Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng bài tập trong dạy học chương sắt và một số kim loại quan trọng – hóa học...

Tài liệu Sử dụng bài tập trong dạy học chương sắt và một số kim loại quan trọng – hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên

.PDF
156
102
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ====== TÔ THỊ QUYÊN SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG – HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ====== TÔ THỊ QUYÊN SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG – HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Hóa học Mã số: 8141011 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Bình HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Sau khi đƣợc sự đồng ý của khoa Hóa học trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2 và giảng viên hƣớng dẫn, em đã thực hiện đề tài “Sử dụng bài tập trong dạy học chƣơng Sắt và một số kim loại quan trọng – Hóa học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên”. Em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Bình đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Hóa học đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quan trọng trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn các giáo viên và học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên huyện Vĩnh Tƣờng, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên huyện Bình Xuyên và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực nghiệm sƣ phạm. Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Em đã cố gắng hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tuy nhiên không thể tránh khỏi các thiếu xót. Em mong nhận đƣợc sự góp ý từ các thầy, cô và các bạn để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2018 Học viên Tô Thị Quyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Ngƣời cam đoan Tô Thị Quyên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bài tập hóa học BTHH Dạy học DH Đại học quốc gia ĐHQG Đại học sƣ phạm ĐHSP Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên GDNN - GDTX Giáo viên GV Giải quyết vấn đề GQVĐ Học sinh HS Năng lực NL Nhà xuất bản Nxb Nhà xuất bản giáo dục NXBGD Phƣơng pháp PP Phƣơng trình hóa học PTHH Trung học phổ thông THPT Thực nghiệm TN Thực nghiệm sƣ phạm TNSP MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 6 5. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................... 7 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 7 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................ 8 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .......................................................... 8 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH .......................... 10 1.1. Năng lực và cấu trúc của năng lực ........................................................... 10 1.1.1. Khái niệm về năng lực .......................................................................... 10 1.1.2. Cấu trúc của năng lực ............................................................................ 11 1.1.3. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh thông qua dạy học hóa học ............................................................................................... 13 1.1.3.1. Năng lực cốt lõi .................................................................................. 13 1.1.3.2. Năng lực hóa học ............................................................................... 17 1.2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.................................. 18 1.2.1. Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề .............................................. 18 1.2.2. Cấu trúc và các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề .................... 19 1.3. Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học .................................................... 21 1.3.1. Khái niệm, phân loại bài tập hoá học .................................................... 22 1.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hoá học trong dạy học ........................... 23 1.3.3. Bài tập theo định hƣớng phát triển năng lực ......................................... 24 1.3.4. Xây dựng bài tập hóa học...................................................................... 29 1.3.4.1. Xu hƣớng phát triển bài tập hóa học hiện nay ................................... 29 1.3.4.2. Các phƣơng pháp xây dựng bài tập hóa học ...................................... 31 1.4. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài tập hóa học tại một số Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................. 32 1.4.1. Đặc điểm học sinh tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên. ........................................................................................... 32 1.4.2. Mục đích điều tra .................................................................................. 32 1.4.3. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................ 33 1.4.4. Đối tƣợng điều tra ................................................................................. 33 1.4.5. Kết quả, phân tích, thảo luận................................................................. 33 1.4.5.1. Kết quả điều tra .................................................................................. 33 1.4.5.2. Phân tích, thảo luận ............................................................................ 38 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 41 CHƢƠNG 2: LỰA CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG” – HÓA HỌC 12........ 42 2.1. Mục tiêu, nội dung chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” ........... 42 2.1.1. Mục tiêu................................................................................................. 42 2.1.2. Nội dung chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” ........................ 44 2.2. Thiết kế công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua bài tập hóa học................................................................................ 45 2.3. Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh .................................................................. 51 2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn, xây dựng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ......................................................... 51 2.3.2. Quy trình lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ......................................................... 52 2.3.2.1. Quy trình lựa chọn ............................................................................. 52 2.3.2.2. Quy trình xây dựng ............................................................................ 57 2.4. Hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” – Hóa học 12 .............................................................................................................. 63 2.4.1. Hệ thống bài tập thực tiễn ..................................................................... 63 2.4.1.1. Bài tập lựa chọn.................................................................................. 63 2.4.1.2. Bài tập xây dựng ................................................................................ 64 2.4.2. Hệ thống bài tập thực nghiệm ............................................................... 65 2.4.2.1. Bài tập lựa chọn.................................................................................. 65 2.3.2.2. Bài tập xây dựng ................................................................................ 67 2.4.3. Hệ thống bài tập có sử dụng đồ thị ....................................................... 69 2.4.3.1. Bài tập lựa chọn.................................................................................. 69 2.4.4. Hệ thống bài toán hóa học..................................................................... 75 2.4.4.1. Bài tập lựa chọn.................................................................................. 75 2.4.4.2. Bài tập xây dựng ................................................................................ 76 2.5. Biện pháp sử dụng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh .................................................................. 77 2.5.1. Sử dụng bài tập khi hình thành kiến thức ............................................. 77 2.5.2. Sử dụng bài tập trong củng cố, luyện tập, hoàn thiện kiến thức - kĩ năng ................................................................................................................. 80 2.5.3. Sử dụng bài tập trong kiểm tra, đánh giá .............................................. 82 2.6. Một số kế hoạch dạy học minh họa sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ......................................................... 84 2.6.1. Kế hoạch dạy học 1 ............................................................................... 84 2.6.2. Kế hoạch dạy học 2 ............................................................................... 92 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 97 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................... 98 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 98 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 98 3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .................................... 99 3.3.1. Liên hệ địa bàn thực nghiệm ................................................................. 99 3.3.2. Tiến hành dạy học thực nghiệm .......................................................... 100 3.4. Đối tƣợng và kết quả thực nghiệm sƣ phạm .......................................... 100 3.4.1. Đối tƣợng, địa bàn ............................................................................... 100 3.4.2. Nội dung .............................................................................................. 101 3.4.3. Cách tiến hành ..................................................................................... 101 3.4.4. Cách phân tích dữ liệu và kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................... 101 Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 106 KẾT LUẬN .................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109 MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ phát triển NL là mục tiêu giáo dục ....................................... 12 Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện sự tiến bộ của các tiêu chí NL GQVĐ khi chấm phiếu và quan sát của HS Trung tâm GDNN – GDTX thành phố Phúc Yên. ....................................................................................................................... 104 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự tiến bộ của các tiêu chí NL GQVĐ khi chấm phiếu và quan sát của HS Trung tâm GDNN – GDTX huyện Vĩnh Tƣờng..104 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng cấu trúc của NL GQVĐ......................................................... 19 Bảng 1.2: Mô tả các bậc trình độ trong bài tập theo định hƣớng NL [5] ....... 29 Bảng 1.3. Số lƣợng GV, HS tham gia điều tra thực trạng phát triển .............. 33 NL GQVĐ cho HS thông qua BTHH ............................................................. 33 Bảng 1.4. Kết quả điều tra cách sử dụng BTHH trong DH ............................ 34 Bảng 1.5. Kết quả điều tra mức độ và mục đích sử dụng các dạng BTHH .... 34 Bảng 1.6. Kết quả điều tra mức độ nhận thức của các dạng BTHH ............... 35 Bảng 1.7. Kết quả điều tra hiệu quả sử dụng các dạng BTHH ....................... 36 Bảng 1.8. Kết quả đánh giá về tầm quan trọng của việc phát triển NL GQVĐ cho HS ............................................................................................................. 37 Bảng 1.9. Kết quả đánh giá về NL GQVĐ của HS tại Trung tâm GDNN GDTX .............................................................................................................. 37 Bảng 1.10. Kết quả điều tra sở thích của HS khi giải các dạng BTHH .......... 37 Bảng 2.1. Nội dung chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” – .............. 45 Hóa học 12 ...................................................................................................... 45 Bảng 2.2. Bảng mô tả các tiêu chí và mức độ đánh giá NL GQVĐ thông qua BTHH .............................................................................................................. 46 Bảng 2.3. Bảng kiểm quan sát NL GQVĐ của HS thông qua giải BTHH (dành cho GV) ........................................................................................................... 48 Bảng 2.4. Bảng kiểm tự đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua giải BTHH (dành cho HS).................................................................................................. 49 Bảng 3.1. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm sƣ phạm................................. 100 Bảng 3.2. Kết quả chấm 3 phiếu và quan sát theo các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ của HS Trung tâm GDNN – GDTX huyện Vĩnh Tƣờng và Trung tâm GDNN – GDTX thành phố Phúc Yên .......................................................... 102 Bảng 3.3. Điểm trung bình các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ khi chấm điểm 3 phiếu và quan sát ........................................................................................... 103 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển năng lực (NL) cho học sinh (HS) thông qua dạy học (DH) và giáo dục phổ thông là một xu hƣớng tất yếu của Giáo dục thế giới nói chung và Giáo dục phổ thông Việt Nam nói riêng. Định hƣớng phát triển NL cho HS đã đƣợc thể hiện rõ trong Chƣơng trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đƣợc ban hành vào tháng 7 năm 2017. Các NL cốt lõi đã đƣợc xác định cần hình thành và phát triển cho HS, trong đó có NL giải quyết vấn đề (GQVĐ). Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI và Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, NL của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, NL và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. “Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL”. NL GQVĐ là một trong những NL rất quan trọng đối với HS khi học tập cũng nhƣ đối với mỗi con ngƣời trong cuộc sống, công việc. Nhƣng thực tế hiện nay, NL này của HS còn rất hạn chế, việc tìm ra các biện pháp cũng nhƣ có các tài liệu cụ thể để phát triển NL này một cách hiệu quả là rất cần thiết cho giáo viên (GV) phổ thông. 2 Đối với môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm (TN), có tính trừu tƣợng cao, đối tƣợng quan sát trong DH là các sơ đồ, hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệm... Môn Hóa học cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trƣờng và con ngƣời. Vì thế, bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, HS cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các môn học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong môn học và trong thực tiễn. Do đó, môn Hóa học phổ thông có khả năng phát triển nhiều NL cho HS trong đó, có NL GQVĐ. Sử dụng bài tập hóa học (BTHH) là một phƣơng pháp (PP) DH hiệu quả đối với việc phát triển NL GQVĐ, điều này đã đƣợc nhiều công trình nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên, đối với HS thuộc khối Trung tâm Giáo gục nghề nghiệp – Giáo dục thƣờng xuyên (GDNN- GDTX), chất lƣợng đầu vào thấp, khả năng tƣ duy, logic tiếp thu kiến thức thuần túy còn hạn chế thì phƣơng pháp (PP) cũng nhƣ các bài tập đƣợc sử dụng để phát triển NL GQVĐ cho HS cần có những yêu cầu, đặc điểm nhất định. Chính vì vậy, việc xây dựng đƣợc các bài tập phù hợp và có biện pháp sử dụng hợp lí, hiệu quả để phát triển NL GQVĐ cho đối tƣợng HS là một vấn đề cần đƣợc quan tâm. Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua BTHH, tuy nhiên đối tƣợng áp dụng cho HS thuộc các Trung tâm GDNN - GDTX chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG – HÓA HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN ”. 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề Việc nghiên cứu nhằm phát triển các NL cho HS phổ thông đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Hiện nay, Việt nam đang triển khai đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông theo định hƣớng phát triển NL ngƣời học. Ở Việt Nam, một số Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu phát triển NL cho HS thông qua vận dụng các kiến thức trong nhiều môn học. Trong những năm gần đây, bộ môn Hóa học đã bắt đầu có những luận án, luận văn nghiên cứu theo định hƣớng phát triển NL cho HS, sinh viên trong DH Hóa học. Theo hƣớng nghiên cứu về NL GQVĐ có nhiều công trình nghiên cứu theo nhiều hƣớng với các PP DH khác nhau nhƣ: Tiến sĩ Đỗ Thị Quỳnh Mai đã nghiên cứu việc vận dụng PP DH tích cực theo quan điểm DH phân hóa trong phần hóa học phi kim ở trƣờng THPT [25]. Tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Thúy đã sử dụng PP DH dự án để hình thành và phát triển NL cho HS (đề tài “Vận dụng dạy học dự án trong dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường Trung học phổ thông miền núi phía Bắc nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”). Tác giả xây dựng một số kế hoạch DH phần hóa học hữu cơ ở trƣờng THPT miền núi phía Bắc và TN thấy đƣợc hiệu quả khi dùng để phát triển NL GQVĐ cho HS [36]. Với tác giả Nguyễn Thị Hồng Luyến, đã xây dựng và thực hiện DH các chủ đề tích hợp chƣơng nhóm Nito – Hóa học 11 nâng cao theo PP DH: Phát hiện và GQVĐ, DH dự án, DH theo góc, DH theo nhóm để phát triển NL GQVĐ cho HS (đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 4 thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nito – Hóa học 11 nâng cao”)[23]. Cùng với quan điểm phát triển NL GQVĐ cho HS, còn có rất nhiều tác giả nhƣ: Lƣu Đình Dũng có đề tài “Phát tiển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần Kim loại - Hóa học 12 cơ bản” [13], Nguyễn Thị Quỳnh Hoa với đề tài “Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề qua dạy học phần Hóa học Phi kim 10 THPT” [18], Đặng Thị Nga có đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần hiđrocacbon lớp 11 Trung học phổ thông” [26], Dƣơng Thị Hồng Hạnh nghiên cứu về việc phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH chƣơng điện li Hóa học 11 nâng cao [16],… Các tác giả đã đề cập đến một số PP DH tích cực đƣợc xây dựng trong các chủ đề, nội dung học cụ thể của chƣơng trình Hóa học 12 và đƣa vào TN đƣợc GV đánh giá cao, HS hƣởng ứng. Đặc biệt trong đó kể đến PP DH có sử dụng BTHH để phát triển NL cho HS. 2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học Theo hƣớng nghiên cứu về BTHH, có nhiều công trình. Điển hình nhƣ: Trong Tạp chí khoa học trƣờng ĐHSP Hà Nội số 61 (trang 351-358), đã đăng công trình nghiên cứu về việc phát triển NL thực hành Hóa học cho HS khi xây dựng BTHH của các tác giả Phạm Thị Bình, Đỗ Thị Quỳnh Mai, Hà Thị Thoan. Tác giả đã đƣa ra khái niệm và cách xây dựng các dạng bài tập khác nhau. Hay trong Tạp chí khoa học Quốc tế (trang 351-358), các tác giả Phạm Thị Bình, Thái Hoài Minh đề xuất cách xây dựng và xây dựng một số bài tập thực tiễn trong DH hóa học nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức cho HS. Các tác giả Kiều Phƣơng Hảo, Phạm Thị Bình, Nguyễn Thị Huyền lại đi sâu vào việc xây dựng bài tập tình huống trong DH. Tác giả đã đề xuất 5 những dạng bài tập về phần phi kim trong chƣơng trình Hóa học 10 và đƣợc đăng trong Tạp trí Hóa học ứng dụng số 1. Ngoài ra, còn một số Luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ có liên quan khác về phát triển NL GQVĐ, BTHH nhƣ: Tác giả Nguyễn Thị Thanh với đề tài “Xây dựng, lựa chọn và sử dụng hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 12 nâng cao theo hướng dạy học tích cực”, tác giả đã xây dựng và lựa chọn một hệ thống bài tập tích hợp theo hƣớng DH tích cƣc nhƣ: DH theo góc, DH dự án,…[32]. Tác giả Triệu Thị Kim Dung đã nghiên cứu cụ thể hơn về NL GQVĐ cho HS khi tuyển chọn, xây dựng và sử dụng BTHH trong DH phần phi kim – Hóa học 10. Tuy nhiên, các bài tập này chủ yếu là các dạng bài tập tính toán, dạng bài định lƣợng,…[12]. Tác giả Trần Ngọc Huy có đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Hóa học hữu cơ 11 nâng cao” . Tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển NL cho HS thông qua một số dạng BTHH [20]. Cụ thể hơn với dạng bài tập tình huống có nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền, đề xuất đƣợc quy trình xây dựng gồm năm bƣớc và ba cách sử dụng từ đó nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS. Các dạng bài tập này đƣợc xây dựng cho chủ đề hóa học phi kim lớp 10 [21]. Một số tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại Hóa học lớp 12 cho HS ở THPT. Ví dụ nhƣ: Tác giả Trƣơng Thị Hƣơng Giang đã nghiên cứu việc sử dụng bài tập thực tiễn DH nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức của HS. Với quy trình xây dựng gồm 5 bƣớc và 3 cách sử dụng, đề xuất đƣợc 100 bài tập dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận cho phần kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm [15]. 6 Tác giả Nguyễn Thị Lý có đề tài “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên (phần hóa học phi kim – hóa học 11)”. Đề tài đã làm rõ NL tự học của HS và việc phát triển NL đó nhƣ thế nào khi sử dụng hệ thống bài tập mà tác giả đề xuất [24]. Hiện nay, công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn thiện và có hệ thống về việc sử dụng BTHH trong DH chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12 để phát triển NL GQVĐ cho HS Trung tâm GDNN – GDTX còn hạn chế. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu quy trình lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập và đề xuất biện pháp sử dụng phù hợp với HS thuộc các Trung tâm GDNN – GDTX nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS. Từ đó, có ví dụ minh họa và TNSP trong DH chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, bao gồm: Khái niệm NL và cấu trúc NL. Khái niệm NL GQVĐ, cấu trúc và các biểu hiện của NL GQVĐ, các biện pháp phát triển NL GQVĐ cho HS. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa, tác dụng của BTHH và bài tập theo định hƣớng phát triển NL cho HS. Tìm hiểu thực trạng về việc phát triển NL GQVĐ và việc sử dụng bài tập trong DH hóa học tại một số Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12. 7 Nghiên cứu quy trình lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập và sử dụng bài tập nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS. Xây dựng bộ công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua sử dụng BTHH. Xây dựng và đề xuất biện pháp sử dụng hệ thống bài tập định hƣớng phát triển NL GQVĐ cho HS khi DH chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12. Thiết kế minh họa kế hoạch DH có sử dụng bài tập để phát triển NL GQVĐ cho HS khi DH chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12. 4.3. Tiến hành TNSP, thu thập và xử lý dữ liệu, rút ra kết luận. 5. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình DH Hóa học ở Trung tâm GDNN – GDTX. 5.2. Đối tƣợng nghiên cứu Phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua sử dụng bài tập trong DH chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12. 5.3. Phạm vi nghiên cứu NL GQVĐ của HS Trung tâm GDNN - GDTX thông qua sử dụng bài tập trong DH chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phối hợp các nhóm PP sau: 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các văn bản, tài liệu nhằm tổng quan tài liệu về cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: 8 Sử dụng PP điều tra để nghiên cứu thực trạng phát triển NL GQVĐ cho HS và sử dụng bài tập trong DH hóa học tại Trung tâm GDNN - GDTX nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS. PP TNSP: TNSP để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, đánh giá tính phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong đề tài. 6.3. Phƣơng pháp toán học thống kê: Sử dụng toán học thống kê để xử lý kết quả TNSP. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu lựa chọn và xây dựng đƣợc hệ thống bài tập chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” - Hóa học 12 và có biện pháp sử dụng phù hợp, hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển NL GQVĐ cho HS và nâng cao chất hƣợng dạy và học ở Trung tâm GDNN – GDTX. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Tổng quan cơ sở lí luận về NL GQVĐ và phát triển NL GQVĐ trong DH hóa học. - Bƣớc đầu tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng NL GQVĐ và việc sử dụng bài tập để phát triển NL GQVĐ cho HS trong DH hóa học ở ba Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất quy trình lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển NL GQVĐ cho HS. - Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập (40 bài) phát triển NL GQVĐ cho HS trong chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” – Hóa học 12. - Xây dựng 2 kế hoạch DH trong chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” – Hóa học 12. - Thiết kế công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua BTHH. 9 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn có cấu trúc gồm 3 chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng bài tập trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Chƣơng 2: Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chƣơng “Sắt và một số kim loại quan trọng” – Hóa học 12. Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất