Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng trò chơi trong dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe học đường chủ...

Tài liệu Sử dụng trò chơi trong dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe học đường chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng” sinh học 11.

.PDF
84
1
76

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG - CHỦ ĐỀ “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG” - SINH HỌC 11 HUỲNH THỊ THANH LIÊM Đà Nẵng, năm 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG - CHỦ ĐỀ “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG” - SINH HỌC 11 Ngành: Sư Phạm Sinh Học Khóa: 2018-2022 Sinh viên: Huỳnh Thị Thanh Liêm Người hướng dẫn: Th.s Võ Văn Khánh Đà Nẵng, năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học. Tác giả Huỳnh Thị Thanh Liêm LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết ngoài sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình từ các thầy cô, gia đình, sự giúp đỡ rất lớn từ bạn bè và các bạn sinh viên khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Võ Văn Khánh, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong tổ Phương pháp giảng dạy và các thầy cô ở tổ bộ môn trong khoa Sinh trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã cung cấp rất nhiều kiến thức trong suốt 4 năm học qua. Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy (Cô) của trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Thanh Khê và các bạn sinh sinh lớp 11/3, 11/5 THPT Thanh Khê đã giúp đỡ tôi trong quá trình lấy ý kiến phản hồi. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2022 Huỳnh Thị Thanh Liêm DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh ĐG Đánh giá GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo THPT Trung học phổ thông DHTH Dạy học tích hợp SKHĐ Sức khỏe học đường DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Mức độ hứng thú với môn Sinh Học .............................................................. 21 Hình 1.2 Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học của giáo viên ................................... 22 Hình 1.3 Lựa chọn của học sinh về hình thức và phương pháp dạy học ...................... 23 Hình 2.1 Hình ảnh minh học cho trò chơi lật hình ........................................................ 35 Hình 2.2 Hình ảnh minh họa cho mảnh ghép ................................................................ 37 Hình 2.3 Hình ảnh minh họa chiến thắng trò chơi bingo .............................................. 38 Hình 2.4 Hình ảnh minh họa 1 phiếu bingo .................................................................. 39 Hình 2.5 Giao diện quản lí trò chơi bingo ..................................................................... 39 Hình 2.6 Áp phích minh họa Trò chơi xây dựng áp phích cung cấp thông tin dinh dưỡng cơ bản của nhiều loại thực phẩm ................................................................................... 40 Hình 2.7 Các mảnh ghép minh họa cho trò chơi mảnh ghép trí tuệ .............................. 41 Hình 2.8 Hình ảnh giao diện trò chơi nhanh như chớp ................................................. 43 Hình 2.9 Hình ảnh các bệnh trong trò chơi nhìn hình đoán bệnh ................................. 43 Hình 2.10 Sơ đồ trò chơi rắn ăn mồi ............................................................................. 44 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi .................................................... 23 Bảng 1.2 Mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học của giáo viên................................... 24 Bảng 1.3 Đánh giá của giáo viên về tác dụng của trò chơi trong dạy học .................... 25 Bảng 3.1 Bảng thống kê kết quả khảo nghiệm về ý kiến nhận xét của ......................... 51 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 4.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 4 4.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 4 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 6. Giả thiết khoa học ........................................................................................................ 4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 5 7.1. Ý nghĩa lí luận của đề tài .......................................................................................... 5 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 5 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................................... 5 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................................... 5 8.3. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm ........................................................................ 6 8.4. Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................................... 6 9. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 6 9.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới ............................................................................... 6 9.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................................. 6 NỘI DUNG .................................................................................................................. 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH HỌC GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE ............. 9 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 9 1.1.1. Một số khái niệm về trò chơi ................................................................................. 9 1.1.1.1. Chơi .................................................................................................................... 9 1.1.1.2. Trò chơi .............................................................................................................. 9 1.1.1.3. Trò chơi trong dạy học ..................................................................................... 10 1.1.2. Những vấn đề lí luận cơ bản về trò chơi trong dạy học ...................................... 11 1.1.2.1. Phân loại trò chơi trong dạy học ....................................................................... 11 1.1.2.2. Chức năng dạy học của trò chơi ....................................................................... 14 1.1.2.3. Quy tắc sử dụng trò chơi dạy học ..................................................................... 15 1.1.3. Một số khái niệm về dạy học tích hợp ................................................................ 16 1.1.3.1. Tích hợp ............................................................................................................ 16 1.1.3.2. Dạy học tích hợp............................................................................................... 17 1.1.3.3. Giáo dục sức khỏe ............................................................................................ 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 18 1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học Sinh học cho học sinh ở trường THPT Thanh Khê............................................................................................... 18 1.2.1.1. Vài nét về trường THPT Thanh Khê ................................................................ 18 1.2.1.2. Khái quát về khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi tại trường THPT Thanh Khê ....................................................................................................................................... 19 1.2.1.3. Kết quả khảo sát thực trạng .............................................................................. 20 1.2.1.3.1. Kết quả phiếu khảo sát khả năng nhận thức của học sinh về việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học .................................................................................. 20 1.2.1.3.2. Kết quả phiếu khảo sát GV thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học ......................................................................................................................... 24 1.2.1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học .......................................................................................................... 26 Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 28 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG CHỦ ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG ............................................................................................................ 29 2.1. Thiết kế một số trò chơi trong dạy học Sinh học chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe học đường ........................................... 29 2.1.1. Cơ sở xây dựng và các nguyên tắc của việc thiết kế trò chơi dạy học trong dạy học môn Sinh học .......................................................................................................... 29 2.1.1.1. Cơ sở thiết kế trò chơi trong dạy học môn Sinh học ........................................ 29 2.1.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập ...... 29 2.1.1.3. Quy trình thiết kế và sử dụng trò chơi để dạy học môn Sinh học .................... 30 2.1.2. Phân tích nội dung và kiến thức trong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ....................................................................................................................................... 31 2.1.2.1. Cấu trúc và mục tiêu liên quan đến giáo dục sức khỏe trong chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng ............................................................................................ 31 2.1.2.2. Đặc điểm của chủ đề......................................................................................... 33 2.1.3 Thiết kế một số trò chơi trong dạy học Sinh học ................................................. 33 2.1.3.1. Mô tả chung các nhóm trò chơi trong dạy học ................................................. 33 2.1.3.2. Thiết kế và sử dụng một số chơi trong dạy học môn sinh học ......................... 35 2.1.3.2.1. Trò chơi lật hình ............................................................................................ 35 2.1.3.2.2. Bingo ............................................................................................................. 38 2.1.3.2.3. Trò chơi thuyết trình ...................................................................................... 39 2.1.3.2.4. Trò chơi xây dựng áp phích cung cấp thông tin dinh dưỡng cơ bản của nhiều loại thực phẩm ............................................................................................................... 40 2.1.3.2.5. Trò chơi mảnh ghép trí tuệ ............................................................................ 41 2.1.3.2.6. Nhanh như chớp ............................................................................................ 41 2.1.3.2.7. Nhìn hình đoán bệnh ..................................................................................... 43 2.1.3.2.8. Rắn ăn mồi ..................................................................................................... 43 2.1.4. Xây dựng kế hoạch bài dạy sử dụng trò chơi trong các phần của chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng .............................................................................................................................................44 2.2. Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học..............................................................48 2.2.1. Các bước thiết kế trò chơi ............................................................................................................48 2.2.2. Một số yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học ...48 CHƯƠNG III: KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................................50 3.1. Mục đích và nội dung khảo nghiệm ................................................................................................50 3.1.1. Mục đích khảo nghiệm .................................................................................................................50 3.1.2. Nội dung khảo nghiệm .................................................................................................................50 3.1.3. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................................................................50 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................................................53 1. Kết luận ..............................................................................................................................................53 2. Khuyến nghị ........................................................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................55 PHỤ LỤC .............................................................................................................................................57 Phụ lục 1 .................................................................................................................................................57 1.1. Phiếu khảo sát học sinh ...................................................................................................................57 1.2. Phiếu khảo sát giáo viên ..................................................................................................................59 Phụ lục 2 .................................................................................................................................................61 2.1 Phiếu khảo nghiệm sư phạm ............................................................................................................61 Phụ lục 3 .................................................................................................................................................71 3.1. Bộ câu hỏi trò chơi Bingo ................................................................................................................71 3.2. Bộ câu hỏi Nhanh Như chớp ...........................................................................................................73 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập của HS để giúp cho HS tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài học, để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng là một trong những nội dung cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Việc dạy học thầy giảng trò nghe, ghi chép và làm theo mẫu làm cho người học thụ động, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Việc áp dụng tổ chức trò chơi học tập sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, giúp cho tư duy và nhận thức của người học phát triển theo chiều hướng lô gích từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Trước đây trong dạy học chúng ta chỉ chú ý đến truyền thụ trí thức thuần túy. Việc tổ chức dạy học theo hình thức sử dụng cho phép các cá nhân trong lớp cùng thảo luận, nghiên cứu, chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung môn học. Khi hoạt động trò chơi, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm về các nội dung của bài học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Việc sử dụng trò chơi trong học tập trong dạy học là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nó phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư công sức, trí tuệ của người giáo viên trong việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy học cũng như sử dụng và khai thác chúng. Sử dụng trò chơi trong dạy học là một hoạt động vừa nhẹ nhàng lại hiệu quả vì các em vừa được chơi vừa là học bài. Theo Quyết định 1660/QĐ-TTg 2021 Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh (gọi chung là học sinh) trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt (gọi chung là trường học) nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. Chăm sóc bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe cho học sinh ở các trường học là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước của mỗi gia đình và toàn xã hội. Hiện nay chúng ta không khó để bắt gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe học đường như: tỉ lệ học sinh sử dụng rượu bia, thuốc lá tăng cao, hay sự gia tang tỉ lệ thừa cân, béo phì của học sinh.... Đó chính là hồi chuông báo động, 1 cảnh tỉnh người lớn, hãy dành nhiều sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ. Nếu không muốn một thế hệ trẻ yếu đuối cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Việc bảo vệ sức khỏe ở khoảng thời gian này sẽ vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Hiên nay ta có thể thấy nhiều trẻ vị thành niên thay đổi đột ngột và nhanh chóng về sức khỏe theo hướng tiêu cực, Và nguyên nhân của những tình trạng trên là do thiếu kiến thức về sức khỏe học đường. Mặt khác còn do thiếu sự quan tâm và trang bị kiến thức của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn khá dè dặn, thiếu kiến thức trong việc trao đổi với con em mình về các vấn đề sức khỏe, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường. Sinh học là một trong những môn học có đầy đủ chức năng nhiệm vụ trong việc cung cấp kiến thức đó. Giúp các em trang bị những kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân. Theo định hướng về phương pháp giáo dục theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển. Với những ưu điểm nổi bật kể sau, việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp đem lại tối đa lợi ích cho cả học sinh và giáo viên. Đây chính là lý do phương pháp dạy học này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong các nền giáo dục hiện đại. Dạy học tích hợp bảo vệ sức khỏe học đường với học sinh giúp đáp ứng sở thích, phong cách học tập cũng như các kiến thức về sức khỏe của học sinh tốt. Đây là một trong những lợi ích tích cực mà phương pháp dạy học này đem lại. Bởi mỗi học sinh, đều có những sở thích, mong muốn và phong cách học tập riêng. Việc áp dụng giải pháp dạy học này giúp các em có cơ hội được lựa chọn cách học phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả học tập tốt nhất cho mình mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Với nội dung bám sát với thực tiễn khách quan kết hợp với các phương pháp trực quan, sinh động, các bài giảng trở nên sinh động, có sức hút với các em học sinh hơn, xóa bỏ cảm giác nhàm chán, buồn ngủ khi áp dụng cách học truyền thống cũ. Từ đó, tạo động lực cho các em thỏa sức sáng tạo, tư duy, giúp các em có hứng thú, tập trung học tập hơn. Việc tiếp thu 2 và vận dụng ngay những kiến thức học tập để giải quyết những vấn đề về sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày, sẽ hạn chế đáng kể tình trạng học vẹt, học trước quên sau ở các em. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy mình được quan tâm hơn. Nếu với phương pháp học truyền thống cũ, giáo viên thường ưu tiên chọn hướng bài giảng đến đám đông học sinh với ý nghĩ rằng ít nhất sẽ dạy tốt cho phần đông các em trong lớp. Điều này khiến số ít học sinh còn lại cảm thấy bơ vơ, không được kèm cặp và ngày càng không theo kịp tiến độ học tập trên lớp.Với dạy học tích hợp thì hoàn toàn khác. Nó cho phép giáo viên có nhiều thời gian quan tâm và chỉ bảo sát sao cho từng học sinh trong lớp, giúp các em có sự phát triển năng lực đồng đều, đạt được sự tiến bộ tốt.. Khuyến khích tìm tòi, khám phá và phát triển tính tự chủ. Với phương pháp học đặc biệt này, các em không chỉ tìm những thứ mình muốn mà còn được “va chạm” với những kiến thức bất tận khác để tự củng cố, đối chiếu và phát triển kiến thức tốt hơn. Dần dần, các em sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên mà trở nên tự tin, độc lập, tự chủ hơn. Sinh học 11 là sinh học cơ thể, cung cấp cho HS các kiến thức về sống cấp độ cơ thể, trong đó phần sinh học cơ thể động vật chú trọng phần cơ thể người. Trong Chủ đề: “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” đề cập đến các hệ cơ quan trong cơ thể như vận động, tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp... Các phần nội dung trong chủ đề đều trang bị cho HS các kiến thức về cấu tạo, chức năng, vệ sinh các cơ quan và hệ cơ quan đó. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề. Trên cơ sở hiểu rõ các kiến thức đó, HS có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, nhờ đó học tập và lao động có hiệu quả. Một trong những biện pháp có thể thực hiện tốt chủ đề tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, phát huy tính tính cực và áp dụng kiến thức vào thực tiễn đó là thiết kế trò chơi dùng trong dạy học chủ đề. Các trò chơi với các nội dung thuộc các vấn đề về sức khỏe học đường không chỉ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập mà giúp học sinh hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân học sinh, các tình trạng sức khỏe học sinh gặp phải. Xuất phát từ những lí do trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng nên tôi quyết định chọn đề tài “SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG - CHỦ ĐỀ “ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯƠNG” - SINH HỌC 11” 3 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế các trò chơi được lồng ghép các kiến thức về sức khoẻ học đường vào dạy học chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng -sinh học 11”. Từ đó kích thích sự hứng thú, tính chủ động, gắn kết GV-HS, HS-HS đồng thời trang bị kiến thức về sức khỏe học đường cho người học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu − Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Sinh học. − Nghiên cứu cơ sở lí luận của trò chơi và yêu cầu của một trò chơi. − Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế trò chơi trong dạy học. − Xây dựng một số trò chơi trong dạy học chủ đề “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng” có tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe học đường trong dạy học môn Sinh học. − Trình bày các biện pháp sử dụng các trò chơi học tập đã thiết kế. − Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các trò chơi và các biện pháp sử dụng của các trò chơi. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học môn Sinh học (chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng) có sử dụng trò chơi của giáo viên và học sinh lớp 11 trường THPT Thanh Khê 4.2. Đối tượng nghiên cứu Một số trò chơi được lồng ghép kiến thức về sức khỏe học đường trong dạy học môn Sinh học 11 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong dạy học môn Sinh học của học sinh lớp 11 trường THPT Thanh khê. Từ đó, áp dụng thực nghiệm sư phạm để đánh gia mức độ hiệu quả của đề tài trong thực tiễn. 6. Giả thiết khoa học Nếu đề tài: “sử dụng trò chơi trong dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe học đường - chủ đề “ chuyển hóa vật chất và năng lương” - sinh học 11” được hoàn thành sẽ xây dựng được hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn Sinh học và các biện pháp sử dụng chúng phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học. Từ đó sẽ phát 4 huy tính tích cực học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng trong dạy học, đồng thời góp phần giáo dục sức khỏe học đường cho học sinh một cách hiệu quả. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lí luận của đề tài - Đề tài phát triển lí luận về xây dựng trò chơi trong dạy học Sinh học cho học sinh THPT - Góp thêm tư liệu cho các nghiên cứu về sử dụng trò chơi trong dạy học Sinh học sau này - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực và đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng trong các tiết học cho học sinh THPT môn Sinh học - Cung cấp kiến thức về sức khỏe học đường cho học sinh nhưng không nhàm chán và rập khuôn 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu lý luận về trò chơi và các yêu cầu đối với trò chơi trong dạy và học Sinh học ở trường THPT. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình Sinh học 11 - Nghiên cứu cụ thể các phương pháp dạy học. - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp nội môn 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nghiên cứu thực tiễn việc dạy và học sử dụng trò chơi trong chủ đề Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia giáo dục, chuyên gia tin học về xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học. - Tìm hiểu về mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các trò chơi trong quá trình học thông qua trao đổi phỏng vấn, bảng hỏi 5 8.3. Phương pháp khảo nghiệm sư phạm Tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia và những người có chuyên môn về hiệu quả của việc sử dụng trò chơi 8.4. Phương pháp xử lí số liệu Tìm hiểu về mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các trò chơi trong quá trinh học thông qua trao đổi phỏng vấn 9. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới Trong cuốn sách “A different kind of classroom -Teaching with dimensions of tác giả Marzano đã đưa ra 5 định hướng cho việc dạy xuất phát từ 5 định hướng của việc học. “(1) Tạo bầu không khí học tập tích cực (2) Tổ chức việc tiếp thu kiến thức trên cơ sở kết nối với kiến thức cũ (3) Mở rộng và tinh lọc kiến thức (4) Sử dụng kiến thức có ý nghĩa (5) Tạo thói quen tư duy. Nếu được vận dụng hợp lí, trò chơi học tập có thể góp phần triển khai thực hiện 5 định hướng trên một cách hiệu quả” [3]. Tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của sử dụng trò chơi một cách hợp lí sẽ giúp ích cho định hướng của việc học. I.B.Bazedova (1983), có suy nghĩ rằng trò chơi là phương tiện dạy học. Theo I.B.Bazedov, nếu trong giờ học, giáo viên sử dụng các phương pháp chơi hoặc dạy học dưới các hình thức trò chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người học và chắc chắn hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Hệ thống trò chơi học tập mà ông thiết kế mang lại niềm vui và tăng cường sự phát triển năng lực trí tuệ. Ông đã thiết kế một số trò chơi như trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng, trò chơi đoán từ trái nghĩa hoặc điền từ còn thiếu [4]. 9.2. Nghiên cứu trong nước Ở trong nước, cũng có nhiều tác giả đã nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học ở các lĩnh vực khác nhau. Một số tác giả như Vũ Minh Hồng (1980),Lê Bích Ngọc(1998), đã bắt đầu nghiên cứu và biên soạn một số trò chơi và trò chơi trong dạy học. Những hệ thống trò chơi học tập được các tác giả nghiên cứu chủ yếu nhằm củng cố kiến thức cho học sinh và giành riêng cho một số môn học. Các trò 6 chơi trong dạy học được đề cập đến chủ yếu để hình thành biểu tượng toán đơn giản, rèn các giác quan, ghi nhớ, phát triển tư duy, ngôn ngữ và làm quen với môi trường xung quanh... Trong nghiên cứu “một số vấn đề lí luận về thiết kế và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trung học phổ thông” của Trịnh Văn Đích đã phân tích rõ các chức năng của trò chơi trong quá trình dạy học − Xây dựng mối quan hệ tập thể: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các thành viên sẽ họp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm. − Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được thiết kế và sử dụng để người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp. Khi một chương trình về kĩ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả những gì mình đưa ra là đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi. Lời nhận xét phải cụ thể và hướng tới những cách cư xử của từng cá nhân khi giải quyết vấn đề. − Phát triển kĩ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích giúp người chơi phát triển khả năng nói trước đám đông hay kĩ năng thuyết trình. Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cường kĩ năng thuyết trình, người chơi cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá tính của mỗi cá nhân trong nhóm bất cứ khi nào có thể. − Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ được xác định bằng các trò đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố. Bởi vì trò chơi đố có thể được xây dựng cho tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thể sử dụng chúng như những biện pháp để giúp người chơi nhớ lại tri thức đã học trước đây và bằng cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ. − Rèn luyện tính sáng tạo: Những phương án khác nhau của trò chơi thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những phát kiến tưởng tượng... − Học kĩ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều đó. − Học kĩ năng “đánh lạc hướng”: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lại thực hiện một hành động 7 khác. Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước định được mình có thể dùng những cử chỉ biểu đạt nào để đánh bại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình. − Học và rèn luyện hành vi tôn trọng luật lệ: là cá nhân hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất trí. − Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: là cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự thắng và bại. Bất cứ hoạt động nào hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt để bồi dưỡng thái độ này. − Cải thiện kĩ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người tham gia biết được họ có thể cải thiện kĩ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người tham gia Trong 1 bài báo tác giả Trịnh Văn Đính cho rằng “Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, hầu như tất cả mọi người đều ít nhiều hứng thú với các trò chơi”[7]. Trong dạy học ở phổ thông, nếu dựa trên một số nội dung dạy học để thiết kế thành các trò chơi sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập. Thông qua việc tham gia các trò chơi, HS được cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác và tích cực. Cho thấy việc lồng ghép trò chơi vào các nội dung học tập là vô cùng cần thiết 8 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TÍCH HỌC GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm về trò chơi 1.1.1.1. Chơi Theo F.l.Frratkina: “Hành động chơi luôn là hành động giả định. Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” [8] Trong quyển sách “ Dạy học hiện đại lí luận biện pháp kĩ thuật” Đặng Thành Hưng (2002). có nói “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư giản, có khuynh hướng thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình”[9] Theo từ điển tiếng Việt thì chơi là: “Hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi” hay “Hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác”[10] Từ các quan niệm trên có thể thấy khó có thể đưa ra một khái niệm hoàn toàn chính xác cho khái niệm “ chơi” nhưng tóm lại, chơi và hoạt động của con người mang đến cho người chơi một trạng thái vui vẻ và thoải mái. Tuy nhiên không phải mọi hiện tương chơi đều là có ý thức. Có nhiều hiện tượng chơi chỉ là những hành vi, nhu cầu bản năng của sinh vật hoặc con người. Hoạt động chơi ở con người có bản chất tự nhiên, ngây thơ vì hoạt động chơi ở con người là một trường hợp của chơi nhưng đây là dạng chơi ở người có ý thức, có động cơ xã hội, có nhận thức, tình cảm và đạo đức. 1.1.1.2. Trò chơi Theo K.Gross ông cho rằng trò chơi là do bản năng quy định và chơi là một hoạt động để giải phóng năng lượng dư thừa. Còn theo J.Piagie cho rằng trò chơi là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Theo Hà Thị Kim Linh (2012) “Trò chơi là một kiểu chơi, một dạng hoạt động giải trí, là một hình thức phản ánh các mặt lao động, sản xuất, sinh hoạt văn hoá, được thực hiệntheo quy ước nhằm thoả mãn những nhu cầu về thể chất và tinh thần của con người” [11]. 9 Nhưng đối với Đặng Thành Hưng (2000), thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa + Một là kiểu loại phổ biến của chơi. Nó chính là chơi có luật, có mục đích rõ ràng và có tính tranh đua hoặc tính thách thức đối với người tham gia. + Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi bằng chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức chơi ... Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết kế, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản. Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó. Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi 1.1.1.3. Trò chơi trong dạy học Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi trong học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh . Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó, mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Các mức độ sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học: Mức độ 1: Sử dụng trò chơi trước khi vào nội dung bài học. Mức độ 2: Sử dụng trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Mức độ 3: Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Theo Lê Bích Ngọc (1998) thì: “Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn”[6] Còn theo Đặng Thành Hưng (2002) thì những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất