Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh ...

Tài liệu Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong dạy học phần sinh học tế bào, thuộc sinh học 10, ban cơ bản, trung học phổ thông

.PDF
16
98
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN THỊ HƢƠNG GIANG SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, THUỘC SINH HỌC 10, BAN CƠ BẢN, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI, 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHAN THỊ HƢƠNG GIANG SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, THUỘC SINH HỌC 10, BAN CƠ BẢN, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số : 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo HÀ NỘI - 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Đinh Quang Báo, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo tổ phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Giáo dục Hà Nội. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường THPT Hồng Quang, thành phố Hải Dương đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, tháng 12 năm 2009 Tác giả Phan Thị Hƣơng Giang NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Bộ GD - ĐT Bộ Giáo dục và Đào Tạo GV Giáo viên HS Học sinh KHTN Khoa học tự nhiên KT - ĐG Kiểm tra - Đánh Giá MCQ Multiple - Choice - Question PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TNKQ Trắc nghiệm khách quan MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 7. Những đóng góp mới của luận văn.......................................................... 11 8. Cấu trúc của luận văn 11 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 12 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài............................... 12 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 12 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 14 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài......................................................................... 16 1.2.1. Cơ sở lý luận về KTĐG chất lượng, kết quả học tập ................................ 16 1.2.2. Cơ sở lý luận về sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ....................................................................................... 23 1.3. Cơ sở thực tiến của đề tài...................................................................... 26 1.3.1. Thực trạng về KTĐG kết quả học tập của học sinh .......................... 26 1.3.2. Thực trạng về sử dụng MCQ ............................................................. 28 1.4. Phương hướng đổi mới KT-ĐG kết quả học tập của học sinh ............. 29 Chƣơng 2: XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ DẠNG MCQ TRONG KT-ĐG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ................................... 30 2.1. Tiêu chuẩn của một câu hỏi dạng MCQ, một bài trắc nghiệm dạng MCQ.................................................................................................... 30 2.1.1. Các tiêu chuẩn của một câu hỏi dạng MCQ ...................................... 30 2.1.2. Các tiêu chuẩn của một bào trắc nghiệm dạng MCQ ............................... 31 2.2. Các quy tắc xây dựng một câu hỏi dạng MCQ..................................... 32 2.3. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm MCQ .................................... 33 2.4. Nội dung kiến thức chương 1 và chương 2 phần sinh học tế bào, sinh học 10 cần trác nghiệm ........................................................................ 37 2.5. Xây dựng bảng trọng số cần trắc nghiệm nội dung kiến thức phần sinh học tế bào – sinh học 10 ....................................................................... 38 2.5.1. Xây dựng bản trọng số chung cho sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản ........................................................................................................... 38 2.5.2. Xây dựng bảng trọng số riêng chi tiết cho nội dung kiến thức chương 1 và chương 2 phần sinh học tế bào, Sinh học 10 cơ bản .............. 39 2.6. Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ chương 1 và chương 2............................ 42 2.6.1. Xây dựng bộ câu hỏi TNKQ .............................................................. 42 2.6.2. Kết quả tính độ khó (FV), độ phân biệt (DI), mối tương quan giữa độ khó và độ phân biệt ......................................................................... 43 2.6.3. Kết quả phân tích tìm phương án điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng câu hỏi ........................................................................................ 47 2.6.4. Kết quả phân tích xác định độ tin cậy của tổng thể các câu hỏi trắc nghiệm .................................................................................................................. 48 2.7. Sử dụng câu hỏi TNKQ MCQ vào dạy bài mới ................................... 49 2.8. Sử dụng MCQ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn học ở trường THPT............................................................................................. 58 2.8.1.Tiêu chuẩn của một bài KT - ĐG kết quả học tập của học sinh trong môn học ở trường THPT .................................................................... 58 2.8.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ (dạng MCQ) và KT-ĐG kết quả học tập của học sinh qua 6 bài trắc nghiệm. ......................................... 59 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................ 61 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 61 3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 61 3.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 61 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 61 3.3.2. Xử lý số liệu ....................................................................................... 62 3.3.3. Kết quả và biện luận .......................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 68 1. Kết luận .................................................................................................... 68 2. Khuyến nghị ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 69 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong báo cáo chính trị của ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã xác định mục tiêu tổng quát chiến lƣợc năm 2001 - 2010 là: "Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Để đạt đƣợc mục tiêu trên, chúng ta phải hết sức nỗ lực, trong đó ngành giáo dục đào tạo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Sản phẩm của giáo dục là những con ngƣời mới, có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng mọi yêu cầu của sự nghiệm xây dựng và phát triển đất nƣớc. Đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học là một định hƣớng chiến lƣợc của ngành GD-ĐT nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhiệm vụ của nhà trƣờng không chỉ cung cấp tri thức và kỹ năng đủ để làm việc sau khi tốt nghiệp mà còn phải dạy cho học sinh phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Cuộc cách mạng trong phƣơng pháp đào tạo là chuyển từ phƣơng pháp truyền thụ sang phƣơng pháp tổ chức nhận thức cho học sinh bằng việc sử dụng nhiều phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật dạy học. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục, hoàn thiện quá trình dạy học trong đó kiểm tra đánh giá kiến thức là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) là biết đƣợc cụ thể tình hình tiếp thu kiến thức và trình độ kỹ năng của học sinh. Thông qua KTĐG ngƣời giáo viên mới biết đƣợc trình độ, kỹ năng tiếp thu kiến thức của ngƣời học. Kiểm tra đánh giá còn cho phép ngƣời giáo viên kiểm chứng lại phƣơng pháp của bản thân sử dụng có hiệu quả đến đâu từ đó có biện pháp thay đổi phƣơng pháp dạy học cho phù hợp. Thực tế việc kiểm tra đánh giá ở phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, ngƣời dạy cũng chính là ngƣời ra đề, chấm bài, cho điểm nên việc kiểm tra đánh giá chƣa bảo đảm khách quan. Phần lớn các bài kiểm tra đƣợc sử dụng là dạng tự luận, việc xây dựng đáp án thang điểm chƣa chi tiết, còn mạng tính chủ quan của ngƣời thầy nên việc đánh giá chƣa chính xác. Do vậy, chất lƣợng kiểm tra đánh giá chƣa cao. Do yêu cầu nâng cao chất lƣợng kiểm tra đánh giá trong dạy học, hiện nay nhiều nƣớc trên thế giới và một số trƣờng đại học ở Việt Nam đã sử dụng trắc nghiệm khách quan kết hợp với kiểm tra tự luận trong kiểm tra đánh giá đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Xuất phát từ nhận thức trên việc xây dựng bộ câu hỏi TNKQ cho việc KTĐG và tự KTĐG, cho tự học là một việc làm cần thiết để tích cực hóa học tập của học sinh. Trong các loại TNKQ thì dạng MCQ là dạng đƣợc dùng phổ biến và có khả năng đo đƣợc nhiều cấp độ nhận thức cao và có nhiều ƣu thế khi đƣợc sử dụng trong dạy học. - Đo đƣợc nhiều mức độ nhận thức: Nhớ, hiểu, tổng hợp, khái quát hóa ..... - Đánh giá kiến thức của học sinh trên diện rộng. - Kiểm tra đƣợc nhiều nội dung kiến thức trong một đơn vị thời gian và xáo trộn câu hỏi trong một bộ đề khác nhau, hạn chế việc quay cóp khi làm bài và tránh học tủ. - Có thể áp dụng những phƣơng pháp tiện lợi để chấm điểm, nhanh và đảm bảo độ khách quan cao. - Có thể sử dụng ở nhiều khâu của quá trình dạy học nhƣ: Kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, ôn tập củng cố. Trên cơ sở nội dung kiến thức mới, việc định hƣớng phƣơng pháp KTĐG mới sao cho phù hợp là vấn đề cần thiết. Đến nay, việc nghiên cứu hệ thống câu hỏi TNKQ để KTĐG kết quả học tập của học sinh lớp 10, tuy đã có nhƣng cũng còn nhiều vấn đề chƣa hoàn thiện, nhất là chất lƣợng MCQ để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các khâu dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới KTĐG với chƣơng trình Sinh học 10, ban cơ bản, THPT tôi chọn đề tài: “Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (dạng MCQ) để kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.” 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ chƣơng 1 và chƣơng 2 phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 ban cơ bản, THPT, góp phần nâng cao hiệu quả của KT-ĐG chất lƣợng học tập của học sinh THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề về chất lƣợng, kết quả học tập của học sinh - Nghiên cứu các phƣơng pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bản chất và sự phân loại câu hỏi trắc nghiệm. Xác định cơ sở lý luận, các mục tiêu, các bƣớc và quy trình xây dựng một câu hỏi trắc nghiệm dạng MCQ. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, kế hoạch giảng dạy sinh học 10, ban cơ bản. Từ đó xác định mục tiêu cụ thể, xây dựng bảng trạng số phản ánh mục tiêu và nội dung kiến thức cũng nhƣ các mức độ nhận thức cần đạt đƣợc của Chƣơng 1 và chƣơng 2, trên cơ sở đó soạn hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ. - Thực nghiệm các chỉ số: Độ khó, phân biệt, độ giá trị của các câu hỏi và của bài trắc nghiệm. Từ đó tiếp tục chính lý cho hoàn hảo để đƣa vào sử dụng. - Xác định thời gian trả lời cho một câu hỏi TNKQ, số lƣợng câu hỏi và thời gian làm bài thích hợp cho một đề KTĐG. - Đề xuất phƣơng pháp sử dụng TNKQ dạng MCQ để KTĐG kết quả học tập của học sinh và tổ chức dạy kiến thức mới trong dạy học phần Sinh học tế bào. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng - Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ dạng MCQ để kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO A- Tiếng Việt 1- Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), lý luận dạy học sinh học - phần đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội. 2- Ngô Doãn Đãi (5/2003), độ giá trị và độ tin cậy của bài thi, kỷ yếu hội thảo nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn quốc lần thứ 4, Ban liên lạc các trƣờng Đại học và Cao đẳng Việt Nam, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trang 158 - 159. 3- Nguyễn Thị Kim Giang (1997), bƣớc đầu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về nội dung kiến thức vật chất di truyền trong chƣơng trình di truyền học đại cƣơng ở ĐHSP, Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 4- Trịnh Nguyên Giao, Lê Đình Trung (2002); 1111 câu hỏi trắc nghiệm sinh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5- Trần Bá Hoành (1996), kỹ thuật dạy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội 6- Nguyễn Thu Hằng (2004), xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan của các chƣơng X - XVI trong giáo trình di truyền học đại cƣơng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Đại học Sƣ phạm, luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 7- Nguyễn Minh Hà (2004), xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ phần tế bào học để góp phần nâng cao hiệu quả KT-ĐG kết quả học tập của học sinh. 8- Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu (1998), tế bào học, NXB ĐHQG, Hà Nội. 9- Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (196), phƣơng pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10- Trần Bá Hoành (1971), "thử dùng phƣơng pháp Test để kiểm tra nhận thức của học sinh về một số khái niệm trong chƣơng trình sinh học đại cƣơng lớp IX, tạo chí nghiên cứu Giáo dục(13), trang 21-23. 11- Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12- Trần Bá Hoành (1996), kỹ thuật dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13- Trần Bá Hoành (1996), phát triển các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn sinh học, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1999 2000, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14- Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại cương về phương pháp dạy sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15- Đỗ Mạnh Hùng (2000), lý thuyết và bài tập sinh học, NXB trẻ. 16- Đỗ Mạnh Hùng (chủ biên), Trần Thanh Thuỷ(1998), sinh học 10, 11, 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 17- Đỗ Mạnh Hùng, Trần Thanh Thuỷ (2001), sinh học 10, 11, 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18- Phùng Văn Hướng (1964), phƣơng pháp học và thi trắc nghiệm vạn vật lớp 12, Trung tâm học liệu nha khảo thí, Sài Gòn. 19- Đặng Bá Lan (1995), các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học, Viện nghiênc ứu phát triển Giáo dục, Hà Nội. 20- Phạm Văn Lập (1996), đề thi Olympic sinh học quốc tế lần thứ 5,6 tài liệu lƣu hành nội bộ, ĐHQG Hà Nội. 21- NGuyễn Kỳ Loan (200), bƣớc đầu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về nội dung kiến thứcphần các quy luật di truyền trong chƣơng trình di truyền học đại cƣơng ở ĐHSP, luận văn thạc sỹ khoa học Sinh học, ĐHSP Hà Nội. 22- Vũ Đình Luận (2003), xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về di truyền để nâng cao chất lƣợng dạy học ở trƣờng CĐSP, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. 23- Trần Sỹ Luận (199), xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để dạy học sinh thái học lớp 11 THPT, luận án Thạc sỹ khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 24- Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyễn Thành Đạt, Trần Quý Thắng (2001), chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học, NXB Giáo dục Hà Nội. 25- Nguyễn Thnh Mỹ (2000), xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ, luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 26- Nguyễn Viết Nhân (2001), trắc nghiệm sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27- Lê Đức Ngọc (4/2001), vắn tắt về đo lƣờng và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục đại học (tài liệu xemina tại trƣờng Đại học Thuỷ sản Nha Trang), ĐH Quốc Hà Nội. 28- Lê Quang Nghĩa (1963), trắc nghiệm vạn vật lớp 12, Trung tâm Học liệu nha khảo thí, Sài Gòn. 29- Thái Duy Ninh (1996), Tế bào học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 30- Thái Duy Ninh (1997), câu hỏi chọn lựa về tế bào học ĐHSP. 31- Nghiêm Xuân Nùng, Lê Quang Thiệp (1995), trắc nghiệm và đo lƣờng cơ bản trong Giáo dục, Bộ GD-ĐT, Vụ Đại hoc, Hà Nội. 32- Patrick griffin (1994), trắc nghiệm và đánh giá, tài liệu dùng cho các lớp tập huấn tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Bộ Giáo dục - Đào tạo Vụ Đại học, Hà Nội. 33- Patrick griffin, Izand John (1994), những cơ bản của kỹ thuật trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT, Vụ Đại học, Hà Nội. 34- Nguyễn Văn Sang (2000), lý thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh học, NXB Đà Nẵng. 35- Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân (2003), trắc nghiệm sinh học 11, NXB Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. 36- Sách giáo viên Sinh học 10 - Ban cơ bản, NXB Giáo dục. 37- Lâm Quang Thiệp (2004), Giáo dục Đại học (Tài liệu bồi dƣỡng dùng cho các lớp giáo dục Đại học và nghiệp vụ sƣ phạm học Đại học). 38- Nguyễn Thị Hồng Thuý (1998), kiểm tra kiến thức học sinh THPT bằng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan, luận văn thạc sỹ, ĐHSP Vinh. 39- Dương Thiệu Tống (1995) - trắc nghiệm đo lƣờng thành quả học tập Bộ Giáo dục- Đào tạo, Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 40- Đỗ Lê Thăng (2001), di truyền học quần thể, NXB ĐHQG, Hà Nội. 41- Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2002), tuyển tập sinh học 100 câu hỏi và bài tập, NXB ĐHQG Hà Nội. 42- Lê Đình Trung, Trịnh Nguyên Giao (2003), chuyên đề luyện thi Đại học, NXB Giáo dục Hà Nội. 43- Lê Văn Trực (2002), trắc nghiệm di truyền học đại cương, NXB Thanh niên Hà Nội. 44- Nguyễn Quang Vinh (chủ biên), Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Tư (2003), trắc nghiệm sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 45- Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Trần Dụ Chi - Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty - Sinh học 10 - NXB Giáo dục. 46- W.D. Philips - T.S Chiltan (1998), sinh học tập một, NXB Giáo dục. B- Tiếng Anh 47- Alexander L.G (1973), New concept English, Pradice and progress Supplementary, WWrittem execiser, longman Group Limited, LonDon. 48- Dorthea Allen Parker (1997), Biology teachk's desk book, Publisling Company. Inc. 49- I.P Herath (March - Apird 1986), Constructing Multiplechoice an Mathching tupe. Test Items, Sumary of cotent of Disaission Work session.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất