Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối B Môn sinh Chinh phục đề thi thpt quốc gia môn sinh tập 2...

Tài liệu Chinh phục đề thi thpt quốc gia môn sinh tập 2

.PDF
38
649
65

Mô tả:

Chinh phục đề thi thpt quốc gia môn sinh tập 2
Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Kính gửi các bạn, các em học sinh, các quý thầy cô trích đoạn cuốn CHINH PHỤC ĐỀ THI QUỐC GIA THPT MÔN SINH HỌC do GIA ĐÌNH LOVEBOOK biên soạn Số trang: 464 trang khổ A4 Gồm 26 đề được biên soạn theo cấu trúc mới nhất của Bộ Giáo Dục. Gia đình chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của quý thầy cô và các em học sinh yêu quý. Cuốn sách sẽ được phát hành toàn quốc vào ngày 25/09 tới. LOVEBOOK.VN | 13 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Đề số 1 TK Kết quả luyện đề: Lần 1: Lần 2: Lần 3: Các câu cần lưu ý: Lý thuyết, công thức rút ra: Câu 1. Trong công tác tạo giống vật nuôi thì phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là: A. Dùng công nghệ gen. B. Dùng phương pháp lai hữu tính. C. Dùng công nghệ tế bào. D. Dùng phương pháp gây đột biến. Câu 2. Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận nào sau: (1). Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi. (2). Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. (3). Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần. (4). Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 3. Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người tối cổ (người vượn hoá thạch) là: A. Sự thay đổi địa chất, khí hậu ở thế kỉ Thứ ba B. Vừa chế tạo, vừa sử dụng công cụ lao động có mục đích C. Cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất D. Quá trình biến dị, giao phối, chọn lọc tự nhiên. Câu 4. Ở một loài chim, xét 3 cặp gen (A,a), (B,b), (D,d) nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Thực hiện phép lai P: AaBbDdXMXm x aaBbddXMY. Trong tổng số cá thể F1, con đực có kiểu hình giống mẹ chiếm tỷ lệ: 3 3 9 3 A. . B. . C. . D. . 32 16 64 64 Câu 5. Một quần thể thực vật P có tỉ lệ các thể AA, Aa, aa lần lượt bằng 1 : 1,5 : 2,5. Trải qua 1 số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc trong quần thể đã có được 6400 cây, trong đó cây có hoa hồng bằng 240. Biết rằng hoa đỏ là tính trạng trội so với hoa trắng. Số cây có hoa đỏ và số cây có hoa trắng ở thời điểm nói trên là A. 2240 cây hoa đỏ và 3840 cây hoa trắng. B. 3840 cây hoa đỏ và 2240 cây hoa trắng. C. 2120 cây hoa đỏ và 4040 cây hoa trắng. D. 4040 cây hoa đỏ và 2120 cây hoa trắng. A B O Câu 6. Ở người hệ nhóm máu A, B, O do 3 alen I ; I ; I quy định trong đó IA và IB là đồng trội so với alen IO. Cho các phát biểu sau: (1). Nếu người cha và người mẹ đều có nhóm máu O thì đứa con sinh ra chắc chắn chỉ có nhóm máu O, không thể mang nhóm máu khác. (2). Nếu người cha và mẹ đều mang nhóm máu A thì đứa con sinh ra chỉ mang nhóm máu A. LOVEBOOK.VN | 14 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission (3). Nếu người cha mang nhóm máu A, người mẹ mang nhóm máu B thì cặp vợ chồng này có thể sinh ra những người con mang tất cả các nhóm máu trong hệ nhóm máu A, B, O. (4). Nếu người cha mang nhóm máu O, người mẹ mang nhóm máu B thì đứa con sinh ra chắc chắn mang nhóm máu B. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 7. Mục đích của di truyền tư vấn là: (1). Giải thích nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau. (2). Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn. (3). Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền. (4). Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền. Phương án đúng: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 8. Hệ sinh thái bền vững nhất khi tháp sinh thái có sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng: A. Nhỏ nhất. B. Trung bình. C. Tương đối nhỏ. D. Lớn nhất. Câu 9. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền? A. Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. B. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản suất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. C. Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân huỷ dầu mỏ để phân huỷ các vết dầu loang trên biển. D. Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu. Câu 10. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂AaBb x ♀AaBb, hợp tử đột biến dạng thể 3 có kiểu gen AaBBb chiếm tỉ lệ: A. 2,5%. B. 10%. C. 5%. D. 1,25%. Câu 11. Thành phần nào sau đây có vai trò di truyền chủ yếu trong sự di truyền qua tế bào chất ? A. Giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính Y. B. Giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính X. C. Tế bào chất của giao tử đực. D. Tế bào chất của giao tử cái. Ab Câu 12. Ở ruồi giấm, xét cơ thể có kiểu gen HhGgXDEXde giảm phân bình thường và không xẩy ra đột aB biến. Biết khoảng cách giữa gen A và B là 20cM; khoảng cách giữa gen D và E là 40cM. Tỉ lệ phần trăm giao tử AbHGXDE tạo ra là bao nhiêu? A. 2%. B. 0,75%. C. 3%. D. 1,25%. Câu 13. Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 14: Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể: (1). Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh. (2). Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật. (3). Do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh. (4). Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể. Số nguyên nhân đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. LOVEBOOK.VN | 15 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Câu 15. Phát biểu nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng? A. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn cá thể hơn quần thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua xuất hiện các biến dị di truyền. C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các quần thể vốn có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. D. Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản. Câu 16. Những phép lai nào sau đây gắn liền với quá trình đa bội hóa? (1). 4n x 4n = 4n. (2). 4n x 2n = 3n. (3). 2n x 2n = 4n. (4). 3n x 3n = 6n. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 2. Câu 17. Ở một loài hoa có 3 gen phân li độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ của hoa là A, B và D. Ba gen này hoạt động trong con đường hoá sinh như sau: Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên là a, b và d mà mỗi alen là lặn hoàn toàn so với alen trội của nó. Một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 3 alen trội được lai với cây không màu đồng hợp về 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F1 có hoa màu đỏ. Sau đó cho các cây F1 giao phấn với nhau để tạo F2. Tỉ lệ các cây F2 có hoa không màu là: 28 9 3 27 A. . B. . C. . D. . 64 64 64 64 Câu 18. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Tạp giao các cây đậu F 1 thu được kết quả 280 cây cao, hoa đỏ; 80 cây thấp, hoa trắng; 20 cây cao, hoa trắng; 20 cây thấp, hoa đỏ. Biết các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Kiểu gen F1 và tần số hoán vị gen là Ab Ab AB AB A. x , f = 20% xảy ra ở cả hai giới. B. x , f = 20% xảy ra ở cả hai giới. aB aB ab ab Ab Ab AB AB C. x , f = 20% xảy ra ở một giới. D. x , f = 20% xảy ra ở một giới. aB aB ab ab Câu 19. Cho các phát biểu sau: 1. Theo quan niệm của Đacuyn, sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện của môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. 2. Hạn chế của quan niệm Đacuyn là chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. 3. Theo Lamac, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền và là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. 4. Theo Lamac, những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. 5. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên vừa đào thải những biến dị có hại vừa bảo tồn, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Đối tượng của chọn lọc tự nhiên là quần thể sinh vật. 6. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên đã phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. 7. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là Menđen. 8. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là phát hiện vai trò của CLTN và CLNT trong tiến hoá của vật nuôi cây trồng. LOVEBOOK.VN | 16 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission 9. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu về kinh tế và thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người. Gọi a là số phát biểu đúng, b là số phát biểu sai, biểu thức nào sau đây phản ánh đúng mối liên hệ giữa a và b? (Trong mọi trường hợp đều lấy các giá trị dương, a>0, b>0). A. a2  b  4  b B. a + 2 =b C. a2+ 5 = b2 -3 D. a = b Câu 20. Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 3,75%. Theo lí thuyết, ở thế hệ P, trong tổng số các cây hoa ở P, tỉ lệ % cây hoa có kiểu gen đồng hợp là: A. 0,6. B. 0,5. C. 0,7. D. 0,4. Câu 21: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là: A. Đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen đồng nhất. B. Đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen thuần chủng. C. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Câu 22: Cho cây (P) thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm : 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân cao, hoa trắng; 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ; 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Biết tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về ba cặp gen trên thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng : 1 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng. B. 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng. C. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 2 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. D. 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân cao, hoa trắng: 2 cây thân thấp, hoa trắng. Câu 23. Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con? A. Alen. B. Nhân tế bào. C. Tính trạng. D. Nhiễm sắc thể. Câu 24. Cho các chuỗi thức ăn như sau: (1). Cỏ  cào cào  chim sâu  cáo. (2). Cây bụi  thỏ  cáo. (3). Lúa  sâu  ngóe sọc  chuột đồng  rắn hổ mang  đại bàng. (4). Tảo lục đơn bào  tôm  cá rô  chim bói cá. Cho các phát biểu sau đây, số phát biểu đúng khi nói về các chuỗi thức ăn trên là: (1). Chuỗi thức ăn (3) có số mắt xích nhiều nhất, chuỗi thức ăn (2) có số mắt xích ít nhất. (2). Không có chuỗi thức ăn nào trong các chuỗi trên bắt nguồn từ mùn bã sinh vật. (3). Chim sâu, cáo, ngóe sọc, cá rô là các sinh vật tiêu thụ bậc 3. (4). Ở chuỗi thức ăn (2), ta không thể thay thế mắt xích thứ 3 bằng một loài sinh vật khác. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 25. Những động vật sống trong vùng ôn đới, số lượng cá thể trong quần thể thường tăng nhanh vào mùa xuân hè chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây? A. Cường độ chiếu sáng ngày một tăng. B. Bố mẹ chăm sóc và bảo vệ con tốt hơn. C. Cường độ hoạt động của động vật ăn thịt còn ít. D. Nguồn thức ăn trở nên giàu có. Câu 26. Ở một loài thực vật xét một gen có 3 alen A, a, a1 nằm trên NST thường, trong đó: alen A quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a và a1; alen a quy định tính trạng hoa hồng trội hoàn toàn so LOVEBOOK.VN | 17 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission với alen a1 quy định tính trạng hoa trắng. Trong trường hợp cây tứ bội khi giảm phân tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra, cây tứ bội có kiểu gen Aaa 1a1 tự thụ phấn. Tỷ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ tiếp theo là: A. 27 trắng : 8 hồng : 1 đỏ. B. 27 hồng : 8 đỏ : 1 trắng. C. 26 đỏ : 9 hồng : 1 trắng. D. 27 đỏ : 8 hồng : 1 trắng. Câu 27. Cho các phát biểu sau đây về các nhân tố tiến hóa: (1). Đột biến gen làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. (2). Di nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. (3). Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể. (4). Giao phối ngẫu nhiên hay giao phối không ngẫu nhiên đều không làm thay đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 28. Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Mỗi loài có thể có rất nhiều nòi sinh thái khác nhau. B. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái. C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản. D. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài. Câu 29. Trong một quần thể lưỡng bội, giao phối tự do, xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,6 và 0,4. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên NST thường. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội 1 tính trạng và lặn 1 tính trạng là: A. 18,72%. B. 80,64%. C. 15, 36%. D. 21,36%. Câu 30. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, số phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên là: (1). AAbb x AaBb. (3). AAbb x AaBB. (5). aaBb x AaBB. (2). aaBB x AaBb. (4). AAbb x AABb. (6). Aabb x AABb. A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 31. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến. B. Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen. C. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen. D. Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện. Câu 32: Xét các ví dụ sau: (1). Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á. (2). Cừu có thể giao phối với Dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi. (3). Lừa giao phối với Ngựa sinh ra con La không có khả năng sinh sản. (4). Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Có bao nhiêu ví dụ nói trên là biểu hiện của sự cách ly trước hợp tử. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 33. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. AB AB Tiến hành phép lai P: Dd x Dd, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba ab ab tính trạng trên chiếm tỉ lệ 49,5%. Theo lí thuyết, cho các phát biểu sau đây về đời con ở F1: (1). Khoảng cách giữa hai gen A và B là 10cM. LOVEBOOK.VN | 18 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission ab Dd chiếm tỉ lệ lớn hơn 10%. ab (3). Số cá thể có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng chiếm tỉ lệ 30% . (4). Số cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 17%. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 34. Cho các bước sau: (1). Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen. (2). Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen. (3). Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau: A. (1)  (2)  (3). B. (1)  (3)  (2). C. (3)  (1)  (2). D. (2)  (1)  (3). BD Câu 35. Một cơ thể của một loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt có kiểu gen Aa . Cơ thể này giảm phân bd hình thành giao tử, vào kì giữa giảm phân I tất cả các tế bào sinh dục đều có cùng một kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể, các giao tử tạo ra đều tham gia thụ tinh bình thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Đời con có thể có những kiểu gen nào sau đây? BD BD bd bd BD BD A. AA ; Aa ; aa hoặc AA ; Aa ; aa . BD bd bd bd bd BD bd BD BD BD BD bd B. AA ; Aa ; aa hoặc AA ; Aa ; aa . bd bd bd bd bd bd BD BD BD BD BD BD C. AA ; Aa ; aa hoặc AA ; Aa ; aa . BD bd bd bd bd BD Bd BD Bd bD BD bD D. AA ; Aa ; aa hoặc AA ; Aa ; aa . BD bd bd bd bd BD Câu 36. Ở một loài động vật ngẫu phối, con đực có cặp NST giới tính là XY, con cái có cặp NST giới tính là XX. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, gen thứ 2 có 3 alen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y, gen thứ 3 có 2 alen và gen thứ 4 có 4 alen cùng nằm trên một NST thường khác. Theo lý thuyết, loài động vật trên có tối đa bao nhiêu kiểu gen về 4 gen nói trên: A. 1296. B. 1620. C. 1944. D. 702. Câu 37. Cho các phát biểu sau: 1. Các ngành động vật phát sinh ở đại Cổ sinh. 2. Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất xuất hiện ở đại Cổ sinh. 3. Cây có mạch và động vật lên cạn ở kỉ Silua. 4. Bò sát cổ ngự trị ở kỉ Triat. 5. Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Kreta. 6. Bò sát phát sinh ở kỉ Pecmi. 7. Loài người xuất hiện ở đại Trung sinh. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4 B. 3 C. 7 D. 5 Câu 38. Cho các phát biểu sau về các dạng đột biến cấu trúc NST: (1). Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST. (2). Lặp đoạn góp phần tạo nên gen mới trong quá trình tiến hóa. (3). Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. (4). Chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39. Ở người bệnh A do 1 cặp gen nằm trên NST thường quy định, gen trội quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với gen lặn quy định kiểu hình bị bệnh A. Bệnh B do 1 cặp gen nằm trên NST giới (2). Kiểu gen LOVEBOOK.VN | 19 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission tính X không có alen trên Y với gen trội quy định bình thường trội hoàn toàn so với gen lặn quy định kiểu hình bị bệnh. Cho sơ đồ phả hệ sau: Cặp vợ chồng II7 - II8 đang mang thai, xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con không bị bệnh và không mang alen lặn về hai gen trên là: 1 1 3 5 A. . B. . C. . D. . 8 6 8 8 Câu 40. Cho hình ảnh: Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những nhận xét này có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Hình ảnh trên diễn tả hiện tượng đa bội ở nho. 2. Thể đa bội thường gặp thực vật và động vật. 3. Sự kết hợp hai giao tử 2n với nhau là cách duy nhất tạo thành thể tứ bội(4n). 4. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng lên gấp bội, do vậy quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. 5. Tế bào của thể đa bội có kích thước lớn hơn tế bào bình thường dẫn đến cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt. 6. Đột biến đa bội được sử dụng để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác trong chọn giống. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 41. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối? A. Độ đa dạng về loài. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ cá thể. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Câu 42. Người ta tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN với bộ ba mở đầu là 5’AUG3’ và bộ ba kết thúc là 5’UAG3’. Số lượng nuclêôtit từng loại của phân tử mARN trên là: A = 155; G = 135; X = 160; U = 150. Khi một ribôxôm trượt qua phân tử mARN trên một lần thì số lượng nuclêôtit từng loại trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN tham gia dịch mã là: A. A = 149, G = 160, X = 134, U = 154. B. A = 149, G = 160, X = 154, U = 134. C. A = 155, G = 135, X = 160, U = 150. D. A = 150, G = 160, X = 135, U = 155. Câu 43. Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng? A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. C. Tính đa dạng về loài tăng. D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn. Câu 44. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng? LOVEBOOK.VN | 20 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng. B. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài. C. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy. D. Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng. Câu 45. Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Gen quy định chiều cao chân nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Cho gà trống lông vằn, chân thấp thuần chủng giao phối với gà mái lông không vằn, chân cao thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau để tạo ra F2. Dự đoán nào sau đây về kiểu hình ở F2 là đúng? A. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân cao. B. Tỉ lệ gà trống lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông vằn, chân cao. C. Tất cả gà lông không vằn, chân cao đều là gà trống. D. Tỉ lệ gà mái lông vằn, chân thấp bằng tỉ lệ gà mái lông không vằn, chân thấp. Câu 46. Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn nhằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y quy định. Alen trội quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với alen lặn quy định bị bệnh mù màu. Biết rằng, người vợ có em trai bị bệnh mù màu đỏ - lục lấy một người chồng bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh. Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh một đứa con gái không mang alen lặn là: 1 3 1 3 A. . B. . C. . D. . 8 8 2 4 Câu 47: Trong công tác giống, người ta có thể dựa vào bản đồ di truyền để: A. Rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống. B. Xác định thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên một gen. C. Xác định độ thuần chủng của giống đang nghiên cứu. D. Xác định mối quan hệ trội, lặn giữa các gen trên một nhiễm sắc thể. Câu 48. Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Cho phép lai sau: Ab De H h Ab DE H P: X X x X Y. Ở F1 thu được số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là: aB dE aB de A. 196 và 64. B. 196 và 48. C. 196 và 36. D. 400 và 64. Câu 49. Một quần thể bướm cho thấy một mức độ cao của sự biến đổi về số lượng các chấm trên đôi cánh của chúng. Một số có nhiều điểm và một số có vài điểm. Bướm có nhiều điểm có con với các con bướm có ít điểm. Những con bướm là thức ăn của chim. Câu sau đây cho thấy số lượng các đốm là kết quả của chọn lọc tự nhiên ? A. Bướm trong quần thể này giao phối một cách tự do , bất kể số lượng đốm trên cánh. B. Đốm trên cánh không xuất hiện cho đến giai đoạn cuối trong sự phát triển ấu trùng của loài bướm. C. Đột biến mới với một số lượng đốm trung bình xuất hiện trong mọi thế hệ. D. Các con bướm của cùng một loài với nhiều đốm cánh được ngụy trang tốt hơn do chúng hòa mình với các thảm thực vật mà chúng ăn. Câu 50. Quan hệ giữa hai loài nào sau đây là quan hệ hội sinh: A. Chim sáo và trâu rừng. B. Phong lan và cây gỗ. C. Hải quỳ và cua. D. Tầm gửi và cây gỗ. ___Hết___ LOVEBOOK.VN | 21 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission ĐÁP ÁN 1B 11D 21A 31D 41A 2A 12C 22C 32A 42A 3D 13C 23A 33D 43A 4A 14B 24B 34B 44B 5C 15B 25D 35A 45D 6C 16C 26D 36C 46B 7A 17A 27C 37B 47A 8D 18D 28C 38D 48C 9A 19A 29A 39A 49D 10D 20C 30B 40B 50B GIẢI CHI TIẾT VÀ BÌNH LUẬN Câu 1. Đáp án B. Ta để ý rằng, các phương pháp như dung công nghệ gen, dung công nghệ tế bào hay phương pháp đột biến khi tác động vào động vật nhất là với vật nuôi sẽ làm ảnh hưởng đến sức sống, sức sinh sản và thậm chí gây chết. Vì thế những phương pháp này không thể áp dụng đối với giống vật nuôi được. Đối với phương pháp lai hữu tính, đây là phương pháp phổ biến và hữu ích nhất đối với công tác chọn giống vật nuôi. Câu 2. Đáp án A. 1. Sai, quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng ổn đỉnh (càng khó thay đổi)(chứ không phải dễ thay đổi. 2. Đúng, độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Khi môi trường có điều kiện thuận lợi (nguồn sống thỏa mãn, điều kiện khí hậu thích hợp…) thì quần xã sẽ có nhiều loài sinh vật hơn. Còn khi điều kiện không thuận lợi, các loài trong quần xã sẽ tranh dành với nhau nên loài nào không cạnh tranh được, sẽ có số lượng giảm dần, từ đó độ đa dạng của quần xã giảm xuống. 3. Đúng, quá trình diễn thế nguyên sinh xảy ra ở một môi trường chưa có quần xã sinh vật nào, chính vì thế, khi diễn thế nguyên sinh càng phát triển, thì độ đa dạng của quần xã sẽ càng cao. 4. Đúng, độ đa dạng quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạng. Quần xã có càng nhiều loài sinh vật thì chúng sẽ cạnh tranh với nhau rất gay gắt, từ đó dẫn đến ổ sinh thái được phân hóa mạnh hơn. Câu 3. Đáp án D. Đây là giai đoạn người tối cổ, trong giai đoạn này những biến đổi trên cơ thể người vượn hóa thạch (đi bằng hai chân, sống trên mặt đất…) cũng như của người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động…) là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ NST) kết hợp với chọn lọc tự nhiên (những thay đổi trên vỏ trái đất, hoạt động núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa). Vì thế các nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người trong giai đoạn này là quá trình biến dị, giao phối và CLTN. Câu 4. Đáp án A. Để ý ở loài chim thì: giới đực là XX; giới cái là XY. Do đó phép lai: P: AaBbDdXMXm x aaBbddXMY thì bố có kiểu gen là AaBbDdXMXm; và mẹ có kiểu gen là aaBbddXMY. Ta có P: AaBbDdXMXm x aaBbddXMY = (Aa; aa)(3B-; 1bb)(Dd; dd)(XMXM; XMXm; XMY; XmY). 1 3 1 1 3  con đực có kiểu hình giống mẹ aaB-ddXMY là aaB-dd(XMXm; XMXM) = . . . = 2 4 2 2 32 Với bài này, điều khiến các em dễ nhầm lẫn nhất đó là cơ chế giới tính ở chim, nhiều em cứ nhầm nó như bình thường (XX là giới đực; XY là giới cái) và dẫn đến làm sai. Ở chim cũng như ở gà giới đực là XX và giới cái là XY. Câu 5. Đáp án C. Ta có tần số các kiểu gen của quần thể trên như sau: 1 1,5 2,5 AA = = 0,2; Aa = = 0,3; aa = = 0,5. 1+1,5+2,5 1+1,5+2,5 1+1,5+2,5  cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,2AA+0,3Aa+0,5aa=1. LOVEBOOK.VN | 22 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission 0,3 . 8  quần thể đã trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn; cấu trúc di truyền của quần thể hiện tại là: 0,3-0,0375 0,3-0,0375 (0,2+ )AA + 0,0375Aa + (0,5+ )aa = 1 2 2 hay 0,33125AA+0,0375Aa+0,63125aa=1.  số cây hoa đỏ: 6400. 0,33125 = 2120; số cây hoa trắng 6400. 0,63125 = 4040. Sau một số thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen hoa hồng là Aa = 0,0375 = Để làm được bài này, thì ta trước hết phải xác định sô thế hệ tự thụ phấn, sau đó xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau số thế hệ tự thụ phấn. Ở bài này, gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng và do đó kiểu Aa sẽ mang tính trạng hoa hồng. Câu 6. Đáp án C. IA và IB là đồng trội so với alen IO nên hệ nhóm máu A, B, O sẽ có các nhóm máu là: Nhóm máu A: AA; AO. Nhóm máu B: BB; BO. Nhóm máu O: OO. Nhóm máu AB: AB. (1). Đúng, cả người cha và người mẹ đều mang nhóm máu O nên phép lai giữa 2 cặp vợ chồng này là: OO x OO = OO  đứa con sinh ra chỉ mang nhóm máu O, không mang nhóm máu nào khác. (2). Sai, nếu cả người cha và người mẹ đều mang nhóm máu A thì có thể sinh ra con mang nhóm máu khác, ví dụ: AO x AO = AA; OO; AO (đứa con có thể mang nhóm máu O). Với phép lai như thế này : AA x AA = AA hoặc AA x AO = AA; AO thì mới sinh ra người con chỉ mang nhóm máu A. (3). Đúng, nếu người cha mang nhóm máu A, người mẹ mang nhóm máu B, thì với phép lai: AO x BO = AO;BO; AB; OO  đời con có cả nhóm máu A, B, AB và O. Lưu ý là chỉ duy nhất phép lai này mới thỏa mãn là tạo ra đầy đủ các nhóm máu. (4). Sai, người cha nhóm máu O, người mẹ nhóm máu B thì với phép lai: OO x BO = OO; BO có thể tạo ra đời con mang nhóm máu O và B. Với phép lai OO x BB = BO thì mới tạo ra đời con chỉ có nhóm máu B. Do đó chỉ có 2 phát biểu đúng. Bài này chủ yếu hỏi chúng ta về cơ chế xác định nhóm máu trong hệ A, B, O. Qua cách làm trên, ta đúc rút ra được một chút lý thuyết về hệ nhóm máu A, B, O như trên Câu 7. Đáp án A. Di truyền học tư vấn không nhằm mục đích xây dựng phả hệ dành cho những người đến tư vấn mà nó nhằm: 1- giải thích nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau. 2- cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn. 3- cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền. Câu 8. Đáp án D. Hệ sinh thái bền vững nhất khi có sự chênh lệch giữa sinh khối các bậc dinh dưỡng là lớn nhất. Nguyên nhân là do hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên các chu trình địa hóa và sự biến đổi năng lượng. Khi sự chênh lệch giữa các sinh khối là lớn, điều này làm cho sự tương tác này ngày càng ổn định hơn, vì thế mà hệ sinh thái sẽ ngày càng bền vững. Câu 9. Đáp án A. Ứng dụng của kỹ thuật di truyền hay còn gọi là ứng dụng của công nghệ gen. Các ứng dụng ở B. C. D đều là ứng dụng của công nghệ gen. Ứng dụng A là ứng dụng của phương pháp tạo đột biến. Câu 10. Đáp án D. Với cặp Aa ở đực và cái giảm phân bình thường nên sẽ tạo ra giao tử và phép lai là: Aa x Aa = (0,5A; 0,5a) x (0,5A; 0,5a)  Aa = 0,5 x 0,5 x 2 = 0,5. Với cặp Bb ở cơ thể đực có 10% giảm phân không phân ly trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường. Cặp Bb ở cơ thể cái giảm phân bình thường nên sẽ tạo ra các loại giao tử là: Bb x Bb = (0,45B; 0,45B; 0,05Bb; 0,05O) x (0,5B; 0,5b)  BBb = 0,05 x 0,5 = 0,025. LOVEBOOK.VN | 23 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission  kiểu gen AaBBb ở phép lai AaBb x AaBb sẽ chiếm tỉ lệ là : 0,5 x 0,025 = 1.25%. Với bài này, bài toán đề cập đến sự không phân ly trong giảm phân 1 và 2 của tế bào. Các em cần nẵm vứng cơ chế trong dạng toán này. Xét tế bào với kiểu gen AB, nếu có sự không phân ly trong giảm phân 1 của 1 số tế bào, sẽ tạo ra các giao tử đột biến là AB, O; giao tử bình thường là A, B. Nếu có sự không phân ly trong giảm phân 2 của 1 số tế nào, sẽ tạo ra các giao tử đột biến là AA; BB; OO và giao tử bình thường là A, B. Các em nắm vững được cơ chế thì mới làm được, có điều này nữa: nếu không phân ly ở giảm phân 1 thì giao tử đột biến tạo ra sẽ phân ly theo tỉ lệ 1AB: 1O giao tử bình thường sẽ phân ly theo tỉ lệ 1A; 1B. Với sự không phân ly trong giảm phân 2, giao tử đột biến sẽ phân ly theo tỉ lệ 1AA: 1BB: 2O, giao tử bình thường sẽ phân ly theo tỷ lệ 1A: 1B. Câu 11. Đáp án D. Trong di truyền tế bào chất, nguyên nhân của hiện tượng này (di truyền theo dòng mẹ) là khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy, các gen nằm trên tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. Vì thế Thành phần nào sau đây có vai trò di truyền chủ yếu trong sự di truyền qua tế bào chất là tế bào chất của giao tử cái. Câu 12. Đáp án C. Ta đi xét riêng rẽ từng cặp NST: Ab (f = 20%)  AB = ab = 0,1; Ab = aB = 0,4. aB hoán vị 1 1 1 1 1 1 1 HhGg  H; h)( G; g)  HG = . = . 2 2 2 2 2 2 4 XDEXde (fhoán vị = 40%)  XDe = XdE = 0,2; XDE = Xde = 0,3. Ab Do đó cơ thể với kiểu gen HhGgXDEXDE khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra giao tử AbHGXDE = 0,4 aB 1 x x 0,3 = 3%. 4 Giới tính là XX của giới cái thì quá trình giảm phân sẽ xảy ra hoán vị gen, còn nếu đề bài cho kiểu gen ở giới XY (giới đực) thì các em lưu ý là sẽ không có hoán vị gen mà chỉ có lien kết gen. Câu 13. Đáp án C. Khi nói về sự phân bố của các cá thể trong quần thể, ta có các kiểu phân bố như sau: Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi nguồn sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, có ỹ nghĩa giúp các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể trong quần thể cạnh tranh với nhau gay gắt, có ỹ nghĩa làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể trong quần thể không cạnh tranh với nhau gay gắt,có ỹ nghĩa giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong khu vực sống. Qua lý thuyết trên và từ các phát biểu trên, ta suy ra phát biểu sai là C. khi điều kiện sống phân bố không đồng đều chứ không phải đồng đều. Câu 14. Đáp án B. Nguyên nhân gây ra sự biến động số lượng cá thể của quần thể là do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh. Các nguyên nhân như do sự thay đổi tập quán sinh hoạt hay do cá thể lớn lên qua thời gian đều không gây ra sự biến động số lượng cá thể của quần thể. Xin nhắc lại định nghĩa về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể như sau: là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể. Bao gồm sự biến động theo chu kỳ và biến động không theo chu kỳ. Câu 15. Đáp án B. Khi nói về chọn lọc tự nhiên: Đây là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định. LOVEBOOK.VN | 24 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và nhờ đó gián tiếp làm biến đổi kiểu gen và tần số alen của quần thể. Ngoài ra dưới tác động của chọn lọc tự nhiên các quần thể vốn có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. Một số kiến thức nâng cao nữa: Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn cá thể (chứ không phải cá thể hơn quần thể) khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua xuất hiện các biến dị di truyền. Vì thế đáp án B là phát biểu chưa chính xác. Câu 16. Đáp án C. Xin nhắc lại một số kiến thức lien quan đến quá trình đa bội hóa: Tế bào đa bội có số lượng AND tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ xẩy ra mạnh mẽ. Các loài có họ hàng thân thuộc đôi khi có thể giao phấn với nhau nhưng cho ra con lai có sức sống nhưng bất thụ. Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội. Do đó các phép lai 2n x 2n = 4n và 3n x 3n = 6n là những phép lai gắn với quá trình đa bội hóa. Câu 17. Đáp án A. Theo sơ đồ sinh hóa trên thì các cây có kiểu gen A-B-D- quy định hoa đỏ; A-B-dd quy định hoa da cam; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng (không màu). Để tính toán được tối ưu nhất, ta tính % hoa đỏ và da cam, sau đó còn lại bao nhiêu chính là % hoa trắng. P : AABBDD x aabbdd. F1: AaBbDd. 3 1 3 1 3 1 F1 x F1 = AaBbDd x AaBbDd = ( A-; aa)( B-; bb)( D-; dd). 4 4 4 4 4 4 3 3 3 27 3 3 1 9  Hoa đỏ A-B-D- = . . = ; hoa da cam A-B-dd = . . = . 4 4 4 64 4 4 4 64 27 9 7 28  Hoa trắng 1 = = ( đáp án cho chưa rút gọn thế này nhiều bạn không tinh tế sẽ 64 64 16 64 nhầm tưởng rằng mình tính sai, do đó sẽ mất nhiều thời gian để kiểm tra lại). Các kiểu gen của hoa trắng như sau: aabbdd; A-bbdd; A-bbD-; aaB-dd; aaB-D-; aabbD-. Bước làm quan trọng nhất ở bài này là ta phải xác định được kiểu hình nào thì do kiểu gen nào quy định. Từ đó dựa vào phép lai để tính ra kiểu hình cần tìm. Phép lai AaBbDd x AaBbDd thì là phép lai quá quen thuộc. Câu 18. Đáp án D. Ta có: A- = thân cao; aa = thân thấp. B- = hoa đỏ; bb = hoa trắng. 280 80 = 0,7; cây thấp, hoa trắng aabb = = 280+80+20+20 280+80+20+20 20 0,2; cây thấp, hoa đỏ aaB- = cây cao, hoa trắng A-bb = = 0,05. 280+80+20+20 Để ý rằng A-B- = 0,5+aabb; A-bb = aaB- = 0,25-aabb.  phép lai giữa hai cây dị hợp. Mặt khác 0,2aabb = 0,4ab x 0,5ab  giao tử ab là giao tử có tần số lớn AB hơn 0,25 nên đây không phải là giao tử hoán vị  kiểu gen tạo ra giao tử 0,4ab là với fhoán vị = 0,2. ab AB AB  x , f = 20% xảy ra ở một giới. ab ab Ở F1: cây cao, hoa đỏ A-B- = LOVEBOOK.VN | 25 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Đây là một bài toán hoán vị gen khá đơn giản, xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen. Để giải quyết bài này, trước hết ta phải xác định kiểu gen lặn hai tính trạng aabb chiếm bao nhiêu. Để ý rằng nếu aabb bằng bình phương của một số thì sẽ hoán vị cả hai bên, còn aabb bằng 1 số nhỏ hơn 0,5 nhân với 0,5 thì hoán vị sẽ xẩy ra ở một bên. Còn nếu không nằm trong các trường hợp này thì bạn đã tính sai! Câu 19. Đáp án A. 1 sai vì đây là quan niệm của Lamac. Theo quan niệm của Lamac, sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện của môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Do vậy, trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Khi nhắc đến Lamac, ta luôn nghĩ đến “ điều kiện ngoại cảnh” vì ông cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ. 2 đúng. Tuy Đacuyn đưa ra khái niệm biến dị cá thể chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. Nhưng không vì thế mà ông hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị, có thể do trình độ khoa học kĩ thuật thời bấy giờ chưa phát triển. 3 sai vì theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền và là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. Các em khắc ghi rằng Lamac không đưa ra quan điểm về chọn lọc tự nhiên chỉ có Đacuyn và học thuyết tiến hóa hiện đại mà thôi. 4 đúng. 5 sai vì theo học thuyết Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể, nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. 6 đúng. 7 sai vì người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là Đacuyn. Nhắc đến Đacuyn là nhớ ngay biến dị cá thể nhé. 8 sai vì đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có chung nguồn gốc. Đacuyn đã xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài, chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. 9 đúng. Tương tự vậy, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn vì sinh vật phải thường xuyên chống chọi với những yếu tố bất lợi, giành lấy những điều kiện thuận lợi của môi trường mới tồn tại, phát triển được. Vậy a = 4; b = 5 thay vào đáp án ta chọn A. Câu 20. Đáp án C. Ta có: A- = hoa đỏ; aa = hoa trắng. 9 1 Ở quần thể ban đầu có tỉ lệ 9 hoa đỏ: 1 hoa trắng  A- = ; aa = hay 0,9A- + 0,1aa = 1. 10 9 y Giả sử ở quần thể ban đầu P có AA = x; Aa = y  ở F3: Aa = = 0,0375  y = 0,3. 8  Aa = 0,3; AA = 0,6 và aa = 0,1.  ở P, cây hoa có kiểu gen đồng hợp là AA+aa = 0,7. Một bài toán khá cơ bản về quần thể liên quan đến sự tự thụ phấn, Như cách làm nêu trên, ta chỉ cần xác định được kiểu gen Aa trong thế hệ P là giải quyết được vấn đề. Bài này làm trong vòng 30s là hợp lý nhất. Câu 21. Đáp án A. Ta giải thích thêm về một số kiến thức liên quan đến hai phương pháp đã nêu ở đề bài: Phương pháp công nghệ tế bào thực vật: người ta nuôi cấy mô của các tế bào thực vật rồi sau đó nuôi cấy thành các cây, kỹ thuận này cho phép nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu với nhiều loại sâu bệnh. Phương pháp này tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất với nhau. Chúng ta còn gọi đây là phương pháp nuôi cấy mô, tế bào. Phương pháp cấy truyền phôi: bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Công nghệ LOVEBOOK.VN | 26 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission này còn được gọi là công nghệ tăng sinh sản ở động vật, và kết quả của phương pháp này là tạo ra các cá thể có kiểu gen giống nhau.  đặc điểm chung của các phương pháp đã nêu đó là tạo ra đời con có kiểu gen đồng nhất. Câu 22. Đáp án C. Xét tính trạng chiều cao cây (Do 1 cặp gen qui định) F1: Cao : Thấp = 3 : 1  D : cao trội hoàn toàn hơn d : thấp  kiểu gen (P) Dd x Dd Xét tính trạng màu hoa (Do 2 cặp gen quy định) F1: Đỏ : Trắng = 9 : 7  (tương tác bổ trợ)  A-B- = hoa đỏ; A-bb, aaB-; aabb= hoa trắng  kiểu gen (P) AaBb x AaBb Xét chung 2 cặp tính trạng: 1 Tỉ lệ kiểu hình thấp - trắng = 0,0625 = . 16  Có hiện tượng liên kết hoàn toàn. Một trong 2 cặp gen quy định màu hoa (A,a hoặc B,b) liên kết hoàn toàn với cặp gen quy định chiều cao (D,d). Ta thấy rằng ở F1 có kiểu hình Thấp - Đỏ (dd, A-B-)  (P) phải tạo giao tử dAB (D và B hoặc D và A không liên kết cùng nhau). Bd Bd Ad Ad Do vậy kiểu gen của (P) phải là Aa x Aa hoặc Bb x Bb . bD bD aD aD Lư ý rằng hai trường hợp này là như nhau, vai trò của A và B là hoàn toàn tương tự nhau. Xét phép lai (P) x cây đồng hợp lặn Bd bd (P) Aa x aa ta có: bD bd Bd bd Aa  ABd; AbD; aBd; abD và aa  abd bD bd Bd bD bD Bd  F1: 1 Aa : 1 Aa : 1 aa : 1 aa . bd bd bd bd  kiểu hình của F1 : 1 Thấp - đỏ : 2 Cao – trắng : 1 Thấp - trắng.  Đáp đúng là C. Với bài này, mục đích chính là để chúng ta tìm ra kiểu gen của cây P, dựa vào các quy luật phân ly và sự tương tác bổ trợ trong bài để tìm ra. Thông thường những bài này không khó, nhưng dễ để chúng ta gặp sai lầm. Bài toán yêu cầu tìm kiểu gen thường gặp trong các đề trước, với bài này, người ra đề cố tính làm khó chúng ta khi yêu cầu kiểu hình khi cho cây P lai phân tích. Câu 23. Đáp án A. Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc được di truyền nguyên vẹn từ đời bố mẹ sang đời con đó là alen. Các cấu trúc như NST, nhân tế bào, tính trạng có thể được di truyền nguyên vẹn hoặc không nguyên viện tùy vào từng điều kiện khác nhau (do đột biến, do môi trường, do quá trình giảm phân có sự không phân ly…) Câu 24. Đáp án B. Chuỗi thức ăn như sau: A B C D E. A, B, C, D, E lần lượt là bậc dinh dưỡng cấp 1, 2, 3, 4, 5. A thường là sinh vật sản xuất; B,C,D,E lần lượt là sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3, 4. Trong thiên nhiên có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản: chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng mùn bã sinh vật. Sinh vật tự dưỡng  động vật ăn sinh vật tự dưỡng  động vật ăn thịt các cấp. Mùn bã sinh vật  động vật ăn mùn bã sinh vật  động vật ăn thịt các cấp. Lưu ý rằng, chuỗi thức ăn thứ 2 là hệ quả của chuỗi thức ăn thứ nhất. Vì thế, từ các chuỗi thức ăn ở đề bài, ta rút ra: 1. Đúng, chuỗi 1 có 4 mắt xích, chuỗi 2 có 3 mắt xích, chuỗi 3 có 6 mắt xích, chuỗi 4 có 4 mắt xích. LOVEBOOK.VN | 27 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission 2. Đúng, cỏ; cây bụi; lúa; tảo lục đơn bào đều là các sinh vật tự dưỡng nên chuỗi thức ăn đã nêu đều là chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng. 3. Sai, chim sâu, cáo, ngóe sọc, cá rô là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 chứ không phải sinh vật tiêu thụ bậc 3. Các sinh vật tiêu thụ bậc 3 là cáo, chuột đồng và chim bói cá, riêng ở chuỗi thức ăn thứ 2 không tồn tại sinh vật tiêu thụ bậc 3. 4. Sai, ở chuỗi thức ăn đó, ta có thể thay cáo (mắt xích thứ 3) bằng một sinh vật tiêu thụ khác mà lấy thỏ làm thức ăn, ví dụ như hổ chẳng hạn. Như vậy có tất cả 2 phát biểu đúng. Đáp án B. Câu 25. Đáp án D. Ở khu vực ôn đới, vào mùa xuân hè là thời điểm ánh sang mặt trời chiếu sang với thời gian lớn nhất trong năm, do vậy lúc này là điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật phát triển (ánh sang là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của các loài động thực vật) nhờ đó nguồn thức ăn là các loài thực vật ngày càng dồi dào  số lượng cá thể của quần thể các loài động vật tăng lên do nguồn sống tăng lên. Câu 26. Đáp án D. Từ giả thiết ta suy ra: A (hoa đỏ)> a (hoa hồng) >a1 (hoa trắng). Do đó A- = hoa đỏ; aa; aa1 = hoa hồng; a1a1 = hoa trắng. Với kiểu gen Aaa1a1 giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ như sau: 1 2 2 1 Aaa1a1  Aa; Aa1; aa1; a1a1. 6 6 6 6 1 2 2 1 1 2 2 1 Do đó Aaa1a1 x Aaa1a1 = ( Aa; Aa1; aa1; a1a1) x ( Aa; Aa1; aa1; a1a1). 6 6 6 6 6 6 6 6 1 1 1 2 2 2 1 2 1 8 27  a1a1a1a1 = . = ; aa1a1a1; aaa1a1 = . + . + . = ; A- = . 6 6 36 6 6 6 6 6 6 36 36  Tỉ lệ phân ly kiểu hình là: 27 đỏ: 8 hồng: 1 trắng  Đáp án D. Bài này không quá khó, nhưng dễ nhầm lẫn giữa các đáp án. Trước hết chúng ta phải biết được sự giảm phân tạo giao tử của kiểu gen thể tứ bội, sau đó là kiếm tra sự cẩn thận của chúng ta khi đem lai thể tự bội này với nhau bằng phép nhân giao tử. Các em lưu ý sự giảm phân của thể tứ bội nhé, các loại giao tử tạo ra với tỉ lệ như thế nào. Câu 27. Đáp án C. Với các nhân tố tiến hóa: Đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng nhất định. Do đó mà các nhân tố tiến hóa này là các nhân tố tiến hóa vô hướng. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng nhất định, do đó đây là nhân tố tiến hóa có hướng. Di nhập gen có thể giúp cho gen từ quần thể này phát tán vào quần thể khác, nhờ vậy và nhân tố tiến hóa này có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Với giao phối ngẫu nhiên, tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi nếu như không chịu sự tác động của các nhân tố khác qua các thế hệ. Với giao phối không ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi, còn tần số kiểu gen sẽ thay đôiỉ theo hướng tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỉ lệ dị hợp nếu như quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Do vậy, có tất cả 4 phát biểu đúng  đáp án đúng là C. Với bài tập hỏi về các nhân tố tiến hóa, các em chỉ cần nhớ được những điều trên là có thể làm được hầu hết các bài khi nói về chúng. Đề thi đại học có cũng khá nhiều câu hỏi về điều này. Câu 28. Đáp án C. Loài  chi  họ  bộ  lớp  nghành. Chắc hẳn rất nhiều bạn nhớ tới sơ đồ này khi nói về cây phát sinh nguồn gốc và quá trình hình thành và phân ly của sinh giới. LOVEBOOK.VN | 28 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Lưu ý rằng, nòi sinh thái còn nhỏ hơn cả loài, tức là chỉ có sự phân nòi chứ chưa có sự hình thành loài. Đề hình thành loài mới, bắt buộc phải có sự cách ly sinh sản, do đó nòi sinh thái chưa có sự cách ly về sinh thái. Một số đặc điểm của nòi sinh thái như sau: Mỗi loài có thể có rất nhiều nòi sinh thái khác nhau. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài. Như vậy đáp án đúng là C. Câu 29. Đáp án A. Ta có tần số alen: A = 0,8; a = 0,2  cấu trúc di truyền của quần thể với cặp gen A và a là: 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1  A- = 0,96; aa = 0,04. Tần số alen B = 0,6; b = 0,4  cấu trúc di truyền của quần thể với cặp gen B và b là: 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1  B- = 0,84; bb = 0,16. Cá thể với kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: A-bb = 0,96 x 0,16 = 0,1536; aaB- 0,84 x 0,04 = 0,0336. Tổng cộng: 0,1536 + 0,0336 = 0,1872 = 18,72%. Như vậy đáp án đúng là A. Với bài này, thực chất chúng ta đang ứng dụng định luật handi-vanbec với quần thể gồm 2 cặp gen là A, a và B, b với cấu trúc di truyền riêng rẽ theo từng cặp gen và tần số alen. Câu 30. Đáp án B. Từ giả thiết ta suy ra: A-B- = hoa đỏ; A-bb; aaB- = hoa hồng; aabb = hoa trắng. P: Hoa hồng thuần chủng x hoa đỏ = F1: 50% hoa đỏ: 50% hoa hồng. (1). AAbb x AaBb = (AA; Aa)(Bb; bb) = A-Bb; A-bb = 1 hoa đỏ (A-Bb) : 1 hoa hồng (A-bb). (2). aaBB x AaBb = (Aa; aa)(BB; Bb) = AaB-; aaB- = 1 hoa đỏ (AaB-): 1 hoa hồng (aaB-). (3). AAbb x AaBB = (Aa; AA)(Bb) = A-B- = 1 hoa đỏ (A-B-). (4). AAbb x AABb = (AA)(Bb; bb) = AABb; AAbb = 1 hoa đỏ (AABb): 1 hoa hồng (AAbb). (5). aaBb x AaBB = (Aa; aa)(BB; Bb) = A-B-; aaB- = 1 hoa đỏ (A-B-): 1 hoa hồng (aaB-). (6). Aabb x AABb = (AA; Aa)(Bb; bb) = A-B-: A-bb = 1 hoa đỏ (A-B-): 1 hoa hồng (A-bb). Như vậy các phép lai thỏa mãn các thông tin của đề bài là 1, 2, 4, 5, 6. Có tất cả 5 phép lai thỏa mãn kết quả của F1 nhưng để ý rằng ở phép lai 5 thì aaBb không phải là cây hoa hồng thuần chủng, ở phép lai 6 Aabb cũng không phải là cây hoa hồng thuần chủng nên phép lai 5 và 6 không thỏa mãn điều kiện của P. Do đó còn lại 3 phép lai thỏa mãn là 1, 2 và 4. Như vậy đáp án đúng là B. Bài này xảy ra kiểu tương tác bổ sung, kiểu này thường gặp trong các bài toán thi đại học và trong cá đề thi thử, với A-B- quy định 1 tính trạng; A-bb, aaB- quy định tính trạng khác; aabb quy định tính trạng khác nữa. Kiểu tương tác bổ sung 9: 6: 1. Bài này bạn nào đọc đề không kỹ hoặc làm ẩu sẽ dính ngay ở đáp án A. Như đã giải thích ở trên thì P yêu cầu hoa hồng thuần chủng mà 2 phép lai cuối không thỏa mãn điều này. Câu 31. Đáp án D. A. Đúng, Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến. Giả sử như gen A bị đột biến thành gen a lặn, thì thể đột biến là aa còn thể dị hợp Aa thì không gọi là thể đột biến vì nó vẫn biểu hiện kiểu hình trội. B. Đúng, Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen. Điều này ta giải thích bằng đột biến G-X thành A-T do kết cặp không hợp đôi trong quá trình nhân đôi AND (Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến G-X thành A-T). C. Đúng, Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen (như đã giải thích ở câu B, do sự bắt cặp không đúng của các đơn phân). D. Sai, gen ở tế bào chất cũng như gen bình thường, nó chỉ khác ở phương thức di truyền là di truyền theo dòng mẹ, nếu đột biến thành gen lặn mà ở thể dị hợp thì nó sẽ không biểu hiện thành kiểu hình như đã nói ở câu A. LOVEBOOK.VN | 29 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission Câu 32. Đáp án A. Có 2 trường hợp cách ly trước hợp tử là 1 và 4. Một số lưu ý về cách ly trước hợp tử: bao gồm cách ly sinh thái, cách ly tập tính, cách ly cơ học và cách ly địa lý. Trường hợp 1 là do cách ly địa lý nên chúng không thể giao phối với nhau tạo hợp tử. Trường hợp 4 là do cách ly cơ học, cấu tạo các bộ phận sinh dục khác nhau nên không tinh trùng bị chết trước khi tạo ra được hợp tử. Các trường hợp 2 và 3 là cách ly sau hợp tử, ở các trường hợp này đều tạo ra hợp tử nhưng con lai sinh ra sau đó bất thụ hoặc bị chết. Như vậy có 2 trường hợp thỏa mãn yêu cầu bài toán. Đáp án đúng là A. Câu 33. Đáp án D. Ta xét từng phép lai riêng rẽ như sau: 3 1 1 1 1 Dd x Dd = 3D-; 1dd hay D-; dd và Dd x Dd = DD; Dd; dd. 4 4 4 2 4 AB AB x tạo ra được A-B- = x. ab ab 0,495 3 Theo giả thiết ta có A-B-D- = 0,495  A-B- = vì D- = . 0,75 4  x = A-B- = 0,66  aabb = 0,66 - x = 0,16; A-bb = aaB- = 0,25 - aabb = 0,09. AB Do đó: aabb = 0,16 = 0,4ab x 0,4ab  kiểu gen giảm phân tạo giao tử ab = 0,4  giao tử hoán vị ab Ab=aB = 0,1  fhoán vị = 20%  khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM. ab ab Kiểu gen Dd = 0,16 x 0,5 = 0,08 (do = 0,16 và Dd = 0,5). ab ab Kiểu hình lặn về một trong 3 tính trạng bao gồm: A-B-dd = 0,66 x 0,25 = 0,165; A-bbD- = aaB-dd = 0,09 x 0,75 = 0,0675.  Tổng cộng: 0,165 + 0,0675 x 2 = 30%. AB AB AB Kiểu gen giống bố mẹ là Dd. Ta có x = (AB=ab=0,4; Ab=aB=0,1) x (AB=ab=0,4; ab ab ab AB Ab=aB=0,1)  = 0,4 x 0, 4 + 0,4 x 0,4 = 0,32. ab 1 AB 1 Và Dd =  Dd = 0,32. = 16%. 2 ab 2 Như vậy chỉ có phát biểu 3 là chính xác. Đáp án đúng là D. Bài toán này khá dài khi ta thực hiện nhiều phép toán, tuy nhiên may mắn là những phép toán này lại AB AB cực kỳ đơn giản. Vì thế chúng ta chú ý cẩn thận trong tính toán. Mấu chốt chủ yếu là phép lai x . ab ab Khi tìm được các loại kiểu hình và kiểu gen ở phép lai này, ta hầu như giải đáp được tất cả các phát biểu. Với bài này, phát biểu 3 yêu cầu chúng ta phải tính toán nhiều nhất, và cũng dễ sai. Câu 34. Đáp án B. Trước hết, xin được nhắc lại một vài kiến thức về mức phản ứng: Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen khác nhau tương ứng với các môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định và được di truyền. Chính vì thế để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật ta cần tiến hành các bước lần lượt là: (1). tạo ra các cây có cùng kiểu gen  (3). Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau  (2). Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen. Câu 35. Đáp án A. Để ý giả thiết bài toán: giảm phân bình thường hình thành giao tử, vào kỳ giữa giảm phân 1 tất cả các tế bào sinh dục đều cùng có một kiểu sắp xếp NST. Do đó cơ thể với kiểu gen này chỉ xẩy ra lien kết gen, không xảy ra hoán vị gen. LOVEBOOK.VN | 30 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission BD BD BD  (A; a)(BD; bd)  Aa x Aa = (A; a)(BD; bd) x (A; a)(BD; bd). bd bd bd BD BD bd bd BD BD  kiểu gen của đời con: AA ; Aa ; aa hoặc AA ; Aa ; aa . BD bd bd bd bd BD Như vậy, đáp án đúng là A. Với bài này, chỉ cần tìm được giao tử của kiểu gen đã cho khi giảm phân là ta có thể loại được đáp án rồi. Và để ý giả thiết đã cho để suy ra cơ thể đẫ cho không có hoán vị gen ở kiểu gen trên. Câu 36. Đáp án C. Gen 1 có 3 alen nằm trên NST thường nên có tối đa: 3.(3+1) = 6 kiểu gen. 2 Gen 2 có 3 alen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y nên có tối đa: 3.(3+1) ở giới XX: = 6 kiểu gen; ở giới XY: 3 kiểu gen. 2 Gen 3 có 2 alen và gen 4 có 4 alen nằm trên 1 cặp NST thường khác nên có tối đa: 2.4(2.4+1) = 36 kiểu gen. 2 Do đó có tối đa: 6 x (6+3) x 36 = 1944 kiểu gen. Ta có Aa Sau đây là một số công thức về cách tính số kiểu gen tối đa trong một số trường hợp: n.(n+1) Locut có n alen nằm trên NST thường, số kiểu gen tối đa là 2 n.m(n.m+1) Locut A có n alen, locut B có m alen, cùng nằm trên 1 NST, số kiểu gen tối đa là 2 Locut có n alen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, số kiểu gen tối đa ở: n.(n+1) giới đực là n; giới cái là . 2 Locut có n alen nằm trên vùng tương đồng của X, Y, số kiều gen tối đa ở : n.(n+1) giới đực là n2; giới cái là . 2 Câu 37. Đáp án B. Câu này có lẽ làm khó nhiều bạn vì bảng các đại địa chất và sinh vật tương ứng khá khó nhớ. Các em nên giành thời gian xem đi xem lại bảng này. Hằng năm, đề thi THPT quốc gia chỉ cho 1 câu nhưng biết đâu năm nay cho khó ở phần này phải không nào  1 đúng vì ở đại Cổ sinh có sự phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo. 2 sai vì hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất xuất hiện ở đại Nguyên sinh. 3 đúng. Cây có mạch và động vật lên cạn ở kỉ Silua các em nhé, động vật đầu tiên lên cạn đó là nhện. Câu này hỏi khá nhiều nên các em cố gắng nhớ kĩ. 4 sai vì bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura. 5 đúng. Ở kỉ Kreta, xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vật có vú, cuối kỉ này tuyệt diệt nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ. 6 sai vì bò sát phát sinh ở kỉ Cacbon. Các em nhớ thêm lưỡng cư, côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn. 7 sai vì loài người xuất hiện ở đại Tân sinh (kỉ Đệ tứ). Vậy có 3 phát biểu đúng. Câu 38. Đáp án D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST. Lặp đoạn góp phần tạo nên gen mới trong quá trình tiến hóa. Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST. Chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản. Câu 39. Đáp án A. Ta gọi gen quy định bệnh A là cặp gen A, a; cặp gen quy định bệnh B là cặp B, b. Ta có: A- = bình thường về bệnh A; aa = bị bệnh B. LOVEBOOK.VN | 31 Chinh phục đề thi THPT quốc gia môn Sinh học tập 2 phiên bản 2.0 Your dreams – Our mission XBXB; XBXb; XBY = nữ và nam bình thường về bệnh B; XbXb; XbY = nữ và nam bị bệnh B. Từ phả hệ trên, ta suy ra kiểu gen của các cá thể đã cho là: Về bệnh A: I1 (Aa) x I2 (Aa) = II5 (aa); II6, 7 = 1AA; 2Aa. 2 1 1 1 II3 (AA) x II4 (aa) = II8, 9 (Aa)  II7 x II8 = (1AA; 2Aa) x (Aa) = ( A; a) x ( A; a). 3 3 2 2 2 1 1  AA = . = . 3 2 3 Về bệnh B: Vì kiểu gen của con trai mà bình thường về bệnh B chỉ có 1 kiểu là XBY nên II7 = XBY. I3 (XBXb) x I4 (XBY) = II9 (XbY); II8 (XBXB; XBXb). 1 1 3 1  II7 x II8 = XBY x (XBXB; XBXb) = ( XB; Y) x ( XB; Xb). 2 2 4 4 1 3 3  XBXB = . = . 2 4 8  Cặp vợ chồng II7, 8 sinh ra đứa con gái không bị bệnh và không mang alen bệnh là: 13 1 AAXBXB = . = . 38 8 Vậy đáp án đúng là A. Câu 40. Đáp án B 1 đúng. Câu này quá dễ nhỉ! 2 sai vì thể đa bội thường gặp ở thực vật nhưng rất ít gặp ở động vật. Ở các loài lưỡng tính như giun đũa, giun đất có thể gặp các dạng đa bội khác nhau. 3 sai vì sự kết hợp hai giao tử 2n với nhau không phải là cách duy nhất tạo thành thể tứ bội(4n). Ngoài ra, nếu trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (2n), tất cả các cặp NST không phân ly thì tạo nên thể tứ bội. 4,5 đúng. 6 sai vì đột biến lệch bội mới được sử dụng để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác trong chọn giống. Câu 41. Đáp án A Đặc trưng của quần thể giao phối là: Tỉ lệ giới tính. Tỉ lệ các nhóm tuổi. Sự phân bố của các cá thể trong không gian. Kích thước quần thể. Còn với độ đa dạng về loài, như ta đã biết: quần thể là tập hợp các nhóm cá thể của cùng một loài, phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản. Vì thế quần thể chỉ có 1 loài nên độ đa dạng về loài không phải là đặc trưng của nó, đây là đặc trưng của quần xã. Câu 42. Đáp án A Bộ ba kết thúc là 5’UAG3’ nên trên tARN sẽ không có bộ ba 3’AUX5;này. Do đó trên mARN: A = 155; G = 135; X = 160; U = 150  trên tARN: A= 149; X = 134; G = 160; U = 154. Như vậy đáp án đúng là A. Ở đây, áp dụng theo nguyên tác bổ sung A = U; G = X và kết hợp với việc trên tARN sẽ không mã hóa bộ ba kêt thúc nên ta suy ra được kết quả như vậy. Câu 43. Đáp án A Quá trình diễn thế nguyên sinh: xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa hề có một quần xã nào. Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường. LOVEBOOK.VN | 32
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan