Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Sự biến đổi kinh tế xã hội của khu trung tâm hà nội trong những năm đầu của qu...

Tài liệu Sự biến đổi kinh tế xã hội của khu trung tâm hà nội trong những năm đầu của quá trình đổi mới dự thảo

.PDF
97
20
138

Mô tả:

PHẦN THỨ NHẤT : 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. MỞ ĐÂU Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Tình hình nghiên cứu của vấn đề. Mục đích, nhiệm vụ và giả thiết nghiên cứu. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cái mới khoa học của luận án. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bố cục và nội dung cùa luận án. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG. CHƯtiNG I:TONG QUAN 1.1. Cơ sở lý luân và phương pháp luân của vấn đề nghiên cứu. 1.1.1 Những nguyên tắc phương pháp luận của XHH đô thị Mac - Lênin. 1.1.2. Xã hội học đô thị và các mô hình lý thuyết về sự phát triển không gian kinh tế - xã hội đô thị. 1.1.3. Đô thị hóa và những đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển. 1.1.4. Nền kinh tế chuyển đổi và biến đổi xã hội. 1.1.5. Tính quy định của xã hội đối với tâm lý và sự thống nhất giữa họat động và tâm lý. 1.2. Phương pháp hê cùa vấn đề nghiên cứu. 1.2.1. Về các phương pháp định lượng và cách tiếp cận 1 .2 .2 . Vè các phương pháp tính. 1.3.Mốt số đăc điểm kinh tế xã hối ở KTT. CHUONGII Sự BIẾN ĐỔI KINH TÊ CỦA KTT TRONG THỜI KỲ DQI MỚI. 2.1. Sư chụyển dich cơ cấu kinh tế KTT trong thời kỳ Đổi mới. 2.1.1. Sự thay đổi hình thái cơ cấu kinh tế và vai trò của các thành phần kinh tế. 2.1.2. Sự thay đổi về cơ chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.1.3 “Lồng ghép” hai quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở KTT. 2.2. Sư phân bố khổng gian kinh tế KTT trong thời kỳ Đổi mới. 2.2.1. Khu tài chính và thương mại quốc tế. - Cơ sở của sự phát triển khu tài chính thương mại quốc tế ở khu phía Tây. - Vai trò của khu tài chính thương mại quốc tế và các vấn đề trong quá trình phát triển của nó. 2.2.2. Khu thương mại trong nước. - Thực trạng sự phân bố không gian khu thương mại trong nước. - Đặc điểm sự phân bố không gian kinh tế khu thương mại trong nước. - Các nhân tố của quá trình phân bố không gian khu thương mại trong nước. 2.3. Đánh giá chung về hiêu qủa, nguyên nhân của sư phát triển kinh tế KTT. 2.3.1. Hiệu quả sự phát triển kinh tế KTT. 2.3.2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế KiT. CHƯƠNG III BIẾM ĐỔI XÃ HỘI Ở KTT TRONG THỜI KỲ Đ ổ i MỚI. 3.1. Quá trình thi dân hóa và hiên tương đa vi thế nghề nghiẽp ò KTT trong thời kỳ đổi mới. 3.2. Phân tầng xã hối ở Kị.'Ị trong thời kỳ Đổi mới. 3.2.1 Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống. 3.2.2. Giàu, nghèo và các nhân tố làm thay đổi mức sống. 3.3. Nhu cầu đống cơ và đùĩh hưởng giá tri về sản xuất, kinh doanh ở KTT. 3.3.1. Sự phát triển của nhu cầu và động cơ với tư cách là động lực tác động trở lại với sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Định hướng giá trị về họat động sản xuất, ldnh doanh. Phần thứ ba: Kết luận. 1. Đánh giá chung về sự biến đổi kinh tế xã hội ở KTT trong thời kỳ Đổi mới. 2. Các nguồn lực, phát triển của KTT trong quá trình hiện đại hóa. 3. Tăng trưcmg kinh tế và phát triển không gian đô thị ở KTT. 4. Tăng trưởng kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa ở KTT. 5. Triển vọng phát triển KTT. CHƯ0NGI TỔNG QUAN 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CÚU: 1.1. Những nguyên tấc phương pháp luân của XHH đồ thi Mác-Xit: Những nguyên lý và nguyên tắc phương pháp luận của XHH nói chung và XHH đô thị nói riêng là cơ sở cho sự giải thích về quá trình vận động và phát triển của các đô thị nước ta, của Khu trung tâm Hà Nội trong thời kỳ Đổi mới. Chúng cũng cho phép giải thích nguyên nhân cơ bản của những thành tựu KT - XH bước đầu rất quan trọng ở nước ta và tại các đô thị, chính là chính sách Đổi mới của Đảng, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chính sách mở cửa hòa nhập với thế giới và khu vực. Tư tưởng cơ bản của chính trị kinhstế học Mac-xít về sự chi phối của ĩĩnh vực kinh tế đối với các lãnh vực khác^đời sống xã hội đặt cơ sở logic cho sự phân tích về những biến đổi kinh tế kéo theo sự biến đổi xã hội và + tâm lý con người trong quá trình đổi mới ồ khu trung tâm Hà Nội (từ nay viết tắt là KTT). Còn quan điểm biện chứng và lý luận nhận thức lại cho phép nhận định về sự tác động trở lại tích cực của những biến đổi xã hội và nhân tố chủ quan con người đối với tiến trình đổi mới kinh tế ở vùng lãnh thổ đặc thù này. Quan điểm hẽ thống là một nguyên tắc quan ừọng của nhận thức luận duy vật biện chứng. Những luận điểm chính của quan điểm hệ thống có thể vận dụng vào vấn đề nghiên cứu như sau: 1. Coi đối tượng nghiên cứu là một hệ thống, tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp. Do đó không thể tách rời từng yếu tố để nghiên cứu mà phải xét mỗi yếu tố trong mối tương quan và tác động qua lại của nó với các yếu tố khác và với môi trường. KTT nói riêng và Đô thị nói chung là những hệ thống lớn, phức tạp bao gồm nhiều hệ thống con như cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu không gian vật chất, vật thể, vv... Phân tích KTT là phân tích sự vận động bên trong của từng hệ con và mối tương tác qua lại giữa các hệ con với nhau. Trong khuôn khổ của vấn đề nghiên cứu và dưới góc độ xã hội học chỉ giới hạn sự phân tích về sự vân đỏng bên trong và sư tương tác giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hỏi của KTT, cổ tính đến quan hẽ tương tác với cơ cấu khổng gian vât chất - vât thể (như cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cơ sở hạ tầng sản xuất của đô thị). 2 Phân tích hệ thống trước hết là phân tích cấu trúc của nó. Cấu trúc là một trong những khái niệm quan trọng nhất của tiếp cận hệ thống. Cấu trúc của một hệ thống được đặc trưng bởi quan hệ giữa các phần tử và các bộ phận của hệ thống. Nó có thể được mô tả thông qua các trạng thái ổn định của h ệ th ốn g, Khi nói cấu trúc của hệ đã thay đổi, tức là nói rằng hệ đã chuyển từ trạng thái Ổn định này sang trạng thái ổn định khác. Trong sự vận động của hệ thống, các thay đổi cấu trúc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là những thay đổi về chất. Do đó trong quá trình phân tích từng hệ con của KTT như cơ cấu kinh tế, chúng tôi đã chú trọng xem xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự biến đổi trong phân bố không gian kinh tế của KTT. Còn đối với cơ cấu xã hội, chúng tôi dành sự chú ý đến các đặc trưng trong sự biến đổi của nó như: quá trình thị dân hóa và hiện tượng đa vị thế nghề nghiệp, sự phân tầng xã hội theo mức sống. Kết hợp với việc phân tích tính định hướng (mục tiêu phát triển) của từng hệ con và của KTT với tư cách là hê thống lớn bao trùm, có thể cho phép đánh giá những nét đặc trưng trong động thái của hệ thống KTT tức là đánh giá được những thành tựu và những vấn đề đang đặt ra đối với quá trình đổi mới ở vùng lãnh thổ đặc thù này. 2. Đặt trọng tâm nghiên cứu vào sự vận động của đối tượng: xét mổi hệ thống trong quá trình tăng trưởng, phát triển của nó, nghiên cứu xu thế vận động của nó và tìm kiếm phương hướng tác động vào hê thống một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, phải chú trọng xem xél các vấn đề cân bằng, ổn định và phát triển. Vận dụng vào nghiên cứu, chúng tôi đề cập tới việc phân tích các vấn đề nguồn lực của sự tăng trưởng kinh tế KTT, táng-trưàtịg4ãflh-tố và cống-bằng-xã hội, tăftg-trưòng-kifth tế-và phát triển cơ sớ ha tầng kỹ thuât yả xã hỏi ở-dô Ihậ, tăng trưởng kinh té và bảo tồriyvan hóa ở KTX, tăng trưởng kinh tế và phát triển không gian Kỉ lỴ -h/c/ĩ ưữr;<Ị -ỊÁỶ -ỈMc/ó cuữ. ( c t 7 3. Một lọat hệ thống quan trọng thường gặp là các hệ thống có cấu trúc phân cấp. Cấu trúc phân cấp có thứ bậc, xuất hiện một cách tự nhiên trong quá trình hình thành các hê thống phức tạp từ những thành phần đơn giản hơn. Trong các hệ thống tổ chức, cấu trúc phân cấp là loại hình có cấu trúc phổ biến nhất. Những vấn đề cần xem xét trong các hộ thống thứ bậc là các mối quan hệ lọi ích, mục tiêu, phối hợp, hợp tác... giữa các cấp với nhau và của toàn bộ hệ thống. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ sở hạ tầng... của KTT vừa là hệ con của nó vừa là bộ phân cấu thành của cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ sở hạ tầng... của thành phố Hà Nội, của cấp vĩ mô: toàn quốc. 3 Như thế khi phân tích phải xem xét đồng thời các mối quan hệ theo “chiều ngang” lẫn theo “chiều dọc”. Mỗi hệ con, một mặí có những nét riêng đặc thù trong quá trình vận động của nó phải được chú trọng phân tích nêu bật lên. Mặt khác nó cũng tuân theo những quy luật, xu hướng chung phổ biến của hệ thống thứ bậc cao hơn. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích những nét đặc thù của cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế của KTT và đồng thời chú trọng so sánh với xu hướng vận động chung của hê có thứ bậc cao hơn. Để thực hiện được nhiệm vụ này, đòi hỏi phải vận dụng cách tiếp cận liên ngành, sử dụng kiến thức đa ngành cho công việc nghiên cứu. Vì thế, chúng tôi đã chú ý sử dụng trí thức và kết quả nghiên cứu thuộc những lĩnh vực khác nhau: xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quy hoạch, thống kê, dân số, sử học... trong và ngoài nước. Một nguyên tắc khác là nguyên tác lich sử cu thể đựơc áp dụng cho viêc nghiên cứu sự vận động của KTT trong thời kỳ Đổi mới. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét bối cảnh lịch sử trong đó KTT đã hình thành và phát triển, phải tìm ra những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của KTT ở các giai đoạn khác nhau, nghiên cứu sự kế thừa và sự cải biến về chất của nó ở các giai đoạn này. Điều quan trọng không phải là mô tả lịch sử mà là tìm ra xu hướng vận động và biến đổi của KTT trong thời kỳ Đổi mới dưới ảnh hưởng của đấu ấn lịch sử hàng ngàn năm. Cùng với vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận của XHH Macxít và đường lối Đổi mới của Đảng, thì việc sử dụng các công cụ lý thuyết chuyên ngành của XHH thế giới, đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc phân tích các xã hội có nền kinh tế thị trường, là cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Đó là các mô hình lý thuyết về sự phát triển đô thị, về đô thị hóa, về sự phân tầng xã hội trong nền kinh tế thị trường. 1.2. Xã hối hoc đố thi và các mổ hình lý thuyết về sư phát triển không gian kinh tế - xã hối đồ thi. Thực tiễn công nghiệp hóa và kéo theo nó là quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX, đến đầu thế kỷ XX, đi kèm với vồ số vấn đề xã hội nảy sinh ở các đô thị đã thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học phương Tây. Do đó từ những năm 20, ở tây Âu và bắc Mỹ đã hình thành một chuyên ngành với tên gọi là xã hội học đô thị (Urban Sociology). Theo dõi những công trình nghiên cứu đã công bố của xã hội học đô thị, nguời ta dễ thấy một “phổ” rộng lớn các vấn đề được nêu ra. Chúng hầu như 4 bao trùm cả xã hội theo bề rộng và có liên quan đến nhiều chuyên ngành xã hội học khác. Trong quá trình phát triển của bộ môn khoa học này, đã xuất hiện một trường phái xã hội học đô thị có tên gọi là trường phái Chicago. Nảy sinh từ những nhà xã hội học ở trường đại học tổng hợp Chicago vào những năm 20, trường phái này đã lấy Chicago, thành phố đang trong qúa trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, phòng thí nghiệm để thực hiên những công trình / nghiên cứu xã hội học của họ. Trọng tâm nghiên cứu của Trường phái Chicago thời kỳ này là vấn đề cư dân đỏ thi bi ảnh hưòng như thế nào bởi cuốc sống ở các thành phố, đã cho ràng những ảnh hưởng này cổ thay đổi ở những vùng khác nhau của thành phố. Ví dụ, Harvey Zorbaugh (1929), trong một công trình nghiên cứu quan trọng (Hienteer, 1983), đã tìm thấy những sự khác nhau có ý nghĩa giữa vùng Gold Coast (Bờ biển vàng) giàu có của Chicago và những khu ổ chuột tại đó. Nhận thức về những sự khác biệt đựơc tồn tại đã đưa đến nhiều câu hỏi. Vì sao lai cổ những khác biẽt giữa các vùng của mốt thành phố ? Các vùng khác nhau đã tác đỏng đến nhau như thệ' nào ? Các vùng bi thay đổi thống qua quá trình nào ? Để trả lời những vấn đề này, các nhà xã hội học của trường Đại học Chicago đã phát triển lý thuyết về sinh thái hoc con người. Ngày nay, sinh thái học con người vân là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất và đựơc nghiên cứu toàn diện nhất của sinh thái học đô thị (Theodorson, 1982). Sinh thái hoc con người đã đươc vân dung để nghiên cứu các Xu hướng của những người tu tâp nhau lai trong những vùng tư nhiên, những vùng đia lý có những đăc điểm khác nhau. Ví dụ về các vùng tự nhiên ở các thành phố như: các khu ổ chuột, những khu vực của một tộc người, những khu vực thịnh vượng, và những quận buôn bán. Những vùng tự nhiên đôi khi được tính toán trước. Ngoài ra những người hoặc những tổ chức có những đặc điểm hoặc những nhu cầu chung tập hợp nhau lại “một cách tự nhiên” trong những vùng mà ở đó những nhu cầu của họ có thể được thỏa mãn. Ví dụ, các tổ chức công nghiệp tập trung ở các vùng có những dịch vụ cần thiết và những phương tiện giao thông vận tải dễ dàng. Những nhóm người cùng sắc tộc có xu hướng định cư gần nhau như ở vùng Little Italy (nước Ý nhỏ) của New York và vùng China Town của San Francisso hay LitHe Saigon ở Calif onia.. Các vùng tự nhiên mọc lên và thay đổi thông qua một loạt qúa trình chung bắt nguồn từ sự cạnh tranh giành không gian. Các nhà sinh thái học con 5 người đã miêu tả những quá trình này qua ba thời kỳ: phân chia, xâm nhập và kế tiếp. Trong quá trình phản chia, các loại người và các loại họat động khác nhau tự sắp xếp theo các vùng địa lý. Quá trình xâm nhâp bao gồm sự di chuyển của các loại người và các họat động khác nhau đến một vùng tự nhiên đã được xây dựng sẵn. Nó báo hiệu một sự thay đổi trong một vùng tự nhiên. Kế tiếp đề cập tói một sư thay đổi ở một vùng tự nhiên theo sau cuộc xâm nhập của các loại người và các họat động mới. Những lý thuyết mang tính sinh thái học về sử dụng đất đai thể hiện mọi cố gắng nhằm nhận dạng những mô hình chung về sự phát triển thành phố và giải thích vì sao các thành phố phát triển. Những lý thuyết này có tầm quan trọng bởi vì chúng chú ý tới các loại nhân tố tác động tới sự phát triển của các vùng đô thị. Những lý thuyết về phát triển không gian đỏ thi. Do có sự khác biệt lớn giữa các nhân tố có liên quan mà ba lý thuyết chính về phát triển thành phố được đặt ra. Lý thuyết vùng đồng tâm (Concentrics Zone) miêu tả sự phát triển đố thi theo các chu ky tròn của các vừng, bát đầu từ thành phố trung tâm tiến ra ngoài. Lý thuyết hình quạt (Sector) nhấn mạnh những ảnh hưởng đặc biệt về địa lý và lịch sử của các vùng trong thành phố. Các biểu đồ 1, 2, 3 cho thấy ba lý thuyết trên đưa đến những hình ảnh hoàn toàn khác nhau về sử dụng không gian ở các vùng đô thị. Lý thuyết vùng đồng tâm,Enest Burgess (1925), một nhà xã hội học của trường Đại học Chicago, đã quan tâm tới việc giải thích các nguyên nhân và kết quả của sự phát triển Chicago và phát triển lý thuyết về vùng đồng tâm. Lý thuyết này miêu tả quá trình phát triển của thành phố theo các vòng tròn của các vùng khác nhau, phát triển từ thành phố trung tâm ra ngoài. Vòng trong cùng là Quân trung tâm kinh doanh, (CBD) trái tim của thành phổ, bao gồm chính quyền cao nhất của thành phố, các nhà cao tầng trụ sở; các nhà băng, các cửa hàng bán lẻ và bán buôn và phương tiện giải trí văn hóa. Vùng trung tâm kinh doanh bao gồm chủ yếu là những cống viẽc kinh doanh quan trong của thành phổ vì những cổng việc kinh doanh kém quan trọng hơn không thể giành giật được không gian đắt đỏ ở đây (Schnore, 1965). Quận trung tâm kinh doanh có ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với các vùng khác của thành phố. Sự ảnh hưởng này thể hiện đặc biệt rõ ràng ở khu vực bao quanh ngay bên nó. Burgess gọi vùng này là vùng chuyển tiếp vì nó ở trong quá trình thay đổi. Khi những công việc kinh doanh và các họat động mới 6 gia nhập vào vùng trung tâm kinh doanh thì vùng này mở rộng bàng cách xâm lấn vùng bên cạnh. Hầu hết bất động sản của vùng này do những nguời có chút ít tiền của trong vùng mua lại. - Khu vực kinh doanh trung tâm (cửa hàng, nhà nhiều tầng, rạp hát, khách sạn) - Khu vực quá độ ( n h à ổ chuột, công nghiệp). - Khu vực nhà ở của công nhân độc lập (nhà xuyềnh xoàng, trường học, hàng tạp hóa) «- Khu vực nhà ở tốt hơn (nhà cho một gia đình, các căn hộ). — Khu vực những người đi lại bằng vé tháng trên các phương tiện vận tải công cộng (các khu nhà ò ngoại ô). Hình L Mổ hình các vùng đồng tâm của tổ chức không gian đô thị. Nguồn; Samuel E. Willace. Môi trường thành thị (Homewood, 111.: Dorsey, 1980), tr. 54, 57. Ly thuyết hình quat dựa trên cơ sở một công trình nghiên cứu của Homer Hoyt (1939) chỉ ra rằng, ngược lại với lý thuyết vùng đồng tâm của những mô hình sử dụng đất đai căn cứ vào khoảng cách tính từ quận trung tâm kinh doanh. Ngoài ra, đất đai bị tác động mạnh mẽ hơn bởi những con đường giao thông chính. Như hình 19.1 cho thấy, những hình quạt giống như những cái nêm xếp theo hình chiếc bánh cắt ra từng miếng đi từ vùng tâm kinh doanh ra các vùng ngoại ô thành phố. Mỗi khu hình quạt được tổ chức gần một con đường giao thông chính. Do đó một số khu hình quạt sẽ mang tính chất công nghiệp trội hơn, những khu hình quạt khác sẽ bao gồm các cửa hàng và các văn phòng nghiệp vụ, số khác sẽ là “những dải đèn neon” với những khách sạn ven đường và những nhà hàng và còn những khu hình quạt khác sẽ là những khu vực nhà ở, mỗi khu vực là một sự hỗn hợp về đẳng cấp xã hội và sắc tộc của riêng nó. 7 «JJw...i 0* cua * p:Ì!51 _. . liưới K'iiu k in h r. c/j 'V\ 'I d am t’. I run;7,Ỉ;5m. Kba bánbuôu vồ <ông nghiệp ch ố t 30 B ơ i ó’ G úe g i a i c a p ở lí ớ i Hình 2 Lý thuyết hình quạt (Seetor) về tổ chức không gian của thành thị. Nguồn: Samuel E. Wallace. Môi trường thành thị (Homewood, 111. Dorsey, 1980), trang 54, 57. Giống như lý thuyết vùng đồng tâm, các thành phố ở đây cấu trúc theo hình tròn. Nhưng do tầm quan trọng của các con đường giao thông mở ra từ quận trung tâm kinh doanh, cho nên ranh giới của nhiều thành phố tạo thành một mô hình giống ngôi sao hơn là hình tròn đồng loạt. Tuy nhiên, mô hình chính xác về một thành phố không phải là vấn đề chính trong lý thuyết hình quạt. Cái quan trọng là phương hướng của các mô hình sử dụng đất đai được tổ chức gần các con đường giao thông. 8 Hình 3. Mô hình nhiều trung tâm về tổ chức khổng gian thành thị. Nguồn Samuel E. Wallace, Môi trường thành thị (Homewood III. Dorsey, 1980) trang. 54, 57. Lý thuyết nhiều trung tâm của Elward Ullman (1945) đã đưa ra giả thiết rằng các thành phố không cần phải đi theo bất kỳ một mô hình đặc biệt nào. Một thành phố có thể có vài trung tâm riêng biệt, một số dành cho thương nghiệp bán lẻ, một số cho nhà ở và vv... Những trung tâm này phát triển không có sự liên quan đặc biệt nào với quận trung tâm kinh doanh. Ngoài ra, các trumg tâm này còn phản ánh những nhân tố như địa lý, lịch sử và những truyền thống của những vùng đặc biệt khác. Từ khi các nhân tố động đến việc sử dụng đất đai trở thành những nhân tố quan trọng nhất, thì các nhà lý thuyết nhiều trung tâm không dự đoán bất kỳ một hình thức đặc biệt nào về sử dụng đất đai có thể áp dụng cho tất cả các thành phố. Mặc dù cả 3 lý thuyết này đều sự chú ý đến động lực của sự phát triển thành phố, nhưng mỗi lý thuyết đều nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhân tố mà bất kỳ người nào quan tâm tới sự phát triển đô thị không thể không xem xét. Lý thuyết vùng đồng tâm nhấn mạnh đến một thực tế là sự phát triển ở bất kỳ một vùng nào của thành phố cũng là một bộ phận của các quá trình phân chia, xâm nhập và kế tiếp. Lý thuyết này cũng cho thấy tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế trong sự phát triển thành phố: sự phân chia không gian ở các thành phố bị tác động nặng nề bởi những người có tiền mua đất đai sử dụng cho những mục đích riêng của họ. Các nhà lý thuyết hình quạt cũng đóng góp vào sự nhận thức đựơc tính năng động đô thị. Như họ đã lưu ý, những tuyến đường giao thông có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các thành phố. Mặc dù lý thuyết nhiều trung tâm còn là dự đoán lờ mờ, nhưng các loại nhân tố địa lý và lịch sử mà nó nhấn mạnh cũng quan trọng đối với sự hiểu biết về bất kỳ thành phố riêng biệt nào. Các mô hình lý thuyết trên đều chú trọng tới vai trò của các khu trung tâm trong sự phát triển thành phố, đặc biệt là các khu trung tâm thương mại. Vận dụng vào việc phân tích sự vận động và phát triển khu trung tâm kinh doanh Hà Nội ngoài sự chú ý đặc biệt tới nhân tố kinh tế, còn phải quan tâm tới tác động tổng hòa của nhiều nhân tố khác như: địa lý, lịch sử, giao thông, vv... Chú trọng phân tích các nhân tố lịch sử, địa lý đối với sự phát triển KTT là hoàn toàn cần thiết cho 1 đô thị kinh tế duy nhất và lớn nhất Việt Nam đã trường tồn gần ngàn năm. 9 Đồng thời, phải xem xét KTT như một bộ phận cấu thành trong quan hệ tương tác với các bộ phận cấu thành khác và sự vận động chung của thành phố Hà Nội cùng các vùng chung quanh. Những mô hình lý thuyết nêu trên cũng cho thấy, KTT không có một ranh giới địa lý cổ định, đó là một cơ thể sống luôn vận động. Ranh giới của chúng luôn luôn thay đổi theo quá trình vận động và phát triển. Vì thế, sẽ nảy sinh khó khăn khách quan là không có số liệu thống kê đầy đủ, đồng bộ về KTT. Tromg thực tế, xưa kia KTT là khu phố cổ 36 phố phường. Thời kỳ Pháp thuộc cho đến thời kỳ bao cấp, KTT bao gồm phần khu phố cổ và khu phố Tây thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm ngày nay. Thời kỳ Đổi mới, KTT mở rộng xuống phía Đông Nam, lấn sang phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng. Trong khuôn khổ đề tài, vì những khó khăn đã nêu, các số liệu thống kê thường được dùng cho ranh giới quận Hoàn Kiếm (phần cốt lõi, hạt nhân chính của KTT). Bổ xung vào đó còn có hàng ỉoạt kết quả được lấy từ những cuộc điều tra chọn mẫu và phỏng vấn sâu trên KTT. 1.3 Đổ thi họạ và những đăc điểm của quá trình đỏ thi hóa ờ các nước đang phát triển: Tính chất của thế giới hiện đại bị thay đổi bởi quá trình đô thị hóa. Đây là qúa trình làm gia tăng phần lớn dân số thế giới sống ở những vùng đô thị. Đô thị hóa là một xu hướng phổ biến, mang tính quy luật toàn cầu. Ớ các nước phát triển, 72% dân số sống ở thành phố, còn ở các nước đang phát triển là 31%. Cho đến những năm 50 của thế kỷ XX, về cơ bản quá trình đô thị hóa thế giới phát triển theo bề rộng - tức là tập trung vào sự gia tăng dân số đô thị và sô' lượng các thành phố. Những năm sau đó, quá trình đô thị hóa phát triển theo chiều sâu ở những nước phát triển cao. Tức là quá trình nâng cao chất lượng những điều kiện sống ở đô thị, tăng thêm sức hút và ưu thế của đời sống đô thị, phát triển và phổ biến lối sống đô thị kết hợp với ưu thế về môi trường tự nhiên của nông thôn. Ngược lại, các nước “thế giới thứ ba” phát triển theo bề rộng với nhịp điều còn nhanh hơn phương Tây trong thời kỳ mở rộng đô thị của nó. Mô hình đô thị hóa các nước đang phát triển khác biệt với ở các các nước phương Tây bởi những đặc điểm sau: 1. Tính chất tăng nhanh của tỷ lệ phát triển đô thị. Chính điều này làm trầm trọng thêm các vấn đề nảy sinh từ quá trình đô thị hóa ở các nước “thế giới thứ ba”. 10 2. Đặc điểm nổi bật hơn cả là sự phát triển công nghiệp ở các nước “thế giới thứ ba” không theo kịp đà tăng trưởng của đô thị hóa. Các thành phố Bấc Mỹ và Châu Âu có việc làm cho tất cả mọi người từ nông thồn di cư ra. Ớ các nước đang phát triển, sự cung cấp lao động từ nông thôn ra và từ sự tăng dân sô tự nhiên vượt quá nhu câu lao động cần thiết. Thuật ngữ “đô thị hóa qúa tải” (overusbanization) dùng để chỉ nạn thất nghiệp hay khan hiếm nhà ở, những điều kiện sinh họat thấp kém và nói chung toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội thường lạc hậu so với nhu cầu của dân cư. Một loạt vấn đề xã hội nảy sinh như các khu ổ chuột, vấn đề giao thông đô thị, ô nhiễm môi trường, những tệ nạn xã hội, tội phạm ở thanh thiếu niên, vấn đề sự hòa nhập và thích nghi của những người dân nông thôn mới nhập cư vào đô thị, vv... Những vấn đề trên cũng là những vấn đề các đô thị Việt Nam và thành phố Hà Nội đang phải đối phó và không dễ gì giải quyết. Các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở cũ nát tỉện nghi kém, tệ nạn xã hội, thất nghiệp, tội phạm, môi trường ô nhiễm, người nhập cư thời vụ quá đông, vv... cũng là những vấn đề nan giải của KTT. 3. Một khác biệt nữa giữa các nước phát triển và các nước “thế giới thứ ba” trong quá trình đổ thị hóa là số luợng và quy mô các đô thị. Về quy mô, các đô thị ở những nước phát triển theo một hộ thống đảng cấp đô thị với quy mô không khác biệt nhau quá lớn. Còn ở “thế giới thứ ba” thì khác, nhiều nước có một vài thành phố cực lớn, giữ vai trò chủ đạo, còn lại là những đô thị tĩnh lỵ huyên lỵ có quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Việc quản lý thành phố cực lớn như Calcutta, Mexico City, 10-20 triệu dân ở các nước đang phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn. Trong số 10 thành phố lớn nhất thế giới hiện nay thì 7 thành phô thuộc các nước đang phát triển. Vì sao dân cư các nước đang phát triển lại di chuyển đến các thành phố lớn không có đủ việc làm và nhà ở? Các nhà xã hội học đô thị đã xem xét các nhân tố đẩy và kéo trong sự di cư nông thôn đô thị ở “thế giới thứ ba”. Những người nông dân bị đẩy ra khỏi làng xã của họ vì sự tăng dân số quá nhanh ở nông thân trong khi ruộng đất canh tác theo đầu người ngày càng thu hẹp. Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp không đủ bù đắp cho nhu cầu sinh sống gia tăng từ sự “bùng nổ” dân số. Nông dân phải di cư tới 1 nơi nào đó hoặc đến các đô thị. Họ bị lôi kéo ra thành phố vì có được các cơ hội mà cho rằng được học hành tốt hơn, có việc làm, đựơc trợ giúp phúc lợi và được săn sóc về ý tế, không kể đến thực tế là họ có thể bị thất vọng. Ở Việt Nam hiện có 2 thành phố lớn nhất ờ 1 miền đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở cả 2 thành phô đều có tình trang dân di cư con 11 lắc, theo mùa vụ và di cư dài hạn quá đông đúc. Ví dụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, một tài liệu cho thấy có tới 800.000 người tạm trú dài hay ngắn hạn^. Tình trạng trên làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp sự thiếu thốn yếu kém về nhà ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội khác. Các vấn đề tệ nạn xã hội, tội phạm, trật tự vệ sinh đỏ thị, vv... càng gia tăng. 4. Về vai trò của các khu trung tâm cũng có những sự khác biệt giữa các nước phát triển và ‘thế giới thứ ba”. Các thành phố hiện đại ở các nước phát triển, giống như các thành phố tiền công nghiệp, thiết lập vị trí cho các họat động chính về kinh tê và về chính quyền ở các tụ điểm trung tâm của thành phố. Ví dụ khu City ở Luân Đôn, hay Broadway ở Newyork. Song hầu hết sự phát triển của chúng đều xảy ra ngoài trung tâm thành phố, ở những vùng ngoại ô. Đó là xu hướng ngoại ô hóa. Xu hướng này trở nên quan trọng do sự phát triển của kỹ thuật (thông tin liên lạc, giao thông vận tải (đường quốc lộ, xe du lịch và xe tải)). Xu huớng ngoại ô hóa còn chịu sức ép về văn hóa (chiều hướng chống đô thị) và về kinh tế (sư khan hiếm và gía cả đất đai khu trung tâm đắt đỏ, sự hỗ trợ của chính phủ cho phát triển nhà ở mới ngoại ô thay vì phục hồi nhà cửa cũ kỹ ở trung tâm). Quá trình ngoại ô hóa để lại những hậu quả nghiêm trọng cho khu trung tâm. Noi đây chỉ còn những người nghèo, người cao tuổi, người da màu và dân tộc thiểu số sinh sống. Nạn thất nghiệp, thất học, nhà cửa đổ nát, dịch vụ công cộng thiếu thốn, tệ nạn xã hội gắn liền với những nguời nghèo ở khu trung tâm. Một thế giới bần cùng, bế tắc, đĩ điếm, nghiên hút, nhà ở dột nát và tội ác cho thấy tình trạng nan giải về mặt xã hội ở các trung tâm thành phố những nước phương tây dù rằng nó vẫn duy trì được vị trí kinh tế và hành chính quan trọng. Gần đây, một số thay đổi có tính chất tự nguyên đang diễn ra như là một quá trình “trở vê cội nguồn”. Sự hấp dẫn về lịch sử và kiến trúc ở các trung tâm thành phố đang lôi cuốn những người thuộc tầng lớp trung lưu thích khôi phục lại chúng. Quá trình này làm cho giá cả đất đai và nhà ỏf tăng lên và người ta đã có thể nhận thức lại tiềm năng về sức sống và lợi nhuận của khu trung tâm. Ngoài ra còn có sự trở về khu trung tâm thành phố của những người trung niên và trẻ tuổi còn sống độc thân hay gia đình chưa có con cái hoặc cả 2 vợ chồng đều có thu nhập. Ý nghĩa của quá trình dịch chuyển từ ngoại ổ trở về trung tâm thành phố đang đựơc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy vặy, có thể thấy rằng, dù trải qua !_Vấn đề cư trú của công dân ờ Tp. Hồ Chí Minh: dễ hay khó. Thanh niên CN. 20.8.1995. trang 18~ 12 những thăng trầm, vai trò khu trung tâm thành phô các nước phát triển bao giờ cũng quan trọng về mặt kinh tế, còn vồ chức năng cư Irú lại có thể biến đổi theo thời gian. ở các nước đang phát triển, những thành phô' kiểu tiền công nghiệp hay những biến thái của nó vẫn tồn tại, do công nghiệp chậm phát triển. Vì thế khu trung tâm thường giữ vai trò thị trường chính cho thành phố và cả vùng chung quanh. Khác với các nước phát triên, ở “thế giới thứ ba” tầng lớp thượng lưu thường sống gần trung tâm, dễ lui tới các ngôi nhà cao tầng quan trọng nhất của chính quyền. Còn những vùng ngoại ô do những người lao động và công nhân nghèo cư trú. Ở Việt Nam cũng vậy, trung tâm các đô thị vẫn giữ vai trò kinh tế, hành chính quan trọng, là nơi hấp dẫn những lớp người giàu có, khá giả cư trú. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội các khu trung tâm thường tốt hom những vùng ngoại vi, lại gần vị trí làm việc do vậy lôi cuốn cả tầng lớp công chức, trí thức đông đảo tìm kiếm nhà ở tại đây. Các thành phố lớn ở Việt Nam, như Hà Nội, mang rõ nét cấu trúc đô thị thời thuộc địa, ảnh hưởng của đô thị Châu Âu. Người Pháp đã duy trì khu phố cổ cho tầng lớp thương gia, thợ thủ công, thị dân và mở rộng khu phố Tây ở trung tâm Hà Nội với chức năng hành chính, văn hóa và cư trú của tầng lớp thượng lưu và trung lưu. Di sản lịch sử, văn hóa của KTTvì thế đã trở thành một lợi thế so sánh trong sự phát triển hiện nay ở vùng lãnh thổ đặc biệt này. 1.4. Nền kinh tế chuyển đổi và biến đổi xã hồi. Thế giới những năm gần đây trải qua nhiều biến động nhanh chóng và mang tính toàn cầu. Một trong những biến động lớn lao đó là một loại nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên mỗi nước có hoàn cảnh và bước đi riêng, không giống nhau và đạt được những hiệu quả khác nhau. Yĩệt Nam cũng tiến hành một công cuộc cải cách to lớn như vậy với tên gọi Đổi mới. Dưới ảnh hưởng của công cuộc Đổi mới, đời sống kinh tế xã hội nước ta có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo 3 nội dung chính là: Một là chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hưứng XHCN. 13 Hai là, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, đồng thời từng bước xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Ba là, mở cửa, tăng cường, giao lưu, hợp tác với bên ngoài theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu cho hòa bình, độc lập và phát triển . Quá trình đổi mói như vậy, chịu những tác động trực tiếp và mạnh mẽ của những biến động toàn cầu. Song những tác nhân bên trong mới là động lực chủ yếu thúc đẩy sự thay đổi tư duy và chính sách kinh tế. Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam có những điểm khác với quá trình cải cách của những quốc gia khác cũng có nền kinh tế chuyển đổi. Thứ nhất, đổi mới kinh tế diễn ra trong bước chuyển từ thời kỳ chiến tranh sang thời kỳ hòa bình của lịch sử dân tộc. Bối cảnh đó làm cho cải cách kinh tế nảy sinh ra như một nhu cầu bên trong tất yếu, diễn ra từ cả hai chiều, “phía dưới lên” từ các cơ sở kinh tế và trong nội bộ dân cư, đến “phía trên xuống” là những quyết định của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chính mối quan hệ hai chiều đó đã làm cho quá trình nhận biết, điều chỉnh các chính sách trở nên nhạy bén linh họat hơn, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc Đổi mới. Điều đó làm cho không có các “cú sốc” lớn, gây ra những mất ổn định chính trị - kinh tế - xã hội như ở 1 số nước khác. Thứ hai, khác với nhiều nước Đông Âu và SNG, ở Việt Nam nhu cầu đ ổ i mới cá c chính sách kinh tế, xuất Dhát từ ch ín h lĩnh vự c kinh t ế ch ứ k h ô n g phải từ những biến động chính trị. Nhu cầu bức bách về đời sống sau khi chuyển sang giai đoạn hòa bình đã đòi hỏi phải tháo gỡ mọi trở ngại về thể chế kinh tế, về sự vận hành nền kinh tế, về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, con đường Đổi mới kinh tế là sự phá bỏ các yếu tố của mô hình cũ và thay thế bằng những yếu tố mới thích hợp hơn với điều kiện của Việt Nam. Chúng ta đã không lựa chọn một mô hình có sẵn của 1 quốc gia nào đó, cũng không theo kịch bản chuyển đổi nền kinh tế của 1 nước nào, 1 tổ chức quốc tế nào. Dường như Việt Nam đã áp dụng phương pháp “thử nghiệm và sai lầm”, nôm na hơn có thể gọi là “dò đá qua sồng”. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiên Đại hội toàn quốc lần thứ 7 NXB Sự thật, 1991 trang 147. 14 Những thành tựu kinh tế - xã hội ban đầu và các vấn đê đang nảy sinh trong quá trình Đổi mới sẽ là cơ sở cho sự điều chỉnh để đi tới một mô hình kinh tế thị trường thích hợp cho Việt Nam. Thứ ba, quá trình Đổi mới kinh tế được khởi xướng trong bối cảnh Việt Nam bị cô lập tương đối cả về chính trị và kinh tế. Thông cáo báo chí của Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ cho Việt Nam ở Paris năm 1993 đã nhấn mạnh: “Việt Nam dã nêu một tấm gương trong cuôc đấu tranh khấc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh không nhận được sự giúp đỡ của bên ngoài” ^ Trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam như trên, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống cư dân ở KTT bị tác động không nhỏ. Nhiều cơ sở kinh tế của KTT và Hà Nội, mà nhiều người dân KTT làm việc, bị mất đi thị trường truyền thống Liên Xô cũ và Đông Âu. Do đó việc làm và đời sống của họ bị xáo trộn nghiêm trọng. Chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ. Nhà nước cất giảm các khoản bù lỗ cho Doanh nghiệp Nhà nước việc thực hiên quyết định 217, 176, 111/CP đã đẩy hàng vạn lao động ra khỏi khu vực Nhà nước. Tất cả những điều đó thúc đẩy người dân KTT phải phát huy lợi thế khu trung tâm thương mại để tham gia vào họat động thương trường với mục đích mưu sinh. Nhu cầu đời sống đã thúc đẩy người dân tham gia thương trường. Chính sách phát triển nền kinh lế nhiều thành phần, khuyến khích tự đo sản xuất, kinh doanh của Đảng và nhà nước bắt gặp các nhu cầu tự thân của “bên dưới” nên đã phát huy hiộu quả nhanh chóng tạo nên một luồng sinh khí mới, một diện mạo phố phuờng sôi động, sầm uấí khác hẩn sự bình lặng trước kia ở KTT. * * * Sự vận động và biến đổi của nền kinh tế tất yếu dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã hội của xã hội. Sự biến đổi mạnh mẽ về chất trong 1 thời kỳ dài củ a lực lư ợ n g sản xu ất v à quan h ệ sản xuất thường đưa đến sự thay đ ổ i c ơ bản cơ cấu giai cấp xã hội - hạt nhân của cơ cấu xã hội. Sự biến đổi mang tính quá độ của nền kinh tế sang cơ chế thị trường ở Việt Nam trong mấy năm qua lại làm nổi bật lên vấn đề phân hóa giàu nghèo mà các nhà xã hội học thường gọi bằng thuật ngữ: phân tầng xã hội. Phân tầng xã hội là sự phân loại một cách ổn định các vị trí trong xã hội dưới góc độ quyền lực, uy tín hoặc các đặc quyền, đặc lọi không ngang nhau. Phân tầng xã hội có liên quan tới những bất bình 5~- Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường. Ngân hàng thế giới . NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994, trang 5. 15 đẳng xã hội đã thành mô hình, đã cấu trúc hóa giữa các nhóm xã hội khác nhau, chứ không riêng giữa các cá nhân. Phân tầng xã hội hiên hữu trong mọi xã hội và phái triển sâu sắc trong các xã hội có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Các nhà xã hội học tập trung quan tâm tới sự phân tầng vừa vì nó có tiềm năng gây ra căng thảng và biến động xã hội đột ngột, vừa vì cách thức mà sự phân tầng liên quan tới nhiều khía cạnh đời sống xã hội khác. Phân tầng xã hội tác động đến những cơ may cuộc đời của các cá nhân các nhóm xã hội khác nhau của một xã hội. Các hệ thống phân tâng có nền tảng vững chắc trong ba nguồn gốc cơ bản có liên hệ qua lại của sự bất bình đẳng: sở hữu tài sản, quyền lực và uy tín. Trong những xã hội có giai cấp sự phân tầng chủ yếu dựa trên những khác biêt về sở hữu tài sản. Người ta thường giành được quyền lực, uy tín và địa vị bằng việc kiểm soát của cải có khả năng sinh lợi. Tuy nhiên ở những cá nhân có ưu thế nào đó về quyền lực uy tín cũng có thể sử dụng nó để chiếm hữu nhiều hon những của cải tài sản, đề cao uy tín cá nhân, vv... Các thiết chế xã hội như gia đình, tôn giáo, hệ tư tưởng, nhà nước và pháp luật có vai trò nhất định trong việc duy trì sự phân tầng xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng hiệu ứng Mathew và nguyên lý ưu thế tích hợp cũng hỗ trợ cho các hệ thống phân tầng, Đó là quá trình xã hội mà nhờ có một ưu thế này mà cá nhân hoặc tổ chức có nó chắc chắn sẽ thu nhận được những ưu thế khác. Tất cả các hệ thống phân tầng đều chứa đựng những xung đột, mâu thuẫn và tiềm năng khác cho sự biến đổi. Ở Việt Nam nói chung và KTT nói riêng, sau Cách mạng XHCN các giai cấp bóc lột đã được cải tạo, xóa bỏ. Những tư liệu sản xuất chính đã công hữu hóa. Trong nội bộ nhân dân chỉ còn có sự tích lũy nhỏ bé từ nền sản xuất nhỏ, từ buôn bán chủ yếu trong khu vực kinh tế không chính thức. Do vậy, không có sự khác biệt quá lớn về tài sản sinh lợi trong dân cư. Nhu cầu bức bách về đời sống cùng với chính sách Đổi mới của Đảng, khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế đã làm thức dậy mọi tiềm năng, kích thích sự tăng trưởng kinh tế. ở các thành phố lớn, trong đó có KTT, 16 các thành tựu kinh tế nổi bật hản lên, làm thay đổi diện mạo đô thị đến mức kinh ngạc đối với sự chứng kiến của nhiều người nước ngoài. Đà lăng trưởng kinh tế ở các Thành phố lớn và KTT cao gấp rưỡi, gấp đôi cả nước. Đồng thời sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ ra. Ớ những thành phố lớn, trong đó có KTT, sự khác biệt giữa các nhóm xã hội ngày càng bộc lộ nhiều hơn từ sự khác biệt về mức sông, lối sống. Từ đây vấn đề về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đựơc đặt ra ngày một bức thiết hơn trên bước đường tiến tới nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Sự tăng trưởng kinh tế và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở các đô thị lớn (dĩ nhiên cả KTT) đã thúc đẩy một qúa trình biến đổi CƯ cấu xã hội dưới tên gọi quá trình thị dân hóa. Đó là quá trình thu hút ngày càng đông đảo cư dân đô thị phụ thuộc ngày càng nhiều vào thị trường cả về việc làm, thu nhập, lối sống và tâm lý con người. Ở KTT, đầu mối phân phối bán buôn, bán lẻ lớn nhất phía Bắc đất nước, họat động thương trường sôi động nhất thì quá trình thị dân hóa càng sâu sắc. Ở đây quá trình thị dân hóa còn kèm theo 1 hiện tượng xã hội đặc thù - hiện tượng đa vị thế nghề nghiệp. Mỗi vị thế là một vị trí trong xã hội. Nó quyết định “chỗ đứng” của cá nhân trong xã hội và mối quan hệ của cá nhân đó với những người khác. Vị thế nghề nghiệp là quan trọng nhất, trở thành vị thế chủ đạo, vị trí quan trọng nhất trong việc xác minh đặc điểm xã hội của một cá nhân. Các nhóm xã hội, giai tầng xã hội là tập họp của những người có vị thế tương đương trong xã hội còn có sự bất bình đẳng. Hiện tượng đa vị thế nghề nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ tính phổ biến của tình trạng một cá nhân có nhiều vị thế nghề nghiệp khác nhau và vì thế cùng một lúc có thể tham gia vào nhiều giai tầng XH. Sư tham gia đa dạng như vậy có thể dẫn tới sự thay đổi lối sống, hành vi, tâm lý con người trong qúa trình họat động của mình. Hiên tượng này chỉ là phổ biến khi mà thu nhập từ nghề nghiệp chính không đảm bảo cho nhu cầu của cá nhân và gia đình họ. Nghịch lý thường xảy ra là vị thế nghề nghiệp chính với giá trị xã hội cao hơn lại có thu nhâp thấp hơn (thậm chí nhiều lần) so với vị thế nghề nghiệp thứ 2, thứ 3 tương ứng với giá trị xã hội thấp. Đó không phải là điều đáng mong muốn cho một xã hội phát triển ổn định. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ dần dần xóa đi hiện tượng này. * * * 17 Những quan điểm lý luận trên đây là chỗ dựa, cho phép phân tích những đặc trưng của sự biến đổi kinh tế và xã hội ở KTT trong thời kỳ Đổi mới. Có thể phản ánh sự biến đổi đó dưới một góc độ khác, đó là phân tích sự thay đổi tâm lý con người trong qúa trình Đổi mới. Đồng thời có thể giải thích những nguyên nhân bên trong của sự biến đổi kinh tế - xã hội thông qua sự phân lích tâm lý. Cơ sờ lý luận của sự phân tích tâm lý trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu là: Tính quy định của xã hội đối với tâm lý và Sự thống nhất giữa họat động và tâm lý. 1.5. Tính quy đinh của xã hối đổi với tâm lý và sư thống nhất giữa hoat đống và tâm lý. * Sư thống nhất giữa hoat đông và tâm lý. Hoạt động của con người, dù ở lĩnh vực nào, dù lớn hay nhỏ đều liên quan chặt chẽ tới toàn bộ tâm lý của chủ thể. Mỗi hoạt động bao gồm hàng loại hành động khác nhau nhưng đều phải hướng tới một mục đích thống nhất được xác định trong ý thức, dù trước khi họat động bắt đầu. Nó được tiến hành do sự thúc đẩy của những động cơ nhất định được hình thành từ những nhu cầu đã trở thành bức xúc, chín muồi, cần được thỏa mãn. Quá trình họat động diễn ra cũng là quá trình mà với những phương thức, phương tiện thích hợp chủ thể huy động ở mức độ cần thiết năng lực và ý chỉ của bản thân để hiện thực hóa mục đích đề ra. Quan điểm về sự thống nhất giữa hoạt động và tâm lý ở trên nêu bật được vai trò quyết định của nhân tố con người trong mọi họat động của xã hội. Nó đã trở thành một quan điểm mang ý nghĩa phương pháp luận của mọi nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Kinh tế liên quan đến tất cả mọi người, nhưng kinh tế với tư cách là một họat động chuyên biệt của xã hội thì toàn bộ tâm lý liên quan tới nó từ động cơ đến mục đích, từ năng lực đến ý chí, tính cách, lại có những đặc điểm riêng so sới những họat động khác mà những chủ thể hoạt động không thể không có ở mức độ này hay mức độ khác. Bởi vậy, nghiên cứu họat động kinh tế của một cá nhân cũng như một nhóm xã hội, một cộng đồng nào đó không thể không xem xét đến sự biến đổi và sự phát triển của những hiện tượng tâm lý kể trên như những nguyên nhân bên trong. Trong khuôn khổ của vấn đề nghiên cứu, chúng-tôi đề cập Lới-nhu cầu, động cơ và định hướng giá trị về sản xuất, kinh! dọanh như là những nguyên * ' 11» T ••• ị 0 í * I 0-^1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan