Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Sưu tầm 1 vụ việc để phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nh...

Tài liệu Sưu tầm 1 vụ việc để phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí sưu tầm và phân tích 1 vụ việc

.DOC
14
207
126

Mô tả:

Đề bài: Sưu tầm 1 vụ việc để phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí; Sưu tầm và phân tích 1 vụ việc liên quan đến vi phạm điều kiện kết hôn và nêu hậu quả pháp lý? Đưa ra Bình luận, kiến nghị của nhóm. MỤC LỤC Trang I. Sưu tầm 1 vụ việc để phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí…………… 1 1. Tóm tắt vụ việc…………………………………………………... 1 2. Phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí……………………………….. 3 3. Nhận xét của nhóm ……….……………………………………... 7 II. Sưu tầm và phân tích 1 vụ việc liên quan đến vi phạm điều kiện kết hôn………………………………………………………………. 7 1. Tóm tắt vụ việc…………………………………………………... 7 2. Xác định hành vi vi phạm pháp luật của các bên………………... 8 3. Hậu quả pháp lý và hướng giải quyết hậu quả pháp lý trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn…………………………………………... 4. Hiện trạng thực tế hiện này và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này…………………………………………………... 9 10 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………….. 13 BÀI LÀM I. Sưu tầm 1 vụ việc để phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí. 1. Tóm tắt vụ việc: Tóm tắt vụ việc như sau: Ông Trần Tiến Đức, ngụ tại phường 10, quận Phú Nhuận, Tp HCM được TAND quận phú nhuận xử cho li hôn với vợ của ông là bà N.T.T vào ngày 15/12/1994. Tháng 10 năm 1996, nhà xuất bản trẻ phối hợp với báo Tuổi trẻ xuất bản cuốn “Kí sự pháp đình”, tác giả là nhà báo Thuỷ Cúc, trong đó có bài “Tổ ấm”. Đây là bài kí sự có nội dung viết về phiên toà li hôn của ông Trần Tiến Đức, mặc dù họ tên của nguyên đơn đã được viết tắt là T.T.Đ.Sau khi cuốn sách được phát hành, một người bạn của ông Đức đọc và nói lại nội dung cho ông Đức biết. Giữa năm 2006 ông Trần Tiến Đức đãkhởi kiện tại tòa án nhân dân quận 3 TP Hồ Chí Minh đối với các đồng bị đơn: Nhà xuất bản trẻ, báo Tuổi trẻ và nhà báo Thủy Cúc. Theo nộidung đơn khởi kiện, ông Đức cho rằng mình đã bị xâm phạm bí mật đời tư khi bài “Tổ ấm” đề cập đến quá khứ của bà N.T.T (vợ cũ của ông) và quyền truy nhận cha cho con của ông, bên cạnh đó nhà báo Thuỷ Cúc còn nêu quan điểm cá nhân xúc phạm đời sống riêng tư của ông Đức. Mặc dù tên nhân vật trong bài báo đã được viết tắt, nhưng lại đề cập đến công việc và con người của ông, sự đề cập đó không phải đề cao ông mà để mọi người nhận ra ông khi đọc bài viết đó. Thậm chí, bài viết còn vẽ hình biếm hoạ ba đứa con của ông – đó là sự xúc phạm. Ông Đức cũng cho rằng nếu bài viết trong ấn phẩm này tiếp tục được phát hành sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của các con ông về sau. Từ đó, ông Đức đưa ra yêu cầu trong nội dung đơn khởi kiện: Cấm tái bản, cấm lưu hành “Tổ ấm”, đăng cải chính xin lỗi trên báo, bồi thường tinh thần bằng tiền theo mức cụ thể như sau: tác giả (nhà báo Thuỷ Cúc) bồi thường 3 triệu đồng, Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ mỗi đơn vị 3,5 triệu đồng. Phản bác lại những yêu cầu do ông Đức đưa ra, đại diện của nhà báo Thuỷ Cúc tại phiên tòa cho rằng: yêu cầu của ông Đức là vô lý. Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp đình, không bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng như 1 bí mật riêng tư của ai – mà đó là nhiệm vụ của người cầm bút với cái tâm trong sáng thể hiện những thông tin đã công khai tại phiên toà chứ không phải là bí mật đời tư. Thông qua hiện thực khách quan, bài báo đã gửi đến bạn đọc một thông điệp. Ngoài ra bài viết đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã viết tắt tên của những người liên quan. Nhà xuất bản Trẻ không đồng ý đăng cải chính trên báo bởi theo Nhà xuất bản trẻ, “bí mật” là những gì không được công khai, mặt khác đây là bài viết dạng ký sự nên tác giả có thể lồng thêm ý kiến cá nhân vào. Mặt khác bởi vì pháp luật chưa có định nghĩa thế nào là bí mật đời tư và những thông tin được công khai tại phiên tòa không thể xem là “bí mật”. Ngoài ra, tác phẩm “Tổ ấm” của nhà báo Thuỷ Cúc không đề cập cụ thể đến tên của ông Trần Tiến Đức Với những nhận định tương tự như Toà án cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã tuyên buộc Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ và nhà báo Thủy Cúc phải đăng lời cải chính, xin lỗi ông Đức trên trang 4 Báo Tuổi Trẻ 1 kỳ. Đồng thời, Báo Tuổi Trẻ phải bồi thường cho ông Đức 250.000 đồng; NXB Trẻ bồi thường 500.000 đồng và nhà báo Thủy Cúc bồi thường 1 triệu đồng. Tuyên cấm lưu hành cuốn ký sự pháp đình có bài “Tổ ấm” khi tái bản. 2. Phân tích về mối quan hệ giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân và quyền tự do thông tin của báo chí 2.1 Trên quan điểm quyền tự do báo chí Theo khoản 2 điều 4 luật báo chí 1989 quy định về quyền tự so báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân thì công dân có quyền Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác 2 cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Cũng tại điều 5 của luật này quy định luôn về trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân trên báo chí là: “Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân ; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do”. Như vậy, pháp luật trao cho công dân quyền tự do báo chí khá rộng khắp và công dân hoàn toàn có quyền sử dụng quyền hạn của mình trong khuôn khổ loại trừ những điều không được thông tin trên báo chí tại điều 10 của luật này trong đó có việc Không được tiết lộ bí mật Nhà nước : bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và bí mật khác do pháp luật quy định; Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân. Xem xét trên quan điểm này thì luật báo chí không hề giới hạn gì đến quyền giữ bí mật hay công khai thông tin của cá nhân nên việc làm và quan điểm của nhà báo Thu Cúc không trái với quy định của luật điều chỉnh. Luật dân sự 2005 không phải là luật chuyên ngành nhưng lại ra đời sau luật báo chí 1989 đã có quy đinh về bí mật đời tư tại điều 38 rằng “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Song lại chưa có định nghĩa pháp lí nào về bí mật đời tư nên trên quan điểm của nhà báo Thu Cúc thông tin đã được trình bày tại tòa thì không còn là bí mật đời tư nữa, chính vì vậy là một công dân nhà báo Thu Cúc có quyền thực hiện quyền tự do báo chí của mình. Hơn nữa, bài viết của nhà báo không hề nhắc trực tiếp đến tên ông Đức nên không thể coi đó là xúc phạm ông, và cũng không có tiêu chí cụ thể nào khẳng định đó là sự xúc phạm. Bài viết “Tổ ấm” là ấn phẩm ký sự pháp 3 đình, không bôi nhọ danh dự, nhân phẩm cũng như bí mật riêng tư của ai – mà đó là nhiệm vụ của người cầm bút với cái tâm trong sáng thể hiện những thông tin đã công khai tại phiên toà chứ không phải là bí mật đời tư. Thông qua hiện thực khách quan, bài báo đã gửi đến bạn đọc một thông điệp. Ngoài ra bài viết đã được “gọt rũa” cẩn thận, đã viết tắt tên của những người liên quan 2.2 Trên quan điểm của quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trong vụ việc lần này đứng về phía ông Trần Tiến Đức , căn cứ vào những quy định của pháp luật tại điều 38 về quyền bí mật đời tư, theo đó “quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý”. Như vậy việc ông Đức yêu cầu báo tuổi trẻ cùng nhà báo Thủy Cúc bồi thường và đăng bài cải chính là hoàn toàn có cơ sở . Căn cứ vào điều 38 BLDS 2005 thì không có một ai được phép thông tin , tuyên truyền hình ảnh – những thông tin liên quan đến cuộc sống của ông TTĐ mà không được ông TTĐ cho phép . Kể cả đối với bản thân tòa án thì căn cứ vào BLTTDS tại khoản 3 điều 13 “Cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” , cơ quan xét xử - tòa án cũng phải đảm bảo những bí mật cá nhân của ông TTĐ , đặc biệt đây lại là một vụ án hôn nhân gia đình – không thể liên quan đến an ninh quốc gia cũng như ảnh hưởng đến trật tự công cộng . Đối với phía cơ quan báo chí , thì việc sử dụng những hình ảnh liên quan,những thông tin gợi mở, thậm chí tên viết tắt “TTĐ” khiến cho bất kì ai quen ông Đ đều nghĩ đến đây chính là ông Đ , gây ảnh hưởng đến cuộc sống của ông Đ và đặc biệt là không được ông Đ cho phép thì đây là một việc bất hợp pháp – chứ không phải chỉ bao gồm việc trực tiếp sử dụng tên và ảnh thật của ông Đ mới được tính vào việc xâm phạm hình ảnh , cũng như 4 thông tin – bí mật đời tư của cá nhân . Về bản thân những thông tin được ghi trong bài viết “tổ ấm” tuy căn cứ vào khoản 3 điều 8 nghị định 51/2002/NĐ-CP thì nhà báo được phép lấy tin và chụp ảnh tại phiên tòa công khai tuy nhiên tại khoản 3 và 4 điều 5 cũng nghị định này thì ta có thể thấy những thông tin trong bài viết “tổ ấm” được ghi lại dựa trên những thông tin của ông Đ mà ông Đ không cho phép , vụ việc của ông Đ cũng không thể coi là trọng án để ông nhà báo Thủy Cúc được phép tự tiện công bố thông tin của ông Đ như vậy , những gì nhà báo Thủy Cúc có thể đưa tin chỉ có thể là đưa tin về việc cuộc hôn nhân của ông Đ chấm dứt, chứ không được phép đưa tin về những thông tin riêng tư về cuộc sống ông Đ cùng vợ mà không được ông Đ cho phép. 2.3 Về mối quan hệ giữa quyền tự do báo chí và quyền giữ bí mật đời tư Có thể thấy mối quan hệ giữa hai lĩnh vực gây tranh cãi trên đây chính là “bí mật đời tư”. Một bên thì cho rằng Bí mật đời tư là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai” hoặc “là thông tin cần che giấu, chỉ để một số nhất định những người có liên quan được biết. Những thông tin được xác định là bí mật chỉ mang ý nghĩa tương đối. Dưới góc độ này hay đối với một bên thì nó có thể cần phải che đậy, giữ kín, nhưng dưới góc độ khác, đối với bên khác nó có thể không cần che giấu. Tính bí mật có được do những gì chứa đựng trong thông tin đó có liên quan đến một điều gì đó mà nếu để người không có nhiệm vụ biết thì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu, gây thiệt hại cho bên cần che giấu. Một bên khác lại cho rằng “bí mật đời tư có thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai.“Bí mật đời tư”có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó. Ví dụ: con ngoài giá thú, di chúc, 5 hình ảnh cá nhân, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…” Quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng liên quan mật thiết đến sự tự do của mỗi con người. Con người có sự tự do của mình, sự tự do đó không chỉ trong suy nghĩ mà còn trong cả các công việc mà họ làm. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu bản chất của con người là tự do, bản chất của pháp luật là hạn chế thì sự tự do của cá nhân luôn bị giới hạn bởi sự tự do của người khác. Điều đó có nghĩa rằng để thoả mãn quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư của cá nhân nói riêng thì quyền này phải được xem xét trong mối tương quan lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng. Sở dĩ như vậy, theo chúng tôi có rất nhiều tình huống, trường hợp về hành vi thì đó là sự xâm phạm bí mật đời tư, nhưng đặt trong mối tương quan với lợi ích công cộng thì hành vi đó lại là hành vi dễ dàng được chấp nhận và dĩ nhiên, điều đó sẽ không bị coi là trái pháp luật, không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư. Điều này cũng có thể hiểu không chỉ áp dụng đối với trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng…mà thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân có thể bị xâm phạm mà trong một số trường hợp còn có thể chịu ảnh hưởng của bởi chính các qui định của pháp luật có liên quan như qui định về tự do ngôn luận, tự do báo chí… 3. Nhận xét của nhóm Bộ luật dân sự 2005 chưa có định nghĩa rõ ràng về bí mật đời tư khiến cho việc xét xử các vụ việc liên quan của tòa án cũng như việc người dân thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền của cá nhân về bí mật đời tư còn gặp rất nhiều khó khăn. Các vụ việc nhiều khi đã được tòa giải quyết nhưng vẫn để lại dư luận vì chưa có những căn cứ pháp lý thật rõ ràng khi xét xử. Trên đây là vụ việc của ông Trần Tiến Đức có liên quan đến quyền tự do báo chí và quyền 6 nhân thân về bí mật đời tư. Thực tế, vụ kiện của ông Đức chỉ là một trường hợp điển hình cho thấy báo chí đưa những thông tin có tính chất xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân không phải là chuyện hiếm thấy, thậm chí phổ biến. Tuy nhiên, việc pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể và người dân cũng ý thức chưa đầy đủ về quyền lợi của mình nên chưa có những biện pháp bảo vệ thích đáng với quyền quan trọng này. Vụ việc trên đồng thời cũng chính là sự biểu hiện sự xung đột giữa quyền bí mật đời tư của cá nhân với quyền tự do thông tin, tự do báo chí. II. Sưu tầm và phân tích 1 vụ việc liên quan đến vi phạm điều kiện kết hôn 1. Tóm tắt vụ việc: Anh Bàn Văn Chuẩn kết hôn với chị Lương Thị Thuý được 5 năm và sinh một bé gái. Anh Chuẩn và gia đình muốn có con trai nhưng vì sức khoẻ của chị Thuý rất yếu nên không thể tiếp tục sinh con. Thời gian gần đây, qua công việc làm ăn, anh Chuẩn quen biết và có tình cảm với cô Lan. Anh Chuẩn không giấu cô Lan việc mình đã có vợ con nhưng do hai bên chung sống như vợ chồng, cô Lan lại đã có thai với anh Chuẩn nên cô Lan yêu cầu anh Chuẩn bằng mọi cách phải đăng ký kết hôn với mình. Để được kết hôn với cô Lan, anh Chuẩn đã sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của em trai mình là người còn độc thân để đăng ký kết hôn. Ngày 30/8/2006, khi anh Chuẩn và cô Lan đến đăng ký kết hôn tại UBND phường, cán bộ tư pháp không biết nên đã đồng ý cho anh Chuẩn và cô Lan kết hôn, sau đó chị Thúy và gia đình phát hiện hành vi khuất tất của anh Chuẩn và yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giữa anh Chuẩn và cô Lan. 2. Xác định hành vi vi phạm pháp luật của các bên. - Xác định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của anh Chuẩn: 7 Trong vụ việc nói trên, anh Chuẩn đã cùng lúc thực hiện 2 hành vi vi phạm hành chính, đó là: + Hành vi sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của em trai để đăng ký kết hôn vi phạm quy định về đăng ký kết hôn. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hộ tịch nên cần áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP để xử lý. Hình thức xử phạt được áp dụng là phạt tiền, với mức phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. + Hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật với chị Lan bị phát hiện nhưng hành vi chung sống như vợ chồng với chị Lan trong khi anh Chuẩn đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp với chị Thuý là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là việc người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Do đó, căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thì UBND phường cần áp dụng hình thức phạt tiền với mức phạt từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng để xử phạt anh Chuẩn. - Xác định và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cô Lan Cô Lan biết rõ việc anh Chuẩn đã có vợ con nhưng vẫn đăng kí kết hôn với anh Chuẩn, do đó, cô Lan cũng đã thực hiện hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Hành vi của cô Lan chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên có tính chất là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. UBND phường cần căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 8 số 87/2001/NĐ-CP để xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền đối với cô Lan, với mức phạt từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng và buộc cô Lan phải chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật với anh Chuẩn. 3. Hậu quả pháp lý và hướng giải quyết hậu quả pháp lý trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn Trong trường hợp này Tòa án sẽ tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Chuẩn và chị Lan vì đã vi phạm Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về một trong những trường hợp bị cấm kết hôn là “Cấm kết hôn với những người đang có vợ hoặc chồng” Đối với trường hợp hủy việc kết hôn thì sẽ có những hậu quả pháp lý được quy định tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình như sau: 1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ, chồng. 2. Quyền lợi của các con được hưởng giải quyết như trường hợp cha mẹ li hôn. 3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên, ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con. Từ việc phát sinh những hậu quả pháp lý sau khi Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật dẫn đến những vấn đề cần giải quyết là: Quan hệ nhân thân, quan hệ giữa cha mẹ và con và việc phân chia tài sản. 4. Hiện trạng thực tế hiện nay và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề nay 9 4.1. Thực trạng vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình của Việt Nam - Kết hôn với những người đang có vợ hoặc có chồng Theo pháp luật Việt Nam thì một người đã có vợ hoặc có chồng nhưng vợ hoặc chồng đã chết thì được kết hôn với người khác. Sự kiện một người chết có thể hiểu theo hai ý: đó là chết sinh học và chết pháp lý. Điều cần lưu ý ở đây chính là trường hợp chết pháp lý, tức là một người bị Tòa án tuyên bố chết nhưng sau đó lại trở về. Một trường hợp nữa vẫn tồn tại ở Việt Nam đến tận bây giờ đó là những quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày Nghị quyết số 76 ngày 25 tháng 3 năm 1977 của Quốc hội về việc "Thống nhất pháp luật giữa hai miền Nam Bắc" và công nhận một số ít trường hợp quan hệ đa thê đối với những cán bộ miền nam tập kết ra bắc mà lấy lại vợ hoặc chồng khác trong những trường hợp này, pháp luật cần được vận dụng một cách linh hoạt. - Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về đăng ký kết hôn Điểm mới nổi bật của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đó là: các quy định về việc đăng ký kết hôn đã cụ thể hơn và mang tính ràng buộc cao hơn.Đăng ký kết hôn là một nghi thức bắt buộc, chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn cho họ thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng. Về thẩm quyền đăng ký kết hôn cũng được quy định rõ theo Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ - CP của Chính phủ: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Như vậy có thể nhận xét về tình trạng kết hôn vi phạm điều kiện đăng ký hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Và những vi phạm đó thường là chỉ được phát hiện khi hai bên có yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án. Điều đó chứng tỏ, những vi phạm này là những vi phạm rất khó nhận biết, tuy không ảnh hưởng nhiều đến quyền 10 và lợi ích của các bên nhưng lại gây khó khăn cho các cơ quan quản lý hộ tịch trong việc xác định quan hệ hôn nhân, tình trạng hôn nhân của các công dân 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này: - Các giải pháp lập pháp + Cần sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 theo hướng quy định việc pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng của những cặp vợ chồng kết hôn bất hợp pháp kể từ khi họ có quan hệ bất hợp pháp đó, chứ không phải kể từ khi có quyết định của Tòa án. + Trong những quy định về xử phạt hành chính khi có những vi phạm về kết hôn trái pháp luật. Theo Tại nghị định số 87/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 Về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình cần phải tăng mức xử lý lên cho phù hợp với những thay đổi chung của toàn xã hội. - Giải pháp trong việc áp dụng pháp luật + Thay đổi phương thức quản lý từ hộ gia đình sang quản lý cá nhân theo chứng minh thư nhân dân nhằm quản lý tốt hơn về tình trạng hôn nhân của mỗi chủ thể trong xã hội. + Pháp luật cần đặt ra chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà. + Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật tới các tỉnh miền núi kết hợp với việc đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Phùng Trung Tập, “Bí mật đời tư bất khả xâm phạm”, Tạp chí luật học, số 6/1996 2. Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Lê Đình Nghị, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008 3.http://www.baothuathienhue.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.asp x?NewsID=1-0-36333 12 4.http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/V iew_Detail.aspx?ItemID=632&LanID=828&TabIndex=1 5. Giáo trình Luật Hôn Nhân và Gia Đình trường Đại Học Luật Hà Nội 6. Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 7. Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000, năm 1959, năm 1986 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan