Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Bài giảng điện tử Tài liệu học phần Tâm lý học giáo dục ...

Tài liệu Tài liệu học phần Tâm lý học giáo dục

.DOC
228
522
91

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC...............................................4 1. Khái quát về tâm lý học............................................................................................4 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học...................................................4 1.2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiê ên tượng tâm lý.........................................13 2. Khái quát về tâm lý học giáo dục...........................................................................16 2.1. Khái quát về tâm lý học lứa tuổi...........................................................................16 2.2. Khái quát về tâm lý học sư phạm dạy học 2.3. Khái quát về tâm lý học giáo dục.....................................................................17 3. Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học giáo dục...............................................19 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu của Tâm lý học giáo dục......................................19 3.2. Phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học giáo dục...........................................20 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC................................................................................................................................ 26 1. Các quan điểm và qui luật phát triển tâm lý trẻ em............................................26 1.1. Quan điểm về trẻ em và sự phát triển tâm lý trẻ em.............................................26 1.2. Qui luật phát triển tâm lý trẻ em...........................................................................31 1.3. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý........................................................32 2. Đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS)...............33 2.1. Khái quát lứa tuổi học sinh THCS........................................................................33 2.2. Những điều kiện phát triển tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS..........................37 2.3. Đặc điểm hoạt động của học sinh THCS..............................................................43 2.4. Đặc điểm phát triển nhân cách của học sinh THCS.............................................52 3. Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.............................................137 3.1. Khái quát về lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT).............................137 3.2. Những điều kiện phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THPT............................139 3.3. Đặc điểm hoạt đô êng của học sinh THPT............................................................141 3.4. Đặc điểm phát triển nhân cách của học sinh THPT...........................................145 3.5. Hoạt động lao động và sự hình thành xu hướng nghề nghiệp............................151 Chương 3. CƠ SỞ TÂM LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC..................................157 1. Giới thiệu một số lý thuyết về tâm lý học dạy học..............................................157 1.1. Thuyết liên tưởng................................................................................................157 1.2. Thuyết hành vi.....................................................................................................159 1.3. Thuyết hoạt động.................................................................................................166 2. Hoạt động dạy.......................................................................................................167 2.1. Khái niệm hoạt động dạy....................................................................................167 2.2. Đặc điểm tâm lý của hoạt động dạy....................................................................167 1|Page 2.3. Tổ chức hoạt động dạy........................................................................................168 3. Hoạt động học.......................................................................................................171 3.1. Khái niệm hoạt động học....................................................................................171 3.2. Đặc điểm tâm lý của hoạt động học....................................................................172 3.3. Cấu trúc của hoạt động học – Hình thành hoạt động học...................................174 3.4. Cơ chế lĩnh hội của hoạt động học......................................................................179 4. Các hướng dạy học tăng cường phát triển năng lực cho người học..................183 4.1. Tăng cường một cách hợp lý hoạt động dạy học................................................183 4.2. Thay đổi cơ bản về nội dung và phương pháp dạy học......................................183 5. Cơ sở tâm lý của dạy học phân hóa.....................................................................184 5.1. Khái niệm dạy học phân hóa...............................................................................184 5.2. Phân loại dạy học phân hóa.................................................................................185 5.3. Cơ sở tâm lý giáo dục cho dạy học phân hóa.....................................................187 Chương 4. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC......................190 1. Các quy luật tâm lý chung của sự hình thành nhân cách ở lứa tuổi học sinh. .191 2. Cơ sở tâm lý học của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh........................194 2.1. Khái niệm đạo đức và hành vi đạo đức...............................................................194 2.2. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức...................................................................195 2.3. Các nhân tố tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh..........................199 3. Cơ sở tâm lý học của hoạt động giáo dục định hướng giá trị cho học sinh.......202 3.1. Khái niệm định hướng giá trị..............................................................................202 3.2. Đặc điểm của định hướng giá trị.........................................................................202 3.3. Phân loại định hướng giá trị................................................................................202 3.4. Quá trình hình thành định hướng giá trị.............................................................203 CHƯƠNG 5. TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN.........................204 1. Nhiệm vụ, vai trò của người giáo viên.................................................................204 1.1. Nhiệm vụ của người giáo viên............................................................................204 1.2. Vai trò của người giáo viên.................................................................................204 2. Đặc điểm tâm lý của lao động sư phạm...............................................................205 2.1. Đặc trưng về đối tượng quan hệ trực tiếp...........................................................205 2.2. Đặc trưng về công cụ lao động...........................................................................206 2.3. Đặc trưng về tính chất lao động..........................................................................206 3. Các phẩm chất và năng lực cần thiết của lao động sư phạm.............................207 3.1. Các phẩm chất cần thiết của lao động sư phạm..................................................207 3.2. Các năng lực cần thiết của lao động sư phạm.....................................................210 4. Phát triển năng lực dạy học và giáo dục.............................................................219 4.1. Chuẩn đầu ra trong đào tạo giáo viên.................................................................219 4.2. Những con đường hình thành phẩm chất và năng lực của người giáo viên.......222 2|Page CHƯƠNG 6. SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƯỜNG VÀ SỰ HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA GIÁO VIÊN.........................................................................................................225 1. Khái niệm sức khỏe tâm thần học đường............................................................225 1.1. Các quan điểm nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần học đường.........................225 1.3. Đặc điểm sức khỏe tâm thần học đường.............................................................229 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học đường.................................236 2.1. Yếu tố tự nhiên....................................................................................................236 2.2. Yếu tố xã hội........................................................................................................237 3. Các khó khăn tâm lý của học sinh.......................................................................240 3.1. Vấn đề thể chất (sức khỏe)..................................................................................240 3.2. Khó khăn học tập/khuyết tật trí tuệ.....................................................................240 3.3. Rối nhiễu cảm xúc...............................................................................................241 3.4. Rối nhiễu hành vi................................................................................................242 4. Phòng ngừa và can thiệp hỗ trợ sức khỏe tâm lý học đường.............................244 4.1. Công tác phòng ngừa và vai trò của người giáo viên.........................................244 4.2. Công tác can thiệp tâm lý trong trường học và sự hỗ trợ từ giáo viên...............246 3|Page CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC 1. Khái quát về tâm lý học 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học 1.1.1. Tâm lý học là gì? - Khái niê êm “tâm lý” Ở phương Tây, vào thời Hy Lạp cổ đại, tâm lý được xem như là linh hồn hay tâm hồn; phương Đông thì nhìn nhận “tâm” là tâm địa, tâm can, tâm khảm, tâm tư, “lý” là lý luận, “tâm lý” chính là lý luận về nội tâm của con người. Ngày nay, trong đời sống, tâm lý được hiểu như tâm tư, tình cảm, sở thích, nhu cầu, cách ứng xử của con người. Từ “tâm lý” được từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm... làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng, bao gồm nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ); xúc cảm, tình cảm (yêu, ghét, sợ, xấu hổ, giận, vui sướng); ý chí (kiên trì, dũng cảm, quyết tâm) hoặc những thuộc tính nhân cách của con người (nhu cầu, hứng thú, năng lực, tính cách, khí chất)… Hiểu một cách khoa học, tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và điều khiển toàn bộ hành vi, hoạt động của con người. - Khái niê êm “Tâm lý học” Thuật ngữ Tâm lý học xuất phát từ hai từ gốc La tinh là “Psyche” (linh hồn, tâm hồn) và “Logos” (khoa học). Vào khoảng thế kỷ XVI, hai từ này được đặt cùng nhau để xác định một vấn đề nghiên cứu, “Psychelogos” nghĩa là khoa học về tâm hồn. Đến đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “Tâm lý học” (Psychology/Psychologie) được sử dụng phổ biến hơn và được hiểu như là khoa học chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm lý. Tâm lý học là khoa học “có một quá khứ dài và một lịch sử ngắn” (Ebbingaus), Trước khi tâm lý học ra đời với tư cách một khoa học độc lập, những tư tưởng tâm lý học đã có từ xa xưa gắn liền với lịch sử loài người. Vì thế trước khi bàn về đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học, chúng ta cần điểm qua vài nét lịch sử hình thành và phát triển lĩnh vực khoa học này. 1.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học Khi đề cập đến lịch sử phát triển của ngành khoa học này, có thể chia ra ba giai đoạn chính: (a) thời cổ đại; (b) từ thế kỷ thứ XIX trở về trước; (c) Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học. a. Những tư tưởng Tâm lý học thời cổ đại 4|Page Từ xa xưa, con người đã luôn thắc mắc về những bí mật của thế giới tinh thần. Chính vì thế, những tìm hiểu về tâm lý người cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Tuy nhiên, vào thời kì cổ đại, từ “tâm hồn”, “linh hồn” được sử dụng và Tâm lý học chưa là một khoa học mà nó gắn liền với những tư tưởng triết học, với cuộc đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm. - Những tư tưởng tâm lý học ở các nước phương Đông cổ đại: + Ai Câ êp cổ đại: Những tư tưởng tâm lý học chủ yếu được tìm thấy trong cuốn “Thần học Memphis” cuối thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên. Theo đó, tim chính là cơ sở vâ êt chất, là cơ quan trung tâm phụ trách các hiê ên tượng tâm lý. Sự tuần hoàn của máu đóng vai trò quan trọng, máu chạy đến đâu sẽ xuất hiê ên tâm lý đến đó. + Ấn Đô ê cổ đại: Trong các kinh của Ấn Đô ê đã có những nhâ n xét về tính chất của ê “hồn”, đã có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý. Chẳng hạn: nghiên cứu linh hồn để giải quyết các vấn đề luân lý - siêu hình; nghiên cứu về nhâ n thức (phân biê êt các cấp đô ê ê nhâ n thức, nghiên cứu sự chuyển đổi từ cảm giác đến tư duy, nghiên cứu về cái Tôi…) ê + Trung Quốc cổ đại: Các văn bản về tâm lý chủ yếu được tìm thấy ở thời Xuân Thu – Chiến quốc (thế kỷ VIII-III TCN). Những vấn đề được người Trung Quốc cổ đại quan tâm nghiên cứu là: tư tưởng về nguồn gốc vâ êt chất của cái tâm lý, quan hê ê vâ êt chất – tâm lý, tư tưởng về sự điều khiển của tâm lý đối với cuô c sống, tư tưởng về hoạt đô ng ê ê nhâ n thức, tư tưởng về diễn biến của tâm thức… ê - Những tư tưởng tâm lý học ở các nước phương Tây cổ đại: + Theo quan niệm duy tâm cổ đại phương Tây, tâm hồn hay linh hồn là do Thượng đế sinh ra, nó tồn tại trong thể xác con người. Khi con người chết đi, tâm hồn sẽ quay trở về với một tâm hồn tối cao trong vũ trụ, sau đó sẽ đi vào thể xác khác. Đại diện cho quan niệm duy tâm là các nhà triết học Socrate (469 – 399 TCN) và Platon (428 - 348 TCN). Socrate với châm ngôn nổi tiếng “Hãy tự biết mình” đã khơi ra một đối tượng mới cho Tâm lý học, đánh dấu một bước ngoặt trong suy nghĩ của con người: suy nghĩ về chính mình, khả năng tự ý thức về thế giới tâm hồn của con người, khác hẳn với các hiện tượng Toán học hay Thiên văn học thời đó. Platon cho rằng tâm hồn là cái có trước, thực tại là cái có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra và gồm 3 loại: Tâm hồn trí tuê ê nằm trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô; tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tô êc; tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lê . ê + Quan niệm duy vật cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác, là cái có sau thực tại, tồn tại trong các dạng vật chất cụ thể như đất, nước, lửa, không khí… Tiêu biểu cho quan 5|Page điểm duy vật là các nhà triết học Aristotle (384 – 322 TCN), Democrite (460 – 370 TCN) và Heraclit (530 – 470 TCN). Aristotle với tác phẩm “Bàn về tâm hồn” – cuốn sách đầu tiên được xem là mang tính khoa học về tâm lý – cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác và có ba loại: Tâm hồn thực vật, có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (tâm hồn dinh dưỡng); tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (tâm hồn cảm giác); tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (tâm hồn suy nghĩ). Democrit quan niệm tâm hồn là một dạng của một vật thể, mang tính chất của cơ thể do các nguyên tử lửa tạo ra. Tính chất vận động của những nguyên tử lửa này sẽ quy định tính chất của tâm hồn. Heraclit cho rằng tâm hồn cũng như vạn vâ êt đều được cấu tạo từ vâ êt chất như: nước, lửa, không khí, đất. Như vậy, vào thời cổ đại, những tư tưởng về tâm lý học phát triển trong lòng triết học, gắn liền với cuộc đấu tranh giữa trường phái duy vật và duy tâm trong triết học. b. Những tư tưởng tâm lý học nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước Giai đoạn này tâm lý học vẫn phát triển trong lòng triết học và khoa học tự nhiên, với tên tuổi các nhà triết học R. Descartes (1596 - 1650), C. Wolff, Hegel, L. Feubach (1804 – 1872) và các nhà khoa học như C. Darwin (1809–1882); H.V. Helmholtz (1821 1894), G. Fechner (1801 - 1887) và E.H. Weber (1795 - 1878)… Học thuyết của các nhà khoa học này đã đặt tiền đề cho sự hình thành Tâm lý học với tư cách một khoa học độc lập. - R. Descartes, đại điện cho phái “nhị nguyên luận” cho rằng, vật chất và linh hồn là hai thực thể song song tồn tại. Ông coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tinh thần, tâm lý của con người thì không thể biết được. Học thuyết của Descartes đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý, tạo nền tảng cho một khoa học mới gắn liền với tâm lý học – sinh lý học thần kinh cấp cao của I. Pavlov. - Sang đầu thế kỷ XVIII, tâm lý học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức C. Wolff đã chia nhân chủng học ra thành hai khoa học là khoa học về cơ thể và khoa học về tâm hồn. Năm 1732, ông xuất bản tác phẩm “Tâm lý học kinh nghiệm” và năm 1734, ông cho ra đời cuốn “Tâm lý học lý trí”. Từ đây, thuật ngữ “Tâm lý học” bắt đầu được dùng phổ biến. - Thế kỷ XVII – XVIII – XIX đánh dấu cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật: 6|Page + Các nhà triết học duy tâm cho rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là phức hợp các cảm giác hay kinh nghiệm chủ quan của con người hay chỉ là những “ý niệm tuyệt đối” (Hegel). + Các nhà triết học duy vật coi tất cả vật chất đều có tư duy, thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác và khẳng định rằng tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, tâm lý là sản phẩm của một loại vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não (L. Phơbach). - Bên cạnh triết học, thời kì này cũng đánh dấu sự hình thành các tiền đề khoa học tự nhiên, tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: + Thuyết tiến hóa của Charles Darwin (1809–1882): tâm lý hình thành và phát triển cùng với sự phát triển loài, qua quá trình chọn lọc tự nhiên. + Thuyết tâm sinh lý học giác quan của H.V. Helmholtz: nghiên cứu mối quan hệ giữa những kích thích vật lý, các quá trình xảy ra trong hệ thần kinh với các quá trình cảm giác và tri giác của con người (tri giác nhìn không gian, thị giác màu sắc, tri giác âm thanh). + Thuyết tâm vật lý học của G. Fechner và E.H. Weber chú trọng vào mối tương quan giữa cường độ kích thích với hình ảnh tâm lý chứng minh rằng các hiện tượng tâm lý như tri giác có thể được đo lường với sự chính xác cao. c. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập Từ thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học khác đã tạo điều kiện cần thiết giúp cho tâm lý học trở thành khoa học độc lập. Trong lịch sử tâm lý học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà Tâm lý học W. Wundt (1832 - 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại trường Đại học Leipzig (Đức). Sự kiện này đánh dấu sự ra đời chính thức của Tâm lý học với tư cách một khoa học độc lập. Một năm sau, phòng thí nghiệm này trở thành viện tâm lý học đầu trên thế giới, xuất bản các tạp chí tâm lý học. Từ chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của tâm lý học và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, W. Wundt đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lý ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc… Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của W. Wundt vẫn mang tính chủ quan rất cao. Vì vậy, sau hơn hai thập kỉ phát triển, đến đầu thế kỉ XX, Tâm lý học của Wundt dần đi vào bế tắc. Lúc này, cùng với bầu không khí khoa học bừng phát, nhiều trường phái 7|Page Tâm lý học khách quan ra đời, tìm kiếm đối tượng, phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như hệ thống lý luận cho riêng mình. Có thể kể đến các trường phái tâm lý học hiện đại như: tâm lý học hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học, tâm lý học nhân văn, tâm lý học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng tháng Mười 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lý học hoạt động của các nhà tâm lý học Xô Viết đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học. 1.1.3. Một số quan điểm cơ bản trong Tâm lý học hiên đại ê a. Tâm lý học hành vi Chủ nghĩa hành vi do nhà Tâm lý học người Mỹ J.B. Watson (1878 - 1958) sáng lập vào năm 1913, đặt trên nền tảng học thuyết phản xạ của I. Pavlov. Trường phái này cho rằng Tâm lý học chỉ nghiên cứu những hành vi có thể quan sát được một cách trực tiếp và các yếu tố quyết định từ môi trường, bác bỏ trạng thái ý thức. Hành vi là tổng số các phản ứng (Response) của cơ thể đáp ứng lại các kích thích (Stimulus) từ môi trường. J.B. Watson khẳng định rằng có thể hiểu được hành vi con người thông qua việc nghiên cứu và thay đổi môi trường sống của con người. Ông cho rằng bằng cách điều khiển, kiểm soát môi trường sống của con người thì có thể hiểu, hình thành và điều khiển hành vi của họ theo mong đợi: “Hãy đưa tôi một tá trẻ sơ sinh khỏe mạnh, cơ thể cân đối, và một thế giới thực sự của riêng tôi để nuôi dưỡng chúng và tôi đảm bảo là sẽ lấy ngẫu nhiên bất kỳ đứa trẻ nào và huấn luyện, dạy dỗ nó để trở thành bất kỳ một chuyên gia nào mà tôi muốn như bác sĩ, luật sư, họa sĩ, nhà kinh doanh, và thậm chí một người ăn mày hay tên ăn trộm, bất kể tài năng, sở thích, xu hướng, năng lực, nghề nghiệp và dòng dõi của tổ tiên đứa bé” (Watson, 1924). Với phát biểu này, Tâm lý học hành vi được biết đến với công thức nổi tiếng về mối quan hệ tương ứng giữa hành vi và môi trường sống: S  R (Stimulus  Response). J.B. Waston đã chứng minh học thuyết của mình bằng một loạt những nghiên cứu thực nghiệm trên loài vật và cả trên con người. Sau J.B. Waston, B.F. Skinner được coi là người kế tục xuất sắc và đã phát triển tâm lý học hành vi lên một tầm cao mới. B.F. Skinner đã bổ sung vào công thức S  R các yếu tố trung gian (O: Operant). Không quá cực đoan như tâm lý học hành vi cổ điển của J.B. Waston, tâm lý học hành vi hiện đại của B.F. Skinner (và các nhà tâm lý học khác như Tolman, Hull) khẳng định rằng ngoài môi trường, các yếu tố khác như nhu cầu, sở thích, hứng thú, kỹ xảo cũng tham gia điều khiển hành vi con người. Chủ nghĩa hành vi đã bị phê phán là máy móc hóa con người, chỉ tìm hiểu những biểu hiện bên ngoài mà không nghiên cứu nội dung đích thực bên trong của tâm lý người. 8|Page Việc khẳng định mối liên hệ cứng nhắc giữa hành vi và môi trường đã đánh mất tính chủ thể trong tâm lý người. Tuy nhiên, trong bối cảnh Tâm lý học rơi vào khủng hoảng vì bế tắc về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, bằng việc xác định đối tượng nghiên cứu là hành vi và sử dụng phương pháp thực nghiệm, Tâm lý học hành vi đã mở ra con đường khách quan cho Tâm lý học. b. Phân tâm học Học thuyết phân tâm do bác sĩ tâm thần người Áo S. Freud (1859 - 1939) sáng lập. Luận điểm cơ bản của Freud là: các yếu tố thúc đẩy hành vi, suy nghĩ của con người phần lớn nằm trong phần sâu thẳm mà con người không nhận biết cũng như không kiểm soát được, các yếu tố ấy được gọi là vô thức. Vô thức chính là những nhu cầu bản năng của con người, gồm bản năng sống và bản năng chết, trong đó bản năng tình dục thuộc về bản năng sống được Freud xem như là thành tố căn bản trong cái vô thức của con người. Freud chia cấu trúc tâm lý con người làm 3 khối: cái Nó (Id), cái Tôi (Ego) và cái Siêu tôi (Super Ego). Cái Nó bao gồm các bản năng vô thức, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm, quyết định toàn bộ đời sống tâm lý và hành vi của con người, cái Nó tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi. Cái Tôi là con người thường ngày, con người có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực để kiểm soát hành động con người. Cái Siêu tôi là cái siêu phàm, cái tôi lý tưởng không bao giờ vươn tới được và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. Để tìm hiểu được về thế giới vô thức của con người cũng như lý giải và trị liệu cho những rối nhiễu tâm lý, Freud đã đưa ra các phương pháp và các kĩ thuật như liên tưởng tự do, phân tích giấc mơ… Với cách nhìn nhận sinh vật hóa con người, Freud đã quá nhấn mạnh cái vô thức mà không thấy mặt ý thức trong tâm lý người. Quan điểm của ông đã khuấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX và kéo dài đến ngày nay. Tuy nhiên, khám phá về vô thức của Freud được coi là một thành tựu vĩ đại của tâm lý học, bởi trước ông và cho đến hiện nay, trong tâm lý học chưa có ai vượt qua ông trong lĩnh vực này. Sau Freud, các nhà phân tâm học mới như K. Jung, A. Adler, K. Honey, E. Fromm đã phát triển và hoàn thiện lý thuyết của Freud, khắc phục một số hạn chế của phân tâm học cũ. Phân tâm học đương đại đã đóng góp rất nhiều không chỉ trong việc tìm hiểu và chữa trị các rối nhiễu tâm lý mà còn giải thích những hiện tượng trong đời sống hàng ngày như định kiến, tính hung hăng, gây hấn, động cơ. Các lĩnh vực khác như văn hóa nghệ thuật, văn chương cũng chịu ảnh hưởng to lớn từ quan điểm của phân tâm học. 1 1 Đọc thêm: 9|Page c. Tâm lý học nhân văn Đại diện cho trường phái này là C. Roger (1902 - 1987) và A. Maslow (1908 1970). Tâm lý học nhân văn khẳng định con người khác hẳn loài vật ở chỗ có hình ảnh về cái tôi. Mỗi cá nhân đều có khuynh hướng phát triển, khả năng tìm kiếm và đạt đến sự hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống. Giá trị, tiềm năng của con người rất được coi trọng. Theo C. Roger, bản chất con người là tốt đẹp, con người có ý chí độc lập của bản thân và phấn đấu cho cái tôi trở thành hiện thực. Trên cơ sở tôn trọng bản chất tốt đẹp của con người, C.Roger khuyến khích sự tích cực lắng nghe và chấp nhận vô điều kiện để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển tự do cá nhân, giúp con người phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, giải quyết được những khó khăn tâm lý. A. Maslow thì chú ý tới động cơ thúc đẩy, đó là hệ thống các nhu cầu của con người, trong đó, nhu cầu tự tìm thấy hạnh phúc, tự hiện thực hóa tiềm năng của bản thân xếp thứ bậc cao nhất trong bậc thang năm nhu cầu (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu phát huy bản ngã) Không như tâm lý học hành vi và phân tâm học cho rằng tâm lý được quy định bởi những động lực sinh học, cái vô thức hay môi trường, Tâm lý học nhân văn đã đưa ra một cái nhìn rất nhân văn về tâm lý người . Tuy nhiên, dù nhấn mạnh vào khía cạnh độc đáo tốt đẹp của thế giới nội tâm con người, Tâm lý học nhân văn cũng có một hạn chế là không giải thích được nguồn gốc của bản chất tốt đẹp này. d. Tâm lý học nhâ ên thức Đại diện cho trường phái Tâm lý học nhận thức là nhà Tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget (1896 - 1980). Tâm lý học nhận thức nghiên cứu về mối quan hệ giữa tâm lý với sinh lý, cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tri giác. Tâm lý học nhận thức tìm hiểu cách thức con người suy nghĩ, hiểu biết về thế giới bên ngoài cũng như ảnh hưởng của cách thức ấy đến hành vi của họ. Nghĩa là để hiểu được tâm lý con người, giải thích được hành vi của con người thì cần tìm hiểu cách thức con người tiếp nhận, gìn giữ và xử lý thông tin. Lý thuyết về quá trình nhận thức của Tâm lý học nhận thức được ứng dụng rất nhiều trong giáo dục, nhất là vai trò to lớn của J. Piaget trong tâm lý học và giáo dục học Đỗ Lai Thúy, Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin, 2000 Đỗ Lai Thúy, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thông tin, 2002 Đỗ Lai Thúy, Phân tâm học và tình yêu, NXB Văn hóa thông tin, 2003 Đỗ Lai Thúy, Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Tri thức, 2007 10 | P a g e trẻ em. Tuy nhiên trường phái này xem nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực và thực tiễn của hoạt động nhận thức. e. Tâm lý học hoạt đô êng Trong bối cảnh các quan điểm khác nhau về Tâm lý học cùng tồn tại nhưng lại có những bất đồng, thậm chí là đối nghịch nhau, tâm lý người về mặt bản chất vẫn chưa có được lời giải đáp thỏa đáng. Tâm lý được hình thành như thế nào, cơ chế vận hành của nó ra sao, thể hiện và tương tác với cuộc sống thực của con người bằng con đường nào? Sau nhiều năm nghiên cứu và xây dựng, nền Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô Viết như L.X. Vygotsky (1896 - 1934), X.L. Rubinstein (1902 - 1960), A.N.Leontiev (1903 - 1979), lấy triết học Marxist làm tư tưởng chủ đạo xây dựng hệ thống phương pháp luận đã ra đời. Sự ra đời của Tâm lý học hoạt động đã đánh dấu mốc lịch sử to lớn trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện tượng tâm lý người dưới góc độ hoạt động, đưa tâm lý người thoát khỏi vòng khép kín con người sinh học – môi trường. Quan điểm của Tâm lý học hoạt động gồm ba cơ sở chính: - Luận điểm về bản chất con người: con người không chỉ là một tồn tại tự nhiên mà còn là một tồn tại xã hội, tồn tại lịch sử, như Marx từng nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” - Tư tưởng về hoạt động của con người: thế giới khách quan chứa đựng hoạt động của con người và các sản phẩm do hoạt động ấy tạo ra, nói khác đi, tâm lý con người được hình thành và thể hiện trong hoạt động. - Luận đề về ý thức: ý thức là sản phẩm cao nhất của hoạt động con người, được tạo nên bởi những mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Với luận điểm lịch sử, xã hội về con người, phân tích rõ cơ chế của hoạt động và bản chất của ý thức. Tâm lý học hoạt động đã mở ra thời đại mới, đưa Tâm lý học trở về đúng vị trí vai trò của nó: Tâm lý học khách quan gắn liền và phục vụ cho đời sống thực của con người. Tuy nhiên, trường phái tâm lý học hoạt động chú trọng nghiên cứu về ý thức con người và sự hình thành nó qua hoạt động mà không nghiên cứu sâu phần vô thức trong tâm lý người. 1.1.4. Đối tượng, nhiêm vụ nghiên cứu của Tâm lý học ê - Đối tượng của Tâm lý học Đối tượng của Tâm lý học là các hiê ên tượng tâm lý với tư cách là hiê n tượng tinh ê thần do thế giới khách quan tác đô ng vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt đô ng ê ê tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vâ n hành và phát triển của các hoạt đô êng ê tâm lý. - Nhiêm vụ của Tâm lý học ê 11 | P a g e + Nghiên cứu bản chất của hoạt đô êng tâm lý + Phát hiện các quy luâ t hình thành và phát triển tâm lý ê + Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí. Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, Tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiê êu cho viê êc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng nhân tố tâm lý trong con người có hiê u ê quả nhất. Để thực hiê n các nhiê êm vụ nói trên, Tâm lý học phải liên kết, phối hợp chă êt ê chẽ với nhiều khoa học khác. 1.2. Bản chất, chức năng, phân loại các hiên tượng tâm lý ê 1.2.1. Bản chất hiên tượng tâm lý người ê Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử. Tâm lý người là sự phản ánh hiên thực khách quan vào não người thông qua ê chủ thể - Hiện thực khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức của con người, bao gồm cả tự nhiên và xã hô êi. Phản ánh là thuô êc tính chung của mọi sự vâ êt, hiê ên tượng đang vâ ên đô ng trong ê hiện thực khách quan. Đó là quá trình tác đô êng qua lại giữa hê ê thống này và hê ê thống khác, kết quả là để lại dấu vết (hình ảnh) ở cả hê ê thống tác đô êng và hê ê thống chịu sự tác đô êng. Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau, từ phản ánh cơ, vâ êt lý, hóa học đến phản ánh sinh vâ êt và phản ánh xã hô êi, trong đó có phản ánh tâm lý. - Phản ánh tâm lý là mô êt loại phản ánh đă êc biê êt: + Đó là sự tác đô ng của hiê ên thực khách quan vào con người, vào hê ê thần kinh, ê bô ê não người. Não người là tổ chức cao nhất của vâ êt chất, chỉ có não người mới có khả năng nhâ n tác đô êng của hiê ên thực khách quan, tạo ra trên não hình ảnh tâm lý chứa ê đựng trong vết vâ êt chất. + Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” về thế giới. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ, vâ êt lý, sinh vâ êt ở chỗ: Hình ảnh tâm lý mang tính sinh đô ng, sáng tạo ê Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể, mang đâ m màu sắc cá nhân (hay nhóm ê người) mang hình ảnh tâm lý đó. - Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở các luận điểm sau: + Cùng một hiện thực khách quan tác động vào nhiều chủ thể khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý khác nhau ở từng chủ thể. 12 | P a g e + Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể trong những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau, trạng thái khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý mang sắc thái khác nhau. + Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà một chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực. Nguyên nhân của tính chủ thể: mỗi người có đă êc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hê ê thần kinh và não bô ê. Mỗi người lại có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiê ên giáo dục không như nhau và đă êc biê êt là mỗi cá nhân có mức đô ê tích cực hoạt đô êng, tích cực giao lưu khác nhau trong cuô êc sống. Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử Tâm lý con người khác xa với tâm lý của mô êt số loài đô ng vâ êt cao cấp ở chỗ: tâm ê lý người có bản chất xã hô i và mang tính lịch sử. ê - Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (tự nhiên và xã hô êi), trong đó nguồn gốc xã hô êi là cái quyết định, ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hô êi hóa. Nếu con người thoát ly khỏi các quan hê ê xã hô êi, quan hê ê người – người thì sẽ không có tâm lý người bình thường. - Tâm lý người là kết quả quá trình lĩnh hô êi, tiếp thu vốn kinh nghiê m xã hô êi, nền ê văn hóa xã hô êi, thông qua hoạt đô êng, giao tiếp thành kinh nghiê m của chính mình. ê Trong đó, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt đô ng của con người và mối quan hê ê giao ê tiếp của con người trong xã hô êi đóng vai trò quyết định. - Tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển, biến đổi và chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và cô êng đồng. Con người ở những giai đoạn phát triển khác nhau, ở những thời kì lịch sử khác nhau, trong các cộng đồng khác nhau thì có đặc điểm tâm lý khác nhau. 1.2.2. Chức năng của tâm lý - Tâm lý có chức năng chung là định hướng cho hoạt đô ng (thể hiê n ở đô ng cơ, ê ê ê mục đích của hành đô êng). - Tâm lý là đô ng lực thúc đẩy, lôi cuốn con người hoạt đô ng, giúp con người khắc ê ê phục khó khăn vươn tới mục đích đề ra hoă êc kìm hãm, hạn chế hoạt đô êng của con người. - Tâm lý điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt đô ng bằng chương trình, phương ê pháp, phương thức tiến hành hoạt đô êng, làm cho hoạt đô ng của con người trở nên có ý ê thức, đem lại hiê u quả. ê - Tâm lý giúp con người điểu chỉnh hoạt đô ng cho phù hợp với mục tiêu đã định ê và điều kiê n, hoàn cảnh cho phép. ê 13 | P a g e Như vâ êy, nhờ có các chức năng trên mà tâm lý giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan, mà còn nhâ n thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, và ê chính trong quá trình đó con người nhâ n thức, cải tạo chính bản thân mình. Tâm lý giữ ê vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt đô êng của con người. 1.2.3. Phân loại các hiên tượng tâm lý ê Có nhiều cách phân loại các hiê n tượng tâm lý: ê - Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí của các hiê ên tượng tâm lý trong nhân cách Đây là cách phân chia phổ biến nhất. Theo đó, hiện tượng tâm lý được phân làm 3 loại: + Các quá trình tâm lý: là những hiê ên tượng tâm lý thường diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Bao gồm: Các quá trình nhâ n thức: Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. ê Các quá trình cảm xúc: vui mừng, tức giâ ên, sung sướng, buồn rầu… Quá trình hành đô êng ý chí: viê êc xác định mục đích, đấu tranh tư tưởng, huy đô êng sức mạnh… + Các trạng thái tâm lý: là những hiê n tượng tâm lý thường diễn ra trong thời ê gian tương đối dài, viê êc mở đầu, diễn biến, kết thúc không rõ ràng, đi kèm với quá trình tâm lý. Ví dụ: chú ý đi kèm với nhâ n thức (lắng tai nghe giảng, tâ êp trung suy nghĩ…), ê trạng thái phân vân đi kèm với quá trình hành đô ng ý chí… ê + Các thuô êc tính tâm lý: Là những hiê n tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình ê thành, khó mất đi tạo thành những nét đă êc trưng của nhân cách. Ví dụ: Tính cách, tình cảm, ý chí… - Căn cứ vào sự tham gia của ý thức Theo tiêu chí này, hiện tượng tâm lý được phân thành: + Hiện tượng tâm lý có ý thức: là hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đang diễn ra, có sự bày tỏ thái độ và có thể điều khiển, điều chỉnh được chúng. + Hiện tượng tâm lý chưa có ý thức (vô thức): là những hiện tượng tâm lý không được chủ thể nhận biết đang diễn ra. Vì vậy, không thể bày tỏ thái độ hay điều khiển, điều chỉnh được chúng. - Các cách phân chia khác: Hiện tượng tâm lý còn có thể được phân chia thành: + Hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng + Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội. Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng và phong phú, phức tạp, khó có thể tách bạch một cách hoàn toàn mà luôn đan xen vào nhau. Chúng được thể hiện ở nhiều 14 | P a g e mức độ khác nhau, có thể chuyển hóa, bổ sung cho nhau. Vì vậy, sự phân chia các hiện tượng tâm lý trên đây chỉ mang tính chất tương đối. 2. Khái quát về tâm lý học giáo dục 2.1. Khái quát về tâm lý học lứa tuổi 2.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi - Đối tượng nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu tâm lý người, nhưng không phải là con người đã trưởng thành mà là con người ở từng giai đoạn phát triển. Đối tượng của tâm lý học lứa tuổi là nghiên cứu các sự kiện và các quy luật của sự phát triển tâm lý con người, sự phát triển nhân cách con người trong các giai đoạn khác nhau của sự phát sinh cá thể. Chính từ đặc điểm này mà tâm lý học lứa tuổi phân thành các chuyên ngành hẹp như: Tâm lý học trong thời kỳ bào thai (còn gọi là thai giáo); Tâm lý học trẻ em trước tuổi học (trẻ hài nhi, ấu nhi/vườn trẻ, mẫu giáo); Tâm lý học học sinh tiểu học; Tâm lý học tuổi thiếu niên; Tâm lý học tuổi thanh niên; Tâm lý học người trưởng thành và Tâm lý học người già. - Nhiệm vụ nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi có nhiệm vụ nghiên cứu sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý (các lứa tuổi tâm lý), các đặc điểm tâm lý lứa tuổi khác nhau, sự phát triển cá thể của các hiện tượng tâm lý qua các giai đoạn tuổi khác nhau, các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang phát triển, những động lực của quá trình phát triển tâm lý. 2.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học lứa tuổi Tâm lý học lứa tuổi đã có nguồn gốc từ rất lâu đời, ngay khi Tâm lý học còn tồn tại như một bộ phận của Triết học. Từ thời cổ đại, phong kiến, sang giai đoạn cận đại, ở cả ở phương Đông và phương Tây, vấn đề bản tính của trẻ em và giáo dục trẻ em đã được xã hội đặt ra và tìm cách giải quyết. Tâm lý học lứa tuổi thực sự ra đời vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX với sự xuất hiện của bốn lý thuyết lớn về sự phát triển của trẻ em: Tâm lý học hành vi, Phân tâm học, Tâm lý học nhận thức và Tâm lý học hoạt động. Các nhà tâm lý học, giáo dục học lỗi lạc của giai đoạn này ở cả phương Tây (J.Watson, D.Bruner, B.F.Skinner, J.Piaget, H.Wallon...) và Xô viết (K.Đ.Usinxki, I.M.Séchénôv, L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin, A.N.Lêônchiev...) đã gặp nhau trong rất nhiều quan điểm về trẻ em, và họ được coi như những người đặt nền móng và phát triển tâm lý học lứa tuổi, nổi bật trong số này phải kể đến hai nhà khoa học L.X.Vưgôtxki và J.Piaget. 15 | P a g e 2.2. Khái quát về tâm lý học sư phạm 2.2.1. Khái quát về tâm lý học dạy học a. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học dạy học Đối tượng của tâm lý học dạy học là nghiên cứu những quy luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, sự hình thành của những quá trình nhận thức, sự phát triển trí tuệ và xác định những điều kiện để đảm bảo phát triển trí tuệ có hiệu quả trong quá trình dạy học. Tâm lý học dạy học có nhiệm vụ tìm kiếm và tạo dựng những điều kiện cho phép điều khiển quá trình học. Ở đây việc học không chỉ bao gồm sự lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mà còn được xem như một hoạt động đặc biệt (bao gồm các động cơ, mục đích, các hành động học, các hành động kiểm tra, đánh giá của chính người học) đảm bảo sự lĩnh hội các tri thức này. b. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học dạy học Tâm lý học dạy học, cùng với tâm lý học giáo dục và tâm lý học người giáo viên, là những lĩnh vực của tâm lý học sư phạm. Các ngành tâm lý học này ra đời vào nửa sau của thế kỷ XIX cùng với sự xuất hiện ý tưởng phát triển trong khoa học tâm lý. Những thành công đầu tiên của tâm lý học thực nghiệm cho phép hy vọng rằng việc tính đến và ứng dụng vào quá trình dạy học những dữ kiện thu được trong các phòng nghiên cứu tâm lý học sẽ thay đổi đáng kể hoạt động sư phạm. Điều này được phản ánh trong những công trình đầu tiên của tâm lý học dạy học. Tuy nhiên việc nắm được những quy luật tâm vật lý, một số đặc điểm của quá trình ghi nhớ và quên, những chỉ số về thời gian phản ứng…chưa đủ để có thể tạo ra những chuyển biến thực sự trong dạy học. Những chỉ dẫn tỏ ra hết sức mơ hồ, giáo điều. Ngoài sự nghèo nàn về các dữ kiện thực nghiệm, nguyên nhân của tình trạng này là ở sự hạn chế của các quan điểm lý luận được áp dụng. Việc ứng dụng quy luật phát sinh sinh học vào tâm lý học (cùng với các lý thuyết phát triển tự do khác) đã tạo ra cơ sở lý luận cho lý thuyết và thực tiễn “Giáo dục tự do”, và trên thực tế, đã gạt bỏ việc nghiên cứu các vấn đề hình thành nhân cách con người một cách có hướng. Tâm lý học hành vi (với đường hướng hiện đại là lý thuyết của B. Skinner) đề xướng việc dạy học hướng vào hình thành các hành vi đúng nhờ việc điều kiện hoá theo sơ đồ S  R  P (kích thích  phản ứng  phần thưởng củng cố). Dạy học ở đây được hiểu như sự củng cố mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng với sự trợ giúp của phần thưởng hay sự khen ngợi. Các nhà hành vi học khẳng định chỉ cần tổ chức được một hệ thống các tác động từ bên ngoài phù hợp thì tất cả các vấn đề của dạy học và giáo dục sẽ được giải quyết. Điều kiện hoá trong thuyết hành vi đóng một vai trò quan trọng trong 16 | P a g e việc rèn luyện, giáo dục nhân cách bởi lẽ sự tích luỹ những phản ứng đối với những kích thích khác nhau tạo nên một hệ thống hành vi giúp con người thích nghi với môi trường xung quanh. Tuy nhiên thiếu sót cơ bản của thuyết hành vi là không đánh giá đúng hoạt động tự giác của con người, phủ nhận tính chủ thể trong quá trình nhận thức. Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, tâm lý học Xô-viết ra đời với luận điểm nền tảng: bản chất của sự phát triển tâm lý cá nhân là sự lĩnh hội bởi những cá nhân ấy những kinh nghiệm xã hội – lịch sử được ghi lại trong các sản phẩm của nền văn hoá vật chất và tinh thần; quá trình lĩnh hội được thực hiện thông qua hoạt động tích cực của con người; các phương tiện và phương thức hoạt động được sản sinh trong giao tiếp với những người khác. Quan niệm mới này đã làm thay đổi cơ bản hướng nghiên cứu trong tâm lý học sư phạm nói chung, và tâm lý học dạy học nói riêng: chuyển từ chỗ chỉ chú trọng vào việc ghi nhận trình độ đạt được của sự phát triển tâm lý sang việc chủ động hình thành các quá trình tâm lý và các thuộc tính nhân cách. Trên cơ sở những tư tưởng nghiên cứu mới, nhiều vấn đề của tâm lý học dạy học đã được làm sáng tỏ: những con đường và khả năng hình thành theo mục đích đặt trước các hành động, hình ảnh, khái niệm – nền tảng của tri thức và kỹ năng, được nghiên cứu trong thuyết hình thành trí tuệ theo giai đoạn (P.Ia.Galperin, N.Ph.Taldưina); các phương tiện và phương pháp dạy học phát triển, mối quan hệ giữa việc tổ chức dạy học và sự phát triển trí tuệ được nghiên cứu trong lý thuyết dạy học phát triển (V.V. Đavưđov); các vấn đề tiếp cận phân biệt trong dạy học, phương tiện và phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học… cũng được nghiên cứu sâu rộng. Những thành quả của tâm lý học dạy học mở ra khả năng kiểm soát chặt chẽ quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hoá xã hội, và hiệu quả của dạy học không còn mang tính chất may rủi mà là kết quả của những bước đi chủ động của người dạy. 2.2.2. Khái quát về tâm lý học giáo dục a. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học giáo dục Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học giáo dục là những quy luật của sự hình thành nhân cách trong quá trình giáo dục. Tâm lý học giáo dục có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất tâm lý của quá trình giáo dục. Nó làm sáng tỏ cách thức mà những tác động giáo dục tương tác với những đặc điểm tâm lý bên trong của con người và cách thức mà sự tương tác này tác động đến sự hình thành nhân cách người được giáo dục. Tâm lý học giáo dục cũng nghiên cứu quá trình xuất hiện những cấu tạo nhân cách mới – các nét nhân cách, thói quen, nhu cầu, 17 | P a g e động cơ, các phương thức hành vi, những tình cảm và thái độ mới, bộ mặt đạo đức của nhân cách xuất hiện dưới ảnh hưởng của các tác động giáo dục và dạy học. Nó làm sáng tỏ những nguyên nhân bên trong và bên ngoài quy định kết quả của các tác động giáo dục. Tâm lý học giáo dục cũng đồng thời nghiên cứu tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, sự chuyển biến những tác động bên ngoài thành những cấu tạo bên trong của nhân cách. Như vậy, nếu như giáo dục là quá trình xã hội có mục đích hình thành nhân cách, thì tâm lý học giáo dục nghiên cứu những cơ chế tâm lý của quá trình này. b. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của tâm lý học giáo dục Tâm lý học giáo dục là một chuyên ngành mới của tâm lý học sư phạm. Trong một thời gian dài nó không được phân tách thành một lĩnh vực độc lập. Sự xuất hiện của tâm lý học giáo dục với tư cách một chuyên ngành được tạo ra không chỉ bởi những nhu cầu cấp thiết của khoa học giáo dục, mà còn bởi chỗ những quy luật, dữ kiện do tâm lý học trẻ em phát hiện ra không thể đưa trực tiếp vào khoa học sư phạm, vào thực tiễn nhà trường. Tâm lý học giáo dục liên kết, thống nhất tâm lý học trẻ em với sư phạm học, và gắn bó với lý luận giáo dục trong một mối quan hệ giống như quan hệ giữa tâm lý học dạy học và lý luận dạy học. 3. Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học giáo dục 3.1. Phương pháp luận nghiên cứu của Tâm lý học giáo dục Mỗi ngành khoa học đều dựa trên phương pháp luận riêng và có những phương pháp nghiên cứu cụ thể của mình. Tâm lý học giáo dục cũng vậy. Phương pháp luận nghiên cứu của Tâm lý học giáo dục là những luận điểm cơ bản của khoa học tâm lý định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu tâm lý học giáo dục, bao gồm bốn nguyên tắc căn bản: (1) Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng, (2) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, (3) Nguyên tắc phát triển và (4) Nguyên tắc hệ thống cấu trúc. 3.1.1. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng Nguyên tắc này chỉ rõ khi nghiên cứu tâm lý cần thừa nhận tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử do yếu tố xã hội quyết định nhưng không phủ nhận vai trò điều kiện của các yếu tố sinh học (tư chất, hoạt động thần kinh cấp cao...), đặc biệt khẳng định vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động chủ thể. 3.1.2. Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động Nguyên tắc này khẳng định tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động, nó được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động, đồng thời điều khiển, điều chỉnh hoạt 18 | P a g e động. Vì vậy khi nghiên cứu tâm lý phải thông qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động. 3.1.3. Nghiên cứu tâm lý trong sự vận động và phát triển Tâm lý con người có sự nảy sinh, vận động và phát triển. Sự phát triển tâm lý là quá trình liên tục tạo ra những nét tâm lý mới đặc trưng cho các giai đoạn phát triển tâm lý nhất định cho nên khi nghiên cứu tâm lý phải thấy được sự biến đổi của tâm lý và chỉ ra những nét tâm lý mới đặc trưng cho mỗi một giai đoạn phát triển tâm lý. 3.1.4. Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong các môi liên hệ giũa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác Các hiện tượng tâm lý không tồn tại biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với các hiện tượng tự nhiên, xã hội khác. Vì vậy khi nghiên cứu tâm lý không được xem xét một cách riêng rẽ, mà phải đặt chúng trong mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý trong nhân cách và giữa hiện tượng tâm lý với các hiện tượng khác nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng lẫn nhau, các quan hệ phụ thuộc nhân quả, những quy luật tác động qua lại giữa chúng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu trong Tâm lý học giáo dục 3.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Giai đoạn đầu tiên của một tiến trình nghiên cứu tâm lý học nói chung và tâm lý học giáo dục nói riêng thường là xây dựng cơ sở lí luận, hình thành giả thuyết và những dự đoán về các thuộc tính của đối tượng được nghiên cứu, xây dựng những mô hình lí thuyết ban đầu. Và các phương pháp nghiên cứu lí luận như tổng hợp, phân tích, so sánh tài liệu... được sử dụng ở giai đoạn này. 3.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp quan sát - Khái niê êm: Phương pháp quan sát là phương pháp thu thâ êp các dữ liê u thực tế ê trên cơ sở tri giác đối tượng mô êt cách có mục đích, có kế hoạch. Cụ thể hơn, quan sát trong nghiên cứu Tâm lý học giáo dục là phương pháp mà nhà nghiên cứu theo dõi, ghi chép những biểu hiện đa dạng của hoạt động tâm lý của người dạy và người học cùng với những diễn biến của nó. - Các loại quan sát: Quan sát không tham dự và quan sát có tham dự, quan sát bên trong (tự quan sát) và quan sát bên ngoài, quan sát toàn diê ên và quan sát bô ê phâ ên... 19 | P a g e - Ưu điểm: Phương pháp quan sát cho những thông tin đa dạng về đối tượng nghiên cứu; có tính kinh tế (ít tốn kém, dễ thực hiê ên); đảm bảo được tính tự nhiên của các hiê ên tượng cần nghiên cứu. - Nhược điểm: Nhà nghiên cứu bị đô êng (phải chờ biểu hiê n của đối tượng cần ê nghiên cứu), nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quan sát, các kết quả có thể bị chi phối bởi các ý niê m chủ quan của nhà nghiên cứu, mất thời gian, tốn nhiều công sức… ê - Muốn quan sát đạt kết quả cao phải chú ý các yêu cầu sau: + Xác định mục đích, nô i dung, kế hoạch quan sát. ê + Kế hoạch quan sát cần chuẩn bị chu đáo + Tiến hành quan sát một cách có hệ thống và cẩn thận + Ghi chép một cách khách quan và rút ra những nhận xét trung thực… + Sử dụng các phương tiê ên kỹ thuâ êt, sử dụng kết hợp với các phương pháp khác. b. Phương pháp thực nghiêm ê - Khái niêm: Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động ê trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc định lượng, định tính một cách khách quan các hiê n tượng cần nghiên cứu. ê Thực nghiệm được sử dụng hiện nay trong việc nghiên cứu Tâm lý học giáo dục thông thường là thực nghiệm hình thành, nhằm tác động để nâng cao một khả năng nào đó hay thay đổi một biểu hiện nào đó trong sự phát triển tâm lý. - Các loại thực nghiê êm: Có hai loại thực nghiệm: + Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: được tiến hành trong điều kiện được khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, chủ động tạo ra những điều kiện làm nảy sinh nội dung tâm lý cần nghiên cứu + Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống. - Ưu điểm: ưu điểm lớn nhất của phương pháp thực nghiê m là nó cho phép khẳng ê định quan hê ê nhân quả giữa các hiê n tượng được nghiên cứu, lý giải mô êt cách khoa học ê nguồn gốc và sự phát triển của hiê n tượng. ê - Nhược điểm: không phải mọi chủ đề đều đưa ra thực nghiê m được (có những ê giới hạn luâ t pháp và đạo đức đối với các thực nghiê êm); khó có thể khống chế hoàn toàn ê yếu tố chủ quan của người bị thực nghiê m… ê - Yêu cầu: + Phải đảm bảo tuân thủ luâ t pháp và các quy định về thực nghiê m. ê ê + Bảo đảm sự đồng ý bằng văn bản của các đối tượng tham gia thực nghiê m. ê + Bảo đảm sự thông tin trung thực của thực nghiê êm. + Bảo đảm quyền bí mâ êt thông tin. + Bảo đảm tính khách quan của thực nghiê êm… c.Trắc nghiêm (Test) ê 20 | P a g e
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan