Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Sưu tầm 02 vụ việc để phân tích về giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân tron...

Tài liệu Sưu tầm 02 vụ việc để phân tích về giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích cộng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của ngư

.DOC
7
97
91

Mô tả:

Đề bài: Sưu tầm 02 vụ việc để phân tích về giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích cộng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đưa ra bình luận, kiến nghị của nhóm Bài làm. I. Nêu vụ việc 1.Tình huống thứ nhất Một cô gái ở An Giang vốn làm nghề mại dâm đã lâu, do đó ở địa phương mà cô ta đang sinh sống ai cũng biết chuyện này. Tháng 5/2009, cô đến cơ sở y tế để khám bệnh, tại đây người ta đã phát hiện cô bị nhiễm HIV. Khi biết tin, cô “ trả thù đời” bằng cách quan hệ với rất nhiều người đàn ông không lấy tiền và không yêu cầu họ phải có biện pháp bảo vệ nào. Cơ sở y tế biết được điều này và họ đã thông báo về địa phương nơi cô A sinh sống và hành nghề việc cô bị nhiễm HIV. 2.Tình huống thứ 2 Ngày 15/3/2011, lợi dụng sơ hở của chủ nhà, A đã lẻn vào nhà lấy trộm một máy tính xách tay trị giá 15 triệu đồng, nhưng không bị phát hiện. Vui mừng vì điều đó, A đã “khoe” chiến tích này với người bạn thân là B và yêu cầu B phải giữ bí mật điều đó. Ngày 16/3/2011, B đã lên công an phường tố giác hành vi phạm tội của A, sau đó, A bị bắt giữ và xử lý hình sự về tội Trộm cắp tài sản. II. Giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích cộng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Con người là thực thể của tự nhiên và là chủ thể của các quan hê ̣ xã hô ̣i. Các quyền của con người đã được công ước quốc tế và luâ ̣t pháp của môi nước quy định, bảo vê ̣ và các quy định đó là cơ sở để con người sống và hành đô ̣ng không trái pháp luâ ̣t, không trái đạo đức xã hô ̣i và không trái quy luâ ̣t của tự nhiên.Vấn đề đời tư của con người có mối quan hê ̣ với nền đạo đức chính thống và pháp luâ ̣t. Quyền đối với bí mâ ̣t đời tư là quyền nhân thân bất khả xâm phạm của công dân. Tuy nhiên không có gì là tuyệt đối cả, với vai trò là chủ thể quản lý xã hội, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích cho các cá nhân, thì nhà nước cũng phải tính đến lợi ích của cộng đồng, lợi ích nhà nước và lợi ích của cả xã hội. Và nó luôn là như vậy. Công dân có quyền làm tất cá những điều mà pháp luật không 1 cấm. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định rằng việc thực hiện quyền của công dân không ảnh hưởng đến lợi ích của ngưới khác, lợi ích công cộng, và lợi ích nhà nước. Chính vì vậy, mặc dù quyền bí mật đời tư của công dân là bất khả xâm phạm song không phải không có ngoại lệ. BLDS 2005 cũng quy định trong những trường hợp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì bí mật đời tư của một cá nhân có thể bị công bố. Mặc dù luật không quy định cụ thể song có thể hiểu trong trường hợp này, nếu không công khai bí mật đó ra sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng. Vì vậy, theo quan điểm của nhóm, giới hạn của quyền đối với bí mật đời tư chính là nằm ở mối liên quan giữa bí mật đó với quyền và lợi ích của những người khác, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của nhà nước. Những thông tin nằm trong đối tượng được bảo vệ quyền đối với bí mật đời tư phải là những thông tin khi giữ bí mật thì không quyền lợi của ai bị xâm phạm cả. Còn thông tin mà khi giữ bí mật sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thì không được bảo vệ. Ví dụ: những thông tin về tổ chức phản động, chống phá nhà nước, thông tin về các tội phạm,…phải coi những thông tin này không phải là bí mật đời tư, vì vậy, việc công khai các thông tin đó không có vi phạm gì cả. Nhà nước luôn đảm bảo hài hòa hóa lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội. Vì vậy, nếu môi cá nhân thực hiện quyền của mình và tôn trọng quyền của những người khác thì pháp luật cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho mình. Còn nếu lúc nào cũng chỉ bảo vệ quyền lợi của mình, không tôn trọng quyền của chủ thể khác thì cũng sẽ không nhận được sự bảo vệ từ pháp luật. Chính vì vậy, giới hạn của quyền đối với bí mật đời tư trong mối liên quan đến quyền , lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp người khác thì quyền và lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác luôn được ưu tiên bảo vệ hơn so với quyền đối với bí mật đời tư. III. Bình luận, kiến nghị của nhóm 1. Bình luận Cả 2 trường hợp đều có một câu hỏi đặt ra rằng : Liệu việc cô A “quan hệ” với nhiều người dù với mục đích lây truyền HIV và hành vi trộm cắp của anh A có được coi là những bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ hay không trong khi cả 2 hành vi đều có đủ 2 3 đặc tính của bí mật đời tư đó là :được giữ kín, không công khai, cá nhân không muốn bị tiết lộ?  Vụ việc thứ nhất: có thể thấy hành vi cố ý lây nhiễm HIV cho nhiều người với mục đích “trả thù đời” Theo quy định của Luật phòng chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 2006, thì công khai tên, địa chỉ của người bị nhiếm HIV/AIDS hoặc tiết lộ cho người khác biết được một người bị nhiếm HIV, khi chưa được sự đồng ý của họ là một trong những hành vi bị cấm.( khoản 5, điều 8). Như vậy có thể coi, đối với người bị nhiễm HIV, dưới góc độ là quyền nhân thân thông tin về bệnh tật của mình là bí mật đời tư, cơ sở y tế không được phép công khai. Dưới góc độ của pháp luật dân sự, hành vi của cơ sở y tế khi công bố thông tin cô gái bị nhiễm HIV là đã vi phạm quyền đối với bí mật đời tư của cô gái. Tức là có sự vi phạm quyền nhân thân trong trường hợp này. Tuy nhiên cô gái lại có hành vi qua lại với nhiều người, gây ra nguy cơ lây nhiễm cho họ. Không bàn tới hành vi của những người đàn ông ấy là đúng hay sai, nhưng rõ ràng cô gái biết hành vi của mình có thể làm người khác lây nhiếm HIV, nhưng vẫn cố tình làm, hơn nữa lại đối với rất nhiều người. Vì vậy quan điểm của nhóm cho rằng, hành động công khai cô gái bị nhiễm HIV của cơ sở không vi phạm quyền đối với bí mật đời tư. Bời cơ sở y tế đã xuất phát từ lợi ích của những người khác không biêt cô gái bị bệnh. Nếu không công khai thông tin này sẽ có thêm nhiều người nữa bị lây bệnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe., trong khi cô gái lại cố tình để cho nhiều người mắc bệnh. Khi công khai thông tin này ra mọi người sẽ có các biện pháp để bảo vệ mình. Tuy nhiên, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, vì vậy hành vi của cơ sở y tế khó mà có thể khẳng định là đúng hay sai. Nhưng theo quan điểm của nhóm thì hành vi này là đúng. Vì nó xuất phát từ lợi ích người khác. Hành vi này khác với trường hợp cô gái biết mình bị bệnh nên không làm nghề đó nữa, nhưng cơ sở y tế lại công khai thông tin để cho mọi người biết với lý do để bảo vệ người khác. Điều này là không có căn cứ.  Vụ việc thứ hai: hành vi của A đã cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 bộ luật hình sự nên việc B tố giác A với công an ,theo một khía cạnh thì chỉ là hành vi tuân theo pháp luật mà thôi. Thông tin mà A kể cho B nghe, mặc dù chỉ có 2 người biết, và A yêu cầu B giữ bí mật, nhưng hành vi trộm cắp tài sản của A đã xâm phạm tới tài sản của công dân, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ. Dưới góc độ luật dân sự, 3 thông tin của A không được coi là bí mật đời tư, vì việc giữ kín thông tin đó ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích của công dân. Vì vậy, B không có hành vi xâm phạm bí mật đời tư, hơn thế nếu B không khai báo với công an thì hành vi của B có thể cấu thành tội không tố giác tội phạm. Như vậy trong cả 2 trường hợp , hành vi tố giác /báo cáo của cơ sở y tế và anh B đều đã đem lại những kết quả tích cực có thể thấy được là : - Ngăn chặn chị A để từ đó chấm dứt việc những người đàn ông ham sắc bị lây truyên HIV cho bản thân và nguy hiểm hơn từ đó là lây truyền cho những người khác trong gia đình và xã hội . - Hành vi trộm cắp của anh A bị phơi bày và bị xử phạt theo đúng pháp luật cũng như bảo vệ quyền sở hữu với tài sản của người bị mất trộm. Từ những phân tích trên có thể thấy, pháp luật cần có những quy định rõ ràng khi bí mật của cá nhân mà ảnh hưởng tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác thì việc một cá nhân nào đó công khai thông tin đó ra sẽ là có hay không được coi là vi phạm đến bí mật đời tư cá nhân, trong những trường hợp cụ thể nào. Quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư nói riêng liên quan mật thiết đến sự tự do của môi con người. Con người có sự tự do của mình, sự tự do đó không chỉ trong suy nghĩ mà còn trong cả các công việc mà họ làm. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hiểu bản chất của con người là tự do, bản chất của pháp luật là hạn chế thì sự tự do của cá nhân luôn bị giới hạn bởi sự tự do của người khác. Điều đó có nghĩa rằng để thoả mãn quyền nhân thân nói chung, quyền bí mật đời tư của cá nhân nói riêng thì quyền này phải được xem xét trong mối tương quan lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng. Sở dĩ như vậy, vì có rất nhiều tình huống, trường hợp về hành vi thì đó là sự xâm phạm bí mật đời tư, nhưng đặt trong mối tương quan với lợi ích công cộng thì hành vi đó lại là hành vi dễ dàng được chấp nhận và dĩ nhiên, điều đó sẽ không bị coi là trái pháp luật, không bị coi là xâm phạm bí mật đời tư. Điều này cũng có thể hiểu không chỉ áp dụng đối với trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng…mà thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân có thể bị xâm phạm mà trong một số trường hợp còn có thể chịu ảnh hưởng của bởi chính các qui định của pháp luật có liên quan như quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí… Như vậy, việc quy định giới hạn quyền bí mật đời tư là cần thiết và rất thực tiễn. Điều đó tránh được những tình huống kẻ gian lợi dụng quyền bí mật đời tư cuả mình để làm những việc phạm pháp. Trong điều tra một số loại tội phạm đặc biệt như tham nhũng, hối lộ thì quy định này lại càng cần thiết, bởi vì những loại tội phạm này ít biểu hiện cấu thành ra bên ngoài nên rất khó phát hiện bằng các phương pháp điều tra thông 4 thường, các cán bộ điều tra khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì họ sẽ xâm nhập vào hệ thống thư tín, điện thoại và thư điện tử để thu thập tài liệu làm chứng cứ đưa tội phạm ra truy tố trách nhiệm hình sự. Như vậy, trong những trường hợp trên việc xâm phạm “bí mật đời tư” lại giúp không những khai trừ tội phạm mà còn mang lại ích lợi cho cộng đồng, cho quyền và lợi ích của cá nhân. 2. Kiến nghị về giới hạn quyền bí mật đời tư của cá nhân trong mối liên quan đến lợi ích cộng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trong tất cả các quyền con người, có lẽ quyền bí mật đời tư là khó định nghĩa nhất. Các định nghĩa về quyền bí mật đời tư rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia và nền văn hóa. Ở nhiều nước, khái niệm này đã được hợp nhất với khái niệm bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó sự riêng tư chính là việc quản lý thông tin cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tư thường xuyên được xem như là một cách để hướng dẫn xã hội hạn chế can thiệp vào công việc của cá nhân Bí mật đời tư là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của cá nhân, được pháp luật quy định và bảo vệ. Vậy thế nào được coi là bí mật đời tư thì pháp luật Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ ràng về phạm vi của khái niệm “bí mật đời tư”. Điều 34 Bộ Luật Dân Sự 1995 chỉ quy định như sau: “1- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của người khác. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thong tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”. 5 Mặc dù qua cụm từ “Bí mật đời tư” chúng ta có thể hiểu phần nào khái niệm này. Khái niệm này thể được hiểu là những gì gắn với nhân thân con người, là quyền cơ bản. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình, tên gọi, con cái, các mối quan hệ… gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho người khác biết. Những bí mật đời tư này chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. Ngoài ra “Bí mật đời tư” có thể hiểu là “chuyện trong nhà” của cá nhân nào đó, liên quan đến cuộc sống gia đình của họ ngoài công việc. Vì vậy pháp luật dân sự cần có những điều luật quy định rõ hơn về bí mật đời tư để từ đó xác định được giới hạn của khái niệm này đến đâu. Từ đó mới có thể dễ dàng xác định các hành vi vi phạm. Với nhiều cách hiểu như trên, khái niệm này còn quá chung chung. Thêm vào đó, các trường hợp mà cá nhân tổ chức được phép khai thác thông tin đời tư cá nhân theo như luật quy định còn quá hẹp. Pháp luật cần quy định cụ tể trường hợp nào được phép công khai thông tin bí mật của người khác. Nếu chỉ quy định dừng lại ở việc “theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền” thì quá chung chung, khó mà có thể áp dụng trên thực tiễn. Hơn nữa cơ quan có thẩm quyền là những cơ quan nào?? Ngoài ra khi một cá nhân chết, thì người thân của họ có quyền công khai bí mật đời tư của họ hay không, khi mà pháp luật lại quy định người khác muốn công khai thông tin của người đã chết thì phải hỏi ý kiến của người thân, người đại diện của họ???. và như trong tính huống đầu tiên nếu như để ngăn chặn một hành vi phạm tội nguy hiểm hay bảo đảm an toàn cho những người khác thì việc công khai thông tin của họ có được coi là xâm phậm bó mật đời tư hay không?? Tất cả những vướng mắc này, pháp luật cần phải quy định cụ thể. Cuối cùng, về việc bồi thường thiệt hại và xử lý vi phạm, theo em pháp luật cần phải điều chỉnh các mức bồi thường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay cũng như tính toán đến những thiệt hại mà người bị xâm phạm phải hứng chịu khi các bí mật đời tư bị phát tán. Ví dụ như một ca sĩ hay diễn viên mất hợp đồng quảng cáo vì những lùm xùm trên mặt báo xâm hại đời tư của họ và qua đó thiệt hại một khoản thu 6 nhập nhất định. Những thiệt hại và bồi thường này cần thiết phải được pháp luật quy định rõ ràng. Như vậy, rõ ràng quyền bí mật đời tư là một quyền cơ bản của con người, quyền này là nền tảng để tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị khác như quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Nó đã trở thành một trong những quyền con người quan trọng nhất của thời hiện đại. Các vấn đề về quyền bí mật đời tư đã được Liên hiệp quốc công nhận là quyền con người cần được bảo vệ. Các nước phát triển đã ban hành đạo luật về quyền bí mật đời tư hoặc các văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của con người. Đối với Việt Nam, những vấn đề về quyền bí mật đời tư cần được nghiên cứu đầy đủ để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định pháp lý cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền riêng tư theo đúng quy luật phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Một quan hệ xã hội phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều ngành luật, nếu quy định không rõ ràng sẽ gây ra sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật. Một khi pháp luật có sơ hở, Khi đó, họ sẽ dùng chính các quy định của pháp lkật để “lách” luật. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan