Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm bài 47&48

.DOC
7
869
97

Mô tả:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM A. BÀI 47 – SGK nâng cao 1. Nhận biết: Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. Câu 2: Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 3: Nơi ở của các loài là: A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm sinh sản của chúng. C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm dinh dưỡng của chúng. Câu 4: Có các loại môi trường phổ biến là: A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật. B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong. C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài. D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn. Câu 5: Giới hạn sinh thái gồm có: A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận. B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. C. giới hạn dưới, giới hạn trên. D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng. Câu 6: Khoảng thuận lợi là: A. khoảng nhân tố sinh thái (NTST) ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật. B. khoảng NTST ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật. C. khoảng các NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. khoảng các NTST đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được. Câu 7: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật A. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. B. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. C. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản. D. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản. 2. Thông hiểu: Câu 8: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. khoảng gây chết. Câu 9: Điều sau không đúng với nhân tố hữu sinh: A. là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. B. là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. C. là thế giới hữu cơ của môi trường. D. tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. Câu 10: Các loài khác nhau phản ứng như thế nào đối với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái? A. Các loài khác nhau có phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. B. Các loài khác nhau có phản ứng luôn thích nghi với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. C. Các loài khác nhau có phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. D. Các loài khác nhau có hoặc không phản ứng với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái. Câu 11: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài? A. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu. B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh. C. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau. D. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu. Câu 12: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 0C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 0C đến 350C. Mức 5,60C gọi là: A. điểm gây chết giới hạn dưới. B. điểm gây chết giới hạn trên. C. điểm thuận lợi. D. giới hạn chịu đựng . Câu 13: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 0C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 0C đến 350C. Mức 420C được gọi là: A. điểm gây chết giới hạn trên. B. điểm thuận lợi. C. giới hạn chịu đựng . D. điểm gây chết giới hạn dưới. Câu 14: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 0C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 0C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là: A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn chịu đựng . C. điểm gây chết giới hạn trên. D. điểm gây chết giới hạn dưới. 3. Vận dụng thấp: Câu 15: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 0C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6 0C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn. Câu 16: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố vô sinh. B. yếu tố hữu sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 17: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 18: Tán cây là nơi ở của nhiều loài chim nhưng giữa chúng không cạnh tranh với nhau là do: A. có ổ sinh thái dinh dưỡng riêng. B. chúng gồm tập hợp nhiều loài khác nhau. C. chỉ cần nơi cư trú trên tán cây. D. không gian rộng rãi, nguồn thức ăn trên cây thừa thải. Câu 19: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 100C - 38,50C; 10,60C - 320C; 50C - 440C; 80C - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là: A. C và B B. C và A C. B và A D. C và D 0 Câu 20: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2 C đến +440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Biên độ dao động nhiệt độ của ao hồ ở miền Bắc nước ta từ +20C đến +420C và miền Nam nước ta từ +100C đến +400C. Loài cá sông thích hợp ở cả hai miền Nam – Bắc là: A. cá chép. B. cá rô phi. C. cả hai loài. D. không có loài nào sông được quanh năm. Câu 21: Hai loài chim sâu và chim ăn hạt cùng sống trên một tán cây, như vậy có thể nói: A. hai loài có cùng nói ở nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau. B. hai loài có cùng nơi ở và ổ sinh thái. C. hai loài có cùng ổ sinh thái. D. loài chim sâu có ổ sinh thái lớn hơn loài chim ăn hạt. B. BÀI 48 – SGK nâng cao 1. Nhận biết: Câu 1: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật A. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. B. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. C. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản. D. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản. Câu 2: Đặc điểm sau không phải của cây ưa sáng: A. lá nằm ngang. B. phiến lá dày. C. thân cao, thẳng. D. mô giậu phát triển. Câu 3: Đặc điểm sau không phải của cây ưa bóng: A. mô giậu phát triển. B. ít hoặc không có mô giậu. C. lá nằm ngang. D. phiến lá mỏng. Câu 4: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái. B. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. C. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh. Câu 5: Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm: A. thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết. B. mắt rất tinh dễ quan sát. C. xúc giác phát triển. D. mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp điệu sinh học? A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường tahy đổi. C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường. D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường. Câu 7: Mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường A. sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường mà còn tác động trở lại môi trường, làm cho môi trường biến đổi. Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã sinh vật). B. sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường mà còn tác động trở lại môi trường, làm cho môi trường biến đổi. Tác động này càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng thấp. C. sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường mà còn tác động trở lại môi trường, làm cho môi trường biến đổi. D. sinh vật không luôn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường và không tác động trở lại môi trường. 2. Thông hiểu Câu 8: Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa sáng? A. Lá nằm ngang so với mặt đất B. Mô giậu phát triển C. Có phiến lá dày D. Thường mọc nơi quang đãng Câu 9: Đặc điểm nào không đúng đối với cây ưa bóng ? A. Lá nằm nghiêng so với mặt đất B. Ít hoặc không có mô giậu C. Có phiến lá mỏng. D. Mọc dưới tán của cây khác trong rừng. Câu 10: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là A. Nước. B. Không khí. C. Ánh sáng. D. Gió. Câu 11: Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi, đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật? A. Nhiệt độ B. Ánh sáng. C. Kẻ thù. D. Thức ăn. Câu 12: Câu nào sai trong số các câu sau? A. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật. B. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái. C. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh. D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định. Câu 13: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học? A. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi lạnh giá, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp có nhiều thức ăn. B. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái chết giả. C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. D. Nhím ban ngày cuộn mình như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. Câu 14: Trong các nhân tố vô sinh tác động lên đời sống của sinh vật, nhân tố có vai trò cơ bản là: A. ánh sáng. B. nhiệt độ. C. độ ẩm D. gió. Câu 15: Động vật ... (1)...sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể ...(2)... so với loài có quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, (1) và (2) lần lượt là: A. Hằng nhiệt ; lớn hơn B. Biến nhiệt ; lớn hơn C. Hằng nhiệt ; bế hơn D. Biến nhiệt ; bé hơn 3. Vận dụng thấp: Câu 16: Cho các cây sau đây: I. Phi lao. II. Vạn niên thanh. III. Xà cừ. IV. Thông. V. Lá lốt. VI. Ráy. a. Những cây sau đều là cây ưa sáng: A. I, III, IV. B. III, IV, V. C. I, III, V. D. II, III, VI. b. Những cây sau đều là cây ưa bóng: A. II, V, VI. B. IV, V, VI. C. I, II, III. D. I, III, IV. Câu 17: Những sinh vật sau là sinh vật hằng nhiệt: A. Gấu, dơi, hươu sao, cá heo. B. Thằn lằn, thỏ, chó sói, cá sấu. C. Vi khuẩn, lạc đà, đà điểu, sóc. D. Dơi, chuột chù, rùa biển, cá voi. Câu 18: Những loài sau là động vật biến nhiệt: A. Cá sấu, cá nhám, cá đuối. B. Cá chim, cá voi, cá chép. C. Cá rô phi, cá heo, cá nóc. D. Cá heo, cá rô phi, cá lưỡi trâu. Câu 19: Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường nhằm mục đích: A. làm giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái, làm biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình. B. theo xu thế tự nhiên chống lại sự tác động của môi trường. C. làm tăng thêm sự tác động của các nhân tố sinh thái, nhất là nhân tố chủ đạo. D. tạo sự phù hợp tuyệt đối với từng bộ phận của cơ thể, từng giai đoạn sống, thích nghi cao độ với môi trường làm cho cơ thể luôn tồn tại. Câu 20: Sống ở nơi lộng gió cây thường có những đặc điểm thích nghi nào? A. Cây thường thấp hoặc có thân bò, rễ ăn sâu xuống nền đất; còn cây cao thì có bạnh rễ hay có rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. B. Cây thường thấp hoặc có thân mảnh, rễ ăn sâu xuống nền đất; còn cây cao thì có bạnh rễ hay có rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. C. Cây thường thấp hoặc có thân bò, rễ ăn lan tỏa trên nền đất; còn cây cao thì có bạnh rễ hay có rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. D. Cây thường thấp hoặc có thân mảnh, rễ ăn lan tỏa trên nền đất; còn cây cao thì có bạnh rễ hay có rễ phụ, rễ chống tránh bị đổ. 4. Vận dụng cao: Nhiệt tích lũy của sinh vật biến nhiệt được tính theo công thức: T = (x-k) n; với x là nhiệt độ môi trường; k là ngưỡng nhiệt phát triển; n thời gian vòng đời. Cho biết ngưỡng nhiệt phát triển của sâu khoang cổ là 100C, nhiệt độ trung bình ngày của môi trường là 240C; nhiệt tích lũy qua các giai đoạn: trúng: sâu: nhộng: bướm lần lượt là 56: 322: 196: 28 (độ.ngày). Câu 21: Giai đoạn phát triển của trứng cần thời gian A. 4 ngày. B. 14 ngày. C. 23 ngày. D. 12 ngày. Câu 22: Giai đoạn phát triển của sâu cần thời gian A. 23 ngày. B. 18 ngày. C. 46 ngày. D. 12 ngày. Câu 23: Giai đoạn phát triển của nhộng cần thời gian A. 14 ngày. B. 7 ngày. C. 21 ngày. D. 18 ngày. Câu 24: Giai đoạn phát triển của bướm cần thời gian A. 2 ngày. B. 4 ngày. C. 22 ngày. D. 12 ngày. Câu 25: Sau một năm loài sâu này sẽ phát triển được bao nhiêu thế hệ? A. 8 thế hệ. B. 10 thế hệ. C.6 thế hệ. D. 12 thế hệ. Câu 26: Ở một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 50C, thời gian một vòng đời ở 300C là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 250Cthif thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết là: A. 25 ngày. B. 15 ngày. C. 20 ngày. D. 30 ngày.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan