Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật T bị b và c đánh gây thương tích, tỉ lệ thương tật là 25% vĩnh viễn. chỉ có bà m...

Tài liệu T bị b và c đánh gây thương tích, tỉ lệ thương tật là 25% vĩnh viễn. chỉ có bà m là mẹ của t đã làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. cơ quan điều tra đã khở

.DOC
13
120
125

Mô tả:

Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 ĐỀ BÀI SỐ 1 T bị B và C đánh gây thương tích, tỉ lệ thương tật là 25% vĩnh viễn. Chỉ có bà M là mẹ của T đã làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với B và C về tội cố ý gây thương tích. Sau khi nhận hồ sơ điều tra và đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố B và C về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. (Trong quá trình giải quyết vụ án này, T và B đều đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi). Câu hỏi: 1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra bị can B không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 2. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán còn phát hiện trước khi thực hiện hành vi gây thương tích cho T, C đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác cùng với D. Thẩm phán sẽ giải quyết thế nào? Tại sao? 3. Trước khi mở phiên tòa, bị cáo C yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa với lý do Thẩm phán là người thân thích của T. Tòa án giải quyết yêu cầu này như thế nào? Tại sao? 4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, B và C đều nhờ người bảo chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của B có mặt còn người bào chữa của C vắng mặt cũng không gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? 5. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của ông K là bổ đẻ của T xin không đưa B và C ra xét xử. Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 6. Giả sử tại phiên toà sơ thẩm, người bào chữa của bị cáo B xuất trình một tài liệu khẳng định bị cáo B khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người bị hại chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này chưa thể xác minh tại phiên toà được, Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Bài tập nhóm tháng 2 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 7. Giả xử HĐXX sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 140 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Bà M kháng cáo chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo. HĐXX phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao, nếu: a, Có căn cứ chuyển khung hình phạt khác nặng hơn; b, Không có căn cứ để chuyển khung hình phạt nặng hơn nhưng có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt với B và C. 8. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, C cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của người bị hại. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà C cung cấp là chính xác. 9. Giả sử chỉ có C kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa C rút toàn bộ kháng cáo của mình. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Bài tập nhóm tháng 2 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 BÀI LÀM 1. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán phát hiện trong giai đoạn điều tra bị can B không có người bào chữa. Thẩm phán phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Theo đề bài B đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, tức là B chưa thành niên. Đối với tình huống trên ta phải xét các khả năng sau:  Khả năng thứ nhất: Trong giai đoạn điều tra, B không có người bào chữa là do B và người đại diện hợp pháp không mời người bào chữa và Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho B, hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho B (nếu B là thành viên của Mặt trận). Trường hợp này Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vì theo Điểm b - Khoản 2 - Điều 57 - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:...Bị can, bị cáo là người chưa thành niên”. Và Phần II - Mục 4.4 của Nghị quyết số 04/2004/NQHĐTP có quy định: “...Trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 57 của BLTTHS mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát... không yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Đồng thời, căn cứ vào Điểm c - Khoản 1 - Điều 179 - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, “1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung...Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” . Như vậy, trong trường hợp này Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Bài tập nhóm tháng 2 1 Luật tố tụng hình sự  Nhóm 2 Lớp KT32E2 Khả năng thứ hai: Nếu việc bị can B không có người bào chữa là do B và người đại diện hợp pháp của B từ chối người bào chữa và có văn bản yêu cầu. - Căn cứ vào Khoản 2 - Điều 57 – BLTTHS 2003: “ Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can...và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu…từ chối người bào chữa”. Và trong trường hợp này B và người đại diện hợp pháp đã từ chối người bào chữa được cử. - Căn cứ vào tiểu mục c - Mục 3 - Phần II - Nghị quyết số 03/2004/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 12 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTHS năm 2003 quy định “ Trước khi mở phiên tòa, bị can, …người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu… từ chối người bào chữa…Trường hợp yêu cầu từ chối người bào chữa, thì vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung”. Như vậy trong trường hợp này, Thẩm phán không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, mà vẫn tiến hành triệu tập người bào chữa đã được cử tham gia phiên tòa theo thủ tục chung. 2. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán còn phát hiện trước khi thực hiện hành vi gây thương tích cho T, C đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác cùng với D. Thẩm phán sẽ giải quyết thế nào? Tại sao? Trong trường hợp này, Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung vì: Theo Khoản 2 - Điều 176 và Điểm b - Khoản 1 - Điều 179 - BLTTHS 2003; Mục 4 Phần thứ nhất Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi có căn cứ để cho rằng C phạm một tội khác. Phạm một tội khác ở đây có thể hiểu là là tội chưa được Viện kiểm sát truy tố, cũng có thể là tội đã được Viện kiểm sát truy tố nhưng Tòa án thấy cần xử bị cáo theo tội nặng hơn. Do đó, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phát hiện C đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác cùng với D. Hành vi cướp giật tài sản của Bài tập nhóm tháng 2 2 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 C có thể đã cấu thành tội phạm hoặc chưa cấu thành tội phạm khác. Vì thế, để đảm bảo tính công minh của pháp luật, không một tội phạm nào không bị phát hiện, không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiện hình sự oan, theo nhóm em Thẩm phán sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, để có căn cứ vững chắc cùng những bằng chứng thuyết phục để xét xử C về các tội danh mà C thực hiện. Và theo dữ kiện đề bài, C bị truy tố về tội cố ý gây thương tích theo Khoản 1 Điều 104 - Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 mà mức cao nhất của khung hình phạt là đến ba năm tù. Đây là tội phạm ít nghiêm trọng. Vì thế, trong thời hạn ba mươi ngày, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (theo Khoản 2 - Điều 176 - BLTTHS 2003). 3. Trước khi mở phiên tòa, bị cáo C yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa với lý do Thẩm phán là người thân thích của T. Tòa án giải quyết yêu cầu này như thế nào? Tại sao? Trong trường hợp này, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa sẽ bị thay đổi nếu lý do C đưa ra là chính xác. Cụ thể như sau: Trước hết, việc bị cáo C yêu cầu thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa với lý do “Thẩm phán là người thân thích của T” là hoàn toàn hợp pháp. Bởi, bị cáo C có quyền yêu cầu thay thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa theo Điểm d - Khoản 2 - Điều 50 - BLTTHS 2003: “2. Bị cáo có quyền: Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng… theo quy định của Bộ luật này”. Và theo quy định tại Điểm a - Khoản 1 - Điều 46 – BLTTHS 2003: “1. Thẩm phán... bị thay đổi, nếu: Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này”. Khoản 1 - Điều 42 – BLTTHS 2003 và Điểm a - Mục 4 - Phần I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP có quy định: “Về quy định tại Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự: a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì người tiến hành tố tụng phải... bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của...Người bị hại”. Trong vụ án này, T chính người bị hại: bị thiệt hại về thể chất, tinh thần do tội phạm gây ra (Khoản 1 - Điều 51 – BLTTHS 2003); cụ thể là tỷ lệ thương tật là 25% vĩnh viễn. Bài tập nhóm tháng 2 3 Luật tố tụng hình sự  Nhóm 2 Lớp KT32E2 Thứ hai, cần phải xem xét yêu cầu của C xem Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có đúng là người thân thích của T hay không? Theo quy định tại Điểm b - Mục 4 - Phần I - Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP: “ b) Người thân thích của người bị hại... là người có quan hệ sau đây với một trong những người này: - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; - Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; - Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; là cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột”. Do đó, nếu Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa thuộc vào một trong những trường hợp trên thì sẽ bị thay đổi. Và trong trường hợp này, việc thay đổi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa sẽ do Chánh án Tòa án đó quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định (căn cứ vào Khoản 2 - Điều 46). Trong trường hợp, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa không thuộc những trường hợp trên thì yêu cầu của C sẽ không được chấp nhận. 4. Giả sử trong giai đoạn điều tra, B và C đều nhờ người bảo chữa nhưng đến ngày mở phiên tòa, chỉ có người bào chữa của B có mặt còn người bào chữa của C vắng mặt cũng không gửi bản bào chữa cho Tòa án. Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào? Tại sao? Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử sẽ phải hoãn phiên tòa. Bởi vì: Theo quy định tại Khoản 3 - Điều 58 - BLTTHS năm 2003 thì một trong những nghĩa vụ cơ bản của người bào chữa là phải tham gia phiên tòa để đưa ra những tình tiết xác định cho thân chủ của mình vô tội hoặc đưa ra những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Trong trường hợp này, B và C đã mời hai người bào chữa đến để bào chữa cho mình, do đó, hai người bào chữa có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho B và C. Tuy nhiên, theo bài ra, chỉ có người bào chữa của B tới tham gia phiên toà, còn người bào chữa của C thì vắng mặt và cũng không Bài tập nhóm tháng 2 4 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Để xét xem hành vi vắng mặt của người bào chữa của C có ảnh hưởng tới hoat động xét xử tại Toà án không, ta cần xét đến vai trò của người bào chữa tại phiên toà. Điều 190 - BLTTHS quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt, Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.” Theo đề ra, B và C đều chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), thuộc trường hợp quy định tại Điểm b - Khoản 2 - Điều 57 - BLTTHS, do vậy, dù người bào chữa của C có gửi trước bản bào chữa cho Tòa án hay không thì vẫn phải có mặt tại phiên toà. 5. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, TA nhận được đơn của ông K là bổ đẻ của T xin không đưa B và C ra xét xử. TA phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Có thể thấy, nếu trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án nhận được đơn của ông K là bố đẻ của T xin không đưa B và C ra xét xử, thì Tòa án sẽ không chấp nhận đơn này và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bởi vì, trong trường hợp này không có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, mà có đầy đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử. Mặc dù, ông K – bố đẻ của T là người đại diện hợp pháp của T (người bị hại) có đơn xin không đưa B và C ra xét xử. Nhưng người làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án là bà M – mẹ của T. Mà theo quy định tại Khoản 2 – Điều 105 – BLTTHS 2003 thì: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án….” Có thể thấy, ở đây, ông K mặc dù là người đại diện hợp pháp của T nhưng không phải là người đã làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án, nên vụ án không được đình chỉ. Bài tập nhóm tháng 2 5 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 Như vậy, căn cứ vào dấu hiệu tội phạm và căn cứ vào đơn yêu cầu khởi tố của bà M, thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 6. Giả sử tại phiên toà sơ thẩm, người bào chữa của bị cáo B xuất trình một tài liệu khẳng định bị cáo B khi thực hiện hành vi gây thương tích cho người bị hại chưa đủ 16 tuổi. Tài liệu này chưa thể xác minh tại phiên toà được, Hội đồng xét xử sơ thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Với tình huống này, nếu các tài liệu được đưa ra chưa thể xác minh tại phiên toà được thì Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Bởi lẽ: Theo quy định tại Điểm 2 - Điều 63 - BLTTHS 2003: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Toà án phải chứng minh:…2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội…”. Trong vụ án này, việc xác định B đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa là một chứng cứ quan trọng đối với vụ án cần phải được làm sáng tỏ vì nếu làm sáng tỏ được chính xác độ tuổi của B khi thực hiện hành vi phạm tội sẽ tạo điều kiện có lợi cho B trong việc xác định mức hình phạt phù hợp cho người chưa thành niên, giúp sự răn đe phát huy được hiệu quả hơn. Và theo quy định tại Điểm a - Khoản 1 - Điều 179 - BLTTHS năm 2003 thì : “1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau: a, Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được…”. Như vậy với trường hợp của B, Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. 7. Giả xử HĐXX sơ thẩm áp dụng Khoản 1 Điều 140 BLHS tuyên phạt tù các bị cáo. Bà M kháng cáo chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo. HĐXX phúc thẩm phải giải quyết như thế nào và tại sao, nếu: a, Có căn cứ chuyển khung hình phạt khác nặng hơn b, Không có căn cứ để chuyển khung hình phạt nặng hơn nhưng có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt với B và C Bài tập nhóm tháng 2 6 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 Bà M là mẹ và là người đại diện theo pháp luật của người bị hại T (chưa thành niên) nên theo quy định tại Điều 231 – BLTTHS năm 2003, bà M có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm theo hướng có lợi hoặc làm xấu đi tình trạng của các bị cáo. Trong trường hợp này, bà M đã kháng cáo chuyển khung hình phạt nặng hơn đối với các bị cáo. Khi xét các bản án của Tòa sơ thẩm, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Tòa án cấp phúc thẩm có thể ra một trong các quyết định: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 248 – BLTTHS 2003). Căn cứ vào đề ra, trường hợp này tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của bà M và cũng không có căn cứ để ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại hoặc quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Xét theo các trường hợp bài ra ta có: a, Khi có căn cứ chuyển khung hình phạt khác nặng hơn Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn;... (theo Khoản 3 - Điều 249 – BLTTHS 2003). Hội đồng xét xử phúc thẩm chí có thể ra quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng khung hình phạt cho bị cáo khi có đầy đủ các yếu tố: + Có căn cứ để tăng nặng; + Chủ thể và hướng kháng cáo, kháng nghị: đó là khi người bị hại, nguyên đơn dân sự kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo như có thể yêu cầu tăng mức hình phạt, khung hình phạt,...; + Trường hợp vụ án được xét xử phúc thẩm tại Tòa án cấp tỉnh cần lưu ý: Tòa án cấp tỉnh khi xét xử phúc thẩm có thể áp dụng khung hình phạt nặng hơn hoặc tội danh nặng hơn đó để sửa án nếu khung hình phạt hoặc tội danh này thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện; nếu khung hình phạt hoặc tội danh đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thì Tòa án cấp tỉnh không được áp dụng để sửa án khi xét xử (Tòa án cần tuyên hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Bài tập nhóm tháng 2 7 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 Viện kiểm sát cùng cấp để làm cáo trạng áp dụng khung hình phạt hoặc tội danh nặng hơn đó); + Sự có mặt của những người liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Khoản 2 - Điều 245 – BLTTHS 2003. Chiếu vào các tình tiết của đề bài, tình huống này đã đáp ứng được các điều kiện như có căn cứ để chuyển khung hình phạt nặng hơn; điều kiện về chủ thể kháng cáo và hướng kháng cáo; Tòa án cũng không có căn cứ để chuyển lên xét xử theo Khoản 4 - Điều 104 - BLHS (xem xét các tình tiết cụ thể của vụ án). Vì vậy, cần xem xét tới vấn đề đó là sự có mặt của các bị cáo B và C tại phiên tòa phúc thẩm. + Nếu các bị cáo đều có mặt tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX có thể sửa bản án theo hướng tăng khung hình phạt theo hướng nặng hơn với các bị cáo. + Nếu các bị cáo vắng mặt tại phiên tòa và sự vắng mặt này đều là có lý do chính đáng thì HĐXX không thể đưa ra quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng cho các bị cáo. Các trường hợp khác sẽ phải hoãn phiên tòa. b, Khi không có căn cứ để chuyển khung hình phạt nặng hơn nhưng có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt với B và C Theo Khoản 3 - Điều 249 – BLTTHS 2003: “...Nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại đối với cả những người không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị”. Khác với việc sửa án theo hướng bất lợi cho bị cáo, việc sửa án theo hướng có lợi cho bị cáo của Tòa án cấp phúc thẩm lại không bị ràng buộc bởi phạm vi, chủ thể và hướng kháng cáo, kháng nghị... Việc sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ sẽ không phụ thuộc việc kháng cáo có yêu cầu theo hướng giảm nhẹ hay tăng nặng (trừ trường hợp liên quan đến bồi thường thiệt hại). Theo đó, mặc dù bà M có kháng cáo về việc yêu cầu tăng khung hình phạt với các bị cáo, tuy nhiên lại không có các căn cứ để tăng khung hình phạt mà lại có các căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hơn đối với các bị cáo. Do vậy, trường hợp này HĐXX không thể sửa bán án theo hướng bất lợi cho bị cáo nhưng lại có thể sửa bản Bài tập nhóm tháng 2 8 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 án theo hướng giảm nhẹ hình phạt, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn hoặc giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo đối với các bị cáo B và C. 8. Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, C cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của người bị hại. Hội đồng xét xử phải giải quyết thế nào nếu chứng minh tài liệu mà C cung cấp là chính xác? Theo Khoản 1 - Điều 20 - BLTTHS 2003 thì những bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Như vậy, để phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án, để khắc phục những sai lầm, thiếu sót đó thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại vụ án, quyết định sơ thẩm, đánh giá lại toàn bộ chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ cũng như các chứng cứ mới được đưa ra tại phiên tòa (dù có chứng cứ ở ngoài phạm vi kháng cáo) để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án. Việc quy định như vậy nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo nguyên tắc pháp chế, áp dụng đúng đắn pháp luật thống nhất. Một trong những thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm đó là ra quyết định “Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để xét xử lại” (Điểm c - Khoản 2 -Điều 248 - BLTTHS 2003). Xét dữ kiện của đề bài ta thấy rằng: C đã cung cấp tài liệu xác định Thẩm phán tiến hành tố tụng tài phiên tòa sơ thẩm là người thân thích của bị hại. Đồng thời, tài liệu mà C đưa ra có căn cứ chính xác Thẩm phán đó là một trong những người có quan hệ họ hàng gần với người bị hại như là ông, bà nội, ngoại; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; anh, chị, em nuôi; anh, chị, em vợ hoặc chồng; cô, dì, chú, bác, cậu; con cháu của cô, dì, chú, bác, cậu của người bị hạn. Từ những tình tiết nêu trên cho thấy, Thẩm phán tham gia xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự quy định tại Điều 14 - BLTTHS 2003 về bảo đảm sự vô tư đối với người tiến hành tố tụng. Đáng ra, trong trường hợp này Thẩm phán không được tham gia tố tụng theo Điểm a - Khoản 1 - Điều 46 - BLTTHS 2003. Bởi vì, Thẩm phán có vai trò đặc biệt Bài tập nhóm tháng 2 9 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 quan trọng trong giai đoạn xét xử, là chủ tọa phiên tòa, xét xử độc lập và chỉ tuẩn theo pháp luật. Nhưng với quan hệ thân thích như vậy, khi tham gia tố tụng, Thẩm phán có thể đứng về phía người bị hại mà “trù dập”, xét xử tăng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo B, C và dẫn đến bản án và quyết định của Hội đồng xét xử không khách quan, chính xác, xử đúng người đúng tội. Do đó, trong trường hợp này Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để xét xử lại với thành phần Hội đồng xét xử mới (theo Đoạn 1 - Điểm a - Khoản 2 - Điều 250 – BLTTHS). 9. Giả sử chỉ có C kháng cáo bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa C rút toàn bộ kháng cáo của mình. TA cấp phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Vì: Trước hết, chúng ta có thể thấy việc C rút toàn bộ kháng cáo của mình tại phiên tòa phúc thẩm là hoàn toàn hợp pháp theo Khoản 1 - Điều 238 – BLTTHS 2003: “...tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo...có quyền...rút toàn bộ kháng cáo...” Theo đề bài, chỉ có C kháng cáo bản án sơ thẩm và rồi C lại rút toàn bộ kháng cáo của mình, do đó vụ án không còn kháng cáo và Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Bởi vì, theo Khoản 2, Điều 238 BLTTHS năm 2003 quy định “Trong trường hợp rút toàn bộ kháng cáo...thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm”. Hơn nữa, theo mục 7.2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo tại phiên tòa (trong vụ án không còn có kháng cáo) thì việc xét xử phúc thẩm phải được đình chỉ...Việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm do Hội đồng xét xử thực hiện. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm...Việc rút kháng cáo được ghi vào biên bản phiên tòa”. Bài tập nhóm tháng 2 10 Luật tố tụng hình sự Nhóm 2 Lớp KT32E2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. CAND, Hà Nội, 2008. 2. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 3. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 5. Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ngày 12 tháng 10 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 6. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 04/2004/NQHĐTP ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 7. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 05/2005/NQHĐTP ngày 08 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 8. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB. CAND, Hà Nội, 2004. 9. Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công, Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, NXB. LĐXH, Hà Nội, 2008. 10. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, Hà Nội, 01/2009. 11. Lê Thị Thanh Hằng, Quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luận án thạc sỹ luật học, Hà Nội, 2009. 12. Trần Thị Lê Na, Hoàn thiện quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân các cấp, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội, 2009. Bài tập nhóm tháng 2 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan