D. Kỷ thứ ba, đại tân sinh Câu 26: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau: Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4 Tỉ lệ kiểu hình lặn 64% 6,25% 9% 25% Quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất? A. Quần thể 3. B. Quần thể 4. C. Quần thể 2. D. Quần thể 1 Câu 27: Một cơ thể ruồi giấm, xét 2 cặp gen dị hợp có thể cho tối đa bao nhiêu loại kiểu gen tất cả? (Biết các gen nằm trên cùng 1 NST và thuộc vùng không tương đồng của NST X) A. 9 B. 10 C. 14 D. 16 Câu 28: Các tế bào da và các tế bào dạ dày của cùng 1 cơ thể nhưng thực hiện chức năng khác nhau là do: A. Chứa các gen khác nhau B. Sử dụng mã di truyền khác nhau C. Có các gen đặc thù D. Các gen biểu hiện khác nhau Câu 29: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng A sắc tố xanh B sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Cho tất cả các cây hoa màu xanh F2 giao phấn với nhau được F3. Cho các kết luận sau: (1) Tính trạng màu sắc hoa bị chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung hoặc át chế. (2) F2 phân li theo tỉ lệ kiểu hình 9 đỏ: 3 xanh: 4 trắng. (3) F3 phân li theo tỉ lệ 3 xanh : 1 trắng (4) F3 thu được tỉ lệ cây hoa trắng là 1/9 (5) F3 thu được tỉ lệ cây hoa xanh thuần chủng trên tổng số cây hoa xanh là : 1/2 (6) F2 có kiểu gen aaBB cho kiểu hình hoa đỏ . Số kết luận đúng là: A.5 B.4 C.3 D.2 Câu 30: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. Nguồn thức ăn từ môi trường B. Sự tăng trưởng của quần thể C. Mức tử vong D. Mức sinh sản Câu 31: Ở người, gen Xbr nằm trên nhiễm sắc thể 12 và chịu trách nhiệm cho việc sản xuất một protein liên quan đến chức năng gan có ba alen khác nhau của gen Xbr tồn tại trong quần thể người: Xbr1, Xbr2, và Xbr3. Số lượng alen Xbr tối đa mà một người bình thường có thể có trong hệ gen ở một tế bào da của họ là bao nhiêu? A. 3 B. 2 C. 6 D. 4 AB D d Ab d X X x X Y. Nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen quy định 1 tính trạng và các Câu 32. Ở phép lai: ab aB gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là (xét cả tính đực, cái): A. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình B. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình C. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình D. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình Câu 33: Sự phân bố của một loài trên một vùng liên quan tới: A. Lượng thức ăn trong môi trường B. Diện tích vùng phân bố của loài đó và các yếu tố sinh thái C. Số lượng cá thể sống trên một vùng nhất định D. Cả A, B, C LOVEBOOK.VN | 5 Câu 34: Để cải tạo năng suất của một giống lợn Ỉ, người ta dùng giống lợn Đại Bạch lai liên tiếp qua 4 thế hệ. Tỉ lệ hệ gen của lợn Đại Bạch trong quần thể ở thế hệ thứ 4 là: A. 75% B. 87,25% C. 56,25% D. 93,75% Câu 35: Điếc di truyền là một bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường qui định. Ở một quần thể người đã cân bằng di truyền, tỉ lệ người mắc bệnh này là 1/8000. Tần số các cá thể mang gen gây bệnh là: A. 0,1989 B. 0,022 C. 0,011 D. 0,026 Câu 36: Ở một loài bọ cánh cứng có: A = mắt dẹt B = mắt xanh a =mắt lồi b = mắt trắng biết cá thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau sinh. Trong phép lai AaBb x AaBb người ta thu được 780 cá thể sống sót. Số cá thể mắt lồi, mắt trắng là: A. 150 B. 65 C. 260 D. 195 Câu 37: Công nghệ gen là quy trình tạo những: A. Tế bào có NST bị biến đổi B. Tế bào sinh vật có gen bị biến đổi C. Cơ thể có NST bị biến đổi D. Sinh vật có gen bị biến đổi Câu 38: Khi lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xoăn với chim đuôi ngắn, thẳng thu được F1 đồng loạt đuôi dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen thu được thế hệ lai: 42 chim mái ngắn thẳng, 18 chim mái ngắn xoăn, 42 chim mái dài xoăn. Tất cả chim trống đều có kiểu hình dài xoăn. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến và gây chết, mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Nếu lai phân tích chim trống F1 thì tỉ lệ kiểu hình đuôi ngắn thẳng là bao nhiêu : A. 17,5% B. 7,5% C. 35% D. 15% Câu 39: Bạn đang quan tâm đến sự di truyền trong một quần thể rắn chuông. Hai đặc điểm mà bạn quan tâm là hình dáng hoa văn và màu sắc hoa văn. Hình dạng có thể là tròn hoặc kim cương và màu sắc có thể có màu đỏ hoặc đen. Bạn có thể xác định rằng hình dạng được qui định bởi gen A trong khi màu sắc được xác định bởi gen B. Bạn cũng xác định rằng kim cương, đen là những tính trạng trội. Bạn cho lai một con rắn kim cương màu đen với một con rắn hình tròn màu đỏ. Con rắn kim cương đen là dị hợp cho cả hai gen. Tỷ lệ cá thể có kiểu hình đen tròn trong các con F1 là bao nhiêu? A. 1 4 B. 1 8 C. 1 16 D. 3 4 Câu 40: Bằng phân tích di truyền, người ta thấy có tối đa 54 kiểu giao phối về gen qui định tính trạng màu sắc mắt khi cho ngẫu phối giữa các cá thể trong loài với nhau . Hãy nêu đặc điểm di truyền tính trạng màu sắc mắt của loài sinh vật đỏ? A. Màu sắc mắt được qui định bởi hai gen không alen tương tác với nhau, mỗi gen có hai alen, một gen nằm trên NST thường và gen còn lại nằm trên NST X không có vùng tương đồng trên Y. B. Màu sắc mắt được qui định bởi hai gen không alen tương tác với nhau, mỗi gen có hai alen, một gen nằm trên NST thường và gen còn lại nằm trên NST giới tính vùng tương đồng XY. C. Màu sắc mắt được qui định bởi hai gen không alen tương tác với nhau, một gen có 3 alen nằm trên NST thường và gen còn lại có hai alen nẳm trên NST X không có vùng tương đồng trên Y. D. Màu sắc mắt được qui định bởi hai gen không alen tương tác với nhau, mỗi gen có hai alen, hai gen đều nằm trên NST thường AB D d Ab d Câu 41. Cho P: ♂ X X x ♀ X Y. Biết hoán vị ở 2 giới với tần số 20%. Tỷ lệ kiểu hình A_bbdd ở đời ab aB con là A. 0,105 B. 0,0475 C. 0,1055 D. 0,28 Câu 42: Ở một cơ thể động vật lưỡng bội, một số tế bào có kiểu gen Aa BD thường trong giảm phân bd tuy nhiên một số tế bào NST chứa hai locus B và D không phân ly ở kỳ sau giảm phân 2. Biết rằng không xuất hiện hiện tượng hoán vị, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể động vật nói trên là: A. 4 B. 8 C. 10 D. 12 Câu 43: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội trội hoàn toàn. Phép lai sau đây cho tỉ lệ kiểu gen ở đời con là 1:2:1:1:2:1: LOVEBOOK.VN | 6 A. AaBb x AaBb B. Aabb x aaBb C. aaBb x AaBb D. Aabb x Aabb Câu 44: Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn so với chuỗi thức ăn ở trên cạn vì: A. Hệ sinh thái dưới nước đa dạng hơn hệ sinh thái trên cạn B. Môi trường dưới nước ổn định hơn nên tiêu hao ít năng lượng C. Môi trường dưới nước giàu dinh dưỡng hơn D. Môi trường nước không bị mặt trời đốt nóng Câu 45. Vật chất di truyền của cơ thể chưa có nhân là: A. Luôn luôn là ADN B. Có thể là ADN hoặc ARN C. Luôn luôn là ARN D. Tất cả đều sai Câu 46. Đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc của protein là: A. Thêm 1 cặp nu ở bộ ba mã hóa axitamin thứ nhất. B. Thay thế 1 cặp nu ở bộ ba mã hóa axitamin cuối C. Mất 1 cặp nu ở vị trí bộ ba mã hóa axitamin cuối D. Thay thế 1 cặp nu ở vị trí đầu tiên trong vùng cấu trúc của gen Câu 47. Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Tâm động là trình tự nuclêotit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêotit này. (2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. (3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể. (4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi. (5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể cá thể khác nhau. A. (1), (2), (5) B. (3), (4), (5) C. (2), (3), (4) D. (1), (3), (4) Câu 48. Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, 1 sinh vật có giá trị thích nghi lớn hơn so với giá trị thích nghi của sinh vật khác nếu: A. Để lại nhiều con cháu hữu thụ hơn B. Có sức chống đỡ với bệnh tật tốt, kiếm được nhiều thức ăn, ít bị kẻ thù tấn công. C. Có kiểu gen quy định kiểu hình có sức sống tốt hơn D. Có sức sống tốt hơn Câu 49. 1 người đàn ông mắc bệnh máu khó đông kết hôn với 1 người phụ nữ bình thường mà trong dòng họ người phụ nữ không ai bị bệnh máu khó đông. Xác suất sinh con bị bệnh là bao nhiêu? A. 25% B. 0% C. 100% D. 50% Câu 50. Cho các thông tin sau: 1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. 2.Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn. 3. Chất nhân chỉ chứa 1 phân t ửADN kép vòng, nhờ nên các đột biến khi xảy ra đều biểu hiện ra ngay kiểu hình. 4. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng 5. Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang. Có mấy thông tin đúng được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội? A. 4. B.2. C. 5. D. 3. ĐÁP ÁN 1A 2C 3B 4B 5D 6C 7D 8B 9A 10C 11D 12C 13A 14B 15C 16C 17B 18D 19B 20A 21B 22C 23B 24A 25A 26B 27B 28D 29C 30A 31B 32A 33D 34D 35B 36B 37D 38C 39A 40A 41A 42C 43C 44B 45A 46B 47A 48A 49B 50D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT LOVEBOOK.VN | 7 Câu 1. Đáp án A Để có được ưu thế lai cần phải có nguyên liệu là các dòng thuần, sau đó các dòng thuần này mới được dùng để tạo ưu thế lai bằng các phép lai như lai khác dòng, lai khác thứ... Câu 2. Đáp án C Đột biến gen không làm thay đổi cấu trúc hay số lượng NST mà chỉ làm ảnh hưởng đến cấu trúc gen. Trong khi đột biến NST có thể quan sát được khi ta làm tiêu bản tế bào. Lúc đó sẽ có sự thay đổi về hình dạng (hoặc số lượng NST) trên tiêu bản Câu 3. Đáp án B Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người. Như vậy lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người Câu 4. Đáp án B Ý 1 sai vì đóng góp chủ yếu của học thuyết tiến hóa hiện đại là làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. Ý 2 đúng vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định. Một alen dù lặn hay trội cũng có thể nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể ngay sau 1 thế hệ. Ý 3,4,5,6 đúng. Ý 7 sai vì đó là ví dụ cách li trước hợp tử. Ý 8 sai vì quá trình hình thành quần thể mới không phải lúc nào cũng dẫn đến hình thành loài mới nếu sự cách li sinh sản không diễn ra. Nhưng sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể mới. Ý 9 sai vì trong chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới, thích nghi ngày càng hợp lí mới là hướng cơ bản nhất. Ý 10 đúng vì loài có tập tính càng tinh vi phức tạp thì chứngt ỏ loài đó có tốc độ tiến hóa càng nhanh, có cơ hội hình thành loài mới nhanh. Ý 11 đúng. Vây a= 4 , b= 7 , c = 9. Ta chọn B. Để mở mang và chinh phục nhiều câu khó hơn nữa về lý thuyết sinh học, các em nên tham khảo thêm Chinh phục lý thuyết sinh học nhé!!!. Câu 5. Đáp án D Xét cá thể XX: m × n( m × n + 1 ) Gen 1, 2 nằm trên NST X, Y không alen: = 21 2 Xét cá thể XY Gen 1, 2 nằm trên NST X, Y không alen, gen 3 thuộc NST Y, X không alen: m × n × k = 30 Vậy tổng số kiểu gen : 21 + 30 = 51 Câu 6. Đáp án C Ab Ab Khi tế bào sinh tinh Dd giảm phân có hoán vị giữa gen B và b chỉ xét : aB aB A A a b B Nhân đôi A a A a b B b B Hoán vị Cặp D,d A a A a b b B B b A B Theo hình vẽ nếu D đi cùng Ab, d đi cùng aB thì sẽ cho các giao tử ABD; AbD; aBd; abd Trường hợp ngược lại cho các giao tử Abd; ABd; aBD; abD LOVEBOOK.VN | 8 a và b a và B Nhận xét: câu hỏi lý thuyết này đã được khai thác và đưa vào đề thi Đại học chính thức năm 2014. Chú ý ở những dạng bài này cần đọc kĩ câu hỏi, phân biệt giữa: một tế bào sinh tinh, một nhóm tế bào sinh tinh, một cơ thể,… sự khác nhau của từ khóa trong câu hỏi dẫn đến sự thay đổi từ khóa của đáp án (trong trường hợp này là phân biệt từ “và” với “hoặc”) Câu 7. Đáp án D Tổng số giao tử xảy ra hoán vị Tần số hoán vị gen = Tổng số giao tử sinh ra Ab Xét tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen aB 1 tế bào sinh hạt phấn giảm phân không có hoán vị sẽ cho 4 giao tử đều là giao tử liên kết 1 tế bào sinh hạt phấn giảm phân hoán vị sẽ cho 4 giao tử trong đó có 2 giao tử liên kết , 2 giao tử hoán vị. Cho nên 400 × 2 Tần số hoán vị f % = khoảng cách giữa hai gen (cM) = × 100% = 10 2000 × 4 Câu 8. Đáp án B 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo sẽ cho 4 loại giao tử , vậy 6 cặp NST trao đổi chéo cho ra 46 giao tử, 4 cặp còn lại sẽ cho ra 24 giao tử. Vậy tổng số loại giao tử được tạo ra là 46.24 = 216 loại giao tử . Câu 9. Đáp án A Trong các loại tháp sinh thái chỉ có tháp năng lượng là có dạng chuẩn, còn lại tháp số lượng và tháp sinh khối có thể có dạng lộn ngược. Tháp số lượng của mối quan hệ kí sinh- vật chủ là dạng tháp ngược trong đó nhiều vật kí sinh sẽ tấn công cùng 1 vật chủ. Câu 10. Đáp án D Ý 1 đúng. Hình ảnh trên phản ánh hiện tượng liền rễ của hai cây thông gần nhau, thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. Ý 2 sai vì hiện tượng này phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể. Ý 3 đúng. Ý 4 đúng, khi nhìn vào hình các em sẽ thấy rất rõ. Ý 5 đúng. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác được nguồn sống tối ưu của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Ý 6 sai vì quan hệ cộng sinh là mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi. Do đó, cộng sinh chỉ tồn tại trong quần xã. Các em chú ý chỉ có hai mối quan hệ tồn tại giữa các cá thể trong quần thể là hỗ trợ và cạnh tranh. Câu 11. Đáp án D 26 − 10 Sự xuất hiện của 1 alen trội làm cây cao thêm = 2 cm 8 Cây cao 22cm thuần chủng sẽ có 2 alen lặn và 6 alen trội (có thể là aaBBCCDD hoặc AAbbCCDD hoặc AABBccDD hoặc AABBCCdd).Vậy cây F1 đem lai sẽ có 3 alen trội và 5 alen lặn nên chiều cao cây F1 sẽ là: 10 + 3 × 2 = 16 cm Mẹo: nếu P thuần chủng thì chiều cao F1 sẽ là trung bình cộng của chiều cao P. Câu 12. Đáp án C Quần thể xuất phát có thành phần kiểu gen : 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa Đến thế hệ thứ 4, do quần thể CB di truyền nên thành phần kiểu gen vẫn không thay đổi. Ở thế hệ thứ 5, aa bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể nên thành phần kiểu gen của quần thể là: 0,04 0,32 AA ∶ Aa 0,04 + 0,32 0,04 + 0,32 1 8 ⟹ AA ∶ Aa 9 9 8 4 Tần số alen a ở F5 là: ∶ 2 = ≈ 0,44 9 9 LOVEBOOK.VN | 9 Câu 13. Đáp án A F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 7 trắng ⟹ Xảy ra tương tác bổ sung Quy ước: A_B_ : đỏ; A_bb: trắng; aaB_: trắng; aabb: trắng Trong 9 cây màu đỏ sẽ có tỉ lệ kiểu gen như sau 1AABB: 2AaBB : 2AABb : 4AaBb (1 cặp gen dị hợp tương đương 2 tổ hợp) Để thế hệ con không có sự phân li kiểu hình thì cây tự thụ phải thuần chủng hay có kiểu gen AABB ⇒ Xác suất là 1/9 Câu 14. Đáp án B Quần thể kích thước nhỏ thường xảy ra hiện tượng tự phối do sự gặp gỡ giữa con đực và cái thấp. Ngoài ra yếu tố ngẫu nhiên rất dễ tác động làm nghèo vốn gen quần thể. Do đó dẫn đến sự giảm đa dạng di truyền. Khi môi trường sống thay đổi quần thể rất dễ dẫn đến sự tuyệt chủng do khả năng thích nghi thấp vì không tạo được biến dị nhiều Câu 15. Đáp án C Trong quá trình tiếp hợp của các NST trong kì đầu giảm phân I, các cromatit có thể bị đứt ra và trao đổi vị trí cho nhau: + Nếu đoạn bị đứt bằng nhau thì sẽ xảy ra hoán vị gen + Nếu các đoạn đứt có độ dài không bằng nhau sẽ dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn Cách diễn đạt khác các hiện tượng trên: +Lặp đoạn, mất đoạn: tiếp hợp trao đổi chéo không cân giữa hai NST khác nguồn gốc (không chị em) cùng cặp tương đồng. +Hoán vị gen: tiếp hợp trao đổi chéo cân của hai NST khác nguồn gốc (không chị em) cùng cặp tương đồng. +Chuyển đoạn tương hỗ: trao đổi chéo không cân của hai NST khác cặp tương đồng. Câu 16. Đáp án C Câu này nhìn tuy dài nhưng lại khá dễ buộc các em phải nhớ bài thôi  Chịu khó xem sách giáo khoa thường xuyên các em nhé!! Và nhớ để phân biệt các loài vi khuẩn tiêu chuẩn được sử dụng chủ yếu là tiêu chuẩn hóa sinh. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn hình thái. Câu 17. Đáp án B 2 Số cá thể mang 2 alen trội = số các chọn 2 trong 10 alen = C10 Một cặp cho 4 kiểu tổ hợp nên: 5 cặp sẽ cho tổng số kiểu tổ hợp là 45 2 C10 Tỉ lệ cá thể mang 2 alen trội là: 5 4 Câu 18. Đáp án D - Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng +Cao: thấp = 3:1→ cao là trội hoàn toàn so với thấp Quy ước A-cao a-thấp +Chẻ: Nguyên = 3:1→chẻ là trội hoàn toàn so với nguyên Quy ước B-chẻ b-nguyên +Có tua: không tua = 3:1→có tua là trội hoàn toàn so với không tua Quy ước D-có tua; d-không tua - Xét sự di truyền của 2 cặp tính trạng +Cao chẻ : thấp chẻ: cao nguyên : thấp nguyên = 9:3:3:1=(3.1).(3.1) ⟹ Cặp A,a và B, b phân li độc lập +Chẻ tua : chẻ không tua: nguyên tua: nguyên không tua = 9:3:3:1 = (3.1).(3.1) ⟹ Cặp B, b và D, d phân li độc lập +Cao tua: thấp không tua = 3:1 ≠ (3.1)(3.1) ⟹ Cặp A, a và D, d liên kết hoàn toàn Nhận thấy cao luôn đi với tua, thấp đi với không tua, nên A liên kết hoàn toàn với D LOVEBOOK.VN | 10 AD AD × Bb ad ad Mẹo giải trắc nghiệm: Kết hợp các kiểu hình thu được ở F1 và đáp án, ta thấy sẽ có hai gen liên kết hoàn toàn và 1 gen phân li độc lập. Nhìn vào các kiểu hình ở F1 ta thấy tính trạng “cao” luôn đi kèm với “có tua” và “thấp” luôn đi kèm với “không tua” nên A liên kết D, a liên kết d, Bb phân li độc lập Câu 19. Đáp án B Khoảng cách giữa các gen càng xa nhau, số tế bào hoán vị càng nhiều do đó tần số hoán vị càng lớn Câu 20. Đáp án A Vì môi trường sống của 2 quần thể là giống nhau nên không thể là hình thức chọn lọc phân hóa hay định hướng: +Chọn lọc phân hóa xảy ra khi môi trường sống biến động liên tục, chọn lọc bảo tồn các cá thể ở 2 cực của dãy kiểu hình (thường là AA và aa ) +Trong khi đó chọn lọc định hướng xảy ra khi điều kiện môi trường thay đổi theo 1 hướng xác định thường bảo tồn AA hoặc aa +Dòng gen không thể gây ra sự khác biệt giữa 2 quần thể như vậy +Do đó chỉ có biến động di truyền vì trong 2 quần thể này, mỗi quần thể chỉ còn lại 1 alen (A hoặc a): biến động di truyền đã loại bỏ hoàn toàn 1 alen còn lại ra khỏi quần thể. Ngoài ra còn có chọn lọc ổn định: dạng chọn lọc bảo tồn các cá thể mang tính trạng trung bình (thường là Aa), loại bỏ các cá thể mang tính trạng chênh xa mức trung bình (AA và aa ). Câu 21. Đáp án B Ý 1,2 đúng. Ý 3 sai vì sự cắt bỏ intron, nối exon diễn ra trong nhân. Ý 4 sai vì các em nhìn kĩ hình ảnh ta thấy tuy các đoạn exon được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nhưng hai exon đầu và cuối cố định. Như vậy, chị giả sử nếu có n exon thì số mARN tạo ra là: (n  2)! Phép lai P: Bb Trong trường hợp này, n =3 nên chỉ có một mARN được tạo ra mà thôi ^^. Ý 5 đúng. Vậy có 2 nhận định sai. Câu 22. Đáp án C A sai vì quần thể nhỏ thì sự đa dạng di truyền là thấp. B sai vì quần thể nhỏ thì sự sai sót trong giảm phân thấp hơn so với quần thể kích thước lớn. D sai vì quần thể nhỏ không ảnh hưởng đến việc dòng gen nhiều hay ít. Suy ra C đúng: kích thước quần thể nhỏ dễ khiến cho yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên tác động làm thay đổi tần số và thành phần kiểu gen. Câu 23. Đáp án B Với phả hệ trên ta không thể xác định được trội , lặn của gen quy định bệnh + Nếu gen quy định bệnh là lặn thuộc NST X, Y không alen Quy ước A- bình thường, a- bệnh Khi đó III1 có kiểu gen Xa Xa , nên II3 có kiểu gen Xa Y (bị bệnh ), trái với giả thuyết ⟹ loại . + Tương tự loại với trường hợp gen quy định bệnh là trội thuộc X, Y không alen . + Gen quy định bệnh không thể nằm trên NST Y. Vậy gen quy định bệnh thuộc NST thường. Câu 24. Đáp án A Đột biến mất đoạn (đăc biệt là mất đoạn lớn) thường làm mất nhiều gen quan trọng, gây mất cân bằng về hệ gen hơn. Trong khi các đột biến còn lại không làm mất gen do đó ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Câu 25. Đáp án A Câu 26. Đáp án B Câu này tuy lạ nhưng không khó! Chúng ta nên áp dụng bất đẳng thức Cô-sy cho hai số không âm ở câu này. LOVEBOOK.VN | 11 x2  y 2  2xy , đẳng thức xảy ra khi x=y. 2 Gọi x là tần số alen A, y là tần số alen a. Quần thể có tỉ lệ Aa cao nhất khi quần thể đó có tần số alen: A= a= 0,5. Khi đó, aa = 0,52= 25%. Câu 27. Đáp án C 1 cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp có thể cho tối đa 14 loại kiểu gen trong trường hợp 2 cặp gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X, Y không alen và xảy ra hoán vị gen . + XX có 10 kiểu gen = 4 + C42 . + XY có 4 kiểu gen. Tổng số là 14 kiểu gen. Nếu 2 cặp gen thuộc cùng 1 cặp NST thường sẽ cho tối đa 4 × ( 4 + 1) Ab 4 + C42 = = 10 kiểu gen (do xuất hiện kiểu gen đối ) 2 aB Câu 28. Đáp án D Các tế bào của cùng 1 cơ thể nhưng có cấu tạo và chức năng khác nhau chủ yếu là do quá trình biểu hiện của các gen là khác nhau. Ở tế bào này, 1 gen có thể được mở nhưng ở tế bào khác, gen đó bị đóng lại, không được biểu hiện. Câu 29. Đáp án C Khi đọc đề các em để ý rằng các gen A, B nằm trên các NST khác nhau nên có thể đây là bài toán tuân theo phân ly độc lập. Tuy nhiên, ta lại thấy chất có màu trắng khi có gen A trở thành sắc tố xanh, khi có mặt cả hai gen A và B thì tạo thành sắc tố đỏ, nghĩa là các gen A và B không alen tác động qua lại để tạo ra kiểu hình. Đây là hiện tượng tương tác gen nhưng chưa chắc chắn là tương tác át chế hay bổ sung… Ta có quy ước như sau: A-B- : sắc tố đỏ. A-bb : sắc tố xanh. aaB- ; aabb: màu trắng. Vậy 6 sai. Các em thấy cây có màu trắng gồm aaB- và aabb. Ở đây, aa át chế sự biểu hiện của màu của gen B. Do vậy, tính trạng màu sắc hoa di truyền theo kiểu tương tác át chế. Do đó, 1 sai. P: AAbb  aaBB  F1: 100% AaBb. F1  F1 : AaBb  AaBb  F2: 9 A-B- : 3A-bb : 4 aa—(3aaB- : 1aabb) . 2 đúng. 1 2 2 1 AAbb: Aabb tạo ra giao tử với tỉ lệ Ab : ab 3 3 3 3 1 1 1 1 2 Vì AAbb  Ab; Aabb  Ab : ab. 3 3 3 3 3 2 1 2 1 1 4 4 Cho cây F2 tự thụ phấn thu được ( Ab : ab )( Ab : ab ) = AAbb : Aabb : aabb 3 3 3 3 9 9 9  8 xanh : 1 trắng.  Ý 4,5 đúng, 3 sai. Cây xanh F2 có kiểu gen Câu 30. Đáp án A Nguồn thức ăn từ môi trường là nhân tố chính dẫn đến sự tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thế bằng cách thay đổi mức sinh sản, tỉ lệ tử vong... Câu 31. Đáp án B Câu này tuy có vẻ khó nhưng thật ra lại rất dễ. Chỉ cần các em nhớ rằng hệ gen bình thường ở dạng lưỡng bội, do vậy gen Xbr chỉ gồm 2 alen trong một tế bào thôi dù cho gen này có bao nhiêu alen trong quần thể người đi nữa. Câu 32. Đáp án A AB Ab Xét từng cặp × ab aB LOVEBOOK.VN | 12 4×5 = 10 kiểu gen và 4 kiểu hình 2 Xét cặp XdXD x XDY ↓ D d d X X : X Xd : XdY:XDXD ⟹ Cặp này cho 4 kiểu gen và 4 kiểu hình Vậy tổng số kiểu gen là 10 × 4 = 40 Tổng số kiểu hình là 4 × 4 =16 Câu 33. Đáp án D Sự phân bố của 1 loài liên quan đến nguồn thức ăn từ môi trường, không gian, diện tích phân bố và số lượng cá thể sống trên 1 vùng nhất định. Câu 34. Đáp án D Đây là 1 loại phép lai trở lại nhằm giúp củng cố hệ gen của cơ thể đem lại, đồng thời có thêm đặc điểm tốt từ giống còn lại Giả sử ban đầu người ta cho loại lợn Ỉ (giả sử có kiểu gen aa) × lợn Đại bạch (giả sử có kiểu AA) thu được con lai B, con lai B này sẽ tiếp tục được lai trở lại với con Đại Bạch (AA), liên tiếp qua nhiều thế hệ. Như vậy sau mỗi thế hệ tỉ lệ hệ gen của lợn Ỉ lại giảm đi ½ 1 4 1 Sau 4 thế hệ tỉ lệ hệ gen của lợn Ỉ sẽ còn lại là ( ) = 2 16 Sau 4 thế hệ tỉ lệ hệ gen của lợn Đại bạch là 1 15 1− = = 93,75% (ở đây có thể xem tỉ lệ hệ gen như tần số alen A, a) 16 16 Câu 35. Đáp án D 1 Tỉ lệ người aa bị bệnh = 1800 Cặp này cho 1 ⇒ Tỉ lệ a = √ ≈ 0,011 8000 ⇒ Tỉ lệ A = 1 – 0,011 = 0,989 ⇒ Tỉ lệ số cá thế mang lại gen gây bệnh (Aa, aa ) là: 2 × 0,989 × 0,011 + 0,0112 = 0,022 Câu 36. Đáp án B Theo bài những con mắt dẹt đồng hợp bị chết sau sinh hay AA bị chết 1 1 Trong phép lai AaBb × AaBb, thì tỉ lệ con mắt dẹt bị chết là . 1 = 4 4 3 Tổng số con còn sống chiếm tỉ lệ so với số con ban đầu 4 780 × 4 Vậy số con bọ ban đầu là = 1040 3 1 Số con bọ mắt lồi, trắng aabb = × 1040 = 65 con 16 Câu 37. Đáp án D Mục đích của công nghệ gen là tạo ra sinh vật biến đổi gen Câu 38. Đáp án C Theo đề tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới không giống nhau ở F2 nên có sự di truyền liên kết với giới tính, ta ngầm định gen nằm trên X không alen trên Y (trường hợp quen thuộc). Ở loài chim XX - đực XY - cái Do F1 100% dài, xoăn nên dài, xoăn là các tính trạng trội Quy ước A – dài, a- ngắn , B- xoăn , b- thẳng Chim trống 𝐹1 : X BA Xba ; để chim trống 𝐹2 toàn là dài xoăn (A_B_) thì chim mái giao phối phải có kiểu gen: X BA Y LOVEBOOK.VN | 13 Ta có: X BA Xba × X BA Y xuất hiện kiểu hình mái ngắn xoăn ( X Ba Y) ⇒ xảy ra hiện tượng hoán vị gen. Trong phép lai trên, chim mái có 4 tổ hợp trong đó: Mái ngắn thẳng ( X BA Y ) = mái dài xoăn ( X ba Y ) = 42 Mái ngắn xoăn ( X Ba Y ) = mái dài thẳng ( X bA Y ) = 18 ( đề chỉ cho một phần kết quả) Mà tỉ lệ đực : cái = 1 : 1 suy ra số con lai = 2 × 2 × (42 + 18)= 240 (18 + 18) × 2 Tần số hoán vị f % = = 30% 240 Con trống F1 lai phân tích: X BA Xba × X ba Y ⇒ Tỉ lệ con chim ngắn thẳng (X ba Xba + X ba Y) là : 0,35× 0,5 + 0,35 × 0,5 = 35% Câu 39. Đáp án A Lại một câu nữa tuy dài nhưng lại rất dễ phải không nào . Đây là bài toán phân ly độc lập. Dựa vào đề ta quy ước như sau : A: kim cương ; a: tròn. B: màu đen ; b: màu đỏ. Phép lai P : AaBb  aabb Tỷ lệ của cá thể có kiểu hình đen tròn ( aaBb) trong các con F1 : 1 1 1   aaBb. 2 2 4 Câu 40. Đáp án A Đối với câu như thế này cách nhanh nhất để giải là các em làm từ đáp án. Và thật may mắn ở câu này ngay trường hợp A đã phù hợp ngay. Trường hợp A: NST thường: NST giới tính: XX: 2(2  1) = 3 kiểu gen 2 2(2  1) = 3 kiểu gen ; XY: 2 kiểu gen. 2 => Số kiểu giao phối: (3 x 3) x (3 x 2) = 54. Câu 41. Đáp án A Xét từng cặp tính trạng : Ab AB × aB ab Ab = aB =0,4 AB = ab = 0,4 ab = AB = 0,1 Ab = aB = 0,1 ab ⇒ Tỉ lệ kiểu gen = 0,4 × 0,1 = 0,04 ab Tỉ lệ A_bb = 0,25 – 0,04 = 0,21 Xét cặp XDXd× XdY ↓ XDXd : XDY : XdXd : XdY 1 ⇒ Tỉ lệ dd = 2 ⇒ Tỉ lệ A_bbdd = 0,21 × 0,5 = 0,105 Tổng quát : Với phép lai 2 cặp gen dị hợp dù bất kì trường hợp nào thì + Tỉ lệ aabb + A_bb =25% A_bb = aaBA_bb + A-B- = 75% Câu 42. Đáp án C Vì chỉ có một số tế bào NST chứa hai locut B và D không phân ly ở kì sau giảm phân 2 nên vẫn có một số tế bào khác giảm phân bình thường vậy số loại giao tử bình thường được tạo ra là 2.2= 4 loại giao tử. Các loại giao tử đột biến được tạo ra khi NST chứa hai locut B và D không phân ly ở kì sau giảm phân 2 là LOVEBOOK.VN | 14 BD bd ; và O. Vậy có 3 loại giao tử đột biến khi xét hai locut B và D. BD bd Ta có: Trường hợp 1: BD Nhân đôi bd B b B b Phân ly D d D d kì sau GP1 BD Không phân ly BD bd GP 2 bd BD BD O bd bd bd không phân ly trong giảm phân 2 ta thu được các giao tử là BD; và O. bd bd BD bd Do đó, có 3 giao tử đột biến là ; và O. Nếu xét với hai gen tổng số loại giao tử đột biến là 2.3 = 6 giao BD bd Tương tự trường hợp 2 nếu tử. Vậy tổng số loại giao tử tối đa là 4+6 = 10 giao tử. Câu 43. Đáp án C Tổng số kiểu tổ hợp = 1 + 2 + 1 + 2 + 1 + 1 = 8 = 4 × 2 ⇒ 1 bên dị hợp 1 cặp và 1 bên dị hợp 2 cặp ⇒C Cách khác: 1:2:1:1:2:1 = (1:2:1) × (1:1) suy ra (Aa × Aa) (Bb × bb) hoặc (Aa × aa)(Bb × Bb) Câu 44. Đáp án B Ở môi trường nước, chuỗi thức ăn dài hơn do môi trường nước ổn định, nhiệt biến đổi ít, môi trường đệm đỡ tiêu hao năng lượng cho việc di chuyển, bắt mồi là ít, sinh vật sản xuất chủ yếu là tảo có màng photpho lipit dễ tiêu hóa. Do đó năng lượng thất thoát là ít, năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng9 lớn do đó hiệu suất sinh thái cao Câu 45. Đáp án A Vật chất di truyền của cơ thể sinh vật chưa có nhân luôn là AND Virus chỉ được coi là dạng sống chứ không phải là cơ thể sống. Virus mới có vật chất di truyền là ARN. Câu 46. Đáp án B - Khi đột biến thay thế 1 cặp (nu) trong bộ ba quy định aa cuối thì chỉ làm thay đổi 1 aa cuối - Nếu thêm 1 cặp (nu) vào bộ ba mã hóa aa cuối có thể làm thay đổi bộ ba kết thúc ⇒ có thể không kết thúc - Mất 1 cặp (nu) ở bộ ba mã hóa aa cuối cũng có thể làm biến đổi bộ ba kết thúc - Thay thế 1 cặp (nu) đầu tiên có thể làm thay đổi bộ ba mở đầu Câu 47. Đáp án A Các đáp án đúng là 1 , 2 , 5 3 sai vì vị trí của tâm động không cố định. vị trí của tâm động ở các NST khác nhau hình thái NST sẽ khác nhau. Các em xem hình ảnh sau nhé. LOVEBOOK.VN | 15 4 sai . Tâm động không phải là vị trí bắt đầu nhân đôi. Câu 48. Đáp án A - Quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên chủ yếu là phân hóa khả năng sinh sản. Câu 49. Đáp án B Quy ước: M- bình thường m- máu khó đông - Đàn ông mắc bệnh máu khó đông XmY - Vì trong dòng họ của người vợ không có ai mắc bệnh nên xác suất vợ mang alen gây bệnh là gần như = 0% ⇒ Kiểu gen của vợ là XMXM ⇒ Xác suất sinh con bị bệnh máu khó đông là 0% ⇒ Đáp án B Câu 50: Đáp án D Sự thay đổi tần số alen trong quẩn thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: - Vật chất di truyền chỉ là 1 phân tử ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay thành kiểu hình. - Sinh sản nhanh do vậy giúp tăng nhanh số lượng vi khuẩn mang alen đột biến. - Vi khuẩn không chỉ có khả năng truyền gen theo chiều dọc (từ tế bào mẹ sang tế bào con) và còn có khả năng truyền gen theo chiều ngang (truyền từ tế bào này sang tế bào khác). LOVEBOOK.VN | 16 Đề số 6 TK Kết quả luyện đề: Lần 1: Lần 2: Lần 3: Các câu cần lưu ý: Lý thuyết, công thức rút ra: Câu 1. Loại enzim giới hạn dùng trong kĩ thuật di truyền là: A. AND Polimeraza. B. Ligaza. C. Restrictaza. D. Amilaza. Câu 2. Ở một loài côn trùng (♀XO; ♂XX). Xét một locut gen có 4 alen nằm trên NST giới tính X. Hãy xác định số kiểu gen đồng hợp ở giới đực và số loại kiểu gen trong quần thể. A. 4 và 15 B. 6 và 10 C. 4 và 14 D. 6 và 14 Câu 3. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do A. Thay thế gặp G – X thành A – T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin B. Thay thế gặp T – A thành A – T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin C. Thay thế gặp T – A thành A – T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành Glutamic D. Thay thế gặp G – X thành A – T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành Glutamic Câu 4. Ở 1 loại thực vật, chiều cao cho 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tương tác cộng gộp. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 5 cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được cây F1 có chiều cao 190 cm. Cho 𝐹1 tụ thụ. Về mặt lí thuyết cây có chiều cao 180 cm ở F2 chiếm tỉ lệ: A. 7/64. B. 9/128. C. 7/128. D. 31/256. Câu 5. Ở 1 loại thực vật, gen quy định hạt dài trộn hoàn toàn với gen quy định hạt tròn, gen quy định chín muộn. Cho cây dị hợp từ về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 3600 cây trong đó có 144 cây tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến và hoán vị 2 bên với tần số như nhau. Theo lý thuyết số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là? A. 826 cây B. 756 cây C. 628 cây . D. 576 cây. Câu 6. Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc 1 loại được lí hiệu như sau: 1. ABGEDCHI 2. BGEDCHIA 3. ABCDEGHI 4. BGHCDEIA Cho biết sự xuất hiện của mỗi nòi là kết quả của 1 dạng đột biến từ nòi trước đó. Trình tự XH các nòi là: A. 1 → 2 → 4 → 3 B.3 → 1 → 2 → 4 C. 2 → 4 → 3 → 1 D. 2 → 1 → 3 → 4 Câu 7. Một gen có 2 alen B và b. Thế hệ xuất phát có TP gen như sau: + Ở giới đực: 0,32BB : 0,56Bb : 0,5bb + Ở giới cái: 0,18BB : 0,32Bb : 0,5bb Sau 4 thế hệ ngấu phối, không có đột biến xảy ra thì tần số tương đối của B và b là: A. B = 0,44; b = 0,56. B. B = 0,63; b = 0,37. C. B =0,47; b = 0,53. D. B = 0,51; b = 0,49. Câu 8. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền? (1)Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển. (2)Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. LOVEBOOK.VN | 17 (3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. (4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu. (5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ. (6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối. Số phương án đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác với các bệnh còn lại: A. Bệnh đao B. Bệnh Tóc nơ C. Bệnh Patau D. Bệnh Claiphen tơ Câu 10. Câu nào dưới đây không đúng? A. Ở tế bào nhân sơ sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit B. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, pi bô xôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuỗi bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Met đến Ri bô xôm để bắt đầu dịch mã. D. Tất cả protein sau dịch mã đến được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn. Câu 11. Trong quần thể cân bằng có 90% alen ở locus Rh là R, còn lại là r. Cả 40 trẻ em của quần thể đến 1 trường học. Xác suất để tất cả trẻ em là Rh+ là bao nhiêu ? A. (0,99)40 B. (0,9)40 C. (0,81)40 D. 0,99 Câu 12. Ở 1 loại bướm, màu cánh được xác định bởi 1 loại locus gồm 3 alen C (cánh đen) > C g (cánh xám) > C (cánh trắng). Trong đó 1 đợt điều tra 1 quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số các alen như sau:C = 0,5; C g = 0,4; C = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hac đi –Vanbeg. Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là: A. 75% cánh đen : 24% cánh xám : 1% cánh trắng B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng Câu 13. Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiên của điều hòa hoạt động ở cấp độ: A. Sau dịch mã B. Dịch mã C. Phiên mã D. Trước phiên mã Câu 14. Khi giao phấn giữa 2 cây cùng loại, thu được F1 có tỉ lệ 70% cao tròn : 20% thấp bầu dục : 5% cao bầu dục : 5% thấp tròn. Kiểu gen của P và tần số hoán vị là: AB AB 𝐀. . , hoán vị gen xảy → 1 bên với tần số 20%. ab ab AB ab 𝐁. . , hoán vị gen xảy → 1 bên với tần số 20%. AB ab AB AB 𝐂. . , hoán vị gen xảy → 2 bên với tần số 20%. ab ab ab AB 𝐃. . , hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số 20%. aB ab Câu 15. Việc đưa AND tái tổ hợp vào tế bào nhận là Ecoli nhằm mục đích: A. Làm tăng hoạt tính của gen. B. Để AND kết hợp với nhân của vi khuẩn. C. Để gen được ghép tại bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản của vi khuẩn. D. Để kiểm tra hoạt động của AND tái tổi hợp Câu 16. Từ 1 quần thể của 1 loại cây được tách ra thành 2 quần thể riêng biệt. Hai quần thể này chỉ trở thành 2 loại khác nhau nếu: A. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm hình thái. B. Giữa chúng có sự khác biệt đáng kể về thời gian ra hoa. C. Giữa chúng có sự sai khác về thành phần kiểu gen. D. Giữa chúng có sự khác biệt về tần số alen. Câu 17. Điều gì xảy ra nên gen điều hòa của Operon lại ở vi khuẩn bị đột biến tạo sản phẩm có cấu hình không gian bất thường. LOVEBOOK.VN | 18 A. Operon lac chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôzơ. B. Operon lac không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ. C. Operon lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ. D. Operon lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào. Câu 18. Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách: A. Gây đột biến ở hợp tử B. Lai giống C. Xử lí hạt giống =conxisin D.Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây. Câu 19. Lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ thu được F2 : 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ tự thụ. Xác xuất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là: A. 0,296 B. 0,037 C. 0,6525 D. 0,075 Câu 20. Lai chuột lông vàng với chuột lông đen người ta thu được tỉ lệ kiểu hình 1 vàng : 1 đen. Lai chuột lông vàng với chuột lông vàng người ta thu được 2 vàng : 1 đen. Giải thích đúng là: A. Màu lông chuột chịu sự tác động nhiều của MT. B. Không giải thích nào nêu ra là đúng. C. Alen quy định lông vàng là gen đa hiệu. D. Màu lông chuột di truyền liên kết với giới tính. Câu 21. Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai: (1) aaBbDd x AaBBdd (2) AaBbDd x aabbDd (3) AAbbDd x aaBbdd (4) aaBbDD x aabbDd (5) AaBbDD x aaBbDd (6) AABbdd x AabbDd Theo lý thuyết, trong 6 phép lai trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25% ? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 22. Tần số alen a của quần thể X đang là 0,5, qua vài thế hệ giảm bằng 0. Nguyên nhân là do: A. Đột biến gen A → a B. Kích thước quần thể giảm mạnh. C. Môi trường thay đổi chống lại alen a. D. Có nhiều cá thể của quần thể di cư đi nơi khác. Câu 23. Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là: A. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát. B. Sự xuất hiện của thực vật kín. C. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào. D. Sự di chuyển của sự vật từ dưới nước lên trên cạn, Câu 24. Đột biến làm thay thế cặp (nu) nhưng trình tự axit amin vẫn không bị thay đổi mà chỉ làm thay đổi số lượng chuỗi polipeptit. Nguyên nhân là do: A. Mã di truyền có tính thoái hóa. B. Đột biến xảy ra ở vùng điều hòa. C. Đột biến xảy ra ở intron. D. Đột biến xảy ra ở vùng cuối gen. Câu 25. Lai ruồi giấm mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực có mắt đỏ tươi. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 có tỉ lệ: 3/8 mắt tía: 3/8 mắt đỏ tươi: 2/8 mắt trắng. Kết luận đúng là: A. Mắt của ruồi giấm do 2 gen khác nhau cùng nằm trên NST giới tính X quy định B. Màu mắt của ruồi giấm do 1gen nằm trên NST X quy định. C. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X và 1 gen nằm trên NST thường tương tác bổ sung. D. Màu mắt của ruồi giấm do 1 gen nằm trên NST X và 1 gen năm trên NST thường quy định. Câu 26. Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền, trong đó IA= 0,5; IB= 0,2; IO=0,3. Có mấy kết luận chính xác? (1)Người có nhóm máu AB chiếm tỉ lệ 10%. (2)Người nhóm máu O chiếm tỉ lệ 9%. (3)Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu. LOVEBOOK.VN | 19 (4)Người nhóm máu A chiếm tỉ lệ 35%. (5)Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỉ lệ A. 2 B.3 C.5 5 11 D.4 Câu 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? (1)Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài. (2) Áp lực chọn lọc tự nhiên. (3) Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. (4) Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít. (5) Thời gian thế hệ ngắn hay dài. Số nhận định đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 28. Ở ven biển Peru, cứ 7 năm lại có 1 dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn đến chết các sinh vật phù du, gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể . Đây là kiểu biến động: A. Theo chu kì nhiều năm B. Theo chu kì mùa C. Không theo chu kỳ D. Theo chu kì tuần trăng Câu 29. Phân bố theo nhóm xảy ra khi: A. Môi trường không đồng nhất, các cá thể thích tụ họp với nhau. B. Môi trường đồng nhất, các cá thể thích tụ họp với nhau. C. Môi trường đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù. D. Môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù. Câu 30. Trong 1 chuỗi thức ăn, mắt xích phía sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích phiá trước. Nguyên nhân là do: A. Trong quá trình chuyển hóa giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát. B. Sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước. C. Năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết. D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau thấp hơp mắt xích phía trước. Câu 31. Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì? (1) Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần. (2) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nhiên liệu cho tổng hợp các protein khác. (3) Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn. (4) Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư. (5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác. (6) Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN. Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 32. Một quần thể bò có 10000 con, trong đó số bò lông trắng, ngắn là 36 con. Số bò lông vàng là 9100 con. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen có 2 alen trội lặn hoàn quy định. Các gen nằm trên các NST khác nhau, lông vàng, dài là các tính trạng trội. Số lượng bò vàng, ngắn là: A. 846 con B. 364 con C. 184 con D. 736 Câu 33. Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy 40% con đực và 16% con cái. Những nhận xét nào sau đây chính xác? (1) Tần số alen a ở giới cái là 0,4 LOVEBOOK.VN | 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan