Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn nguyễn minh châu sau 19...

Tài liệu Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn nguyễn minh châu sau 1975

.PDF
136
31
53

Mô tả:

-1- PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nguyễn Minh Châu là nhà văn xuất hiện vào thời kì kháng chiến chống Mỹ những năm 60. Ông là người mở đường “Tinh anh và tài năng”, người đã ®i được xa nhất trong cao trào đổi mới của văn học Việt Nam đương đại. So với các nhà văn cùng thời Nguyễn Minh Châu đến với văn học khá muộn. Song khám phá văn học, cũng là con đường quen thuộc, phổ biến của nhiều cây bút chiến sĩ “Con người nhà văn lột xác ra từ người lính”. Sáng tác của ông đã trải dài cùng con đường hành quân ra mặt trận, đi hết “Một thời đạn bom” oanh liệt, sôi nổi rồi trầm tư bước vào thời kỳ hoà bình. Ông đã tạo dựng được mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phê bình - sự nghiệp văn chương ấy không hẳn đồ sộ, nhưng đã để lại nhiều ấn tượng riêng, phong cách riêng và xuyên suốt bao trùm lên những gì vốn có là cả một tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam. Cho đến nay, những truyện ngắn đã được đánh giá cao và Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng cho mình một phong cách truyện ngắn độc đáo. Đó thực sự là những thành tựu đáng kể không chỉ của nhà văn mà còn là của nền văn học Việt Nam hiện đại. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu trên nhiều cách tiếp cận. Nhưng nghiên cứu về phong cách truyện ngắn của ông một cách hệ thống toàn diện thì chưa có một bài viết công phu hoặc công trình khoa học nào được tiếp cận. Vì thế chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, với mong muốn mang đến những nét mới -2- đóng góp thêm vào phong cách truyện ngắn của một nhà văn đã quá cố khi “Tâm hồn sáng tạo đang độ chín”... Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ dừng lại nghiên cứu về sự đổi mới một số bình diện của phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu qua một số tác phẩm được coi là tiêu biểu nhất. 2. Lịch sử vấn đề: Nguyễn Minh Châu là một trong số các nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỉ XX. Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Theo thư mục tài liệu nghiên cứu tác gia tác phẩm Nguyễn Minh Châu do T.S Nguyễn Trọng Hoàn và Nguyễn Đức Khuông biên soạn năm 2002, lượng bài viết về «ng đã lên đến con số 150. Trong đó chưa kể đến các luận án tiến sĩ, các bài viết ấy đã được tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu trong các cuốn kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày mất của ông – Hội Văn nghệ, Nghệ An - 1995; Nguyễn Minh Châu - Con người và tác phẩm [79]; Nguyễn Minh Châu – về Tác gia và Tác phẩm [121]. Trong sáng tác của ông, những truyện ng¾n viết sau 1975 là mảng sáng tác thu hút được sự chú ý đặc biệt và gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc, mà lí do chính là sự cách tân về nghệ thuật. Cuộc “Trao đổi về truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” tuy gây ra nhiều ý kiến trái ngược, song qua thời gian, những tìm tòi mở đường đổi mới của nhµ v¨n đã nhanh chóng được khẳng định. Truyện ngắn của ông dần được thừa nhận, và ngày càng có vị trí vững vàng trong công chúng văn học, trở thành đối tượng cho những sự đánh giá, phân tích kĩ lưỡng, thấu đáo và khoa học. Cùng với sự ra đời lần lượt của các tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, đặc biệt là trong tập truyện cuối (Cỏ lau) là sự xuất hiện -3- hàng loạt các bài viết phân tích thành công cũng như hạn chế của Nguyễn Minh Châu trong các tập truyện đó, chủ yếu là đánh giá cao những thành tựu thể hiện sự vận động đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người, phương thức thể hiện, phong cách nghệ thuật truyện ngắn...Có thể kể đến một số bài viết nổi bật của Lại Nguyên Ân [7,201-208], Ngô Thảo [91], Huỳnh Như Phương [83,164-170], Trần Đình Sử [87], Hoàng Ngọc Hiến [35], Đỗ Đức Hiểu [36], Lã Nguyên [69], Nguyễn Văn Hạnh [34], Chu văn Sơn [85],...Nhìn chung các bài viết này đã phần nào đề cập đến phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở một số phương diện, song để khám phá phong cách riêng biệt độc đáo của «ng một cách đầy đủ tuyÖt ®èi th× có lẽ chưa có công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên một số yếu tố của phong cách truyện ngắn như tư tưởng nghệ thuật, nhân vật, tình huống, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đã được nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan đề cập khá kĩ lưỡng trong công trình nghiên cứu của chị. Trong nghiên cứu nhân vật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Ngô Thảo và Nguyễn Thị Minh Thái đã gặp gỡ nhau ở quan điểm cho rằng: Nhân vật gây được chú ý hơn cả trong sáng tác của ông là nhân vật nữ - những người phụ nữ đi qua chiến tranh. Tác giả đánh giá: “Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ được thế mạnh của một cây bút có khả năng phân tích và thể hiện được những biến động tâm lí khá phức tạp của một con người không đơn giản” [91] . Phạm Vĩnh Cư lại tìm thấy trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu những nhân vật tiểu thuyết đích thực, (trong Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát) một tính cách vừa mâu thuẫn vừa tuần hoàn, vừa cá biệt vừa tiêu biểu, vừa là quá khứ của lịch sử tối tăm vừa toả ánh sáng của nhân tính vĩnh hằng của những giá trị đạo đức muôn đời [25]. -4- Nguyễn Tri Nguyên rất sắc sảo khi ông có cái nhìn phát hiện ra kiểu nhân vật mới xuất hiện trong nhiều sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu – là kiểu nhân vật hướng nội [70]. Trong một công trình nghiên cứu khá tiêu biểu về Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã phân loại nhân vật trong sáng tác của ông thành hai loại nhân vật đặc trưng nhất thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn: là nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách - số phận. Tác giả đã nhận xét “Nếu trước những năm 80, Nguyễn Minh Châu chủ yếu chỉ xây dựng dạng nhân vật loại hình thì càng về sau, ngòi bút của ông đã vươn tới sự khắc hoạ nên các dạng nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách - những nhân vật có số phận riêng so với cộng đồng”. Đây là những nhân vật ®ược xây dựng theo một quan niệm nghệ thuật nhằm tạo ra khả năng thể hiện đời sống với chiều sâu nhất định, vừa mang thông điệp của tác giả, lại vừa tồn tại một cách khách quan như những “Con người – này”; và hệ thống những nhân vật đó “§a dạng, đông đảo”. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan cũng nêu ra những thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn: Miêu tả tâm lý, sử dụng độc thoại nội tâm cùng yếu tố ngoại hình và tên gọi. Theo tác giả, quá trình tái hiện “Con người trong con người” đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của nhµ v¨n, và một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là nhân vật [46]. Cũng nhận diện về các kiểu loại nhân vật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết phân chia thành các loại nhân vật: Nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật thế sự, nhân vật số phận [102]. Đồng thời, tác giả chỉ ra quá trình vận động và đổi mới thế giới nhân vật của «ng từ nhân vật lí tưởng đến những nhân vật đa chức năng phản ánh cuộc sống đời tư – thế sự. Trịnh Thu Tuyết cũng khẳng định -5- những đóng góp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong xây dựng nhân vật thể hiện qua các biện pháp dùng độc thoại nội tâm, chi tiết miêu tả tâm lý xác thực, miêu tả ngoại hình sinh động [102]. Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu đi vào tìm hiểu các kiểu loại nhân vật của Nguyễn Minh Châu, song chưa đi sâu xem xét sự thể hiện phong cách truyện ngắn của tác giả qua từng tác phẩm. Về cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Trịnh Thu Tuyết đã nhận diện và phân tích khá rõ ba kiểu cốt truyện chủ yếu trong truyện ngắn sau 1975 của nhà văn: Cốt truyện luận đề, cốt truyện sinh hoạt - thế sự, cốt truyện đời tư. Qua đó, tác giả đã chỉ ra sự vận động đổi mới về phong cách truyện ngắn trên một số bình diện cơ bản của «ng là sự vận động từ cốt truyện có hành động bên ngoài chiếm ưu thế đến những cốt truyện chủ yếu dựa vào sự vận động tâm lý, cảm xúc bên trong. Công trình nghiên cứu của Trịnh Thu Tuyết và một số ý kiến về cốt truyện nói trên chủ yếu đã nhận diện, phân chia các kiểu cốt truyện. Trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, dựa trên những đặc trưng nội dung, đề tài và ở một số truyện tiêu biểu tác giả Trịnh Thu Tuyết đã làm nổi bật được một số bình diện thuộc phong cách nghệ thuật truyện ngắn. Cùng với nhân vật, cốt truyện tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là một phương diện nghệ thuật nổi bật về phong cách, được nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm và phân tích đánh giá khá sắc sảo. Bùi Việt Thắng, trên quan điểm loại hình, đã nêu lên ba dạng tình huống cơ bản trong truyện ngắn cña «ng: Tình huống tương phản, tình huống thắt nút, tình huống luận đề, từ đó rút ra bài học về phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: Mối quan hệ đời sống - tình huống truyện là mối quan hệ biện chứng [92]. -6- Theo Trịnh Thu Tuyết thì tình huống truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thời kì trước 1975 là những tình huống thử thách bên ngoài để các nhân vật của ông có điều kiện phát huy những sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn vốn có của họ. Từ sau 1975, nhà văn chủ yếu tạo ra những tình huống tâm lý nhằm đưa nhân vật vào những cuộc đấu tranh nội tâm, những vận động tâm lý với những day dứt, sám hối hay chiêm nghiệm, nếm trải... Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Tôn Phương Lan đã nêu rõ quan điểm coi việc tìm ra những dạng tình huống phổ biến trong sáng tác của ông là một thao tác để tìm hiểu sự “§ộc đáo, lặp lại và phát triển” trong quá trình tiếp cận hiện thực đời sống con người [46,122]. Từ đó đi đến nhận xét: Sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu trong xây dựng tình huống diễn ra trên cả bề rộng lẫn bề sâu; §ó cũng là một trong những phương diện thể hiện bản sắc riêng của nhµ v¨n [46]. Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng được xem xét ở nhiều bình diện: §iểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ trần thuật...Trịnh Thu Tuyết [102], Tôn Phương Lan [46] đã khái quát về điểm nhìn trần thuật trong sáng tác của nhµ v¨n là: Trần thuật từ ngôi thứ nhất, đến ngôi thứ ba. Trịnh Thu Tuyết đã khẳng định: “Trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác là điểm nhìn trần thuật được tác giả lựa chọn và xác định rất tinh tế, phù hợp với mỗi kiểu loại nhân vật và thể tài để mỗi hình thức trần thuật có thể phát huy cao nhất tác dụng nghệ thuật của nó” [102,41]. Về giọng điệu trần thuật, theo Tôn Phương Lan, giọng chủ âm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là giọng thâm trầm. Trước 1980, giọng chủ âm này lẫn vào giọng trữ tình quen thuộc, còn sau 1980, nó được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể, với những mức độ khác nhau. Đặc biệt -7- vào thời kì đầu những năm 80, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu có xu hướng đi vào triết lí, xu hướng này chi phối giọng điệu khá rõ [46]. Từ góc độ nghệ thuật truyện ngắn, Trịnh Thu Tuyết đã nhận định: “Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đã có sự thay đổi rõ nét trong giọng điệu trần thuật. Tính chất độc thoại tôn kính của sử thi đã được thay bằng tính chất bình đẳng đa thanh hết sức mới mẻ” [102,47]. Tác giả phân tích những tính chất này trong sáng tác của nhà văn qua hai thời kì trước và sau 1975. Trịnh Thu Tuyết đã nêu ra quá trình vận động và đổi mới trong giọng điệu trần thuật của Nguyễn Minh Châu: Từ giọng điệu quan trọng, tôn kính đậm chất sử thi đến giọng điệu thân mật, suồng sã đời thường: Từ tính đơn giọng, độc thoại đến tính chất phức điệu đa thanh [102]. Ngoài điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, Tôn Phương Lan, TrịnhThu Tuyết còn đi sâu vào phân tích ngôn ngữ, nhịp điệu trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Tôn Phương Lan xem xét cách sử dụng ngôn từ của ông trong việc miêu tả, trong khả năng đưa ngôn ngữ văn chương gần gũi với ngôn ngữ của đời sống tạo nên tính biểu cảm, biểu trưng nhằm nâng cấp nghệ thuật cho ngôn ngữ trong tác phẩm của mình. Tôn Phương Lan cho rằng ngôn ngữ của nhµ v¨n trong sáng tác là thứ “Ngôn ngữ được tinh lọc” [46]. Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu kể trên đã xem xét c¸c phương diện về phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ở nhiều góc độ, bình diện khác nhau. Dù là phác thảo khái quát hay phân tích cụ thể ít nhiều đều đề cập đến những khía cạnh, yếu tố nào đó của phong cách nhà văn. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng khảo sát nhằm tìm hiểu bổ sung về sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ở tình huống truyện, nhân vật truyện và nghệ thuật trần thuật để một lần -8- nữa khẳng định phong cách nghệ thuật truyện ngắn của một nhà văn có tài năng độc đáo và thực sự những bài viết và các công trình nghiên cứu kể trên đã là những gợi ý, tham khảo quý giá cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu: Triển khai đề tài “Sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, chúng tôi nhằm mục đích: Cho thấy sự cách tân nghệ thuật của nhµ v¨n - mở ra những khả năng và hướng đi mới cho thể loại truyện ngắn trong nền văn xuôi đương đại. §úng như nhận xét của Nguyễn Khải, “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu một số bình diện phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhằm chỉ ra đặc điểm nổi bật về phong cách truyện ngắn của ông, so sánh với một số phong cách của các nhà văn khác cùng thời như: Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp… Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn sẽ có cơ sở chắc chắn để khẳng định phong cách truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 giữ được vị trí xứng đáng trong thời kỳ đất nước đổi mới. 5. Đối tượng và phạm vi khảo sát : 5.1 Đối tượng khảo sát: Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát sự đổi mới phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trên các bình diện: Tình huống truyện, nhân vật truyện, nghệ thuật trần thuật, để làm nổi bật phong cách nghệ thuật truyện ngắn của một tác giả. -9- 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự đổi mới một số bình diện cơ bản tạo nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Trong đó tập trung khảo sát toàn bộ truyện ngắn của «ng trong sự nghiệp sáng tác sau 1975. Vì đây là những sáng tác có giá trị nghệ thuật cao, thể hiện rõ sự trăn trở tìm tòi đổi mới, sự “Dũng cảm điềm đạm” của một cây bút tài hoa, và trách nhiệm, rất đỗi nhân hậu và nặng lòng với con người, cuộc sống. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lí luận về thể loại truyện ngắn, phương pháp luận nghiên cứu văn học luận văn làm sáng tỏ vấn đề b»ng một số phương pháp chính sau đây: 6.1. Phương pháp thống kê, khảo sát: Quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê, khảo sát dựa vào đặc trưng thể loại truyện ngắn, làm nổi bật phong cách riêng độc đáo của Nguyễn Minh Châu trong từng thời kì. 6.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Sử dụng phương pháp này người viết có thể hệ thống được sự hình thành, vận động phát triển của các yếu tố cấu thành phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ë mét sè b×nh diÖn. 6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Để luận văn được đầy đủ, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá nhận xét về phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. 6.4. Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu với các tác giả cùng thời, xem xét, sự đổi mới thông qua phong cách độc đáo của truyện ngắn. - 10 - 6.5. Những thao tác thuộc thi pháp học: Tiếp cận các tác phẩm ở góc độ thi pháp, luận văn vận dụng những phạm trù của lí luận làm phương tiện khảo sát, soi chiếu các hiện tượng văn học bằng một hệ thống quan niệm trong đó hạt nhân là một số bình diện trong phong cách truyện ngắn. 7. Đóng góp của luận văn: Đây là công trình nghiên cứu về sự đổi mới một số bình diện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu theo các yếu tố cấu thành phong cách gồm tình huống truyện, nhân vât truyện, nghệ thuật trần thuật. Trên cơ sở đó, luận văn khẳng định những giá trị và sự đổi mới về phong cách truyện ngắn của nhµ v¨n trong văn xuôi đương đại. 8. Bố cục luận văn gồm: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung Chương 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn 1.2. Khái niệm về thể loại truyện ngắn 1.3. Một số bình diện về phong cách truyện ngắn Chương 2. Sự đổi mới tình huống truyện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Chương 3. Sự đổi mới nhân vật truyện trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Chương 4. Sự đổi mới nghệ thuật trần thuật trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Phần 3: Kết luận. - 11 - PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1. Khái niệm về phong cách nghệ thuật nhà văn. 1.1. Giới thuyết thuật ngữ về phong cách. 1.1.1. Các quan điểm khác nhau về phong cách: Phong cách không chỉ là khái niệm độc tôn của khoa học văn học mà nó còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo đặc thù của mỗi một chuyên ngành. Đó là một khái niệm được nhiều người đề cập đến khi tìm hiểu sự độc đáo của một nhà văn, tuy nhiên trong giới nghiên cứu, nội hàm của khái niệm này vẫn chưa hoàn toàn được thống nhất. Đã có nhiều nhà văn trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học. M.B.Khakapchenko trong công trình Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học đã tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau từ các nhà nghiên cứu như D.Likhacher, A.Grôg rian, V.Turbin…¤ng đã đưa ra cách hiểu khái quát: “Phong cách cần phải được định nghĩa như phương thức biểu hiện cách chiếm lĩnh hình tượng đối với cuộc sống như phương thức thuyết phục và thu hút độc giả”. Theo cuốn Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà thì phong cách (stilos) trong tiếng Hi Lạp là cái que một đầu nhọn và một đầu tù để viết trên sáp, đầu tù dùng để xoá những chữ viết sai, nó là cái bút viết khi chưa có bút như bây giờ, về sau nó được chuyển nghĩa thành “Cách viết”, “Lối viết” nghĩa tương đương với “Bút pháp”, “Phong cách”. Đến thế kỉ XVII, khái niệm “Phong cách” là đặc trưng sáng tạo, cá tính sáng tạo nghệ thuật, phong cách đồng nhất với - 12 - khái niệm trên: “Phong cách chính là con người” (BUFFON), (văn tức là người). Quan niệm này là cách phát triển của quan niÖm khác: “Lời nói chính là diện mạo của tâm hồn” (senèque), “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” ( Platon). Theo tác giả Nguyễn Thái Hoà thì phong cách là tổng hợp của ba đặc điểm: Cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật trong mối quan hệ với trào lưu tư tưởng xã hội và trào lưu nghệ thuật. Phan Ngọc tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều cho rằng : “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả”. Trong giáo trình lý luận văn học lại quan niệm: “Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” [74,tr-89]. Có thể nói có rất nhiều cách hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà văn, sau khi tham khảo các quan niệm về phong cách và nghiên cứu thực tế, chúng tôi xin nêu ra quan niệm về phong cách như sau dùng để tiếp cận tác phẩm với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Theo chúng tôi khái niệm phong cách có thể được hiểu ở bốn điểm sau: Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, là chỗ riêng, độc đáo của từng cây bút. Nhà văn có phong cách là người đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Chính nét riêng, độc đáo này giúp ta có thể phân biệt nhà văn này với nhà văn khác. Cho nên một nhà văn có thể thành công ở thể loại này mà không chắc có thể thành công ở các thể loại khác. Phong cách luôn luôn chuyển biến và vận động nhưng vÉn ổn định và thống nhất. Chính vì lẽ đó có những tác phẩm tuy nhà văn viết rất khác - 13 - nhau nhưng người đọc vẫn nhận ra đó là văn của ông ta chứ không phải của ai khác. 1.1.2. Những biểu hiện của phong cách: Có thể nói có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì sẽ có bấy nhiêu phương diện cho phong cách của nhà văn thể hiện. Phong cách biểu hiện ở việc lựa chọn đề tài, có nhà văn lựa chọn đề tài đơn giản, có nhà văn lại chọn đề tài rắc rối, phức tạp. Phong cách còn thể hiện ở cảm hứng chủ đạo, mỗi nhà văn lựa chọn những cảm hứng chủ đạo khác nhau để thể hiện. Phong cách biểu hiện ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong quá trình sáng tạo nhà văn phải lựa chọn cho mình những kiểu nhân vật để chuyển tải được ý đồ nghệ thuật của m×nh. Cùng một đề tài nhưng cách thể hiện trong tác phẩm thì không ai giống ai bởi vì mỗi nhà văn chỉ thành công ở một số thể loại nhất định. Như vậy đề tài cũng là nơi biểu hiện của phong cách nhà văn. Cách lựa chọn ngôn ngữ ở nhà văn cũng có sự khác nhau cơ bản, mỗi nhà văn có thể thành công ở những hệ thống tu từ khác. Phong c¸ch mang tÝnh c¸ nh©n nh­ng còng mang dấu ấn của dân tộc, thời đại. Bởi vì tính dân tộc là thuộc tính tất yếu của văn học thì phong cách nhà văn không thể thoát ly thuộc tính này,Đúng như văn hào Vônte nói: “Cũng giống như từ gương mặt, ngôn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch của một con người, thì cũng có thể từ phong cách sáng tác nhận ra một số là người Ý, người Pháp, người Anh hay người Tây Ban Nha một cách dễ dàng” (Bàn về sắc thái). Người ta thường bàn về phong cách thời đại, phong cách tác phẩm và phong cách tác giả. Trong ba cấp độ này phong cách tác giả được coi là quan trọng nhất. Phong cách tác giả cũng chính là phong cách nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm cụ thể. - 14 - 1.1.3. Đặc điểm của phong cách tác giả : Nghiên cứu sự phát triển của một nền văn học không thể không nghiên cứu phong cách của nhà văn. Sự độc đáo của phong cách nhà văn làm cho phong cách thời đại thêm phong phú đa dạng. Phong cách thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn vì không phải ai cũng tạo được cho mình một phong cách riêng: “Mà chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Nét riêng biệt ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau” [46,tr.256] giữa nhà văn này và nhà văn khác. “Trong chỉnh thể các sáng tác của nhà văn, cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy” [46,tr.256]. Có nhiều nhân tố tạo nên phong cách nhà văn như tâm lý, khí chất, cá tính, thế giới quan… Phong cách tác giả có sự vận động, phát triển, điều đó có thể giải thích là do điều kiện sống của nhà văn thời niên thiếu bao gồm: Môi trường gia đình, môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên, môi trường văn hoá. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến cảm quan nghệ thuật giọng điệu riêng của mỗi nhà văn sau này. Như vậy, trên cơ sở quan niệm chung về phong cách chúng tôi khảo sát phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ở hai giai đoạn trước và sau 1975 (§ặc biệt là giai đoạn sau 1975). Sự đổi mới các bình diện: Nhân vật truyện, tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật…cña nhµ v¨n sau 1975 thực sự đổi mới về phong cách. 1.2. Khái niệm về thể loại truyện ngắn: Xung quanh việc ra đời của thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn có từ xa - 15 - xưa trong văn học dân gian, văn học trung đại. Tuy nhiên, theo giáo sư Trần Đình Sử, Đỗ Đức Hiểu th× truyện ngắn là thể loại của thời hiện đại và lưu ý rằng cần phải phân biệt chuyện và truyện. Chuyện mang tính chất kể, còn truyện mang yếu tố sáng tạo nhiều hơn, nghĩa là nhà văn cấu trúc lại hiện thực bằng ngôn từ văn học. Chúng tôi nghiêng về quan điểm này. theo sách Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi có xu hướng ngắn gọn, xúc tích và hàm nghĩa hơn truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài ba đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống. Ví dụ một truyện ngắn kể về Nhà chứa Tellier của Maupassant thời gian chỉ 24 giờ, lời phán quyết của Kapka, chỉ xảy ra trong vài giờ. Trong khi cuốn tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất có thời gian cốt truyện khoảng 40 năm và đến tận ba nghìn trang. Tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình có tới trên 500 nhân vật. Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài hơn truyện ngắn. Song không phải bất cứ một tác phẩm dày nào cũng là tiểu thuyết. Một tác phẩm dài hay ngắn chỉ còn là tương đối để phân biệt. Phần quan trọng để được gọi là tiểu thuyết còn ở cấu trúc của nó. Có hai cách để phân biệt truyện ngắn hay tiểu thuyết. Thứ nhất, căn cứ theo số trang mà truyện có thể in ra. Thứ hai, căn cứ theo cách viết của cả truyện: Tiểu thuyết hay truyện - 16 - dài thì cứ triền miên theo thời gian, đôi khi có quãng hồi ức trở ngược lại. Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn. Tóm lại, truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, nhân vật không nhiều, tình tiết Ýt, số trang không dài, nội dung chỉ xoay xung quanh một tình huống chủ chốt nào đó . 1.3. Một số bình diện về phong cách truyện ngắn: 1.3.1. Tình huống truyện : Tình huống là yếu tố nghệ thuật không thể thiếu trong mọi tác phẩm tự sự. Dẫu là những cốt truyện không biến cố, không có những cao trào thắt mở nút hồi hộp, căng thẳng, truyện ngắn vẫn phải dựa trên một tình huống nhất định. Đó là hoàn cảnh chứa đựng xung đột mà tác giả tạo ra để triển khai cốt truyện, để đưa nhân vật vào hoạt động, mặc dù chỉ là những hoạt động tâm lý bên trong. Tình huống truyện thường gắn với sự kiện cụ thể gây ra những biến động mạnh mẽ đối với số phận, với đời sống tinh thần, tâm lý cảm xúc của nhân vật. Tình huống có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện khả năng nắm bắt vấn đề và tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Truyện ngắn muốn hay thì phải có tình huống đặc sắc, đọc xong là ấn tượng. Tình huống là diễn biến của sự việc, hiện tượng có tác dụng quan trọng đến xung quanh. Tình huống phải có tính bất thường, khác lạ, đột biến so với cốt truyện. Trong truyện ngắn, tình huống là tập hợp liên kết các tình tiết, chi tiết sự việc tạo nên hoàn cảnh cụ thể, độc đáo tác động đến nhân vật thể hiện rõ chủ đề tác phẩm. Theo Nguyễn Minh Châu: “Tình huống là cái tình thế xảy ra truyện, là một khoảnh khắc mà ở đó sự sống hiện ra “§ậm đặc”, là khoảnh khắc chứa - 17 - đựng một đời người, là lát cắt của hoàn cảnh, tác động đến số phận nhân vật”. Tình huống tạo nên vẻ đẹp, bản sắc riêng của truyện, thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn. Và Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói: “Tình huống là một tứ thơ, một thứ nước rửa ảnh có thể làm nổi bật hình sắc nhân vật, chủ đề tư tưởng tác phẩm”. Tuy vậy, tình huống phải phù hợp với logic cuộc sống thì truyện mới chân thực, phải mới lạ thì truyện mới hấp dẫn. Tình huống giúp nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ. Viết truyện ngắn nhà văn phải tạo được tình huống truyện vì đặc trưng truyện ngắn dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống. Khác tiểu thuyết dung lượng dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị. Đồng thời đó cũng là cách thức thể hiện tài năng của chính tác giả. Như vậy, nhìn từ góc độ lí luận, chúng tôi nghĩ rằng, tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống là phù hợp với đặc trưng của thể loại vì xét đến cùng, đọc một truyện ngắn mà không thấy nó khác truyện dài, truyện vừa, tiểu thuyết ở điểm nào thì cách đäc đó không phù hợp với đặc trưng thi pháp của thể loại hiện đại. 1.3.2. Nhân vật truyện: Nhân vật là một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu của tác phẩm truyện. Tuỳ theo quan niệm nghệ thuật của mỗi thời đại, tuỳ theo mục đích và ý đồ sáng tác của nhà văn mà nhân vật có những chức năng khác nhau, với những kiểu loại khác nhau. “Miêu tả con người cho sinh động, đây là điều chủ yếu” (M.Gorki). Để có những nhân vật trường tồn trong lịch sử văn học, hoặc tối thiểu cũng tạo ra những ấn tượng có sức ám ảnh, chinh phục với độc giả đương thời, nhà văn phải có dụng công và - 18 - tâm huyết trong việc lựa chọn và xác định những thủ pháp khắc hoạ nhân vật để có thể “Miêu tả con người cho sinh động”. Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng, phong phú. Trong một tác phẩm văn học, nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Do nhân vật có vai trò quan trọng như vậy nên nhiều nhà văn đã coi trọng việc xây dựng nhân vật trong quá trình sáng tác của mình. “Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó của hiện thực, nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [30.102]. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc. Một cuốn tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không” [98.103]. Trong lịch sử văn học nhiều nhà văn đã sáng tạo ra những nhân vật mang thuộc tính điển hình cho một tính cách nên nó có một đời sống riêng trong xã hội. Các nhân vật thường được xây dựng bằng cách sáng tạo nỗ lực của nhà văn, chuyên chở ý tưởng của nhà văn, in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn và bao giờ cũng mang dấu ấn của thêi đại đó…và chính sức sống của nhân vật đã làm nên vinh quang cho tên tuổi của nhà văn. Cho nên nhân vật là một trong những phương diện đặc sắc thể hiện phong cách nghệ thuật, đánh dấu sự trưởng thành của tác giả trên lộ trình văn học. - 19 - Khảo sát hệ thống nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước và sau 1975, có thể thấy rất rõ những trăn trở tìm tòi của ông trong cuộc đời sáng tác để xây dựng nên những nhân vật tâm đắc nhất. Đặc biệt từ những năm 80 với sự thay đổi cơ bản trong phong cách truyện ngắn nhµ v¨n đã tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặt nền móng cho sự đổi mới văn học sâu sắc, toàn diện mà sự thể hiện trước hết là ở bình diện nhân vật . 1.3.3. Nghệ thuật trần thuật: “Trần thuật là phương diện cơ bản của thể loại tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của chủ thể trần thuật” [81,307]. Trần thuật gắn bó với phong cách nghệ thuật của tác phẩm, vì nó là “Cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo ý định tác giả” [81,307]. Trong trần thuật có nhiều phương diện: §iểm nhìn, giọng điệu, nhịp điệu, quan điểm, không gian thời gian, ngôn ngữ trần thuật. Việc tổ chức các phương diện này phụ thuộc chặt chẽ vào quan điểm nghệ thuật, cách nhìn cuộc sống, con người của chủ thể trần thuật, chịu sự qui định chặt chẽ của đặc trưng thời đại. Trong bài bàn về việc mở ra môn trần thuật học trong ngành nghiên cứu văn học ở Việt Nam, Lại Nguyên Ân khẳng định: Trần thuật (narration) trỏ phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại văn học tự sự (Tương tự trầm tư /meditation/ đặc trưng cho văn học trữ tình, đối thoại đặc trưng cho văn học kịch) thực chất hoạt động trần thuật là kể, là thuật [7,tr.146-147]. Khái niệm trần thuật còn có thể được gọi khác như tự sự hay kể chuyện. - 20 - Như vậy, trần thuật (hay tự sự, kể chuyện) là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Mỗi người có một cách nói riêng. Tựu chung, qua những ý kiến đó, có thể thấy: Thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó . Trần thuật vừa là phương thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm tự sự vừa là yếu tố kết đọng tài nghệ của mỗi nhà văn. Ở các nghệ sỹ tài năng, trần thuật trở thành yếu tố nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn của văn bản nghệ thuật vừa ở chiều sâu, vừa ở mặt cụ thể, cảm tính. Nghiên cứu phương diện quan trọng này giúp chúng ta có cơ sở để định giá tác phẩm, khẳng định tài năng và những đóng góp của tác giả vào tiến trình văn học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất