Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Sự tương thích của pháp luật việt nam với công ước lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em ...

Tài liệu Sự tương thích của pháp luật việt nam với công ước lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hơp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế

.DOC
8
68
127

Mô tả:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Pháp luật Việt Nam và Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế 1. Các văn bản pháp luật quốc gia Những văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này có thể được kể đến, đó là: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐCP; Thông tư 07/2002/TT-BTP của Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định 68. Và hiện nay, văn bản đang điều chỉnh trực tiếp vấn đề nuôi con nuôi, và cũng là văn bản quan trọng nhất, chính là Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định số 19/2011/NĐCP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi. 2. Các điều ước quốc tế song phương Ngày 01/02/2000 nước ta đã kí với Cộng hòa Pháp Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi (HĐHTNCN). Đây là điều ước quốc tế song phương đầu tiên trong lĩnh vực nuôi con nuôi mà Việt Nam kí kết với các nước. Sau Pháp, Việt Nam đã tích cực tiến hành đàm phán và kí kết một loạt các HĐHTNCN với các nước, đến nay VN đã kí 16 HĐHTNCN với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Cộng hòa Pháp, Vương quốc Đan Mạch, Cộng hòa Ailen, Vương quốc Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sĩ... Đến thời điểm này thì HĐHTNCN giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Ailen và Thụy Điển đã chấm dứt hiệu lực. Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được đề cập trong các Hiệp định tương trợ tư pháp (đã ký kết 18 Hiệp định), các Hiệp định lãnh sự (đã ký kết 17 Hiệp định). 3. Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế Công ước Lahaye 1993 được thông qua ngày 29/5/1993 tại Lahaye (Hà Lan) và có hiệu lực từ ngày 01/5/1995. Ngày 7/12/2010, được ủy quyền của Chính phủ nước CHXHCNVN, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN tại Vương quốc Hà Lan – Huỳnh Minh Chính, đã ký Công ước Lahaye về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước CHXHCNVN ra Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN phê chuẩn toàn văn Công ước và Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/02/2012. Tính đến năm 2012, đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước. Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế bao gồm lời nói đầu, 7 Chương và 48 Điều. Quy định những nội dung cơ bản sau: Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay (7 nguyên tắc); Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con 1 nuôi; Thành lập Cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế; Tổ chức được chỉ định; Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi; Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. II. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hơp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế 1. Những quy định tương thích 1.1. Về nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay về nuôi con nuôi được coi là những quy định bắt buộc có giá trị ràng buộc chung đối với tất cả các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc đó được đề cập trong phần đầu tiên của Công ước, bao gồm cả các nguyên tắc được công nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20/11/1989 và Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và phúc lợi trẻ em, Chỉ dẫn đặc biệt về việc bảo trợ, nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài (Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ số 41/86 ngày 3/12/1986). Các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận, bao gồm: Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em; mọi chính sách pháp luật đều phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền của trẻ em; Tôn trọng quyền ưu tiên đối với trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc; Nếu vì lý do nào đó mà trẻ em không được cha mẹ đẻ chăm sóc thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ trẻ em và xem xét tất cả những giải pháp khác nhau để trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại quốc gia mình; nếu các giải pháp này không thực hiện được thì có thể tìm kiếm giải pháp thay thế như nuôi coi nuôi, giám hộ hoặc chăm sóc ở trung tâm bảo trợ xã hội; Chỉ cho phép những người ngoài gia đình ruột thịt của trẻ em nhận trẻ em làm con nuôi, nếu không có khả năng tìm thấy một nơi ở phù hợp cho trẻ em ngay từ gia đình gốc của mình; Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh đầy đủ quan hệ cha mẹ và con theo pháp luật; Ưu tiên thu xếp cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc chắn không thể tìm được gia đình thay thế cho trẻ em ngay tại nước mình; Nghiêm cấm mọi việc thu lợi bất minh từ việc cho trẻ em làm con nuôi; mọi hành vi lạm dụng và buôn bán trẻ em phải bị xử lý nghiêm minh. Điều 4 Luật nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được thực hiện theo nguyên tắc sau, và phù hợp với các nguyên tắc của Công ước: “1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. 2. Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và 2 đạo đức xã hội. 3. Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ, pháp luật Việt Nam còn đưa ra nguyên tắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ, cụ thể tại Điều 5 Luật nuôi con nuôi. 1.2. Về điều kiện người nhận nuôi con nuôi Điều 2 Công ước quy định điều kiện đối với người nhận nuôi được áp dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi thường trú tại các quốc gia thành viên khác nhau mà không áp dụng khi trẻ em và cha mẹ nuôi cùng thường trú tại một quốc gia thành viên, cũng như cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia không phải thành viên Công ước và ngược lại. Công ước quy định việc nuôi con nuôi chỉ được chấp nhận đối với người xin nhận con nuôi là một cặp vợ chồng hoặc một người đã hoặc chưa thành hôn; mọi trường hợp nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con, không phụ thuộc vào quan hệ của trẻ em đã cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ đã chấm dứt hay chưa. Theo Điều 4, cơ quan có thẩm quyền để xác nhận điều kiện đối với cha mẹ nuôi tương lai để đươc nhận nuôi trẻ em là cơ quan có thẩm quyền của nước nhận. Nuóc nhận có trách nhiệm xác nhận cha mẹ nuôi tương lai có đủ tư cách và thích hợp để nuôi con nuôi, đảm bảo rằng cha mẹ nuôi tương lai đã được tham vấn ở mức độ cần thiết và xác nhận trẻ em được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại quốc gia đó. Phù hợp với quy định của Công ước, pháp luật Việt Nam quy định: người nhận nuôi có thể là một người hoặc hai, vợ chồng. Nếu là hai vợ chồng thì phải có hôn nhân hợp pháp và khác giới tính (Điều 36 Nghị định 68). Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định điều kiện đối với người nhận nuôi. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiẹn theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi: “a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt”. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện trên và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú (Điều 29 Luật nuôi con nuôi). Như vậy, pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc luât nơi thường trú và luật Việt Nam để điều chỉnh điều kiện của người nhận nuôi. Theo khoản 1 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, người nước ngoài phải thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam mới được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 1.3. Về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi 3 Các yêu cầu về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định ở chương IV của Công ước. Các quy định này được xây dựng theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính và hạn chế tối đa các trường hợp trẻ em vô gia cư. Pháp luật, về cơ bản cũng tương thích với các quy định tương ứng trong Công ước. Về thủ tục nộp hồ sơ, tại Điều 14 Công ước thì người thường trú ở một quốc gia thành viên (nước nhận) muốn xin nhận trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên khác (nước gốc) thì phải liên hệ với cơ quan trung ương có thẩm quyền của nước nhận. Đây là quy định có tính bắt buộc. Tuy nhiên, đơn xin phép nuôi con nuôi không nhất thiết phải nộp tại cơ quan trung ương mà có thể nộp tại cơ quan nhà nước khác hoặc cho một tổ chức được chỉ định tại nước nhận nếu pháp luật cho phép. Theo Luật nuôi con nuôi, toàn bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi được nộp tại Cục con nuôi. Trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục con nuôi. Trường hợp nhận con nuôi không đích danh thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của Điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan lãnh sự của nước đó tại Việt Nam. Về trình tự, thủ tục để nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cơ quan trung ương nước nhận có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện để được nhận con nuôi, nếu những người xin con nuôi đáp ứng các điều kiện và thích hợp để nuôi con nuôi thì cơ quan này phải làm một báo cáo bao gồm những thông tin về người xin nhận con nuôi và sự phù hợp để nuôi con nuôi, về khả năng đảm bảo việc nuôi con nuôi quốc tế cũng như các đặc điểm của trẻ em mà họ thấy thích hợp để nhận nuôi. Báo cáo đó phải được chuyển cho cơ quan trung ương của nước gốc. Sau khi nhận báo cáo của cơ quan trung ương nước nhận, cơ quan trung ương nước gốc nếu nhận thấy trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi thì lập một báo cáo bao gồm những thông tin về trẻ em, về khả năng được cho làm con nuôi và về những nhu cầu đặc biệt của các em, xác nhận rằng việc cho trẻ em làm con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; và chuyển báo cáo này cho cơ quan trung ương nước nhận cùng bằng chứng về sự đồng ý cần thiết đã có được và những lý do xác nhận việc giới thiệu trẻ em. Công ước công nhận quyền quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi của nước gốc: nếu nước gốc nhận thấy rằng việc nuôi con nuôi này không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc trái với chính sách của mình thì có quyền từ chối việc nuôi con nuôi này. Néu việc đưa trẻ em đi làm con nuôi không được thực hiện thì các báo cáo nói trên sẽ phải được gửi trả cho các cơ quan đã gửi những báo cáo đó. Trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi, cơ quan trung ương của cả hai nước có trách nhiệm áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để trẻ em được phép xuất 4 cảnh nước gốc, nhập cảnh và thường trú tại nước nhận. Các cơ quan này phải thông báo cho nhau về quá trình cho nhận con nuôi và các biện pháp cần áp dụng để hoàn tất quá trình đó, cũng như về sự tiến triển của việc thu xếp cho nhận con nuôi nếu một giai đoạn thử thách là cần phải có. Điều 21 Công ước quy định trong trường hợp việc nuôi con nuôi được thực hiện sau khi trẻ em được đưa đến nước nhận và nếu cơ quan trung ương của nước này cho rằng việc để cho cha mẹ nuôi tương lai tiếp tục chăm sóc các em không vì lợi ích tốt nhất của các em thì cơ quan này phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các em, có tính đến tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em và trẻ em phải được tham khảo ý kiến, trường hợp cần thiết thì phải có sự đồng ý của trẻ em. Đối chiếu những quy định trên của Công ước với quy định của pháp luật Việt Nam cho thấy về cơ bản, các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi theo các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam khá tương thích với các quy định của Công ước Lahaye năm 1993. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có đầy đủ các quy định cần thiết để bảo đảm đúng yêu cầu về trình tự, thủ tục giải quyết vệc nuôi con nuôi theo đúng chuẩn mực Công ước như: chưa có quy định đảm bảo đầy đủ quyền quyết định của Cục con nuôi với tư cách là cơ quan trung về nuôi con nuôi quốc tế. 2. Những quy định còn chưa tương thích 2.1. Về điều kiện người được nhận nuôi Theo Điều 3 Công ước Lahaye thì người được nhận nuôi là trẻ em dưới 18 tuổi. Theo hướng dẫn của Ủy ban thường trực Công ước Lahaye thì quy định này chỉ nhằm mục đích xác định phạm vi áp dụng của Công ước chứ không có ý tạo lập độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi; tức nếu nước gốc cho trẻ em làm con nuôi ở độ tuổi thấp hơn, ví dụ như 15 tuổi thì pháp luật nước gốc sẽ được áp dụng mà không tính đến Điều 3 Công ước. Theo pháp luật Việt Nam, Điều 8 Luật nuôi con nuôi, người được nhận làm con nuôi là: “1. Trẻ em dưới 16 tuổi. 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây :a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi”.Nhận thấy, phạm vi trẻ em có thể được nhận làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam hẹp hơn so với công ước Lahaye. Trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi và một số trường hợp nhỏ từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mới có thể được nhận làm con nuôi trong khi theo công ước Lahay thì người có thể được nhận làm con nuôi là người dưới 18 tuổi. Nên chăng cần mở rộng phạm vi trẻ em có thể được làm con nuôi theo pháp luật Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác việc quy định trẻ em từ 16 đến dưới 18 tuổi có thể được làm con nuôi sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bởi phần lớn trẻ em trong độ tuổi này ở nước ta khó có thể tìm được một công việc ổn định để tự 5 nuôi sống bản thân, việc phải bươn chải kiếm sống quá sớm có thể khiến các em dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào con đường phạm pháp. 2.2. Về thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi Điều 6 Công ước quy định các nước nhận và nước gốc phải chỉ định một cơ quan trung ương có thẩm quyền để thực hiện việc cho – nhận con nuôi quốc tế, cơ quan này không chỉ là đầu mối về thông tin mà còn quyết định việc cho – nhận con nuôi quốc tế. Theo Điều 8, Điều 9 Công ước, cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế có nghĩa vụ áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc với sự giúp đỡ của các cơ quan công quyền, tất cả các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp việc thu lợi bất hợp pháp từ việc nuôi con nuôi; thu thập, lưu giữ và trao đổi thông tin liên quan đến trẻ em và cha mẹ nuôi tương lai... Như vậy, về mặt quốc tế, cơ quan trung ương có chức năng hợp tác với cơ quan trung ương của các nước ký kết khác và thúc đẩy sự hợp tác giữa những nhà chức trách có thẩm quyền của các quốc gia đó. Công ước Lahaye cũng quy định các quốc gia thành viên có thể thành lập hoặc cho phép tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi (gọi là tổ chức đươc ủy quyền). Theo pháp luật Việt Nam, Cục con nuôi thuộc Bộ tư pháp được coi là cơ quan trung ương về nuôi con nuôi. Đến nay, chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của Cục Con nuôi được quy định trong Quyết định số 2278/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ tư pháp ngày 4/12/2008. Theo đó, Cục Con nuôi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam theo các Điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực nuôi con nuôi; giải quyết các việc về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, cần có biện pháp tăng cường năng lực, biên chế và quyền hạn của Cục Ccn nuôi để ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của Công ước. Hiện tại, Cục con nuôi có nhiệm vụ quản lý việc nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài trên phạm vi toàn quốc, đồng thời là cơ quan tác nghiệp giải quyết hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định cuối cùng lại thuộc về UBND cấp tỉnh nơi trẻ em thường trú (Điều 9 Luật nuôi con nuôi: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng kí việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”. Có nhiều trường hợp, Bộ tư pháp đã hoàn tất các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi nhưng cuối cùng UBND cấp tỉnh lại không ra quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi, hoặc thời hạn chờ đợi để ra quyết định ở địa phương là rất lâu. Điều này có ảnh hưởng đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nhất là đối với những trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt. Bộ Tư pháp chưa chủ động quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em. 6 Như vậy, có thể nhâ ̣n thấy là ở Viê ̣t Nam có nhiều cơ quan tham gia vào viê ̣c giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cục con nuôi thuô ̣c Bô ̣ tư pháp với tư cách là cơ quan trung ương về con nuôi quốc tế của Viê ̣t Nam chưa phát huy được chức năng của mình, chưa có đầy đủ khả năng và thẩm quyền cần thiết giống như ở các nước thành viên Công ước Lahaye. Trên thực tế, Cục con nuôi mới chỉ thực hiê ̣n chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi và tham gia mô ̣t số khâu trong quá trình giải quyết hồ sơ mà chưa được trao quyền quyết định viê ̣c cho nhâ ̣n con nuôi. Cục con nuôi chưa xứng tầm với cơ quan trung ương theo Công ước Lahaye. Để tăng cường vị thế, vai trò của cơ quan trung ương của Viê ̣t Nam khi tham gia Công ước Lahaye, Cục con nuôi phải được tăng thẩm quyền, kiê ̣n toàn tổ chức và hoạt đô ̣ng. Thêm nữa, hình thức về tổ chức ủy quyền cũng chưa được quy định trong các văn bản pháp luật, mặc dù không có quy định cấm. 2.3. Về hệ quả pháp lý Tại Điều 26 và Điều 27, Công ước Lahaye ghi nhận hệ quả việc nuôi con nuôi bao gồm công nhận mối quan hệ pháp lí giữa cha mẹ – con, trách nhiệm của cha mẹ nuôi đối với trẻ em, công nhận việc cắt đứt hay không mối liên hệ tồn tại trước đó giữa đứa trẻ và cha mẹ đẻ theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc nuôi con nuôi. Trong các hệ quả pháp lí nêu trên thì nội dung quan trọng nhất là xác định việc chấm dứt hay không chấm dứt quan hệ giữa đứa trẻ với cha mẹ đẻ tương ứng với hai hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn và nuôi con nuôi đơn giản phụ thuộc vào quy định của pháp luật quốc gia. Hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn được áp dụng chủ yếu với người được nuôi là trẻ em dưới 15 tuổi, hệ quả làm phát sinh đầy đủ quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và chấm dứt quan hệ với cha mẹ đẻ, không còn thừa kế tài sản của nhau nữa, trẻ em mang họ và quốc tịch của cha mẹ nuôi. Còn với hình thức nuôi con nuôi đơn giản được áp dụng chủ yếu với người được làm con nuôi trên 15 tuổi, đã thành niên hoặc nuôi con nuôi giữa họ hàng thân thích thì cả hai mối quan hệ giữa đứa trẻ với cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ đều còn tồn tại, giữa họ vẫn có quan hệ thừa kế, người con mang họ đồng thời của cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ. Cần lưu ý là hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn không thể hủy bỏ còn nuôi con nuôi đơn giản thì có thể chuyển đổi sang hình thức trọn vẹn hoặc bị hủy bỏ trong trường hợp tòa án xét thấy có lý do nghiêm trọng. Theo pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không hề quy định việc đứa trẻ đã cho làm con nuôi có làm chấm dứt quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ hay không. Còn trong BLDS năm 2005 (Điều 676) có quy định vẫn giữ mối quan hệ pháp lý giữa con nuôi và cha mẹ đẻ về thừa kế; nghĩa là pháp luật Việt Nam cho phép tồn tại song song hai mối quan hệ đó. Luật nuôi con nuôi ra đời, tại Điều 24 quy định rằng trẻ em khi được nhận làm con nuôi chỉ có mối quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi cũng như các thành viên khác của cha mẹ nuôi. Nó có thể bị thay đổi, họ tên, 7 dân tộc theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng... Tức là, trẻ em Việt Nam không còn có quan hệ pháp lý với cha mẹ đẻ. Thêm nữa, vấn đề quốc tịch của người được nhận nuôi cũng có sự chưa tương đồng. Theo Điều 37 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam; trong khi đó theo Công ước nếu như nhận nuôi con nuôi theo hình thức trọn vẹn thì con nuôi sẽ mang quốc tịch của cha mẹ nuôi. Điều này gây nên sự mâu thuẫn khá cơ bản khi nhận nuôi con nuôi. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan