Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội...

Tài liệu Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn (nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường đhkhxh&nv, đhqghn)

.PDF
14
201
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN KIỀU QUỲNH SỰ THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN KIỀU QUỲNH SỰ THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN (Nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Quyết Hà Nội - 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 5 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 6 6. Khung phân tích ........................................................................................... 7 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark not 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................ Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giớiError! Bookmark not defined. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......... Error! Bookmark not defined. 1.2. Các khái niệm công cụ ............................ Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Việc làm .................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Thích ứng (Adaptability) ........................ Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Thích ứng việc làm ................................. Error! Bookmark not defined. 1.3. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng ........ Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Cơ sở lý luận ........................................... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Lý thuyết áp dụng ................................... Error! Bookmark not defined. 1.4. Vài nét về trƣờng Đại học KHXH &NV và cựu sinh viên tốt nghiệp từ trƣờng ......................................................... Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ..................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Mức độ thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn ......................... Error! Bookmark not defined. 1 2.1.1. Sự thích ứng của sinh viên với môi trường làm việcError! Bookmark not defined 2.1.2. Sự thích ứng của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, phương phápError! Bookmark not d 2.2. Phân tích sự tác động của các yếu tố đến thích ứng với việc làm của cựu sinh viên ................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Các yếu tố tác động đến sự thích ứng của sinh viên với môi trường làm việc.................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Các yếu tố tác động đến sự thích ứng về kiến thức, kỹ năng và phương pháp .................................................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................ Error! Bookmark not defined. 1. Kết luận ....................................................... Error! Bookmark not defined. 2. Khuyến nghị ................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 10 PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là điều kiện để thực hiện mục tiêu bền vững, bao trùm và công bằng trong quá trình phát triển. Nhiều quốc gia tiên tiến đã chủ động đầu tư, xây dựng phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự bứt phá nhanh cho đất nước. Theo Tổ chức Liên Hợp quốc, nguồn nhân lực là “toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” (UN, 2013). Nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân, thường được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn khác như tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Trong cơ cấu nguồn nhân lực, sinh viên có một vai trò rất quan trọng. Trong tương lai, sinh viên chính là những người sẽ ra nhập đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Tuy nhiên, từ sự chưa nhịp nhàng về cung của đào tạo và cầu của thị trường cùng với những bất cập của hệ thống giáo dục khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Trong những năm qua, chỉ có khoảng 37% sinh viên tốt nghiệp đại học tìm được việc làm, con số hơn trăm nghìn cử nhân, thạc sỹ vừa tốt nghiệp song vẫn không tìm được việc làm đã phải chấp nhận làm trái ngành, trái nghề, thậm chí không lương để chờ việc. (Đặng Nguyên Anh, 2014). Không nằm ngoài thực trạng chung đó, sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội cũng đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc làm trái ngành, trái nghề ngày một tăng cao. Thậm chí với tình hình suy thoái kinh tế và chính sách tinh giảm biên chế trong những năm gần đây lại làm gia tăng những khó khăn trong tìm kiếm việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội. Trước tình hình đó, sẽ có rất nhiều 3 câu hỏi đặt ra về nguyên nhân do đâu dẫn đến thực trạng này. Một trong những câu trả lời quan trọng nhất đó chính là việc tìm hiểu thực tế những sinh viên sau khi ra trường họ đang làm việc như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội hay không? Hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục đại học đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Ở một khía cạnh nào đó, chất lượng nguồn nhân lực là sự phản ánh về chất lượng giáo dục. Vì vậy, để tìm ra những biện pháp có tính chiến lược trong giáo dục đại học không thể không dựa vào thực tiễn công việc của sinh viên sau khi ra trường. Sinh viên sau khi ra trường đang làm công việc gì và làm như thế nào đó cũng là băn khoăn của các đơn vị giáo dục, các thầy cô và của chính các bạn sinh viên. Về lĩnh vực nghiên cứu, nghiên cứu về việc làm của sinh viên luôn là vấn đề có tính thời sự; nó thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng trong xã hội như những nhà hoạch định chính sách, học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh .v.v. Trước những nghiên cứu về việc làm của sinh viên, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu về sự thích ứng với việc làm của sinh viên hiện nay vẫn chưa được quan tâm một cách xứng đáng. Nhất là việc sau khi ra trường, sinh viên có thích ứng được với môi trường làm việc, thích ứng về kiến thức, kỹ năng và phương pháp đối với công việc hay không. Có rất nhiều đề tài đã quan tâm đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, trong đó có đối tượng là sinh viên các ngành khoa học xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự thích ứng việc làm, nhất là đối với sinh viên thuộc các ngành khoa học xã hội thì chưa được nhắc đến nhiều. Vấn đề tìm việc và thích ứng được với công việc của cá nhân là tiền đề vô cùng quan trọng, quyết định sự thành đạt của chính cá nhân đó. Đó là tiền đề để cá nhân có thể phát huy khả năng của mình và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Vậy sau khi được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng với ngành nghề mà mình đã được đào tạo, các cá nhân đã thích ứng với công việc mới như thế nào, có 4 hài lòng với công việc của mình hay không, hay cá nhân tự tạo việc làm, hoặc không thích ứng được với môi trường làm việc nên thường xuyên thay đổi công việc tạm thời. Thông qua việc nghiên cứu về sự thích ứng của sinh viên đối với việc làm sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục thấy được rõ nhất chất lượng thành quả, sản phẩm của mình, sẽ chỉ ra một trong những nguyên nhân về tình trạng thất nghiệp của sinh viên. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn” (Nghiên cứu đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN) làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài sử dụng lý thuyết xã hội hóa cá nhân và lý thuyết sự lựa chọn hợp lý để phân tích sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn với hy vọng những thông tin thực nghiệm sẽ được làm rõ hơn từ nội dung của những lý thuyết nói trên. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ giúp xã hội nói chung, các cơ sở đào tạo và các bạn sinh viên nói riêng giải đáp được thắc mắc sinh viên ra trường làm việc như thế nào. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh hợp lý trong hoạt động giảng dạy của các cơ sở giáo dục và hoạt động học tập của sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. - Phân tích những yếu tố tác động đến sự thích ứng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. 5 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Sự thích thích ứng với việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp từ trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 4.2. Khách thể nghiên cứu: + Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học chính quy của tất cả các khoa/ngành học của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGHN từ năm 2010 đến năm 2014. + Các nhà quản lý có sử dụng người lao động là sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thích ứng như thế nào với việc làm sau khi tốt nghiệp? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến việc thích ứng đối với việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Chúng tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau để kiểm chứng nhằm tìm ra câu hỏi nghiên cứu của đề tài: - Sinh viên có sự thích ứng tốt với môi trường làm việc nhưng sự thích ứng với kiến thức, kỹ năng và phương pháp lại không cao. - Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sự thích ứng đối với việc làm như quê quán, loại hình công việc, thu nhập, công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo. 6 6. Khung phân tích Để xây dựng khung phân tích cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các yếu tố tác động thuộc về cá nhân và các yếu tố bên ngoài cá nhân, ở đây chính là yếu tố gắn với việc làm mà cựu sinh viên sẽ phải thích ứng. Các yếu tố chính thuộc về cá nhân được chúng tôi lựa chọn là: Giới, học lực, quê quán. Các yếu tố chủ yếu liên quan đến việc làm được chúng tôi lựa chọn là: Loại hình công việc, vị trí công việc và thu nhập. Như vậy, chúng tôi xây dựng được khung phân tích như sau: Điều kiện KT - XH Yếu tố về việc làm Yếu tố về cá nhân Giới tính Học lực Loại hình công việc Quê quán Sự thích ứng đối với việc làm của sinh viên 7 Thu nhập Vị trí công việc 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Người nghiên cứu tiến hành phân tích các sách chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành… để khai thác những thông tin có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt luận văn đã sử dụng các dữ liệu định lượng thu được từ kết quả khảo sát với 319 cựu sinh viên đã tốt nghiệp đại học chính quy của tất cả các khoa/ngành học của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQGHN từ năm 2010 đến năm 2014 thuộc đề tài “Xã hội hóa nghề nghiệp và xu hướng việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học Xã hội ở Việt Nam hiện nay” do PGS .TS Phạm Văn Quyết chủ trì. Đặc điểm mẫu thu được như sau: + Quê quán: Số lƣợng Tỷ lệ (%) 193 126 319 Quê quán 60,5 39,5 100 Hà Nội Các tỉnh khác Tổng + Giới: Giới Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng 30 289 319 9,4 90,6 100 + Ngành học: Ngành học Số lƣợng 18 10 Báo chí Công tác xã hội 8 Tỷ lệ (%) 5,6 3,1 Đông Phương học Du lịch học Hán Nôm Khoa học quản lý Lịch sử Lưu trữ và quản trị văn phòng Ngôn ngữ học Nhân học Quốc tế học 17 7 3 31 24 7 17 3 24 5,3 2,2 0,9 9,7 7,5 2,2 5,3 0,9 7,5 Tâm lý học Thông tin – Thư viện Triết học Văn học Việt Nam học Xã hội học Tổng 31 12 24 37 31 23 319 9,7 3,8 7,5 11,6 9,7 7,2 100 7.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Để cung cấp thêm thông tin định tính cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành 30 phỏng vấn sâu là những cựu sinh viên đã tốt nghiệp từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 2010 - 2014. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu 10 người sử dụng lao động. Là những nhà tuyển dụng, những người đang làm công tác quản lý có người lao động là các sinh viên đã tốt nghiệp trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 7.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin Các dữ liệu định lượng của đề tài đã được trích suất và được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 17.0. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đặng Nguyên Anh (2014), Suy thoái kinh tế và những thách thức đối với giải quyết việc làm thanh niên hiện nay. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế. 2010. Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009 - 2010. Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Hà Nội 3. Chính phủ. Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2011 – 2020. Ban hành kèm theo Nghị Quyết 10/NQ - CP. Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015. 4. Bùi Thị Thanh Hà (2013), Bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận việc làm của người lao động hiện nay. Tạp chí xã hội học số 2 (122) 2013. 5. Lê Thúy Hằng (2011), Di động việc làm trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam: nhìn từ những thay đổi trong chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế. Tạp chí xã hội học số (115), 2011. 6. Lê Ngọc Hùng (2003), Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội trong trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên. Tạp chí xã hội học số 2 (83) 2003. 7. Nguyễn Thị Lan Hương (2014), Những con số về thất nghiệp và việc làm của Việt Nam: hiện trạng và triển vọng. Tạp chí xã hội học số 4 (128) 2014. 8. Hoàng Thu Hương - Nguyễn Thị Kim Nhung (2010), Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực khoa học hiện nay, Tạp chí xã hội học số 4 (112) 2010. 10 9. Nguyễn Hữu Minh - Trần Thị Hồng (2011), Sự thay đổi về việc làm và cuộc sống vật chất của thanh niên Việt Nam. Tạp chí xã hội học số 2 (114)2011. 10. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế”. Tạp chí Cộng sản điện tử. Hà Nội. 11. ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) và ADB (Ngân hàng phát triển chấu Á) 2014. Đẩy mạnh tính cạnh tranh và sự thịnh vượng của Việt Nam thông qua việc làm tốt hơn và hội nhập sâu hơn vào khu vực ASEAN. Báo cáo Tóm lược về Việt Nam. Tháng 8 năm 2014. Hà Nội. 12. Đặng Cảnh Khanh - Đặng Thị Lan Anh (2014), Giáo trình xã hội học chuyên biệt. Nxb Lao động - Xã hội. 13. Lê Thị Quý (2010), Giáo trình Xã hội học giới. Nxb Giáo dục Việt Nam 14. Phạm Văn Quyết (2001), Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, NXB ĐHQGHN. 15. Nguyễn Phương Thảo (1991), Những định hướng giá trị xã hội - nghề nghiệp của sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí xã hội học số 3 – 1991. 16. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về giới. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. UNFPA (Qũy Dân số Liên Hợp Quốc) (2010), Tận dụng cơ hội dân số “vàng” ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các giải pháp chủ yếu. Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 1. Brian Redmond – Work attitudes and Job motivation https://wikispaces.psu.edu/display/PSYCH484/11.+Job+Satisfaction. 2. Dang Nguyen Anh, Le Bach Duong, Nguyen Hai Van. 2005. Youth employment in Viet Nam: Characteristics, determinants and policy responses, Employment strategy papers. 3. Dr. A Janov Primal Center, https://www.boundless.com 11 Theories of Socialization. 4. Do You Have Adaptability? http://www.success.com/ 5. Employee Job Satisfaction and Engagement, The Society for human rerource management (SHRM) 6. UN (Liên Hợp Quốc). 2013. Human Resources Development . United Nations General Assembly (A/68/228). Tuy cập từ http://www.un.org/en/ga/ 7. World Bank. 2014. World Development Report 2014: Risk and Opportuny: Managing Risk for Development. World Bank: Washington DC. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất