Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng prezi trong dạy học phần lịch sử việt nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ xviii...

Tài liệu Sử dụng prezi trong dạy học phần lịch sử việt nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ xviii ở trƣờng trung học phổ thông

.PDF
105
116
94

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ====== NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH SỬ DỤNG PREZI TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Lịch sử Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. HOÀNG THANH TÚ HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hoàng Thanh Tú, ngƣời đã chỉ bảo, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, Thƣ viện trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội, các thầy cô giáo và toàn thể các em học sinh trƣờng THPT Ba Vì, trƣờng THPT Minh Quang, trƣờng THPT Tây Tiền Hải đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em làm khóa luận. Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Hà Nội ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận: “Sử dụng Prezi trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờng Trung học phổ thông” dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Hoàng Thanh Tú là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả của tác giả khác. Hà Nội ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin DHLS Dạy học Lịch sử GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phƣơng pháp dạy học PTCN Phƣơng tiện công nghệ SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông UDCTNN Ứng dụng công nghệ thông tin MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………….…….. 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………..……….. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………….…..……. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ………………………….……………. 5 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………. …….. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………. ……………. 6 6. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………. 6 7. Đóng góp mới của đề tài……………………………………………….… 6 8. Cấu trúc khóa luận…………………………………………………………. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PREZI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT…………………. 8 1.1. Cơ sở lý luận…………………………………….……………………… 8 1.1.1. Quan niệm về sử dụng phƣơng tiện công nghệ trong dạy học….….. 8 1.1.1.1. Khái niệm phƣơng tiện công nghệ…………..………………….. 8 1.1.1.2. Phân loại phƣơng tiện công nghệ có thể sử dụng……………… 10 1.1.2. Giới thiệu về công cụ prezi…………………………………..…..….. 17 1.1.2.1. Prezi là gì? ………………………………………….……..…… 17 1.1.2.2. Hƣớng dẫn sử dụng…………………………………….….…..... 18 1.1.2.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của Prezi………………………..…… 24 1.1.2.4. Khả năng ứng dụng trong môn Lịch Sử…………………...…… 25 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng Prezi trong dạy học Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông………………….……………………………….. 26 1.2. Thực trạng của việc sử dụng Prezi trong dạy học Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông………………….……………………………………….. 28 1.2.1. Thực trạng chung về sử dụng các phƣơng tiện công nghệ trong dạy học………………….………………………………………………………… 28 1.2.2. Thực trạng sử dụng Prezi trong dạy học…………………………….. 30 1.2.2.1. Mục đích, phạm vi khảo sát…………………………………….. 30 1.2.2.2. Nội dung điều tra, khảo sát……………………………………... 31 1.2.2.3. Kết quả khảo sát……………………………………………........ 32 1.2.2.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết……………………..…........ 38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1……………………………………………………… 41 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PREZI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM………………... 42 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII…………………………………………………………. 42 2.1.1. Vị trí, mục tiêu của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI- XVIII… 42 2.1.2. Nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ XVI – XVIII......... 44 2.2. Một số biện pháp sử dụng Prezi trong dạy học phần LSVN từ XVI – XVIII …………………………………………………………………………. 45 2.2.1. Sử dụng Prezi để thiết kế bài trình chiếu và hƣớng dẫn học sinh khai thác thông tin qua tranh ảnh, bản đồ lịch sử. ……………………………….. 45 2.2.2. Sử dụng Prezi để thiết kế bài trình chiếu và hƣớng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các phim tƣ liệu trong dạy học lịch sử……………………. 53 2.2.3. Sử dụng Prezi để xây dựng bài trình chiếu và hƣớng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các niên biểu, sơ đồ, đồ thị trong dạy học lịch sử…… 55 2.2.4. Sử dụng Prezi hƣớng dẫn học sinh củng cố, ôn tập và kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử…………………………………………………….... 57 2.3. Thực nghiệm sƣ phạm………………………………………………….. 58 2.3.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………… 58 2.3.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm……………………………….... 59 2.3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm…………………………....... 59 2.3.4. Kết quả thực nghiệm……………………………………………….... 60 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2……………………………………………………… 66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………… 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. 69 PHỤ LỤC……………………………………………………………….…….. 73 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn phát triển, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu đó, đòi hỏi giáo dục cũng phải có những chuyển biến mới để đào tạo ra lớp ngƣời năng động, sáng tạo và phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử trong trƣờng phổ thông bên cạnh việc giáo dục lòng yêu nƣớc, tự hào và tự tôn dân tộc còn góp phần to lớn vào việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nƣớc nhà. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng giáo dục là vấn đề sống còn. Những hạn chế trong quá trình dạy và học ở trƣờng phổ thông đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lƣợng môn Lịch sử, đặc biệt là tích cực chuẩn bị từ sau năm 2015 thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Đổi mới quá trình dạy học Lịch sử là đổi mới từ mục tiêu đến nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, hình thức và nội dung đánh giá cũng nhƣ các điều kiện dạy học và đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Nếu nhƣ trƣớc kia ngƣời ta nhấn mạnh tới phƣơng pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phƣơng pháp học chủ động. Nếu trƣớc kia ngƣời ta thƣờng quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của HS. Nhƣ vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” trở nên dễ dàng hơn. ên cạnh việc đổi mới PP H thì việc áp dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử cũng đang diễn ra phổ biến. Đối với việc UDCNTT trong dạy học, việc sử dụng các phƣơng tiện trực quan, sinh động là một cách hiệu quả để tạo hứng thú học tập cho HS. Mặt 1 khác, sử dụng PTCN hỗ trợ việc học tâp cũng chính là tạo điều kiện để học sinh có thể chủ động tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức mới cho bản thân, giúp học sinh ghi nhớ và lƣu giữ kiến thức đƣợc lâu hơn. Trong thời kỳ b ng nổ công nghệ thông tin, hầu hết chúng ta đều biết đến phần mềm trình chiếu Powerpoint, có s n trong bộ Microsoft Office với nhiều tiện ích, dễ dàng sử dụng khi thiết kế một bài giảng trên máy chiếu. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã nổi lên nhiều công cụ hỗ trợ trình chiếu ƣu việt nhƣ: Impress, Google Presentation, SlideRocket,… Trong số đó phải kể đến công cụ Prezi, GV có thể tích hợp multimedia (đa phƣơng tiện) để xây dựng những bài giảng điện tử, hỗ trợ bài trình chiếu một cách phong phú với các hình động sắc n t, hiệu ứng 3 đem lại sự thích thú cho ngƣời quan sát. Đặc biệt, Prezi còn hỗ trợ chuyển đổi các slide từ phần mềm Powerpoint, tạo ra một bài thuyết trình sinh động. Trong dạy học với nhiều tính năng nổi bật, Prezi cho phép tạo ra một giờ học tích cực, đem lại nhiều hiệu quả cao. Với GV bộ môn Lịch sử, việc phát triển kĩ năng sử dụng phƣơng tiện công nghệ là thực sự cần thiết. Trƣớc hết, do tri thức LS mang tính quá khứ, tính không lặp lại… nên HS không thể trực tiếp quan sát đƣợc LS mà chỉ có thể nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu đƣợc truyền lại. GV có kĩ năng sử dụng công cụ Prezi trong dạy học Lịch sử thành thạo giúp tái hiện các sự kiện, mốc thời gian bằng hình ảnh âm thanh, các đoạn phim tƣ liệu, bài giảng sinh động, logic với những hiệu ứng đẹp mắt,…sẽ thu hút sự chú ý của HS đem lại cho HS nhƣng thông tin LS phong phú, đa dạng và có tính trực quan cao… tăng khả năng tƣơng tác và giúp hoạt động dạy học trở nên linh hoạt, sáng tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu cũng nhƣ năng lực học tập của LS của các đối tƣợng HS khác nhau. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy, trong thời kỳ xã hội ngày càng phát triển, càng có nhiều HS mất dần đi hứng thú học tập môn Lịch sử, nhiều HS còn không nhớ đƣợc những kiến thức lịch sử căn bản nhất. Một số giáo 2 viên vẫn coi trọng phƣơng pháp dạy học truyền thống và sách giáo khoa là một công cụ tuyệt đối trong giảng dạy. Việc sử dụng PTCN, đặc biệt là những công cụ mới, hiện đại vào giờ dạy còn nhiều hạn chế nên chƣa tạo ra sự hấp dẫn và khơi dậy đƣợc niềm yêu thích lịch sử cho HS. Từ những lý do trên, với mong muốn nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Lịch sử và tham gia vào quá trình đổi mới dạy học Lịch sử, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng Prezi trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờng Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu khóa luận cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, vấn đề rèn luyện, phát triển kĩ năng sử dụng PTCN trong dạy học đƣợc nhiều tác giả quan tâm đến. Trong các tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài, đáng chú ý là những ý kiến của tác giả Chris Kyriacou trong cuốn “Essential Teaching Skills”(Các kỹ năng dạy học cần thiết) (2007). Tác giả đã đƣa ra định nghĩa cơ bản về kỹ năng dạy học, ba yếu tố chính ảnh hƣởng đến sự phát triển các kỹ năng và hệ thống các kỹ năng dạy học cần thiết của ngƣời GV. Trong đó, kỹ năng sử dụng CNTT và TT (Using ICT) đƣợc đánh giá là một kỹ năng quan trọng trong quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị bài dạy (planning and preparation) của GV với mục đích khuyến khích HS học tập có kết quả cao hơn. Ở Việt Nam, vấn đề U CNTT trong dạy học Lịch Sử đƣợc các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến, vừa đáp ứng nhu cầu của ngƣời học vừa để bắt kịp những định hƣớng giáo dục mới nhằm đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục hiện nay. Trong cuốn “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm môn Lịch sử” (Tác giả Nguyễn Thị Côi chủ biên), các tác giả đã cung cấp cho chúng ta quy trình xây dựng bài giảng điện tử, những tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử… 3 và còn đƣa ra một số ví dụ về cách thiết kế bài giảng mà GV có thể áp dụng vào từng bài trong môn Lịch sử. Đã có rất nhiều bài viết trên báo và tạp chí đề cập đến việc U CNTT trong dạy học Lịch Sử nhƣ: “S vào yh c ch s tr ng c ng ngh th ng tin và truy n th ng ng ph th ng” của tác giả Nguyễn Mạnh Hƣởng in trên Tạp chí Giáo dục số 133 kì 1-3/2006; Ths. Lê T ng Lâm, Trƣờng Đại học Sài Gòn cũng đã có bài báo in trên Tạp chí Đại học Sài Gòn, quyển 2 – 12/2009: “ ng ng c ng ngh th ng tin vào yh c ch s tr ng ph th ng” kh ng định vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy học; bài viết “ ài y y m n ng quy tr nh s ch s tr Hoàng Thị Nga in trong “ y h c t làm tr ng ph ng T ng ti n c ng ngh h tr tri n khai T” của Th.S Ninh Thị Hạnh và Th.S y u ội th o Phát tri n thi t y h c, thi t ng mầm non và ph thông, Vi n Khoa h c Giáo c Vi t Nam, tháng 10/2013” đã đề cập đến khái niệm và phân loại các phƣơng tiện công nghệ, đồng thời giới thiệu một số phần mềm đơn giản, dễ sử dụng phục vụ đắc lực cho quá trình dạy học. Nhóm tác giả Trần nh Thy, Đinh Thị Phƣơng Thảo, Khoa Công nghệ thông tin, trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh đã có một bài báo cáo về công cụ trình chiếu Prezi nói chung cũng nhƣ những tính năng của công cụ này. Ngoài ra, Ths. Nguyễn Thị Nga, Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 cũng có bài viết “ ng rezi trong trong thi t k ài gi ng m n l ch s th gi i tr ng phần m m ng i h c” tại k yếu Hội thảo khoa học toàn quốc về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học, tổ chức tại ĐH Đà N ng, 4/2014. ên cạnh các cuốn sách, k yếu, tạp chí cũng có một số luận văn đề cập đến đổi mới phƣơng pháp dạy học, sử dụng phƣơng tiện công nghệ trong dạy học hay xây dựng bài dạy với sự hỗ trợ của công nghệ nhƣ: luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Th y Chi (2010): “ ột s yh c ch s tr i n pháp i m i ph ng pháp ng ph th ng trong xu th hội nh p qu c t hi n nay”; 4 luận văn thạc sĩ của tác giả Ninh Thị Hạnh (2012), Một s bi n pháp phát tri n kỹ năng s d ng ph ng ti n công ngh theo h cho giáo viên l ch s t t nghi p tr ng ng d y h c tích c c i h c giáo d c – i h c qu c gia Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hằng với đề tài “ d y theo chủ y ng bài trong d y h c L ch s Vi t Nam l p 11 v i s h tr của rezi”. Nhƣ vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về UDCNTT trong dạy học, sử dụng công cụ Prezi trong trình chiếu nhƣng hiện tại, chƣa có công trình nào đề cập đến việc sử dụng công cụ này vào việc dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 ở trƣờng THPT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: sử dụng Prezi trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờngTHPT - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: đề tài tập trung vào tìm hiểu công cụ Prezi và sử dụng Prezi trong phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờngTHPT Về hình thức: tập trung vào bài nội khoá. Về phạm vi khảo sát, thực nghiệm: Trƣờng THPT Ba Vì (Ba Vì - Hà Nội); Trƣờng THPT Minh Quang (Ba Vì - Hà Nội); Trƣờng THPT Tây Tiền Hải (Tiền Hải - Thái Bình). 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Trên cơ sở kh ng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ Prezi trong dạy học Lịch sử, đề tài lựa chọn nội dung kiến thức và đề xuất biện pháp sử dụng Prezi trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờng THPT, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Lịch sử ở trƣờng THPT. 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng Prezi trong dạy học môn Lịch sử. - Tiến hành khảo sát cơ bản đối với GV và HS ở một số trƣờng THPT để đánh giá thực trạng việc sử dụng phƣơng tiện công nghệ nói chung, sử dụng Prezi nói riêng trong dạy học môn Lịch sử. - Đề xuất biện pháp sử dụng Prezi để dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờng Trung học phổ thông. - Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Prezi vào dạy học Lịch sử. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái quát hóa những tài liệu từ sách, báo, tạp chí, Internet về lý luận PPDH, đặc biệt sử dụng công cụ Prezi trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Phƣơng pháp điều tra thực tiễn: phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phƣơng pháp thực nghiệm. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu sử dụng Prezi vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờng Trung học phổ thông theo hƣớng đề xuất của đề tài sẽ phát huy hứng thú học tập lịch sử cho HS, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII nói riêng. 7. Đóng góp của đề tài Kh ng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin nói chung và sử dụng công cụ Prezi nói riêng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học lịch sử theo hƣớng phát huy hứng thú, tích cực trong học tập của HS. 6 - Đánh giá đƣợc thực trạng sử dụng PTCN nói chung, sử dụng công cụ trình chiếu nhƣ Prezi nói riêng trong dạy học LS ở trƣờng THPT. - Đề xuất đƣợc các biện pháp sử dụng Prezi trong DH phần LSVN từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII và thực nghiệm sƣ phạm. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm có 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng Prezi trong dạy học Lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông. Chƣơng 2: Một số biện pháp sử dụng Prezi trong dạy học Lịch Sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ở trƣờng Trung học phổ thông. Thực nghiệm sƣ phạm. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PREZI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan niệm về sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học 1.1.1.1. Khái ni m ph ng ti n công ngh Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới, nhiều ngành nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh. Điều này đòi hỏi phải có đổi mới về mục tiêu và phƣơng pháp đào tạo, cũng nhƣ cải cách về nội dung và hình thức đào tạo. Từ đó, khái niệm “công nghệ dạy học” đã xuất hiện và đều đƣợc hiểu cùng một ý nghĩa với từ tiếng nh đƣợc dùng phổ biến nhất hiện nay: Technology of teaching. Trong gần bốn thập k qua, vấn đề “công nghệ dạy học” đã thu hút đƣợc sự quan tâm rộng lớn của các nhà giáo dục, sƣ phạm trên khắp thế giới, song vẫn chƣa có những kiến giải thống nhất về ranh giới nội hàm giữa các thuật ngữ "công ngh giáo d c", "công ngh ào t o", "công ngh d y h c", "công ngh s ph m"... Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhau về khái niệm công nghệ dạy học nhƣng hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất ba cách hiểu cơ bản về bản chất của công nghệ dạy học Thứ nhất đó là một quá trình "công nghệ hoá" dạy học. Bản chất “công nghệ” trong quá trình dạy học đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau: Công nghệ dạy học ở đây đƣợc hiểu nhƣ một quá trình cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho một đơn vị kiến thức, sự tƣơng tác khoa học giữa ngƣời dạy và ngƣời học và sự đảm bảo một môi trƣờng học tập thuận lợi. 8 Tóm lại, “công nghệ hoá” quá trình dạy học đã mô phỏng lại nguyên lý cơ bản của công nghệ sản xuất công nghiệp: phân giải quá trình sản xuất thành các chuỗi, công đoạn, tuân thủ nguyên tắc thứ tự, logic hoạt động, đảm bảo kiểm soát đƣợc sản phẩm đầu ra. Thứ hai đó là sản phẩm (kết quả) được "đóng gói" để chuyển giao. Trên thực tế, quá trình "công nghệ hoá” dạy học đƣợc thể hiện rất rõ trong những nỗ lực xác lập và triển khai hiệu quả các mô hình dạy học, phƣơng pháp, kỹ thuật dạy học cụ thể nhằm đáp ứng các mục tiêu dạy học. Các mô hình, cách thức, kỹ thuật, qui trình dạy học này đã đƣợc nghiên cứu, thử nghiệm để cho ra những kết quả tƣơng đƣơng trong những điều kiện cụ thể, đã đƣợc "đóng gói" để sử dụng. Việc áp dụng triệt để các mô hình, phƣơng pháp dạy học cụ thể này sẽ giúp đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu dạy học đề ra. Thứ ba, công nghệ dạy học được hiểu là việc tích hợp các yếu tố, sản phẩm công nghệ vào quá trình dạy học. Đó là việc sử dụng, tích hợp các phƣơng tiện, sản phẩm công nghệ vào trong các quá trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, trong và ngoài lớp học. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học đƣợc coi là có ảnh hƣởng mạnh mẽ và sáng giá nhất. Các nhà giáo dục, sƣ phạm coi công nghệ dạy học (theo cách hiểu trên) là cuộc cách mạng thứ tƣ trong giáo dục sau sự ra đời của nhà trƣờng, chữ viết, in ấn và sách. Công nghệ dạy học và PPDH có mối liên hệ qua lại mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Nếu nhƣ PP H đƣợc coi là cách chiếm lĩnh mục tiêu dạy học thì công nghệ dạy học lại đảm bảo cho cách đó đƣợc thực hiện hiệu quả. Do vậy, đổi mới PP H nói chung và PP HLS nói riêng trong giai đoạn hiện nay nhất thiết phải có sự tích hợp công nghệ. 9 Theo đó, có thể kh ng định: PTCN là tập hợp các công cụ, thiết bị, vật liệu, sản phẩm công nghệ được sử dụng theo những quy trình chặt chẽ hướng đến những mục tiêu dạy học nhất định. Việc sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại góp phần nâng cao tính tích cực trong DH. Một công cụ điển hình hiện nay là máy tính với các chức năng vƣợt trội sẽ làm thay đổi môi trƣờng học tập, vai trò và vị trí của ngƣời dạy và ngƣời học trong từng công đoạn của quá trình dạy học: công cụ mô phỏng các hiện tƣợng, thí nghiệm không cho ph p quan sát đƣợc trên thực tế, công cụ lƣu giữ thông tin, công cụ chuẩn bị bài giảng… Ngoài ra, còn rất nhiều phần mềm tin học đơn giản, phổ biến và các thiết bị kỹ thuật hiện đại đều là những PTCN hỗ trợ tích cực cho quá trình DH. Trong dạy học LS, việc sử dụng phƣơng tiện công nghệ mà cụ thể là của máy tính, các phần mềm tin học: MS PowerPoint, Prezi, Proshow Gold, Paint, Photozoom, Easy Video Splitter, Hot Potatoes… và bộ công cụ hỗ trợ tìm kiến thông tin trên Internet cũng chính là một trong những biện pháp nâng cao tính tích cực của ngƣời dạy và ngƣời học LS. 1.1.1.2. Phân lo i ph ng ti n công ngh có th s d ng Ở trƣờng THPT hiện nay, bên cạnh cơ sở vật chất, phƣơng tiện truyền thống phục vụ cho việc giảng dạy môn học LS nhƣ: phòng bộ môn Lịch sử, toàn bộ đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan nhƣ: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, các thiết bị nghe – nhìn, các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho GV và HS nhƣ sách giáo khoa, các sách tham khảo Lịch sử, có không ít PTCN đƣợc sử dụng nhƣ: máy chiếu (projector); máy vi tính; các thiết bị, phần mềm tin học… Để nâng cao hiệu quả và thuận lợi trong quá trình sử dụng PTCN trong DH, cần chú ý đến việc phân loại PTCN. Có nhiều cách phân loại PTCN khác nhau, dựa vào mục đích sử dụng trong DH Lịch sử có thể chia thành 4 loại: 10  PTCN hỗ trợ tìm kiếm và lưu trữ thông tin Chính thức ra đời năm 1986, đến nay với khả năng kết nối mở, Internet đã trở thành một mạng kết nối lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Trên Internet, thông tin đƣợc lƣu trữ và biểu diễn dƣới nhiều dạng khác nhau, đƣợc cập nhật liên tục từ tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Việc sử dụng Internet trong học tập và giảng dạy đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới tiến hành rất hiệu quả. GV có thể truy cập các trang web để đọc tài liệu hay tìm kiếm tƣ liệu phục vụ bài giảng của mình. Nhƣng điều quan trọng là GV phải có kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc trong vô số những tƣ liệu ấy để chọn tƣ liệu tốt nhất phù hợp với mục đích dạy học của mình. Sử dụng sự hỗ trợ của PTCN với bộ công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet nhƣ: Wolfram alpha; Google Search; Yahoo Search; Bing; Amazon… Trong đó, Google Search hiện đang là công cụ hữu ích và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Google Search là công cụ tìm kiếm nổi tiếng. Google Search liên kết với hàng t trang web, vì thế ngƣời sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và thuật toán đơn giản. Chỉ với từ khóa đơn giản, GV có thể tìm đƣợc trên Google rất nhiều thông tin liên quan đến từ khóa đó ở nhiều định dạng khác nhau nhƣ: văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim tƣ liệu… ên cạnh đó, Google Search cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm: Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News (tìm kiếm tin tức), Google Translate (Dịch)… Sau khi tìm kiếm, lựa chọn đƣợc thông tin thì việc tổ chức, sắp xếp và lƣu trữ nguồn thông tin cũng rất quan trọng. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả khai thác, sử dụng thông tin sau này. Hiện nay, ngoài việc lƣu trữ bằng cách tải tài liệu xuống (download) máy tính, GV còn có thể sử dụng những phƣơng thức lƣu trữ thông tin linh hoạt, tiện dụng và sắp xếp chúng một cách khoa học, hợp lý dựa vào sự hỗ trợ của bộ công cụ lƣu trữ dữ liệu trên các trang web trực tuyến: Google Drive, Mediafire, 4shared, Gmail. 11 Google Drive là công cụ giúp lƣu trữ thông tin mới đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣng nó đã thể hiện sự tiện dụng và linh hoạt vƣợt trội của mình. Google rive có tính năng cho ph p tạo các thƣ mục có khả năng đồng bộ tự động với tất cả các file liên quan đến tài khoản Google của ngƣời dùng. Theo cách này, việc tìm kiếm tài liệu cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Google Drive có khả năng đồng bộ dữ liệu ổn định, nhanh chóng. Ngƣời dùng chỉ cần đƣa các tập tin cần lƣu trữ vào thƣ mục do ứng dụng Google Drive tạo ra trên máy tính là xong. Ngƣời dùng cũng có thể chọn cài đặt và chỉ định thƣ mục bất kỳ làm thƣ mục đồng bộ. Google rive giúp lƣu trữ thông tin một cách an toàn và truy cập bất cứ nơi nào (đặc biệt là trong khi bạn di chuyển. Ngƣời dùng có thể truy cập vào dữ liệu từ bất cứ nơi nào trên web, tại nhà, tại lớp học... Có thể cài đặt Google Drive trên máy tính và có thể tải về ứng dụng Google rive cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.  PTCN hỗ trợ hiệu chỉnh tư liệu dạy học Nguồn tài liệu tìm kiếm đƣợc không phải bao giờ cũng ph hợp hoàn toàn với mục tiêu bài học và mục đích sử dụng của GV. Do vậy, GV gặp những khó khăn nhất định khi sử dụng những tƣ liệu này trong quá trình dạy học. Với sự hỗ trợ của PTCN, GV có thể hiệu chỉnh những phần nhất định trong tƣ liệu để phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Đối với tƣ liệu hình ảnh, GV có thể sử dụng phần mềm Paint để chỉnh sửa những hình ảnh chƣa đƣợc ƣng ý về kích cỡ, màu sắc, viết thêm phụ đề hoặc xóa phụ đề minh họa cho ảnh tƣ liệu. Với những hình ảnh có độ phân giải thấp và kích thƣớc nhỏ để có chất lƣợng tốt hơn GV cũng có thể sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Photozoom. Đối với các đoạn phim hay tập tin (file) âm thanh quá dài so với thời gian GV muốn sử dụng, GV có thể sử dụng phần mềm cắt bớt (ví dụ phần mềm Easy Video Splitter) để sử dụng những đoạn video để đảm bảo đúng nội dung và thời lƣợng của bài giảng. Ngoài ra, GV có thể chuyển tranh ảnh đơn 12 lẻ thành một đoạn trình diễn ảnh nhƣ một đoạn phim với hình ảnh minh hoạ sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của HS, nhất là là các tiết học nhƣ: Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá và đặc biệt là Lịch sử. Phần mềm Paint Paint là phần mềm ứng dụng d ng để vẽ và chỉnh sửa hình ảnh, luôn có trong hệ điều hành Microsoft Windows. Tuy không đầy đủ bằng những phần mềm đồ họa chuyên nghiệp nhƣng nó vẫn đƣợc sử dụng nhiều vì cách sử dụng đơn giản và nhanh chóng, phù hợp nhiều ngƣời có kỹ năng về tin học không cao, muốn chỉnh sửa ảnh ở mức cơ bản. Phần mềm Paint có thể chạy trên máy vi tính có cấu hình thấp, phần cứng không đáp ứng để cài đặt thêm các phần mềm khác. Trong quá trình hiệu chỉnh tƣ liệu, phần mềm Paint sẽ giúp GV có đƣợc những hình ảnh nhƣ ý muốn, phục vụ nội dung bài học với các chức năng cơ bản: chụp ảnh màn hình máy tính, cắt ảnh (Crop), thay đổi kích cỡ (Resize), xoay chiều ảnh (Rotate), chèn chữ (Add text), xóa các phần phụ đề không mong muốn trên ảnh (Eraser). Phần mềm Easy Video Splitter Phần mềm Easy Video Splitter có thể giúp chia nhỏ các tập tin lớn với nhiều định dạng khác nhau nhƣ: VI/ IVX, MPEG (MPG) và WMV/ SF thành những tập tin nhỏ hơn theo ý muốn với tốc độ hoạt động nhanh và chất lƣợng hình ảnh sắc nét. Phần mềm còn cung cấp tính năng xem trƣớc (Preview) để ngƣời dùng dễ dàng chọn đoạn phim muốn cắt. Giao diện đơn giản dễ sử dụng với những thao tác cơ bản trên thanh công cụ. Phần mềm Proshow Gold Proshow Gold là giải pháp hoàn chỉnh về sử dụng các video clip hay các định dạng ảnh số để tạo ra một dạng slide show có khả năng trình diễn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất