Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Sưu tầm và phân tích 02 vụ việc về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. đưa ra bình...

Tài liệu Sưu tầm và phân tích 02 vụ việc về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm về giới hạn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

.DOC
22
144
128

Mô tả:

BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 MỤC LỤC: MỞ ĐẦU:....................................................................................................................... 1 NỘI DUNG:.................................................................................................................... 2 1.Khái quát chung về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo....................................2 1.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế.............................2 1.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật Việt Nam.........................2 2. Tìm hiểu 02 vụ việc liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................................................................... 4 2.1. Vụ việc thứ nhất.............................................................................................4 2.1.1. Tóm tắt vụ việc............................................................................................4 2.1.2. Bình luận vụ việc.........................................................................................7 2.2. Vụ việc thứ hai...............................................................................................8 2.2.1. Tóm tắt vụ việc............................................................................................8 2.2.2. Bình luận vụ việc.........................................................................................11 3. Bình luận, kiến nghị của nhóm về giới hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo................................................................................................................. 14 3.1. Quy định của pháp luật liên quan đến hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo................................................................................................... 14 3.2. Thực trạng......................................................................................................16 3.3. Kiến nghị........................................................................................................17 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ĐỀ BÀI SỐ 02 0 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 MỞ ĐẦU Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người và trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, không phải lúc nào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng được tôn trọng và bảo đảm đầy đủ bởi Nhà nước và xã hội. Đâu đó vẫn còn hiện tượng hạn chế, thu hẹp thậm chí vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; chính sách của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo chưa được cụ thể hoá kịp thời thành pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền này; việc kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân còn chưa kịp thời, kiên quyết. Việc nghiên cứu khoa học về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ở Việt Nam chưa được thường xuyên quan tâm nên chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các quan điểm lý luận khoa học hoàn chỉnh và đồng bộ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới; chưa kịp thời cung cấp cho Đảng, Nhà nước những luận cứ khoa học để hoạch định đúng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên thực tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong nội dung bài tập nhóm tháng 2 nhóm em xin được làm rõ yêu cầu đề bài số 02: Sưu tầm và phân tích 02 vụ việc về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm về giới hạn quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. ĐỀ BÀI SỐ 02 1 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 NỘI DUNG: 1. Khái quát chung về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. 1.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế. Trên phạm vi quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong một số văn bản chính trị bao gồm các văn bản manh tính chất tuyên ngôn như: Hiến chương của Liên Hợp Quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948; các văn bản mang tính chất pháp lý như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Trong đó, Hiến chương của Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tuy là những văn bản không có tính ràng buộc pháp lý nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các nguyên tắc và định hướng đạo lý, chính trị của quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Công ước là văn bản có tính ràng buộc pháp lý, bao gồm các nội dung cụ thể về quyền con người và các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với văn kiện này. Theo đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật quốc tế bao gồm các nội dung: tự do có, theo hoặc thay đổi một tôn giáo hay tín ngưỡng do mình lựa chọn; tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc không công khai dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. 1 1.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật Việt Nam. Trong pháp luật Việt Nam, Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trước hết được ghi nhận tại Điều 70, Hiến pháp năm 1992, trong đó khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” (Điều 70) Quy định này của Hiến pháp được cụ thể hoá trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn 1 Bài viết: Th.S. Nguyễn Thị Diệu Thúy – Ban Tôn giáo Chính phủ, “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong các văn bản pháp luật quốc tế và sự tương thích của pháp luật Việt Nam” - Bài viết trên Webside chính thức của Ban Tôn giáo Chính phủ: http://btgcp.gov.vn ĐỀ BÀI SỐ 02 2 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy” (Điều 1) Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, bên cạnh các quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được cụ thể hoá trong nhiều bộ luật, luật quan trọng khác của Nhà nước Việt Nam như: Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân như sau: “Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo,... Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo pháp luật. Như vậy, có thể khẳng định rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ở Việt Nam được pháp luật ghi nhận phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự. Pháp luật Việt Nam một mặt thừa nhận và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, mặt khác cũng đề ra những phạm vi, giới hạn của việc thực hiệnquyền đó. Điều 8 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, một mặt, khẳng định: “Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng; tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”; mặt khác cũng quy định phạm vi, giới hạn của quyền ấy: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”. Điều 15 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định: hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; ĐỀ BÀI SỐ 02 3 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 3. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; 4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có hành vi“gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội” , thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Hoặc “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Nhìn chung, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã thể hiện được đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Điều 38 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có nêu: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Điều đó chứng tỏ sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, những tiến bộ vượt bậc và những cố gắng rất lớn của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền, khi tình hình kinh tế, xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn. 2. Tìm hiểu 02 vụ việc liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2.1. Vụ việc thứ nhất. 2.1.1. Tóm tắt vụ việc.1 Thời gian qua, Nguyễn Hồng Quang – người tự xưng là “mục sư” và tự nhận là “Hội trưởng Giáo hội Tin Lành Mennonite Việt Nam”, đã nhiều lần tán phát lên mạng cái gọi là “Đơn thư” gửi nhiều cơ quan chức năng ở trong nước và một số tổ chức quốc tế, bịa đặt, vu khống và phản đối các quyết định hành chính của UBND quận 2 (TPHCM) trong việc thu 1 Đường Loan – Hoài Nam,“Bộ mặt thật về mục sư tự phong Nguyễn Hồng Quang. Bài 1: Hoạt động tôn giáo trái pháp luật” – Bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng – Webside: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2010/9/237950/ ĐỀ BÀI SỐ 02 4 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 hồi 2 khu nhà, đất mà gia đình Quang đang sử dụng để thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đặc biệt, Nguyễn Hồng Quang còn có hành vi lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta để kích động, tập hợp một số phần tử xấu chống lại các chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai, xâm hại đến lợi ích của cộng đồng và chống đối chính quyền khi bị xử lý. Hành vi này của Nguyễn Hồng Quang đã nhiều lần bị cơ quan pháp luật xử lý và báo chí, công luận lên án. Nguyễn Hồng Quang, sinh năm 1958 tại Quảng Ngãi; thường trú C5/1H Trần Não, phường Bình Khánh, quận 2, TPHCM. Nguyễn Hồng Quang có một thời học nghề đông y ở Quảng Ngãi trước khi vào TPHCM buôn bán thảo dược. Năm 1981, Nguyễn Hồng Quang tham gia các khóa tu học, trở thành tín đồ của đạo Tin Lành và đã có lúc được cử giữ chức Phó Hội trưởng Giáo hội Mennonite Việt Nam. Song, thay vì chú tâm vào lo việc đạo, thực hiện đúng với những lời kinh thánh theo ý nguyện của Chúa, Nguyễn Hồng Quang lại có những hành vi vi phạm pháp luật và đi ngược lại giáo luật. Một trong những hoạt động xâm hại đến lợi ích cộng đồng của Nguyễn Hồng Quang được nhiều người dân ở quận 2 biết đến, điển hình là vào năm 2005, lấy lý do mở rộng “cơ sở thờ tự tôn giáo”, Quang đã tự ý lấp rạch, lấn đất sang nhà hàng xóm gần 200m², trong đó có hơn 30m² đất của gia đình ông Hà Văn Bé. Vụ việc bị đưa ra chính quyền xử lý, thay vì trả lại phần đất cho ông Bé, Nguyễn Hồng Quang đã có hành vi chửi bới, đe dọa gia đình ông Bé và thách thức chính quyền địa phương mỗi lần được mời lên giải quyết. Cũng tại quận 2, Nguyễn Hồng Quang còn có khu đất nông nghiệp tại tổ 79, khu phố 6, phường An Khánh. Nơi đây, thường tập trung từ 30-40 người từ các tỉnh đến trú ngụ nhưng không đăng ký tạm trú. Khi cán bộ chức năng của địa phương đến kiểm tra hành chính, Quang thường đóng cửa, không tiếp và thường có hành vi, lời nói chửi bới, cản trở, thách thức những người làm nhiệm vụ. Đặc biệt, Nguyễn Hồng Quang liên tục vi phạm các quy định trong lĩnh vực xây dựng, quản lý trật tự đô thị. Cụ thể, khu nhà đất C5/1H, khu phố 1, phường Bình Khánh nằm trong khu vực giải tỏa trắng để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhưng từ năm ĐỀ BÀI SỐ 02 5 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 1999 đến 2007, Quang và gia đình đã 6 lần xây dựng công trình không phép và sửa chữa nhà sai với nội dung giấy phép. Các quyết định cưỡng chế hành chính của chính quyền đều bị Quang phớt lờ. Tháng 1-2007, UBND phường Bình Khánh phải tổ chức cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ công trình vi phạm. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau, Quang lại tiếp tục vi phạm khi tiến hành xây dựng công trình mới ngay trên phần đất có căn nhà đã bị cưỡng chế tháo dỡ trước đó. Hiện hai khu nhà đất tại quận 2 mà gia đình Quang đang sử dụng đều nằm trong khu quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và đã có quyết định giải tỏa thu hồi đất như các hộ dân khác trong khu vực. Không chấp nhận với quyết định này, Quang nhiều lần vu khống, bịa đặt chính quyền quận 2 thu hồi đất mà không đền bù, tái định cư, đẩy cuộc sống của gia đình Quang vào cảnh cùng cực. Nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác. Tại khu đất thuộc tổ 79, khu phố 6, phường An Khánh có diện tích 1.654,4m² mà gia đình Quang đang sử dụng, có tới hơn 1.002m² là kênh rạch do Quang lấn chiếm sử dụng trái phép. Chỉ có 652m² đất nông nghiệp còn lại có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số O.428310 cấp ngày 10-12-1999). Theo chính sách đền bù, giải tỏa thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phần diện tích này không đủ để thực hiện chính sách tái định cư và chỉ được đền bù số tiền là 470 triệu đồng. Đối với khu nhà đất C5/1H, khu phố 1, phường Bình Khánh, ngoài quy định được mua một căn hộ chung cư theo giá tái định cư với diện tích là 156m² (với giá 16 triệu đồng/m², căn nhà có giá trị gần 2,5 tỷ đồng), gia đình Quang còn được bồi thường gần 997 triệu đồng. Trong lúc phần lớn các hộ dân trong khu vực dự án đều chấp hành các quyết định thu hồi đất, nhận tiền đền bù và chuyển đến nơi ở mới thì Quang lại có hành vi bất hợp tác, vu khống chính quyền cưỡng chế, thu hồi đất của “cơ sở tôn giáo” mà không bồi thường, tái định cư, đẩy gia đình Quang vào đường cùng. Quang còn nhiều lần tuyên bố sẽ “chống đối đến cùng” và lôi kéo, kích động nhiều phần tử xấu ủng hộ hành vi sai trái của mình. Ngày 18-6-2010, 17 người tự xưng là “mục sư” thuộc nhóm Tin Lành của vợ chồng Quang đồng ký tên vào cái gọi là “kiến nghị thư” tán phát lên mạng cho rằng, nhà riêng của Nguyễn Hồng Quang là “Trung tâm chức vụ ĐỀ BÀI SỐ 02 6 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 Mennonite, là cơ sở tôn giáo” và ngang ngược đòi hủy bỏ các quyết định cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền quận 2. 2.1.2. Bình luận vụ việc. - Trước hết: cũng phải nói rằng trong qua trình tìm hiểu vụ việc, cũng không ít những bài viết, ý kiến trái chiều vụ việc của Nguyễn Hồng Quang. Có những bài viết cho rằng mục sư Nguyễn Hồng Quang là một trong hầu hết những nhà lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo tôn giáo hay bất cứ ai dám công khai lên tiếng để đòi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng hay các dân quyền mà bị chính quyền ghán ghép tội danh. Và với sự hạn chế trong nguồn tài liệu để tìm hiểu vụ việc thì nhóm cũng nhận định rằng: tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm mà đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi mà trong đất nước cùng tồn tại nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Và vì thế nên những đánh giá của nhóm là hoàn toàn dựa trên cơ sở những nguồn tài liệu chính thống mà nhóm thu nhận được chứ không có đầy đủ điều kiện để đánh giá, nhìn nhận vấn đề ở nhiều bình diện khác nhau. - Thứ hai: tìm hiểu vụ việc của mục sư Nguyễn Hồng Quang như đã tóm tắt ở trên, rõ ràng nhận thấy rằng hành vi của Nguyễn Hồng Quang là chống đối, thách thức với chính quyền Nhà nước. Khi mà Quang đã tự ý lấp rạch, lấn đất sang nhà hàng xóm gần 200m², trong đó có hơn 30m² đất của gia đình ông Hà Văn Bé. Vụ việc bị đưa ra chính quyền xử lý, thay vì trả lại phần đất cho ông Bé, Nguyễn Hồng Quang đã có hành vi chửi bới, đe dọa gia đình ông Bé và thách thức chính quyền địa phương mỗi lần được mời lên giải quyết. Không những thế, khi cán bộ chức năng của địa phương đến kiểm tra hành chính, Quang thường đóng cửa, không tiếp và thường có hành vi, lời nói chửi bới, cản trở, thách thức những người làm nhiệm vụ và sau đó còn có nhiều hành vi chống đối, thách thức khác với chính quyền Nhà nước… - Thứ ba: hành vi của Nguyễn Hồng Quang không đơn thuần với lý do tín ngưỡng mà rõ ràng xuất phát từ ý chí chống đối Nhà nước và chính quyền. Nói cách khác, yếu tố tốn giáo dường như chỉ là công cụ, phương tiện để Nguyễn Hồng Quan lợi dụng, lấy đó làm lý do bao biện cho những hành vi đi ngược lại lợi của những cá nhân khác, đi ngược lại lợi ích xã hội, cồng đồng và ý chí chống đối Nhà nước đến cùng của mình mà thôi. ĐỀ BÀI SỐ 02 7 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 Thứ tư: vụ việc tuy đã diễn ra cách đây khá lâu nhưng trên thực tế dư âm của nó đến tận bây giờ cũng vẫn còn gây ra nhiều bàn cãi. Điển hình như trên một bài viết của một cơ đốc nhân có tựa đề: “Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Nạn Nhân Chế Độ Độc Tài, 1 Tù Nhân Lương Tâm”.1 Nội dung bài viết khá dài có đoạn viết “Chúng tôi rất quan tâm đến sự kiện này nên đã cố gắng để tìm hiểu sự thật về những gì mà Mục sư Nguyễn Hồng Quang đã làm để dẫn đến việc ông trở thành một nạn nhân của nhà cầm quyền Việt Nam, một tù nhân lương tâm.” Và có đoạn khác nữa cũng viết “Một thực tế chua xót và đau buồn là tại Việt Nam là hầu hết những nhà lãnh đạo tinh thần, lãnh đạo tôn giáo hay bất cứ ai dám công khai lên tiếng để đòi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng hay các dân quyền thì chính quyền có 1001 cách để ghép tội và giam cầm. Mục sư Nguyễn Hồng Quang là một trong những trường hợp như vậỵ Chúng tôi muốn nói rằng Mục sư Nguyễn Hồng Quang thật sự là một nạn nhân của chế độ độc tài, một tù nhân lương tâm của chính quyền Cộng Sản Việt Nam.” Rõ ràng vấn đề không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc Nguyễn Hồng Quang lợi dụng tôn giáo chống đối chính quyền mà còn nhiều phần tử chống đối chính quyền khác cũng lợi dụng vụ việc của Nguyễn Hồng Quang và lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để lên án Nhà nước, chính quyền. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và một khi cách xử lý của các nhà cầm quyền cũng như các cơ quan chức năng không khéo léo thì dễ dẫn đến những làn sóng chống đối xuất phát từ lý do hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. 2.2. Vụ việc thứ hai. 2.2.1. Tóm tắt vụ việc.2 Ngày 23/5/2013 là ngày Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử phúc thẩm 8 (trong số 14) bị cáo trong vụ án Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Sau sự việc này, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tập trung điều tra, khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh: "gây rối trật tự công cộng”; "bắt giữ người trái pháp luật”, "cố ý gây thương tích” và "cố ý hủy hoại tài sản công dân,” khởi tố bị can và 1 “Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Nạn Nhân Chế Độ Độc Tài, 1 Tù Nhân Lương Tâm” – Bài viết trên Webside: http://hoithanhdiembao.blogspot.com/2011/02/muc-su-nguyen-hong-quang-nan-nhan-che-o.html Theo TTXVN “Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An” – Bài viết trên trang báo điện tử http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/140603/ve-vu-kich-dong--gay-roi-o-xa-nghi-phuong--nghe-an.html 2 ĐỀ BÀI SỐ 02 8 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 bắt tạm giam Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi, cùng ở xã Nghi Phương theo đúng trình tự của pháp luật với tội danh “gây rối trật tự công cộng.” Trong khi các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Nghệ An đang xử lý theo đúng trình tự của pháp luật đối với Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi thì trong các ngày 30/8/2013, ngày 3 và 4/9/2013, hàng trăm giáo dân đã bị kích động tập trung trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương gây rối, cố gây sức ép để đòi thả người. Chừng 8 giờ 15 phút ngày 30/8/2013, có khoảng 300 giáo dân thuộc giáo xứ Mỹ Yên kéo đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Họ mang theo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung “Phản đối chính quyền bắt người trái pháp luật,” “Cha tôi không có tội,” “Con tôi vô tội,” “Xúc phạm giáo hội là tự sát.” Những người này đã bao vây, phong tỏa phòng làm việc của Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã. Sau đó, họ vào chiếm giữ phòng làm việc của Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, khống chế, giữ 6 cán bộ của huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương gồm các ông: Nguyễn Trọng Tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã; Nguyễn Đình Thư, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã; Hoàng Trung Thông, Phó bí thư Đảng ủy xã; Trần Hữu Lam, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nghi Lộc; Nguyễn Đình Nam, Bí thư Huyện đoàn; Nguyễn Trung Dũng, Phó bí thư Huyện đoàn. Việc giam giữ 6 cán bộ trên diễn ra từ 8 giờ 15 phút đến 18 giờ 15 phút cùng ngày. Ngoài ra, tại Trung tâm giao dịch một cửa của xã Nghi Phương, giáo dân cũng khống chế, giam giữ ông Quang, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Lộc, từ 9 giờ đến 14 giờ. Buổi chiều cùng ngày, một số giáo dân quá khích đã chửi bới, hành hung các cán bộ đang bị giam giữ, ép buộc ông Nguyễn Trọng Tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã viết “Giấy cam kết” đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh và Công an tỉnh xem xét thả Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải trước 16 giờ ngày 4/9/2013. Tiếp đến, các giáo dân quá khích ép ông Nguyễn Hữu Lam, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nghi Lộc, viết xác nhận của Ủy ban Nhân dân huyện. Sau khi có được giấy đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương đã ký tên, đóng dấu đề nghị xem xét thả 2 bị can nêu trên, thì đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, giáo dân mới trả tự do cho 6 cán bộ rồi giải tán ra về. ĐỀ BÀI SỐ 02 9 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 Trong khoảng thời gian các cán bộ bị khống chế, giáo dân đã không cho chính quyền các cấp và người dân tiếp tế cơm ăn, nước uống. Ngày 4/9/2013, khoảng 14 giờ 30 phút, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương đang diễn ra cuộc họp của quân dân chính về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thì có chừng 30 giáo dân, chủ yếu là phụ nữ, trong đó có vợ của hai bị can Hải và Khởi, xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân xã đòi người (Hải và Khởi) như giấy đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương bị ép buộc viết ngày hôm trước. Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 4/9, nhà thờ giáo xứ Mỹ Yên rung chuông báo động và hàng nghìn giáo dân đã kéo đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương. Rất nhiều giáo dân quá khích đã dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh tại trụ sở Ủy ban Nhân dân xã. Vụ xô xát, ném đá này đã làm 6 cán bộ Công an bị thương. Trước tình hình đó, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ tại đây đã phải sử dụng các biện pháp theo đúng qui định của pháp luật để giải tán đám đông, ngăn chặn các hành vi cực đoan, quá khích, hạn chế hậu quả xấu, ổn định trật tự Giải quyết vụ việc: Sáng 23/10, tại thành phố Vinh, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 2 bị cáo Ngô Văn Khởi, sinh ngày 10/10/1960 và Nguyễn Văn Hải, sinh ngày 10/7/1970, đều thường trú tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An bị truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng.” Hành vi của Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Tại phiên tòa, hai bị cáo Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đều thừa nhận hành vi của mình như cáo trạng truy tố và nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, phạm tội do các bị cáo từ chỗ bị lôi kéo đã kích động, xúi giục chống lại các cán bộ công an khi họ đang thi hành nhiệm vụ. Hội đồng xét xử nhận định với hành vi như vậy lẽ ra phải áp dụng mức hình phạt tù khởi điểm của khoản 2, điều 245, Bộ luật Hình sự đối với hai bị cáo, tuy nhiên xét trong ĐỀ BÀI SỐ 02 10 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo đã nhận ra lỗi lầm, khai báo thật thà, ăn năn hối cải. Ngoài ra, Hội đồng xét xử thấy các bị cáo phạm tội một phần do nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, nhân thân tốt, không có tiền án, tiền sự, do đó giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo thể hiện sự khoan hồng của pháp luật. Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt Ngô Văn Khởi 7 tháng tù, Nguyễn Văn Hải 6 tháng tù,thời hạn tù của các bị cáo tính từ ngày 27/6. Đối với các hành vi “bắt giữ người trái pháp luật,” “cố ý gây thương tích,” “hủy hoại tài sản,” cơ quan điều tra sẽ tách ra để xử lý riêng, do đó các vật chứng, yêu cầu bồi thường sẽ được xử lý theo vụ án tách ra. 2.2.2. Bình luận vụ việc. - Thứ nhất: các cơ quan chức năng đã thực hiện bắt người đúng với quy định pháp luật. Không có căn cứ cho rằng chính quyền đã đàn áp, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Những hoạt động vi phạm pháp luật của Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải là rất rõ ràng, nhưng một số trang mạng trong và ngoài nước đưa tin, bình luận sai lệch, xuyên tạc sự thật, vu khống cho rằng cơ quan chức năng đã bắt người trái pháp luật, bắt giữ oan người, đòi thả người vô điều kiện… Về việc này, cần khẳng định rằng: + Căn cứ quy định pháp luật và chứng cứ tại hiện trường thu thập được, việc cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hoàn toàn đúng pháp luật. + Tại cơ quan điều tra, các bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình. Việc các chức sắc, giáo dân, một số trang mạng trong và ngoài nước cho rằng chính quyền dùng công an, quân sự đàn áp, bắt bớ giáo dân là hoàn toàn sai sự thật. - Thứ hai: Vụ việc xảy ra tại giáo họ Trại Gáo là vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng: gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật và sau đó là bao vây trụ sở chính quyền, khống chế, hành hung, đánh đập cán bộ… ĐỀ BÀI SỐ 02 11 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 Sự việc xảy ra trong đêm 22/5 và các ngày 30/8, 3/9 và 4/9 nằm trong âm mưu, ý đồ, kịch bản được dàn dựng chặt chẽ, có tổ chức từ trước để ép chính quyền thả 2 bị can Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải. Việc đòi thả 2 bị can là cái cớ để gây sức ép với chính quyền, làm mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Nghệ An và tạo cớ vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Sau một thời gian đấu tranh, thuyết phục đã có nhiều linh mục, chức sắc, chức việc hiểu rõ bản chất vấn đề chuyển hướng sang đối thoại, nhưng một số Linh mục cực đoan vẫn bất hợp tác với chính quyền, tiếp tục ngầm điều khiển một số chức sắc, chức việc, giáo dân cực đoan gây ra các vụ phức tạp vi phạm pháp luật trên địa bàn. Không loại trừ khả năng có sự chỉ đạo, tác động, móc nối của các thế lực xấu và tổ chức phản động từ bên ngoài, nhất là tổ chức Việt Tân…Để ổn định tình hình, Giáo hội, các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân ủng hộ và cùng các cấp chính quyền phối hợp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của một số đối tượng; tránh bị kích động chia rẽ lương giáo, chia rẽ chính quyền với giáo hội, làm mất uy tín, hình ảnh của cả nhà nước Việt Nam và đạo Thiên Chúa. - Thứ ba: những giáo dân ở đây đều có sự kém hiểu biết về pháp luật hoặc quá tin tưởng vào tổ chức tôn giáo mà mình tham gia theo sự chỉ đạo của Linh mục Nam đã hành động một cách mù quáng, vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp Việt Nam Nội dung vụ việc trên có liên quan đến một tổ chức tôn giáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên do linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đứng đầu. Vị Linh mục này đã chỉ đạo các giáo dân đòi quyền lợi và cầu nguyện cho Hồ Đức Hòa trong vụ án Hồ Đức Hòa cùng đồng bọn phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Trong vụ việc này có thể thấy, có nhiều phần tử đã lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân để lôi kéo những người này chống phá gây rối trật tự, tiếp tay cho kẻ phản động là Hồ Văn Hòa. Việc bắt giữ Hồ Văn Hòa của Cơ quan Công an là hoàn toàn đúng thẩm quyền nhưng giáo dân chặn đường khống chế, đánh đập gây thương tích; họ đã giam giữ trái pháp luật 3 cán bộ, bao vây nhà ông Đậu Văn Sơn, xã đội trưởng xã Nghi Phương chửi bới, ném gạch đá vào nhà, đốt xăng, đập phá làm hư hỏng nhiều tài sản. Bên cạnh đó, các giáo dân đã dùng vũ lực ép buộc ông Nguyễn Trọng Tạo, Chủ tịch UBND xã viết “Giấy cam kết”, bắt cán bộ huyện xác nhận, đề nghị UBND tỉnh và Công an tỉnh xem xét thả Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải trước 16 giờ ngày 4-9-2013. Chiều ĐỀ BÀI SỐ 02 12 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 ngày 4-9-2013, nhà thờ Mỹ Yên rung chuông báo động. Hàng nghìn giáo dân từ trong các ngõ xóm ào ra giằng xé quần áo, đánh đập cán bộ công an. Hàng trăm người đã dùng gạch, đá tấn công làm 6 cảnh sát bị thương. Như vậy, có thể thấy những giáo dân ở đây đều có sự kém hiểu biết về pháp luật hoặc quá tin tưởng vào tổ chức tôn giáo mà mình tham gia theo sự chỉ đạo của Linh mục Nam đã hành động một cách mù quáng, vi phạm nghiêm trọng Hiến Pháp Việt Nam (Điều 70 Hiến pháp); vi phạm quy định của pháp luật tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 của Bộ luật hình sự Việt Nam: Theo đó, những giáo dân tham gia vào việc biểu tình, chống phá, chống lại lực lượng cơ quan chức năng khi thi hành công vụ có thể sẽ bị xử lý về hình sự. Đặc biệt là Linh mục Đặng Hữu Nam – là kẻ cầm đầu đã có hành vi lợi dụng lòng tin của tín đồ, phản động khi xúi giục, lôi kéo, kích động các giáo dân khác tham gia vào vụ việc trên. Đồng thời với đó, Trong chiều 3/9, khi người dân vây quanh trụ sở UBND xã Nghi Phương để đòi trả tự do cho hai người này, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết trong đó hứa sẽ “trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9”. Theo nhóm em cho rằng bản cam kết này là sai thẩm quyền và thể hiện thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương. UBND cấp phường xã ... hoàn toàn không có thẩm quyền về việc bắt người và thả người ... mà phải theo quy trình về tố tụng hình sự. Khi đã tạm giữ về hình sự rồi thì chỉ có cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự mới có thể ra quyết định. Điều này chứng tỏ trình độ của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã còn nhiều hạn chế. - Thứ tư: Có thể nói, hành vi vi phạm pháp luật tại xã Nghi Phương là đặc biệt nghiêm trọng, bởi số đối tượng quá khích nhiều lần bao vây trụ sở chính quyền xã; bắt giữ, khống chế cán bộ; tấn công lực lượng bảo vệ; cản trở và làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền nhân dân địa phương, gây phức tạp an ninh trật tự, đi ngược lại chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước và chủ trương, truyền thống sống tốt đời, đẹp đạo của Giáo hội Công giáo. Hậu quả của những vụ việc đáng tiếc này là sức khỏe bị giảm sút, tài sản bị thiệt hại, trật tự, an toàn xã hội bị xáo trộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhằm nâng cao đời sống người dân. ĐỀ BÀI SỐ 02 13 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 - LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 Thứ năm: qua phân tích vụ việc trên ta có thể nhận thấy rõ những âm mưu thâm độc kích động quần chúng gây rối, dùng những giáo dân làm vật thế mạng cho những mục đích chống Nhà nước. Linh mục Đặn Hữu Nam là người cầm đầu xúi giục, lợi dụng tôn giáo để làm lu mờ ý chí của những người theo đạo để họ hành động sai trái mà không ý thức được. Mặc dù trên quy định của Hiến pháp công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng không nên hiểu tự do này theo hướng mở rộng, tức là mở cửa và không quản lý vì như vậy tín ngưỡng, tôn giáo của người dân rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Xuất phát từ việc nước ta có 64 dân tộc anh em, đa dạng về tôn giáo và thông thường ở nhiều nơi, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế, chưa hiểu đúng, chưa hiểu đủ nên khi theo đạo họ có xu hướng tuân theo quy định tổ chức tôn giáo của mình…Theo đó, cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ tổ chức hoạt động tôn giáo để tránh trường hợp xấu như vụ việc trên xảy ra. 3. Bình luận, kiến nghị của nhóm về giới hạn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3.1. Quy định của pháp luật liên quan đến hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền nhân thân cơ bản của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đảm bảo thực hiện và được quy định trong Hiến pháp, Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo 2004 cũng như Nghị định hướng dẫn kèm theo. Việt Nam không chỉ là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn là một dân tộc đa tôn giáo, tín ngưỡng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Có thể nói, mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều phải hoạt động trong khuôn khổ luật pháp kể cả hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, để đảm bảo hài hòa lợi ích trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tránh không để xảy ra xung đột tôn giáo, tín ngưỡng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền tự do tôn giáo thực hiện các hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn xã hội thì tất yếu Nhà nước phải thực hiện quản lý các hoạt động tôn giáo bằng các quy định của pháp luật, đó là điều tất yếu không chỉ ở Việt Nam, mà ở mọi quốc gia. Nhiều ý kiến cho rằng “Chính quyền Việt Nam hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy định ĐỀ BÀI SỐ 02 14 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 đăng ký hoạt động…” như các quy định trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo 2004 của UBTVQH: Tại Điều 13 “1. Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì không được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng dạy, quản lý tổ chức của tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng. 2. Đối với người đã chấp hành xong các hình phạt hoặc biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này, chỉ sau khi được tổ chức tôn giáo đăng ký hoạt động và được sự chấp thuận của cơ uan nhà nước có thẩm quyền mới được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức của tôn giáo”. Điều 15. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: “1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; 2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; 3. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác. 4. Có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác”. Các quy định Theo Nghị định 92/ 2012/ NĐ – CP , tổ chức muốn được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo phải có đủ các điều kiện sau: Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ 20 năm trở lên kể từ ngày UBND cấp xã chấp nhận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc; không thuộc hoặc trùng tên tổ chức tôn giáo đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận; có người đại diện là công dân Việt Nam… Chủ thể có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo là Thủ tướng Chính phủ đối với tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố; chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, Nghị định cũng quy định thời hạn để công nhận tổ chức tôn giáo là 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo mà không vi phạm các quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức tôn giáo vi phạm quy định về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, tính mạng, sức khỏe, tài sản người khác… thì sẽ không được xét công nhận mà phải đăng ký lại và xin xét công nhận sau 01 năm tiếp theo”. … Nhiều tín đồ tôn giáo cho rằng Đảng và Nhà nước ta hạn chế quyền tự do tôn giáo của công dân bằng những quy định cụ thể mang tính bắt buộc như phải đăng ký, và hoạt động bị hạn chế. Mọi công dân không phải bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào tổ chức tôn ĐỀ BÀI SỐ 02 15 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 giáo, làm người đứng đầu như người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị quản chế, …và phản đối những quy định trên. Tuy nhiên, giả sử như không có quy định của pháp luật trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nếu như một nhóm tín đồ Tin Lành tập hợp đến Chùa để nhóm họp thực hiện lễ nghi thì những người theo đạo phật có chấp nhận được không? Điều này có thể dẫn đến xung đột tôn giáo và dẫn đến hậu quả an ninh xã hội sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, theo quan điểm của nhóm về quan điểm cho rằng Việt Nam hạn chế quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một quan điểm sai lầm. Việc quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Hiến pháp được hiểu là tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo theo ý chí của mình tin tưởng vào tâm linh nhưng tự do này phải đúng theo pháp luật, trong khuôn khổ cho phép của Nhà nước chứ không phải là tự do hoạt động, làm theo ý chí. Theo nhóm, Việc áp dụng những quy định trên là vô cùng cần thiết để có thể bảm đảm sự quản lý của Nhà nước với các tổ chức tôn giáo. Tránh trường hợp có nhiều kẻ phản động, chống phá chính quyền sẽ lợi dụng việc tự do mở rộng tổ chức tôn giáo để truyền bá những tư tưởng phản động trong quần chúng nhân dân, lôi kéo, kích động chống phá Nhà nước, chống phá chính quyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh xã hội, chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc, tổ chức tôn giáo trên lãnh thổ Việt Nam. 3.2. Thực trạng. Tính đến năm 2011, cả nước có 12 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, với hơn 30 triệu tín đồ, hơn 100.000 chức sắc và nhà tu hành đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Việc mở trường và đào tạo chức sắc tôn giáo luôn được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi. Nếu như năm 1993, Phật giáo có 22 trường cao cấp và trung cấp Phật học, đến nay đã có 4 học viện Phật giáo và nhiều trường cao đẳng, trung cấp Phật học. Giáo hội Công giáo có 6 Đại chủng viện với 1.085 chủng sinh và 1.712 chủng sinh dự bị. Nhà nước còn tạo điều kiện cho các tu sĩ đi học tập, hội thảo nâng cao trình độ ở nước ngoài, một số người đã bảo vệ thành công luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ về tôn giáo. Bên cạnh những thành tự đạt được tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn còn tồn tại trên thực tế đó là trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng và tôn giáo còn thiếu, nhiều quy định ĐỀ BÀI SỐ 02 16 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 chưa theo kịp thực tiễn trong thời kỳ hội nhập quốc tế; tổ chức và cán bộ của hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo còn nhiều bất cập, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo từ trung ương đến địa phương còn chưa được mạnh cả về công tác tham mưu, công tác quản lý, công tác hướng dẫn; vấn đề tín ngưỡng chưa được giao cho cơ quan nào quản lý, vì vậy hoạt động của hàng nghìn tín ngưỡng ở tất cả các vùng miền, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đang phức tạp, không có sự định hướng, hướng dẫn;… Kéo theo đó, điển hình như Linh mục Đặng Hữu Nam, hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái phép vẫn tiếp tục diễn ra ở một số vùng người dân tộc thiểu số, vùng biên giới; tình trạng chức sắc phong chui, tự nhận tuy có giảm nhưng vẫn tiếp diễn; do vấn đề lợi ích cá nhân hoặc không thống nhất được đường hướng hoạt động trong các hệ phái tôn giáo dẫn đến mâu thuẫn nội bộ của một số tổ chức tôn giáo diễn biến phức tạp, từ đó hình thành các nhóm, hệ phái khác nhau hoạt động nhằm tranh giành tín đồ làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; còn xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới (thường gọi là đạo lạ và tà đạo) với các biểu hiện dị đoan…Đây là một vấn đề rất khó quản lý tồn tại từ nhiều năm nay và đòi hỏi cần phải nghiêm trị những phần tử này. 3.3. Kiến nghị. Thứ nhất: cần có thêm những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo cụ thể hơn, phù hợp toàn diện hơn đặc biệt với tình hình hiện nay khi mà các lực lượng thù địch đang ngày càng một tinh vi, âm mưu chia rẽ dân tộc, chống phá chính quyền nước ta… Ban hành nghị định hướng dẫn cụ thể về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tôn giáo về quyền cũng như nghĩa vụ tôn trọng pháp luật là tuân theo Hiến pháp, quy định những biện pháp chế tài, xử lý hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân… Thứ hai: có chính sách bảo đảm các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tôn giáo. Chú trọng hoạt động tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo… Bên cạnh đó, cần cảnh giác cao độ trước mọi thủ đoạn, âm mưu lợi dụng tôn giáo để kích động, chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị-xã hội của các thế lực thù địch. ĐỀ BÀI SỐ 02 17 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 Thứ ba: công tác tổ chức; đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vững vàng về chính trị, hiểu rõ chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo cũng như hiểu về tôn giáo, thực hiện đúng đắn, sáng tạo, nhuần nhuyễn chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thực tiễn Thứ hai: nguyên nhân của các vụ việc bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân. Các cấp chính quyền từ cơ sở đến tỉnh cần rà soát lại việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho người dân bấy lâu đã thực hiện như thế nào. Có phù hợp, hiệu quả và thực sự đến được với người dân. Chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn, không vì thành tích mà “an tâm” bởi những bản báo cáo hàng năm từ các cơ sở với đánh giá: mọi người dân đều được phổ biến giáo dục pháp luật đầy đủ. Nếu đánh giá trong những báo cáo trên là “trung thực” nếu những giáo dân ở Nghi Phương “được trang bị đầy đủ về pháp luật” thì số người bị xúi giục đi biểu tình, chống đối, mang gạch đá, liềm hái đi đánh nhau với người đồng loại, với chính quyền có lên đến con số hàng trăm như vừa rồi không? Chắc chắn là không, vì họ sẽ hiểu như thế là vi phạm nghiêm trọng về pháp luật. Đồng thời, khi mọi người đều hiểu biết về pháp luật rồi, thì số ít người vẫn cố tình tham gia gây hấn ắt là có ý đồ khác. Do đó, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, nên chăng cấp ủy Đảng, chính quyền cần xem đây là việc làm thường xuyên, nhất là với đồng bào Công giáo phải có những cán bộ tâm huyết, hiểu tường tận về giáo hội. Khi đưa pháp luật về với đồng bào có đạo, phải lồng ghép được những quy định của giáo luật khuyên con người làm việc thiện, giáo dục nhân cách con người, để rồi những văn bản pháp luật của nhà nước sẽ ở lại với đồng bào, sống trong tư tưởng, đức tin của đồng bào. Muốn làm được điều đó, những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải hiểu sâu, biết rộng và nắm vững cả về kiến thức pháp luật lẫn nội dung giáo luật, chứ không thể chỉ biết hời hợt một vài điều luật, hoặc trích dẫn một cách không thuyết phục, dẫn đến phản tác dụng, kém hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục. Cần chú trọng việc đảm bảo các điều kiện để mọi công dân được học và tiếp thu các văn bản pháp luật một cách tường tận, điều đó đòi hỏi kỹ năng, cách tập hợp của cả hệ thống chính trị, của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và cán bộ phụ trách công tác tôn giáo, để mọi người thấy việc thực hiện và chấp hành pháp luật cũng như giáo luật là trách nhiệm và nghĩa vụ. Nếu người dân hiểu pháp luật và giáo luật không đầy đủ, thiếu căn bản thường ĐỀ BÀI SỐ 02 18 BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 LỚP N01 – TL1 – NHÓM 02 dẫn đến vi phạm pháp luật, phản bội giáo lý và dễ dàng bị lôi kéo, xúi giục thực hiện những hành vi làm tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội... Thứ tư: qua những vụ việc vừa xẩy ra, chúng ta cũng thấy được hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là ở một số nơi có đồng bào Công giáo chưa phát huy được hiệu quả, đội ngũ cốt cán vùng đặc thù chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thậm chí, có nơi cấp ủy Đảng, chính quyền bị động hoàn toàn, để kẽ hở cho số người xấu lôi kéo, xúi giục đồng bào vi phạm pháp luật. Đặc biệt nghiêm trọng là một số cán bộ xử lý công việc thiếu khoa học, chưa thực sự đúng với quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo. Bên cạnh đó, còn bộc lộ non kém trình độ, nhận thức về pháp luật, giáo luật; quan điểm, lập trường không vững vàng, duy ý chí, buông xuôi theo những đòi hỏi, sự ép buộc vô lý của một số người cực đoan. Theo chúng em, điều này phải nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật để tìm ra phương pháp giải quyết hài hòa, phù hợp với quy định của pháp luật và hợp lòng dân. ĐỀ BÀI SỐ 02 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan