Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng tư liệu của làng văn hóa – du lịch các dân tộc việt nam để tổ chức hoạt ...

Tài liệu Sử dụng tư liệu của làng văn hóa – du lịch các dân tộc việt nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trường thpt đông anh (hà nội)

.PDF
112
178
60

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ HOÀNG THỊ ANH SỬ DỤNG TƢ LIỆU CỦA LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƢỜNG THPT ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Lịch sử Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. HOÀNG THANH TÚ HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này, em tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.Hoàng Thanh Tú – Giảng viên trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành quá luận này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội II cùng các bạn sinh viên trong lớp k39B Sƣ phạm Lịch sử đã có những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng THPT Đông Anh, giáo viên trong tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn Lịch sử và các em học sinh lớp 10 đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, nghiên cứu thực tiễn cho đề tài khóa luận. Cuối cùng, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày..... tháng.....năm 2017 Sinh viên Hoàng Thị Anh LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Sử dụng tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn tƣ liệu đƣợc dùng trong khóa luận tốt nghiệp là chính xác, những trích dẫn là trung thực. Vì vậy tôi xin chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả của khóa luận! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 8 7. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 8 8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƢ LIỆU CỦA LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT ............................................... 10 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10 1.1.1.Quan niệm về sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử ............................. 10 1.1.2. Quan niệm về việc sử dụng tư liệu Làng Văn hóa - du lịch để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Lịch sử ở trường THPT ..... 12 1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng tư liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo .......... 26 1.1.4. Một số hình thức sử dụng tư liệu của làng văn hóa – du lịch để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Lịch sử ở trường THPT ..... 27 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 33 1.2.1. Thực trạng sử dụng tư liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ............................................ 33 1.2.2. Khảo sát ý kiến GV, HS về thực trạng sử dụng tư liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức HĐTNST trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ................................................................................... 35 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 50 Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƢ LIỆU CỦA LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƢỜNG THPT ĐÔNG ANH (HÀ NỘI) THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM ....... 51 2.1. Vị trí, mục tiêu nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 ...... 51 2.1.1. Vị trí....................................................................................................... 51 2.1.2. Nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 ............................ 52 2.2. Khảo sát nguồn tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam ................................................................................................................. 55 2.3. Một số biện pháp sử dụng tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội) ............................................................. 57 2.3.1. Tổ chức tham quan để khai thác, sử dụng tư liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam ....................................................................... 57 2.3.2. Sử dụng tư liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng “Mô hình ảo” kết hợp tổ chức trò chơi lịch sử ............................... 65 2.3.3. Sử dụng tư liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức dạ hội theo chủ đề................................................................................... 71 2.4 Thử nghiệm sƣ phạm................................................................................. 73 2.4.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................. 73 2.4.2. Chọn đối tượng, thời gian thử nghiệm .................................................. 73 2.4.3. Tiến hành thử nghiệm............................................................................ 74 2.4.4. Kết quả thử nghiệm ............................................................................... 74 2.4.5. Kết luận sau thử nghiệm ....................................................................... 78 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 81 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT GV: Giáo viên HĐNK: Hoạt động ngoại khóa HĐTNST: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HS: Học sinh TS: Tiến sĩ DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên, học sinh về sự cần thiết của việc sử dụng tƣ liệu của Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức HĐTNST trong môn Lịch sử ở trƣờng THPT ....................... 38 Bảng 1.1: Bảng so sánh ý kiến của giáo viên và học sinh về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức HĐTNST trong dạy học môn Lịch sử của giáo viên (đơn vị: %) .............................................................................. 40 Hình 1.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên và học sinh về mức độ quan tâm đối với Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam (đơn vị: %) 41 Bảng 1.2: Mức độ hiệu quả của các HĐTNST trong dạy học môn Lịch sử (đơn vị:%) ....................................................................................... 44 Hình 1.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ khó khăn đối với việc sử dụng các nguồn tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức HĐTNST trong môn Lịch sử ............................ 47 Bảng 2.1: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 10A7 với chƣơng trình ngoại khóa “Sắc màu văn hóa” trong dạy học Lịch sử ............................. 76 Bảng 2.2: Kết quả học tập của học sinh lớp 10A7 sau giờ dạy thử nghiệm ... 77 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh đất nƣớc đang phát triển với nền kinh tế hội nhập, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục phổ thông phải tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của ngƣời học để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Yêu cầu này đƣợc cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 (họp tháng 01/2016) về nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 – 2020 là “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”. Trong nhà trƣờng phổ thông, mỗi môn học với những đặc trƣng riêng của mình đều góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, nhằm đạt đƣợc mục tiêu của giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ mà đất nƣớc giao phó. Trong đó, Lịch sử là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông. Để làm đƣợc điều đó, ngƣời giáo viên Lịch sử có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Bên cạnh việc tổ chức các giờ học nội khóa là chủ yếu thì việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng đóng vai trò quan trọng. Hoạt động này góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dƣỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngày càng trở nên cấp thiết đối với việc hình thành kiến thức lịch sử, nâng cao tính giáo dục và phát triển học sinh. Các khu du lịch, các bảo tàng,… nơi lƣu giữ và trƣng bày nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, là nguồn sử liệu vô cùng giá trị và là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử để học sinh có thể trực quan sinh động. Bàn về quá trình nhận thức của con ngƣời, V.I Lênin đã viết: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, 1 đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh cũng không ngoài quy luật nhận thức chung đó. Một khó khăn mà học sinh thƣờng gặp phải khi học tập lịch sử đó là không đƣợc tận mắt chứng kiến những sự kiện, hiện tƣợng nhƣ nó đã từng diễn ra. Vì vậy, yếu tố trực quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tái hiện kiến thức lịch sử cho các em, giúp các em có một cách nhìn khách quan hơn, đúng đắn hơn về lịch sử. Các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng, càng có nhiều giác quan tham gia vào quá trình tri giác thì sự lĩnh hội tri thức ngày càng nhanh, càng bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành biểu tƣợng, khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử. Tƣ liệu lịch sử là điểm tựa cho nhận thức cảm tính, tƣ duy cụ thể, là phƣơng tiện trực quan quan trọng góp phần tạo biểu tƣợng lịch sử chính xác, chân thực cho học sinh. Những dấu vết của quá khứ, những hiện vật lịch sử không chỉ giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức, mà còn để lại ấn tƣợng sâu đậm trong trí óc, tạo hứng thú học tập và kích thích trí tƣởng tƣợng sáng tạo của các em. Trên cơ sở đó mà học sinh lĩnh hội đƣợc kiến thức lịch sử. Có rất nhiều địa điểm lƣu giữ và trƣng bày các hiện vật văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam nhƣ: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội),… Mỗi địa điểm với những ƣu thế riêng của mình sẽ góp phần cụ thể vào công tác giảng dạy và học tập Lịch sử. Trong đó, Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (cách trung tâm Hà Nội 38 km về phía Tây), một Việt Nam thu nhỏ, một trung tâm văn hóa – du lịch lớn, nơi tái hiện những buôn, làng, bản dân tộc truyền thống với những sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của chính chủ thể văn hóa. Tại đây, các em không những đƣợc tận mắt chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, thấm sâu bài học về tình đoàn kết 2 dân tộc, tình yêu thƣơng con ngƣời mà còn có cơ hội thƣởng thức các món ăn thức uống truyền thống, hòa mình vào các lễ hội dân gian dân tộc, các trò chơi thể thao cổ truyền nhƣ đánh phết, tung còn, đi cà kheo,… Các hiện vật trƣng bày đây, trƣớc hết giúp học sinh hiểu thêm những sự kiện về đời sống văn hóa của các dân tộc mà các em chƣa có điều kiện tiếp cận nhiều trong chƣơng trình, sách giáo khoa. Việc quan sát các tài liệu, hiện vật giúp các em hiểu đƣợc toàn cảnh về đời sống văn hóa vật chất cũng nhƣ văn hóa tinh thần của 54 dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là cơ sở để các em hiểu rằng: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa đa dạng trong thống nhất, tạo nên bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên việc sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong dạy học Lịch sử chƣa đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên và rộng rãi. Một vấn đề khó khăn đối với ngƣời giáo viên là sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để xây dựng chƣơng trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo Lịch sử nhƣ thế nào cho phù hợp, hiệu quả? Yêu cầu đặt ra đối với ngƣời giáo viên là cần có chƣơng trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cụ thể – một môi trƣờng học tập giúp cho học sinh thêm yêu thích môn Lịch sử. Xuất phát từ thực tiễn đó và từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để xây dựng chƣơng trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông Đông Anh (Hà Nội)” với mong muốn góp phần tìm hiểu việc xây dựng chƣơng trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo Lịch sử phù hợp, hiệu quả để hoạt động dạy học này có tính khả thi hơn và nhân rộng ra nhiều địa phƣơng khác. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết ở nhà trƣờng phổ thông. Vì vậy, vấn đề này đang đƣợc các nhà giáo dục học, giáo dục Lịch sử quan tâm nghiên cứu. Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi (NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2006) đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức bài học lịch sử tại thực địa, nhà bảo tàng, nhà truyền thống cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông. Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên chủ biên (NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2009) đã đề cập đầy đủ vị trí, ý nghĩa, và các hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Lịch sử, trong đó, nhấn mạnh đến việc tổ chức tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử - văn hóa. Trong tài liệu môn học “Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông” của Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú đồng chủ biên (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đề cập đến vị trí, ý nghĩa, tác dụng của dạy học lịch sử ngoài lớp. Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” do Nguyễn Thị Côi chủ biên (NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội, 2011) đã đề cập đến ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa, rèn luyện năng lực tổ chức và cách thức tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa. Trong Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã nêu: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tƣ tƣởng, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Nội dung của hoạt động trải 4 nghiệm sáng tạo đƣợc thiết kế theo hƣớng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phƣơng pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tƣợng và số lƣợng,… để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm”. Trên Tạp chí Giáo dục cũng có nhiều bài viết chuyên khảo bàn về HĐNK nhƣ: “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thành – THPT dân lập Bình Minh – Hà Tây, “Tổ chức dạ hội Lịch sử về Hồ Chí Minh cho học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm Powerpoint” của tác giả Nguyễn Thị Côi – Đại học Sƣ phạm Hà Nội và Đoàn Văn Hƣng – Đại học Quy Nhơn; tác giả Đoàn Văn Hƣng với bài viết “Tổ chức dạ hội Lịch sử về Bác Hồ”. Ngoài ra, còn có Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu nhƣ: Chu Ngọc Quỳnh với đề tài “Tổ chức hoạt động ngoại khóa tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp (Khoa Sƣ phạm – trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, 2012). Nội dung của khóa luận đã đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ đó tác giả đã đề xuất những chủ đề, nội dung cũng nhƣ hình thức tổ chức mới cho hoạt động ngoại khóa tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thêm phong phú và sâu sắc hơn. Nguyễn Lan Hƣơng với đề tài “Thực trạng hoạt động của Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” trong các trường phổ thông ở Hà Nội”, Khóa luận tốt nghiệp (Khoa Sƣ phạm - trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, 2010). Nội dung của khóa luận đã đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa của Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, từ đó tác giả đã đề xuất những chủ đề, nội dung cũng nhƣ hình thức tổ 5 chức mới cho hoạt động ngoại khóa của Câu lạc bộ thêm phong phú và sâu sắc hơn. Nguyễn Thị Hà với đề tài “Sử dụng tư liệu của Bảo tàng Nhân học tổ chức hoạt động ngoại khóa trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông”, Khóa luận tốt nghiệp (Khoa Sƣ phạm – Trƣờng ĐHGD – ĐHQGHN, 2015). Đề tài đã khẳng định vai trò của việc khai thác tƣ liệu tại bảo tàng hiện nay là một yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử nhằm phát huy những năng lực của học sinh và nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch sử. Xuất phát từ việc nghiên cứu, tác giả đã đề xuất xây dựng chƣơng trình HĐNK cho học sinh THPT. Trong đề tài khóa luận của Vũ Huy Đƣơng (Khóa luận tốt nghiệp năm 2016, trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội) “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam thế kỉ X – XV ở trường THPT” tác giả cũng đã trình bày các biện pháp tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về HĐTNST Lịch sử rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng HĐTNST trong chƣơng trình phổ thông vẫn chƣa đƣợc nhiều tác giả đề cập đến. Thực hiện đề tài này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu việc áp dụng tổ chức các HĐTNST qua các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử trong chƣơng trình Lịch sử lớp 10 – cơ bản để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử và góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục Lịch sử 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Việc sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông. Phạm vi nghiên cứu: 6 - Về nội dung: tập trung vào phần lịch sử Việt Nam lớp 10. - Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm: trƣờng THPT Đông Anh – Hà Nội. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các hình thức tổ chức và biện pháp sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông. Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò, ý nghĩa của sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử. - Điều tra thực tế dạy học Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông, điều tra hứng thú, nhu cầu của học sinh đối với sử dụng tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ đó đánh giá đƣợc thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đề xuất các hình thức tổ chức và biện pháp sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội). Thực nghiệm sƣ phạm tại trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội) để khẳng định tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, phƣơng pháp dạy học Lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: 7 Điều tra, khảo sát: tiến hành điều tra, khảo sát lấy ý kiến học sinh ở trƣờng trung học phổ thông Đông Anh (Hà Nội) về thực trạng sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Lịch sử. - Thực nghiệm sƣ phạm: Thực nghiệm các biện pháp sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức HĐTNST cho hs lớp 10 ở trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội). 6. Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 theo hƣớng đề xuất của đề tài sẽ đạt đƣợc mục tiêu cung cấp kiến thức, phát triển kĩ năng và giáo dục thái độ cho học sinh trong học tập Lịch sử Việt Nam lớp 10, phát triển năng lực học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Lịch sử nói chung. 7. Những đóng góp mới của đề tài - Khẳng định vai trò, ý nghĩa việc sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử. - Đánh giá thực trạng việc sử dụng tƣ liệu Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Đề xuất một số biện pháp sử dụng tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động TNST cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội). 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận đƣợc thể hiện trong 2 chƣơng sau: 8 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Làng văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chƣơng 2: Một số biện pháp sử dụng tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT Đông Anh (Hà Nội). Thử nghiệm sƣ phạm 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƢ LIỆU CỦA LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Quan niệm về sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử 1.1.1.1. Khái niệm về việc sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Theo tác giả Phan Ngọc Liên thì thuật ngữ tƣ liệu đƣợc hiểu là tài liệu dùng cho một vấn đề học tập hay nghiên cứu [5, tr.452]. Theo cách hiểu khác thì tƣ liệu là vật liệu để làm một việc gì, tài liệu nghiên cứu,..... Tƣ liệu còn đƣợc hiểu là những thứ vật chất trong một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó. Nhƣ vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về tƣ liệu, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này khái niệm sử dụng tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam đƣợc hiểu là tƣ liệu dùng cho một vấn đề học tập hay nghiên cứu lịch sử đƣợc trƣng bày tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. 1.1.1.2. Vai trò của việc sử dụng tư liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường THPT Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam là nguồn nhận thức lịch sử, một phƣơng diện trực quan quý, có ý nghĩa trong dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. Vì vậy việc sử dụng tƣ liệu của Làng văn hóa – du lịch có vai trò nhƣ sau: Sử dụng nguồn tư liệu góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh: Các nguồn tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, dù là vật thật hay thể hiện qua tranh, ảnh,... sử dụng trong giờ dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp ngƣời học mở rộng 10 khả năng tiếp cận sự vật, hiện vật liên quan đến bài học có tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Khi tiếp cận với các nguồn tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, học sinh sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất, đó là các giác quan nhƣ mắt – nhìn, tai – nghe, tay – sờ...và qua đó tiếp thu đƣợc những kiến thức bài học. Ví dụ, khi tham quan tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, đƣợc quan sát và đƣợc tham gia vào trò chơi ném còn, đƣợc nghe thêm những câu chuyện xoay quanh tục ném còn từ chính ngƣời dân tộc sinh sống tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, trao đổi với bạn bè, thầy cô,... học sinh sẽ hiểu đƣợc tại sao lại có tục ném còn, qua đó các em hiểu đƣợc ý nghĩa, thêm trân trọng những nét văn hóa đa dạng của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ hình chữ S... Nhƣ vậy, những hình ảnh hiện vật và thông tin tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ không chỉ giúp các em có thêm kiến thức mà còn tác động đến tình cảm của các em. Tăng hứng thú học tập, nhận thức của học sinh: Hứng thú học tập, nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình và hiệu quả của quá trình học tập của học sinh. Trong giai đoạn nhận thức cảm tính, sự tri giác các hiện vật, tranh ảnh tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam là điều kiện để phát sinh cảm giác, tạo nên biểu tƣởng về hiện vật, tranh ảnh đó. Qua quá trình nhận thức cảm tính rồi đến nhận thức lý tính sẽ giúp học sinh hình thành nên khái niệm hoàn chỉnh về hiện vật tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Trong quá trình tiếp cận với các nguồn tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam theo sự hƣớng dẫn của giáo viên, các sự vật, hiện tƣợng tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ đƣợc học sinh tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Những điều mà học sinh đƣợc học qua sách vở trên lớp nay trở nên sống động hơn, trực quan hơn, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với các hiện vật đó, từ đó học sinh có đƣợc động cơ học tập tích cực, ham mê khám phá, tăng hứng thú tiếp cận những kiến thức mới. 11 Sử dụng nguồn tư liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam giúp học sinh phát triển khả năng học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức: Tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam là phƣơng tiện giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm, qua đó học sinh sẽ chủ động chiếm lĩnh kiến thức cần thiết trong quá trình tiếp cận với các nguồn tƣ liệu tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam; kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để thực hiện những hiện tƣợng, sự vật tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam. Góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh: Hầu hết các khu di tích lịch sử nói chung và Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam nói riêng đều chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hóa, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Khi khai thác đƣợc những giá trị ẩn chứa trong cá hiện vật tại đây, học sinh nhận thức đƣợc giá trị đó, giáo viên giúp học sinh hình thành đƣợc nhận thức đúng đắn, tình cả với lịch sử văn hóa của dân tộc. Bên cạnh vai trò giáo dục lịch sử, các hiện vật tại Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam còn giáo dục ý thức coi trọng những giá trị văn hóa truyền thống cũng nhƣ bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua những nội dung, giá trị hàm chứa trong hiện vật và sƣu tầm hiện vật gốc để không ngừng khơi dậy tinh thần yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm cao đẹp cho quần chúng nhân dân. 1.1.2. Quan niệm về việc sử dụng tư liệu làng văn hóa - du lịch để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn Lịch sử ở trường THPT 1.1.2.1. Khái niệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hƣớng của nhà giáo dục, đƣợc thực hiện thông 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất