Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự độc đáo của truyện ngắn nguyễn bản...

Tài liệu Sự độc đáo của truyện ngắn nguyễn bản

.PDF
109
26
106

Mô tả:

1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện - người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ, khoa Ngữ Văn, các cán bộ phòng Sau Đại học, phòng Khoa học công nghệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn những người thân yêu, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, Ngày 07 tháng 10 năm 2010 Học viên Nguyễn Thị Dung 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các luận điểm, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào. Hà Nội, Ngày 07 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Dung 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 4 2. Lịch sử vấn đề....................................................................................... 5 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 8 7. Đóng góp của luận văn......................................................................... 9 NỘI DUNG 11 Chương 1: Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản......................... 11 1.1. Khái niệm nhân vật............................................................................ 11 1.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản....................... 12 1.3. Những thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong việc khắc hoạ nhân vật 12 Chương 2: Cốt truyện - Kết cấu................................................................ 2.1. Cốt truyện........................................................................................... 13 2.1.1 Khái niệm cốt truyện...................................................................... . 13 2.1.2. Cốt truyện độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản................. 16 2.1.3. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo trong truyện ngắn của 28 Nguyễn Bản.............................................................................................. 2.2. Kết cấu............................................................................................... 2.2.1. Khái niệm kết cấu........................................................................... 41 2.2.2. Kết cấu liên hoàn độc đáo trong truyện ngắn của Nguyễn Bản...... 41 Chương 3: Một số thủ pháp độc đáo khác về nghệ thuật trong truyện 44 ngắn của Nguyễn Bản. (Điểm nhìn trần thuật, thời gian trần thuật)........ 3.1. Điểm nhìn trần thuật ......................................................................... 53 3.1.1. Khái niệm điểm nhìn....................................................................... 77 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Bản....... 77 3.2. Thời gian trần thuật............................................................................ 78 3.2.1. Khái niệm thời gian trần thuật........................................................ 86 3.2.2. Thời gian trần thuật độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Bản......... 81 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.............................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 101 4 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Bản sinh năm 1931 tại Bắc Ninh, ông từng dạy học và viết văn tại quê nhà. Về hưu, ông chuyển hẳn xuống Hà Nội. Ông có quan niệm sống và cách viết rất riêng. Văn ông luôn phảng phất nỗi cô đơn, tiềm ẩn, chất chứa nỗi niềm về nhân tình, thế thái, những xúc cảm về số phận con người trong đường đời, đường tình: "Ông một kẻ đa tình và đẹp như ánh trăng "ông khát vọng tự do đến tuyệt đối, bản lĩnh trung thực đến tận cùng. Ông rất giàu sang về kiến thức. Yêu đắm đuối đến cuồng si, sống giản dị đến tuyềnh toàng và cũng cô đơn đến cùng cực" [29;1]. Các tác phẩm chính của ông gồm: 6 tập truyện ngắn in riêng và nhiều tuyển tập in chung. Ông cũng là dịch giả các cuốn tiểu thuyết như: Ba chàng ngự lâm, Trà hoa nữ, Hoa đỗ quyên đỏ, Dưới mặt trời hung bạo, Người đua diều..... Năm 1994 ông cho ra mắt tập tuyển những truyện ngắn trữ tình Mùi tóc thảo. Năm 2003 tập truyện Nợ trần gian và đặc biệt năm 2007 vừa qua, ở vào tuổi 77 con người sống lặng lẽ ấy đã làm khuấy động văn đàn văn nghệ bằng 6 đầu sách cả dịch, tái bản, và sáng tác mới với hai tập truyện ngắn Đường phố lòng tôi và Mặt trời đồng xu đã làm ám ảnh lòng người đọc. Từ những thập niên 1990, một loạt truyện ngắn của ông đã đoạt giải: Ánh trăng là một truyện ngắn hay được giải của báo văn nghệ năm 1992 và được dịch sáng tiếng Pháp, tiếng Anh. Cơn lũ đoạt giải thưởng của báo văn nghệ năm 2001. Sống lấp; Tầm tã mưa ơi đạt giải giải thưởng tuần báo VN ... và không có gì lạ khi số truyện được giải của ông lên tới số 7, nếu tính cả giải do trưng cầu ý kiến độc giả cho truyện Bức tranh màu huyết thạch là 8. Với những thành công đáng kể như vậy, song những bài nghiên cứu về Nguyễn Bản chưa nhiều, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ và để thành một công trình 6 nghiên cứu thì chưa có ai. Vì vậy, trong khuôn khổ của luận văn, người viết muốn bày tỏ tấm lòng yêu mến chân thành đối với nhà văn và cũng mạo muội xin được phân tích, đánh giá, bàn luận về một khía cạnh nhỏ liên quan đến tài năng của nhà văn Sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản. Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn được đóng góp một phần nhỏ khẳng định tài năng của Nguyễn Bản và xác lập lại giá trị nghệ thuật tự sự mà Nguyễn Bản đã cống hiến cho văn học và cuộc đời trong truyện ngắn nói riêng, văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn là một thể loại xuất hiện và tồn tại từ xa xưa dưới những hình thức tự sự khác nhau. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm được vị trí quan trọng trên văn đàn văn học nghệ thuật và gúp phần làm nên diện mạo chính của văn học hôm nay. Những năm gần đây, truyện ngắn đã lên ngôi. Đã có cả một đội ngũ đông đảo với sức trẻ, tài năng, họ đã tạo nên truyện ngắn văn học đương đại một vườn hoa nhiều màu sắc rực rỡ. Bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Minh Châu, Đỗ Bích Thuý, Trần Hà... Nguyễn Bản là một nhà văn tuy chỉ mới xuất hiện trên văn đàn nhưng ông đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, một cây "viết truyện ngắn có cá tính", đã để lại nhiều dấu ấn, làm hâm nóng văn đàn, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn chương của các nhà nghiên cứu phê bình lí luận, được nhiều bạn đọc chú ý trên một số bài báo và trang Web. GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong lời giới thiệu của tập truyện Nợ trần gian có viết: "Hình như anh có một quan niệm sống riêng và muốn khép kín lòng mình trước mọi người - hồi ấy người ta gọi thế là cá nhân chủ nghĩa, không chịu hòa mình với tập thể. Về sau này thì tôi hiểu rằng, muốn viết văn, muốn làm nghệ thuật thì trước hết phải sống sâu sắc với chúng…" [05;1]. Cũng chính vì thế mà sau 7 này, Nguyễn Hoàng Sơn trên tranh luận văn học với bài "Cái "Ánh trăng" trong mỗi hồn người (Về sự "hồi xuân" của cây bút truyện ngắn Nguyễn Bản", đã nhận nhận xét về ông: "Với Nguyễn Bản, nghệ thuật là ánh trăng ám ảnh anh từ tuổi thiếu niên, cất giữ đâu đó trong tâm thức, cái ánh trăng đã an ủi anh những lúc lận đận và giờ đây đã rọi sáng những dòng anh viết" [57; 207]. Hay khi nói về truyện ngắn của ông, trong tập Những tâm hồn lạc của Trí Việt, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc đã bình truyện Sông Lấp như sau: "Người đàn bà bị chồng ruồng bỏ, vậy mà vẫn cứ mãi yêu mối tình đầu cay đắng ấy của mình, yêu dai dẳng và khốn khổ. Ngay cả khi đã có được một người đàn ông khác, một tình yêu mới còn đẹp đẽ, trọn vẹn nhiều lần hơn vẫn cứ không thể nguôi quên, không trút bỏ nổi những trì níu, day dứt lạ kì ấy nên người ta đành đổ cho một căn nguyên hư hư thực thực, đó là linh hồn của dòng sông mà “Tôi” đã thả trôi hồn mình xuống vào những khoảnh khắc tuyệt vọng đau đớn nhất trong cuộc đời mình" [44; 1]. Viết về truyện của Nguyễn Bản, Dương Hướng đã bình như sau: "Truyện nào cũng đầy ắp nỗi lòng đau đáu yêu thương, khát khao hạnh phúc. Văn ông tinh tế, ý tứ sâu xa mang tầm tư tưởng lớn thời đại. Ông yêu đắm đuối cái đẹp của ánh trăng, cái đẹp của “làn da chị” cứ ám ảnh, đeo đuổi làm khổ ông suốt đời (Ánh trăng). Bi kịch dữ dội và đau đớn, với nhân vật ông Tư, một cán bộ chống Pháp luôn mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp, ông thành thật, vụng dại, khờ khạo vô cùng. Ông Tư đặt tên các con là Tưởng, Đạo, Đức, những ước mong chúng có được một tương lai tươi sáng, nhưng cuối cùng ông phải đi làm “đĩ đực”" (Chuyến ly hương cuối đời)…[ 29;3]. Nếu như trong tạp chí Sông Hương số 235(9/2008), Hồ Thế Hà bình về truyện Ánh trăng: "Nguyễn Bản đã ghi lại cái khoảnh khắc trong đời mà thành định mệnh trong tâm lí chàng trai bằng giọng văn trữ tình, nhẹ nhàng, giàu chất thơ, khiến người đọc bất giác hiểu rằng, con người - ngoài những 8 trạng thái bình thường, vẫn có lúc len lén trong tim những cảm xúc kỳ diệu không thể thổ lộ cùng ai..." [20;89], thì Nguyễn Khải trong Nhà văn Nguyễn Bản và cái "vạ" văn chương! trannhuong.com lại nhận xét ... Ánh trăng được viết bởi cây bút lão luyện nên nó giản dị, nó thật, đọc lời thoại mà như sờ nắn thấy người [54; 2]. Cũng trong trang web đó, Trần Huy Thuận viết: "Dù sáng tác hay dịch, cây bút Nguyễn Bản cũng luôn thể hiện là một người tài hoa và có trách nhiệm; đau đáu với đời, hướng về những lớp người nghèo khó lam lũ... Cuộc đời đã tạo nên tính cách anh, với một tâm hồn vị tha và khép kín" [54; 2]. Đến Nguyễn Khôi, nhà thơ đồng hương đánh giá "Ở Nguyễn Bản, ta có cảm tưởng anh đang nối tiếp dòng của Thạch Lam với "Gió đầu mùa", chỗ khác của Nguyễn Bản là những cuộc tình thường éo le, trắc trở..." [30; 3]. Ngoài ra cũng phải kể đến những bài viết của chính Nguyễn Bản, những bài tranh luận trên báo chí, trên trang Web... cũng là tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho chúng tôi những thông tin cần thiết trong quá trình hoàn thành luận văn này. Như vậy, qua những ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy, dù đứng dưới góc độ nào, các nhà văn, nhà nghiên cứu cũng đi đến khẳng định: Nguyễn Bản là cây bút có nhiều hứa hẹn và nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Bản là một mảnh đất trống cần khám phá. Tuy nhiên, trong giới hạn của một đề tài luận văn, chúng tôi sẽ chỉ đi vào tìm hiểu những nét chính về Sự độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi hướng tới các mục đích sau: - Rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học. - Qua nghiên cứu người viết mong muốn đóng góp một phần nào đó vào việc tìm hiểu, khám phá sự độc đáo, hấp dẫn trong tập truyện ngắn của Nguyễn Bản một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Từ đó, thấy được tài năng 9 nghệ thuật của nhà văn trong việc ghi lại những gì xảy ra xung quanh cuộc sống của con người thời hiện đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra sự độc đáo trong tập truyện ngắn của Nguyễn Bản ở các mặt: nhân vật,cốt truyện - kết cấu và một số thủ pháp nghệ thuật khác như điểm nhìn trần thuật và thời gian trần thuật qua các tập truyện ngắn của ông. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, người nghiên cứu lấy một số truyện ngắn trong các tập truyện ngắn Nợ trần gian; Mặt trời đồng xu; Mùi tóc Thảo; Đường phố lòng tôi của Nguyễn Bản trên các phương diện là nhân vật, kết cấu - cốt truyện, điểm nhìn và thời gian trần thuật làm đối tượng nghiên cứu. Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi đi tìm kiếm, khẳng định sự linh hoạt và những nét riêng độc đáo trong ngòi bút Nguyễn Bản. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài bàn luận yếu tố độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Bản, luận văn tập trung khảo sát chủ yếu trên 4 văn bản: - Nợ trần gian (Tập truyện - 1994) - Mùi tóc Thảo (Tập truyện - 2003) - Mặt trời đồng xu (Tập truyện - 2007) - Đường phố lòng tôi (Tập truyện - 2007) Từ đó, khẳng định sự cách tân của nhà văn trong công cuộc đổi mới văn học. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở về đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sẽ kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 10 - Phương pháp hệ thống, tổng hợp. - Phương pháp phân tích, so sánh. - Phương pháp thi pháp học. - Phương pháp tự sự học. 7. Đóng góp của luận văn Về mặt lí luận, người viết muốn làm nổi bật nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản. Trên cơ sở khẳng định thêm sự đúng đắn tin cậy của con đường nghiên cứu văn học hiện nay. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đóng góp mới của Nguyễn Bản trong nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam. Thông qua đó để góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn Bản trong nền văn học mới và giúp ngư ời đọc có những kiến giải sâu sắc về nhà văn này. 11 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN BẢN 1.1. Khái niệm nhân vật Về mặt thuật ngữ: Hiểu theo nghĩa rộng: “nhân vật” là khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Theo bộ Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 2007, thì “nhân vật” là khái niệm mang hai nghĩa: nghĩa thứ nhất đó là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ hai, đó là người có một vai trò nhất định trong xã hội [47; 881]. Tức là, thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả đời sống nghệ thuật, đời sống xã hội - chính trị lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày… Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm “nhân vật” theo nghĩa thứ nhất mà bộ Từ điển tiếng Việt định nghĩa như vừa trích dẫn ở trên, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương. Với ý nghĩa như thế của khái niệm “nhân vật”, ta sẽ trở lại xuất xứ của thuật ngữ này. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật” (đọc là “persona”) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta đã sử dụng thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện. Đến cuốn Lí luận văn học, Nxb GD, H, 2004 do tác giả Phương Lựu chủ biên đã định nghĩa khá kĩ về khái niệm nhân vật văn học: nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng 12 phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như: Cám, Tấm, Thạch Sanh… Đó là những nhân vật không tên như: thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều… Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung ý nghĩa con người (…). Khái niệm nhân vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhưng chủ yếu là hình tượng con người trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra [36; 277 - 278]. Trong cuốn Lí luận văn học, Nxb GD, H, 1993 do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên lại định nghĩa như sau: Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [18; 102]. Khái niệm “nhân vật văn học” còn được định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, H, 2006 của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi với nội dung cơ bản giống với định nghĩa trong cuốn Lí luận văn học đã nêu: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…), cũng có thể không có tên riêng (…). Khái niệm nhân vật 13 văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm (…). Nhân vật văn học là một đơn vị đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống [21; 235]. Nói tóm lại, các nhà văn, các nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học, bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa nhân vật văn học vẫn cơ bản gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó phải là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai, đó là những con người hoặc những con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ tài năng. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn học [36; 280]. Dostoevsky cũng khẳng định: Đối với nhà văn toàn bộ vấn đề là ở tính cách [36; 280]. Tính cách với ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình Nga đã gọi nhân vật là tính cách. Ở đây cần hiểu tính cách là phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ, tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là điển hình [21;105]. Và tính cách tự nó cũng bao hàm những thuộc tính có nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định, đồng thời có một quá trình phát triển hợp với lôgic khách quan của đời sống. 1.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Bản Nhân vật văn học là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, nhân vật càng độc đáo thì hầu như không có sự lặp lại và bộ mặt nhân 14 vật càng phong phú. Song nhìn nhận ở phương diện tổng thể trong tác phẩm văn học, các nhà nghiên cứu lí luận, nghiên cứu văn học đã chia nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận, dễ phân tích, đánh giá theo những tiêu chí như nội dung cấu trúc, vai trò, chức năng … của nhân vật. Với nội dung và hình thức tác phẩm thì có nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Với đặc điểm tính cách của nhân vật và lý tưởng xã hội thẩm mỹ của tác giả lại thì có thể phân chia thành: nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Hai kiểu nhân vật này cũng mang tính lịch sử. Nhưng nếu dựa vào sự phân chia loại thể theo truyền thống của Arixtôt thì gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Trong đó nhân vật trữ tình được thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúc phong phú. Nhân vật trữ tình thường không được thể hiện qua hành động hoặc nếu có xuất hiện hành động thì hành động đóng vai trò khơi gợi tính cảm xúc chứ không có tác dụng thúc đẩy thành xung đột. Còn nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện trong tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, ký…). Nó thường hiện lên đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đến thế giới nội tâm bên trong. Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của đời sống để tạo thành chuỗi các tình tiết xung đột trong tác phẩm. Bên cạnh đó, nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói và xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình. Ngoài các tiêu chí phân chia nhân vật ở trên còn có một tiêu chí nữa đó là dựa vào cấu trúc của nhân vật người ta phân loại thành: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Tuy nhiên ở luận văn này, chúng tôi cũng không bàn sâu về những loại nhân vật trờn. Các nhân vật trong tác phẩm của truyện ngắn của Nguyễn Bản hết sức phong phú và đa dạng. Có nhiều cách phân loại thế giới nhân vật văn xuôi của ông. Hoặc theo lứa tuổi của nhân vật (thế hệ trẻ, thế hệ trung niên, thế hệ già). 15 Hoặc có thể phân loại theo giới tính, theo thành phần, nghề nghiệp, xã hội… Có cách phân loại nhân vật theo thời kì sáng tác của tác giả, gắn với cảm hứng chủ đạo một thời. Cách phân chia nào cũng có lý và là một phương diện loại biệt để dễ nhận diện. Tuy nhiên cũng cần tổng hợp để có một cách phân loại hợp lý và khoa học hơn. Phải chăng đó là cách phân loại nhân vật xuất phát từ cách nhìn nhận, quan niệm về con người và cùng với nó là khuynh hướng tìm tòi, phát hiện những nguyên mẫu nhân vật trong thực tại đời sống gắn với những thời kì sáng tác lớn, nhỏ của nhà văn. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào tìm hiểu một số loại nhân vật cơ bản sau: 1.2.1. Nhân vật tha hoá Theo Từ điển tiếng Việt, “Tha hoá” được hiểu là bị biến chất thành xấu đi [17; 1126] và thường gắn với cảm hứng phê phán, với việc "phóng đại cái xấu làm cho nó trở nên ghê tởm và đáng ghét hơn". Vì vậy, thuật ngữ "Nhân vật tha hoá" ra đời gấn như đồng hành với chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học và nhân loại. Nhân vật tha hoá là nhân vật suốt ngày bận rộn với những toan tính dục vọng, ham muốn cá nhân. Và trong cuộc sống mưu sinh đó không ít kẻ ngã gục, họ không còn giữ được cái bản chất và thiên lương trong sáng nữa. Tâm hồn họ bị vẩn đục, suy nghĩ thì tăm tối nhỏ nhen, hành động trở nên bỉ ổi, sự tha hoá biến chất trở thành sự thực tất yếu và phổ biến. Với tâm lý thực dụng như thế, con người không chỉ tăm tối trong suy nghĩ và hành động mà còn trở nên độc ác, lạnh lùng và tàn nhẫn. Trong tác phẩm văn học, dạng thức nhân vật tha hoá xuất hiện tương đối phổ biến. Dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội, con người dễ bị tha hoá. Đó là quy luật và là nỗi đau quằn quại của cả nhân loại. Nằm trong mạch nguồn của văn học dân tộc, chịu sự chi phối chung của thi pháp thời đại lại là nhà văn có ý thức trách nhiệm với ngòi bút, luôn quan tâm day dứt trước số 16 phận con người nên bên cạnh niềm say mê ca ngợi cái đẹp, cái thiện, Nguyễn Bản không hề phê phán cái xấu, cái ác. Trong tập truyện ngắn của mình, nhân vật tha hoá được Nguyễn Bản xây dựng nhằm thể hiện sự hoài nghi và sự đổ vỡ niềm tin nơi con người và cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên nhân vật tha hoá trong sáng tác của ông ít nhiều cũng tự ý thức được sự tha hoá của mình. Nhân vật hiếm khi bị đặt trước sự lựa chọn nghiệt ngã của cuộc sống mà được nhà văn tái hiện như một lối sống riêng của những con người còn có khả năng giữ được bản lĩnh trước sự tác động của môi trường sống. Ở truyện ngắn Chuồn chuồn đi đón cơn mưa, nhân vật xưng “Tôi” (người chồng) là điển hình của sự tha hoá. Nhà văn Nguyễn Bản đã khéo léo đặt anh ta bên cạnh một người vợ hoàn hảo để làm nổi bật sự tha hoá của nhân vật. Có được người vợ như vậy, những tưởng anh ta sẽ cảm thấy tự hào, hãnh diện và rất mực trân trọng. Song thật bất ngờ khi chính anh ta lại là căn nguyên của sự rạn vỡ hạnh phúc gia đình. Hắn ngu muội đắm chìm trong cuộc tình lãng mạn với người phụ nữ khác. Đồng nghĩa với nó là anh đang trượt dài trên cái dốc của sự tha hoá. Tưởng như hạnh phúc gia đình sẽ bị phá vỡ bởi tay người chồng. Ngược lại người vợ lại quá vĩ đại, vĩ đại đến mức chính người chồng mất nết cũng phải khẳng định: Vợ tôi, mỗi khi nhắc đến mọi người đều hết lời khen ngợi [6; 99]. Đấy vợ tôi như thế mà bảo tôi bỏ ư? [6; 94]. Bởi vậy, trước sự thúc dục của nhân tình là anh hãy bỏ vợ thì anh luôn lờ đi cho xong chuyện. Có thể nói khuyết điểm, sự tha hoá của người chồng được lấp đầy bằng cả một tấm lòng rất mực chu đáo, tốt bụng, nhân hậu cao cả của người vợ. Điều đó khiến anh cảm thấy hổ thẹn và tự ý thức được sự hư hỏng và mất nết của mình để kịp thời dừng lại. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc cuộc tình vụng trộm giữa anh và Thành tan vỡ, chỉ còn lại hình ảnh cái “tổ chuồn chuồn” trong suy nghĩ. Còn tổ ấm gia đình anh được gìn giữ và sẽ được vun đắp bởi bàn tay của hạnh phúc vợ chồng. 17 Giống như nhân vật người chồng trong truyện Chuồn chuồn đi đón cơn mưa, hình ảnh người chồng trong truyện ngắn Mùi tóc Thảo cũng đang trên đà của sự tha hoá. Xuất phát từ những kỉ niệm êm đềm về cô gái Tày lai Mán, tiếp đó là sự xuất hiện của Thảo - cô gái cùng đoàn xe ngựa, có vẻ đẹp tự nhiên, tình cờ và đặc biệt là mùi tóc khiến cho gã đàn ông luôn mê man, thấp thỏm và sợ nó tuột đi, trôi đi. Anh ta hăm hở lao theo thách thức và khao khát được chiếm lĩnh mùi tóc Thảo. Anh sẵn sàng bỏ ngoài tai lời giáo huấn của chú Năng Con Hân nó xích cổ mày [6; 237]. Hân chính là vợ anh, hiện đang là bà chủ tịch Thị trấn, nhưng anh có cần gì đâu ngoài mùi tóc Thảo. Càng ngày anh càng lún sâu vào sự tha hoá và sống buông thả cùng tình yêu đắm say, mạnh mẽ, phóng túng rất đàn ông của mình. Bên cạnh đó, xây dựng nhân vật kiểu tha hóa với nhiều cấp độ và biểu hiện khác nhau, Nguyễn Bản không chỉ phản ánh chân thực muôn mặt của đời sống mà còn lý giải hiện thực bằng cả tấm lòng đôn hậu, nhân ái - cái tâm trong sáng của người nghệ sỹ như người thầy thuốc đã "tìm ra đúng căn bệnh của cái thời đã qua", khác với cây bút đương thời, Nguyễn Bản "không hoảng hôt, không la lối cũng không oán trách và đổ vấy ''xằng xiên" hay "cố ý thổi phồng hiện thực" nhà văn thật "điềm tĩnh", "thực sự và rạch ròi" chỉ ra và lý giải những điều được và chưa được của cuộc sống. Bởi vậy, một số nhân vật tha hóa của Nguyễn Bản tuy méo mó về nhân tính, mù quáng bởi dục vọng nhưng chưa đến mức dị dạng trở thành những "quái thai" của xã hội như trong một số tác phẩm văn học Hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 (Giông tố - Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo - Nam Cao...). Ở một số trường hợp, nhà văn cũng ít bộc lộ thái độ cảm thông coi sự tha hóa của con người là do sự xô đẩy của hoàn cảnh hay những khoảnh khắc bồng bột nhất thời. Đọc Sông Lấp [6;147], Nguyễn Bản đã để cho nhân vật Mão (Làm nghề lái xe) tưởng chừng sẽ trượt dài trên con đường của sự tha hóa: anh yêu rồi lấy Phượng và có bé 18 Lưu (2 tuổi). Cuộc sống thật êm đẹp nếu như không có những đêm Mão trở về nhà hơi rượu nồng nặc, dội nước ùm ùm (...) như con trâu mộng bên cái xác ve, quay mặt, gáy liền một mạch tới sáng (...) [6;151], với lời tuyên bố đã yêu người khác, yêu cầu Phượng làm đơn ly hôn. Cũng giống như nhân vật Mão, người đàn bà trong Cơn giông cuối mùa, Phượng trong Mùa chim lợn…, Nguyễn Bản đã phát hiện ra sự hoàn lương của những con người tha hóa ấy hai năm sau bướm hoa đã chán Mão đến chỗ Phượng tha thiết chuộc lại lỗi lầm. Tất cả những tha hoá ấy của họ là kết quả sự phức tạp trong xã hội hiện đại. Trước guồng quay chóng mặt của cuộc sống, con người cũng bị cuốn theo. Song Nguyễn Bản đủ tỉnh táo để không quá tô hồng hay bôi đen nhân vật. Ngược lại tỏ ra rất tìm tòi, sáng tạo trong việc miêu tả kiểu nhân vật này. Bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Bản đã gửi gắm vào đời những chân dung nhân vật tha hoá vừa có đường nét gân guốc sắc cạnh, giàu chất tạo hình vừa có tầm khái quát cao. Những nhân vật mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Những nhân vật ấy gắn bó mật thiết với thời họ sống và còn để lại không ít dư âm trong lòng các thế hệ bạn đọc. Xây dựng nhân vật tha hoá, Nguyễn Bản muốn phơi bày tất cả những mặt trái của cuộc sống con người thời hiện đại. Đồng thời đó cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh, buộc con người phải suy ngẫm để có thái độ sống đúng đắn trước những đổi thay của cuộc sống, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự chi phối của đồng tiền. Đó vừa là một cách để thức tỉnh, vừa thể hiện ý thức trách nhiệm, tinh thần công dân của người cầm bút, vừa thể hiện chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Bản. 1.2.2. Nhân vật bi kịch Truyện ngắn của Nguyễn Bản giống như một ngôi nhà bí ẩn. Kẻ dừng chân đôi ba phút tìm thấy được sự cồng kềnh, những góc nổi trội và tồi tàn 19 của nó, kẻ nán lại lâu sẽ nhìn thấy bên cạnh đó lẩn khuất trong cái ngóc ngách là những nhân vật bi kịch. Họ đang phải gồng mình trước những cơn giông của cuộc đời. Khái niệm “bi kịch” đã được biết đến nhiều trong văn học. Thông thường nhân vật rơi vào bi kịch là do sự xô đẩy của hoàn cảnh khách quan và chủ quan. Nhân vật đứng trước sự lựa chọn hoặc sống thì phải chà đạp lên nguyên lý, đạo đức sống hoặc muốn giữ mình trong sạch thì phải chọn cái chết. Theo Brecht các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không giản đơn là bản dập của những con người sống mà là những hình tượng khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả. Nguyễn Bản vốn là một nhà văn trải nghiệm và có kinh nghiệm sống phong phú. Bởi vậy, việc khám phá chiều sâu tâm lý con người được nhìn nhận ở một góc độ khá sắc sảo. Điều đó được thể hiện độc đáo trong việc khai thác con người bi kịch. Nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Bản thường có số phận bé nhỏ lầm lũi, rơi vào bi kịch vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính sắp đặt. Số phận và bi kịch của họ trong từng hoàn cảnh có nét tương đồng. Phần lớn họ là những người phụ nữ gặp cảnh tréo ngéo trong duyên số. Họ sống bằng cả tấm lòng nhưng lại không được đền đáp xứng đáng. Họ cứ phải âm thầm gánh chịu những nối đau, những nỗi oan ức. Họ là những lớp nghèo khổ lam lũ, những tâm hồn giản dị, chất phác. Truyện ngắn Nợ trần gian đã phát hiện ra thân phận người đàn bà hết sức tội nghiệp. Đó là điều mà Nguyên Hồng luôn ao ước có thể dùng ngòi bút của mình để miêu tả nỗi thống khổ của loài người. Người phụ nữ lấy chồng Tàu - cô Bùi trong truyện ngắn Nợ trần gian là nhân vật bi kịch điển hình của tập truyện. Điểm xuất phát, đúng hơn là tình huống bi kịch của con người rất đỗi đời thường đó mang số phận hẩm hiu, lỡ làng của người phụ nữ. Nếu trong Chí Phèo của Nam Cao, xấu như Thị Nở mà vẫn lọt vào được "mắt xanh" của một gã đàn ông Chí Phèo, thế mà cô Bùi của Nguyễn Bản nghèo và 20 xấu tới mức chỉ ước ăn nằm với một thằng tù để có một đứa con cũng không được. Trong hoàn cảnh xã hội ấy, chị Bùi chỉ là đại diện cho rất nhiều phụ nữ khác cùng chung cảnh ngộ. Không chỉ nhà nghèo, thiếu hụt về nhan sắc mà bi kịch đau đớn nhất của chị là: làm đàn bà mà không được làm mẹ, nếu muốn kiếm con phải mất một chỉ vàng, nhưng cũng chỉ được của thằng đánh giậm [05;12]. Trước dòng đời đưa đẩy, chị đành chịu bỏ làng, bỏ nước bán mình sang Tàu để lấy một gã nông dân còn nghèo hơn cả những người nghèo khổ nhất của đất nước mình, để sống vất vả trên một vùng đất cằn cỗi hoang vu. Cuộc sống tuy nghèo khổ song chị vẫn còn niềm an ủi là hai đứa con trai; đồng nghĩa với ước nguyện làm mẹ của chị đã thành. Chỉ có điều hạnh phúc ấy rất mỏng manh, nó có thể tuột khỏi tầm tay lúc nào không hay. Trong Mặt trời đồng xu, anh thanh niên vì ôm ấp mộng văn chương, vì sự bồng bột của tuổi trẻ nên đã rơi vào bi kịch của một trí thức. Anh ta phải đem danh giá bố mẹ, ông bà ra tín chấp đổi lấy một bữa ăn. Kỉ niệm cuối cùng còn sót lại chỉ là mặt trời đồng xu và bữa cơm ngon nhất đời. Còn nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Ánh trăng vì một đời mải mê kiếm tìm hình mẫu người phụ nữ lý tưởng từ thuở thiếu niên cũng đã rơi vào bi kịch. Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp kiểu nhân vật bi kịch trong các truyện ngắn khác như: ông Tư trong Chuyến ly hương cuối đời, cô gái trong Tầm tã mưa ơi, người phụ nữ trong Cơn lũ… Tuy nhiên bi kịch của các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Bản khác biệt so với bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao ở tính chất và mức độ. Bi kịch trong truyện Chí Phèo là khi nào xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì chừng ấy còn có những Chí Phèo khác. Còn bi kịch trong sáng tác của Nguyễn Bản là khi nào con người còn chưa vượt qua cái nhỏ nhen, ích kỉ và thù hận thì chừng ấy con người sẽ tự đẩy mình vào vòng luẩn quẩn. Qua sáng tác của Nguyễn Bản, chúng ta thấy một điều: chính con người mới là nguyên nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất