Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Sốt xuất huyết...

Tài liệu Sốt xuất huyết

.DOCX
22
353
144

Mô tả:

Mô tả tình hình sốt xuất huyện tại quận Hà Đông năm 2017, Phân tích nguyên nhân và tìm hiểu một số yếu tố liên quan
THỰC TRẠNG SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI Hà Nội năm 2017 1|Page MỤC LỤC CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1. Mục tiêu...................................................................................................................... 1.1. Mô tả thực trạng dịch SXH tại quận Hà Đông............................................................ 1.2. Phân tích nguyên nhân................................................................................................. 1.3. Giải pháp khắc phục..................................................................................................... 2. Phương pháp tìm kiếm thông tin.............................................................................. 3. Khái quát về bệnh sốt xuất huyết............................................................................. 4. Khái quát tình hình sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam......................... 4.1. Tình hình dịch SXH trên thế giới................................................................................ 4.2. Tình hình dịch SXH tại Việt Nam năm 2017.............................................................. 4.3. Tình hình dịch SXH tại quận Hà Đông năm 2017...................................................... CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN............................................................. 1.1. Tại sao dịch năm 2017 lại đến sớm hơn mọi năm?..................................................... 1.2. Tại sao dịch năm 2017 lại bùng phát lớn ở Hà Nội?................................................... 1.3. Tại sao có sự khác biệt về tình hình SXH giữa các vùng trên địa bàn quận Hà Đông? ……………………………………………………………………………....... CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.................................................................... KẾT LUẬN ............................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 2|Page CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đây là căn bệnh do muỗi lan truyền có tốc độ phát triển nhanh nhất, mỗi năm có hơn 400 triệu người trên thế giới mắc sốt xuất huyết và khoảng 22.000 người tử vong. Số lượng các ca mắc đã tăng 30 lần trong 50 năm qua. Việt Nam là một nước có số ca mắc sốt xuất huyết cao trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, năm 2017 Việt Nam có số ca mắc sốt xuất cao đột biến so với 10 năm trở lại đây. Tính đến tháng 10 năm 2017, toàn quốc đã có 156.716 ca mắc và 30 ca tử vong, cao gấp 1,5 lần tổng số ca mắc cả năm 2016 (110.876 ca mắc), riêng Hà Nội đã có 35.025 trường hợp mắc và 7 ca tử vong, trong đó quận Hà Đông có 2591 ca mắc và 1 ca tử vong (đứng thứ 5 toàn thành phố). Hà Đông là một quận có mật độ dân cư đông (5.520 người/km²), đang trong quá trình đô thị hóa, triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới tại hầu hết các phường trên địa bàn quận, có nhiều dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi). Vì vậy, Hà Đông là một khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết và sự phân bố của dịch trên địa bàn quận cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Để phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng năm 2017, chúng tôi chọn phân tích tình hình sốt xuất huyết tại quận Hà Đông. 1. Mục tiêu: 1.1. Mô tả thực trạng dịch SXH tại quận Hà Đông 1.2. Phân tích nguyên nhân 1.3. Giải pháp khắc phục 2. Phương pháp tìm kiếm thông tin: 2.1. Trang web trong nước:  Văn phòng đại diện WHO Việt Nam: http://www.wpro.who.int/vietnam/vi/  Bộ y tế: http://moh.gov.vn  Cục y tế dự phòng: http://vncdc.gov.vn  Sở y tế Hà Nội: http://soyte.hanoi.gov.vn  Viện vệ sinh dịch tễ trung ương: http://nihe.vumon.vn  Viện sốt rét – kí sinh trùng – côn trùng trung ương: http://nimpe.vn  Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường: http://nioeh.org.vn  UBND quận Hà Đông: http://hadong.hanoi.gov.vn  Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội: http://sonnptnt.hanoi.gov.vn 3|Page  Viện khoa học thủy văn và biến đổi khí hậu: http://www.imh.ac.vn  Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam: http://www.eliminatedengue.com  Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh: http://www.pasteurhcm.gov.vn 2.2. Trang web nước ngoài:  Tổ chức y tế thế giới (WHO): http://www.who.int/en/  Văn phòng Tổ chức y tế thế giới khu vực Thái Bình Dương: http://www.wpro.who.int/en/  Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh thế giới (CDC - Centers for Disease Control and Prevention): https://www.cdc.gov/ 2.3. Tạp chí y học dự phòng: http://www.tapchiyhocduphong.vn 3. Khái quát về bệnh sốt xuất huyết: 3.1. Khái niệm: Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. 3.2. Lịch sử:  1764: Bệnh Dengue được Spaniards mô tả lần đầu tiên vào năm 1764.  1778-1780: Những vụ dịch đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới bao gồm châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ, chủ yếu ở những khu vực đô thị và bán đô thị. Trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Đông Nam Á tại Philippines và sau đó lan rộng ra toàn khu vực, trong đó có Việt Nam.  Đến nay, bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành tại hơn 128 quốc gia trên thế giới. 3.3. Mầm bệnh và nguồn bệnh: Mầm bệnh: Vi rút Dengue trong cơ thể muỗi Aedes aegypti Có 4 tuýp virus gây bệnh ( D1, D2, D3, D4) và một người khi đã mắc bệnh bởi 1 tuýp thì miễn nhiễm suốt đời với tup này nhưng với ba tuýp còn lại là không. Vì vậy, trong đời một con người có thể 4 lần bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Nguồn bệnh:  Những người mắc bệnh thể nhẹ ít được quản lý nên là nguồn bệnh quan trọng.  Những nghiên cứu ở Malaixia đã chứng minh được loài khỉ hoang dã là nguồn chứa mầm bệnh, nhưng chưa có bằng chứng bệnh lây từ khỉ sang người. 3.4. Vector truyền bệnh:  Bệnh lây theo đường máu qua muỗi Aedes 4|Page  Muỗi chủ yếu : A. aegypti ở thành thị Aedes aegypti là muỗi vằn, có nhiều ở thành phố, thị xã, sống trong nhà và ngoài trời, sinh sản thuận lợi ở những dụng cụ chứa muỗi nhân tạo gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng muỗi phát triển là trên 26 0C (11- 18 ngày) ở nhiệt độ 32- 33 0 C chỉ cần 4-7 ngày. Muỗi Aedes aegypti ưa đốt người, đốt dai, đốt nhiều lần đến no máu thì thôi, đốt người chủ yếu vào buổi chiều muộn. Sau khi đốt no máu, muỗi đậu ở nơi tối, độ cao từ 2m trở xuống, bay xa được 400m. 3.5. Triệu chứng  Lâm sàng: Dấu hiệu lâm sàng không rõ, thường lẫn với các loại sốt thông thường, nên rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu  Sốt cao đột ngột 39-400C  Triệu chứng kèm theo: mệt mỏi, vật vã,đau bụng, chán ăn, đau người, đau cơ...  2-3 ngày sau sung huyết hoặc có phát ban: chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa  Cận lâm sàng: Chẩn đoán xác định bằng cách phân lập vi rút, phát hiện ARN, kháng nguyên NS1 trong máu khi đang sốt trong vòng 5 ngày đầu, hoặc phát hiện IgM đặc hiệu trong huyết thanh bằng xét nghiệm MAC-ELISA từ sau ngày thứ 5. 3.6. Biến chứng: Điều đáng lo ngại từ sốt xuất huyết là những biến chứng như  Suy gan, suy thận  Chảy máu võng mạc  Chảy máu nội tạng  Xuất huyết não Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong 4. Khái quát tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam 4.1. Tình hình SXH tại Việt Nam từ năm 2012 đến 10/2017: 200000 150000 100000 86017 66140 31848 50000 156716 94743 110876 0 2012 2013 2014 2015 2016 10/2017 Sốố ca mắố c sốốt xuấố t huyếốt từ nắm 2012 đếốn 10/2017 100 80 60 40 20 0 80 42 58 20 36 30 Sốố ca tử vong do sốốt xuấố t huy nắm ếốt 2012 đếốn 10/2017 5|Page Nhận xét: Tổng số ca mắc tính đến 10/2017 (156.716 ca) cao gấp 1,5 lần tổng số ca mắc năm 2016 (110.876) và cao nhất từ năm 2012 đến nay. Số ca tử vong ở mức trung bình (30 ca). Biểu đồ tình hình sốt xuất huyết theo tuần tại Việt Nam năm 2016-2017 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 3569 508 3 2794 2309 592 648 288304295 82 147 187 1377 1151 898 2912 2800 2325 1956 1604 1228 1068021 1 862 575 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 Tuầần Biểu đồ tình hình sốt xuất huyết theo tuần tại Việt Nam năm 2017        Dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm hơn mọi năm (bắt đầu tăng từ tuần 19 – tháng 5), và liên tục tăng mạnh trong những tháng sau đó. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh nhất từ tuần 28 – tuần 32 (tháng 7 và tháng 8). Đỉnh dịch rơi vào tuần 32 của tháng 8 với 3569 ca mắc. Từ tuần 33, dịch có xu hướng giảm. Tuần 42 (16-22/10): Số ca mắc: 862 Giảm 159 ca so với tuần 41 Giảm 2.707 ca (tức giảm 75,8%) so với tuần cao điểm (T32 – 3569). Giảm so với cùng kì năm 2016 Không ghi nhận thêm ca tử vong Số ca tử vong giảm 2 so với cùng kỳ năm 2016 6|Page 9 tháng đầu năm 2015, các trường hợp mắc sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở miền Nam và duyên hải miền Trung. Hà Nội chỉ ghi nhận 2.303 trường hợp. 10 tỉnh/thành phố có số mắc cao nhất mắc/100.00dân cao nhất Hà Nội đứng đầu 4.2. Tình hình SXH tại Hà Nội: 7|Page 10 tỉnh/thành phố có tỷ lê ê Hà Nội đứng thứ 3 PHÂN BỐ SỐ MẮC SỐT XUẤT ĐẾN HẾT 26/10/2017 THEO ĐỊA DƯ HUYẾT PHÂN BỐ SỐ TỶ LÊÔ MẮC/100.000 ĐẾN HẾT 26/10/2017 THEO ĐỊA DƯ DÂN TẠI HÀ NÔÔI TẠI HÀ NÔÔI  Tình hình sốt xuất huyết tại quận Hà Đông tính đến hết ngày 22/10/2017 8|Page Tuần 41 TT Tuần 42 Phường mắc mới trong tuần 9|Page Số ổ Số ổ dịch dịch đang cộng hoạt dồn động cộng dồn mắc mới trong tuần cộng dồn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tổng Biên Giang Đồng Mai Dương Nội Hà Cầu Kiến Hưng La Khê Mộ Lao Nguyễn Trãi Phú La Phú Lãm Phú Lương Phúc La Quang Trung Vạn Phúc Văn Quán Yên Nghĩa Yết Kiêu 10 | P a g e 4 5 6 10 15 9 5 7 1 2 6 6 4 7 5 1 93 22 73 89 109 243 259 207 61 226 104 373 141 142 104 166 136 31 2486 1 1 13 4 8 5 2 7 4 4 4 6 2 61 23 73 89 110 256 263 215 61 231 106 380 145 142 108 170 142 33 2547 5 10 17 14 37 37 33 7 25 16 70 22 18 15 33 26 6 391 1 2 3 1 2 1 10 400 350 300 250 200 150 100 50 23 0 380 256 263 73 231 215 89 110 145 142 106 61 108 170 142 33 Sốố ca mắố c sốốt xuấố t huyếốt trến địa bàn qu ận Hà Đống c ộng dốồn từ đấồ u nắm đếốn ngày 22/10/2017 Tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hà Đông tính đến ngày 22/10/2017 80 70 70 60 50 37 37 40 33 33 30 25 20 10 10 5 0 17 0 0 16 14 7 2 1 0 22 0 0 Sốố ổ dịch c ộng dốồn 3 0 0 0 1 0 26 18 15 0 2 1 6 0 Sốố ổ dịch đang hoạt động Tình hình ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hà Đông tính đến ngày 22/10/2017 Chú thích:  Ổ dịch SXH: một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư) được xác định là ổ dịch SXH khi có 2 trường hợp sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 14 ngày (được xác định (+) phòng xét nghiệm). Đồng thờiphát hiện có bọ gậy/loăng quăng hoặc muỗi truyền bệnh (Aedes aegypti hoặc Aedes albopictus).  Ổ dịch SXH được coi là đã dập tắt khi không có ca bệnh SXH mới trong vòng 14 ngày kể từ ca mắc bệnh cuối cùng. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN 11 | P a g e Có 3 câu hỏi đặt ra là: 1. Tại sao dịch năm 2017 lại đến sớm hơn mọi năm? 2. Tại sao dịch năm 2017 lại bùng phát lớn ở Hà Nội? 3. Tại sao có sự khác biệt về tình hình SXH giữa các vùng trên địa bàn quận Hà Đông? 1. Yếu tố môi trường: Yếu tố môi trường đóng vai trò quyết định đến sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết. “Không có nước đọng, không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”. Khác với muỗi gây sốt rét và viêm não Nhật Bản, muỗi Aedes sống gắn liền với cuộc sống của con người. Nơi nào có con người, nơi đó có sốt xuất huyết. Đặc điểm của muỗi vằn Aedes là sinh sản ở những nơi có nước sạch. Càng nhiều vật dụng chứa nước thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản. Vì vậy, những nơi dễ ứ đọng nước đều là những nơi có nguy cơ chứa ổ bọ gậy gây sốt xuất huyết.  Các dụng cụ trong nhà: • Các dụng cụ dự trữ nước (chậu hứng nước mưa, thùng chứa nước trong các nhà vệ sinh, bể nước mưa, giếng nước,...) • Những chỗ dễ đọng nước/hay có nước rò rỉ như các bể xây, ống nước, các van đường ống nước • Lọ hoa/chậu hoa  Các dụng cụ bên ngoài nhà: • Chất thải rắn: vỏ đồ hộp, chai lọ, lốp xe hỏng Sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà tháng 6/2017 gây mất nước diện rộng, các gia đình phải dự trữ nước sinh hoạt. Điều này cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh tại Hà Nội năm nay. : Có thể tác động 12 | P a g e Tỷ lệ mắc SXH tại quận Hà Đông cao Biến đổi khí hậu Mưa sớm, nhiều, kéo dài Nước đọng nhiều Tăng môi trường thuận lợi cho muỗi sinh đẻ (1) Nhiệt độ trung bình tăng Thời gian phát triển trứng thành muỗi rút ngắn (2) Kéo dài thời gian sống của muỗi (3) Kinh tế-văn hóa-xã hội Mật độ dân số cao: 5.520 người/km2 Tốc độ lây lan nhanh Công tác phòng dịch Tốc độ đô thị hóa nhanh, không được kiểm soát Nhiều khu công nghiệp, dự án đường sắt mới đang được xây dựng Tăng nguy cơ ứ đọng nước Tăng môi trường thuận lợi cho muỗi sinh đẻ (1) (1)+(2)+(3)= Tăng mật độ muỗi 13 | P a g e Người dân Chưa có vắc xin Chưa có kiến thức Chưa quyết liệt và triệt để Chủ quan Hạn chế tài chính Thiếu nguồn nhân lực 2. Tình hình khí hậu vùng Đông Bắc Bắc Bộ (bao gồm Hà Nội) năm 2017  Từ đầu năm 2017 đến tháng 10/2017, khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu 4 cơn bão số 2, 6 ,7, 10 và 1 hoàn lưu áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng. Cụ thể: - Cơn bão số 2: Ảnh hưởng hoàn lưu từ ngày 16 đến 17/7. - Cơn bão số 4: Từ ngày 25 đến 26/7. - Cơn bão số 6: Từ ngày 23 đến25/8. - Cơn bão số 10: Từ ngày 15/9 đến 16/9. - Áp thấp nhiệt đới: Từ ngày 25 đến 26/9. Các hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới này điếu gây ra mưa vừa mưa to, đặc biệt có nơi mưa rất to, gây ngập úng nhiều nơi trong tỉnh.  Tình hình nắng nóng diện rộng: Xuất hiên 3 đợt nắng nóng trên diện rộng. - Đợt 1: Từ ngày 3 đến ngày 5/6 với nhiệt độ cao nhất ngày 41,40C. - Đợt 2: Từ ngày 29 đến ngày 30/7. - Đợt 3: từ ngày 8 đến ngày 9/8. Những đợt nóng này không kéo dài nhưng khá gay gắt.  Tình hình mưa lớn diện rộng: Ảnh hưởng 4 đợt mưa lớn diện rộng. - Đợt 1 Từ ngày 6 đến 7/6. - Đợt 2 Từ ngày 28 đến 30/6. - Đợt 3 Từ ngày 17 đến 20/7. - Đợt 4 Từ ngày 15 đến 19/8.  Diễn Biến nhiệt độ: Nền nhiệt độ mùa hè thu 2017 có nền nhiệt độ trung bình là 29,0 0C xấp xỉ trên TBNN và phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 0,5 – 1,3 0C. Riêng tháng 7/2017 nhiệt độ xấp xỉ TBNN, các tháng còn lại phổ biến ở mức cao hơn TBNN.  Diễn biến lượng mưa: Tổng lượng mưa các nơi phổ biến khoảng 1300mm cao hơn TBNN, riêng tháng 7 có lượng mưa cao gấp đôi TBNN (đạt 512,1mm). Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 5 (đạt 56,2mm), các tháng còn lại có lượng mưa khá đồng nhất đều ở mức xấp xỉ và cao hơn mức TBNN từ 30 – 60mm. 14 | P a g e Kết luận:  Mưa sớm, nhiều và kéo dài dẫn đến tình trạng ứ đọng nước ở các vật dụng dễ đọng nước như thùng phuy, lốp xe thải, đồ phế thải có kích thước lớn, xô, thùng, vỏ đồ hộp hay các hốc cây, hốc đá. Đây là nơi thích hợp cho muỗi sinh nở  Nền nhiệt tăng dẫn đến thời gian phát triển trứng thành muỗi rút ngắn và kéo dài thời gian sống của muỗi, từ đó dẫn tới làm tăng mật độ muỗi, tăng nguy cơ sốt xuất huyết. 2. Kinh tế - văn hóa – xã hội: Trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, trên địa bàn Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng đang ngày càng có nhiều công trình xây dựng mọc lên. Vấn đề vệ sinh môi trường tại đây còn rất kém, ẩm thấp, nhiều vật dụng chứa nước như thùng phuy, xô, chậu, bể nổi,...tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh đẻ. Điều này khiến các công trình xây dựng trở thành những ổ chứa lớn của bọ gậy và muỗi vằn gây sốt xuất huyết. Một điều đáng lo ngại nữa là, những công nhân tại các công trường xây dựng thường phải ăn ở ngay tại nơi làm việc. Nếu không có biện pháp vệ sinh môi trường và kiến thức tự phòng tránh muỗi đốt thì họ nguy cơ cao sẽ trở thành nạn nhân của sốt xuất huyết. 3. Công tác phòng dịch:  Tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết  Khi mới bắt đầu bùng phát dịch, chính quyền các cấp chưa thực sự vào cuộc quyết liệt đặc biệt là chính quyền địa phương một số nơi.  Việc phun thuốc muỗi diện rộng ở Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn. Phun ban đêm thì có thể muỗi đã vào nhà rồi, mà người dân đang ở trong nhà nên không thể phun trong nhà. Ban ngày thì đường rất đông nên rất khó phun. Không những vậy, đã có những cách thức thực hiện chưa đúng trong việc phun hóa chất diệt muỗi nên công tác phòng chống dịch của ngành y tế chưa hiệu quả, chưa nói đến việc đã có muỗi truyền bệnh kháng lại hóa chất đang sử dụng.  Giám sát ổ dịch cũ chưa chặt chẽ (quản lý bọ gậy, muỗi vằn và bệnh nhân nghi ngờ sốt xuất huyết)  Xử lý ổ dịch mới nhiều khi chưa đảm bảo được thời gian và phạm vi khoanh vùng do thiếu máy phun  Ban đầu chưa có hướng dẫn chi kinh phí cho công tác phòng dịch dẫn tới việc không huy động được nguồn lực tham gia.  Nguồn kinh phí ban đầu còn hạn hẹp không đủ để đáp ứng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 15 | P a g e  Từ tháng 8/2017, UBND thành phố có công văn hướng dẫn thành lập đội xung kích diệt bọ gậy và tổ giám sát.  Đội xung kích được huy động từ quần chúng nhân dân, nhiệm vụ là hàng tuần đến các hộ gia đình tuyên truyền, phát hiện và xử lý các ổ bọ gậy. Tại Hà Nội, các hộ gia đình thường là nhà cao tầng, ổ bọ gậy lại thường xuất hiện nhiều ở bể nước ngầm hay các lan can sân thượng. Đội xung kích lại thường là người lớn tuổi (do những người trẻ thường bận công việc nên không thể tham gia) nên hiệu quả công việc còn hạn chế  Tổ giám sát (cán bộ y tế hoặc lãnh đạo TDP) còn chưa phát huy tốt vai trò giám sát đội xung kích 4. Người dân Hiện nay, sau khi ngành y tế vào cuộc quyết liệt, tổ chức phun thuốc muỗi diện rộng nhưng tại nhiều gia đình có hiện tượng vừa phun thuốc diệt muỗi được vài hôm đã lại có muỗi bay trong nhà. Điều này là do hầu hết trong các gia đình đều có ổ bọ gậy. Việc phun thuốc chỉ góp phần diệt đàn muỗi gây bệnh, tuy nhiên để khống chế dịch sốt xuất huyết thì mỗi người dân cần chủ động vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng/bọ gậy và phải biết tự bảo vệ mình. Nhưng trên thực thế, nhiều người dân vẫn chưa có kiến thức đúng về phòng bệnh cũng như còn chủ quan trước tình hình dịch bệnh. 5. Tại sao có sự khác biệt về tình hình SXH giữa các vùng trên địa bàn quận Hà Đông? a) Vùng dịch lớn (>200 ca mắc): Phú Lương, La Khê, Kiến Hưng, Phú La, Mỗ Lao 16 | P a g e     b)               Nguyên nhân: Mật độ dân cư cao, địa bàn rộng Nhiều khu đất trống, bể nổi Là vùng đang đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng Vùng dịch nhỏ (<100 ca mắc): Biên Giang, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Đồng Mai, Dương Nội Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội: Dân cư thưa thớt, địa bàn hẹp Là vùng đô thị hóa chậm, ít công trình xây dựng Môi trường tự nhiên nhiều Mê zô (Mesocyclops có khả năng ăn bọ gậy) Yết Kiêu, Nguyễn Trãi: là 2 phường nằm ở trung tâm quận Hà Đông Do đã đô thị hóa nên rất ít công trình xây dựng Nhà kề nhà, không có khu đất trống Dân trí cao Vậy: Chúng ta có thể tập trung tác động vào những yếu tố sau: Giảm môi trường thuận lợi cho muỗi sinh đẻ Giảm mật độ muỗi Nghiên cứu và sản xuất vắc xin Huy động nguồn tài chính Tăng cường nhân lực và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực phòng dịch Nâng cao kiến thức và ý thức người dân CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 17 | P a g e 1. Cơ chế truyền bệnh: Muỗi vằn Aedes đốt người mang vi rút Dengue-> Ví rút Dengue phát triển trong cơ thể muỗi 3-10 ngày -> Muỗi vằn Aedes mang vi rút đốt người lành, truyền vi rút Dengue vào cơ thể người đó. Sau đó một con muỗi vằn khác lại đốt người mang vi rút và truyền vi rút cho một người khác. Như vậy, để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết, cần cắt đứt đường truyền bệnh. Có 3 cách khống chế dịch: Kiểm soát véc tơ truyền bệnh (muỗi Aedes), kiểm soát người bệnh và kiểm soát người lành. 2. Giảm mật độ muỗi chứa vi rút Dengue - Kiểm soát véc tơ truyền bệnh (muỗi Aedes): Hiện tại, kiểm soát véc tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả . Kiểm soát các vector Aedes có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh Dengue. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: + Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. + Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. + Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. 18 | P a g e + Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. + Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông. Ngoài ra, tại Việt Nam, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hợp tác với Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hoà và Đại học Monash (Australia) nghiên cứu sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia để ức chế sự phát triển của vi rút Dengue, từ năm 2006-2011 trong khuôn khổ Dự án “Hướng tới Loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam”. Dự án được triển khai ở đảo Trí Nguyên, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.  Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn): có nguồn gốc từ châu Phi, mang vi rút Dengue gây sốt xuất huyết cho con người  Vi khuẩn Wolbachia: vi khuẩn tự nhiên, có trong tế bào của khoảng 60% loài côn trùng sống gần gũi xung quanh con người như ruồi giấm, châu chấu, bướm, chuồn chuồn,… và cả một số loài muỗi thường đốt người (nhưng muỗi vằn truyền bệnh SXH thì lại không có vi khuẩn này).  Phương pháp: Cấy VK Wolbachia vào muỗi vằn Aedes, ức chế sự phát triển của vi rút Dengue có trong muỗi vằn.  Nghiên cứu cho thấy: Vi khuẩn Wolbachia sống cộng sinh trong cơ thể muỗi vằn Aedes, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua trứng của muỗi cái mang vi khuẩn. Khi muỗi cái và muỗi đực đều mang vi khuẩn Wolbachia hoặc muỗi cái mang vi khuẩn Wolbachia kết cặp với muỗi đực tự nhiên đều cho ra muỗi con mang vi khuẩn Wolbachia. Nhưng khi muỗi đực mang vi khuẩn Wolbachia kết cặp với muỗi cái tự nhiên (không mang vi khuẩn) thì cho ra trứng ung (trứng không nở). Như vậy, bằng phương pháp thả muỗi mang Wolbachia vào quần thể muỗi tự nhiên vừa làm tăng số lượng quần thể muỗi mang Wolbachia nhưng lại không làm tăng thêm số lượng muỗi tự nhiên. Nghiên cứu cũng cho thấy muỗi Aedes mang vi khuẩn Wolbachia sinh sản tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe và môi trường.  Thử nghiệm đầu tiên tại Úc (từ 2011)  Indonesia, Brazil, Colombia và một số quốc dảo ở Thái Bình Dương cũng đang bắt đầu tham gia chương trình  Thử nghiệm tại Việt Nam trong 2 đợt 4-9/2013 và 5-11/2014. Kết quả cho thấy: Khi số ca mắc SXH ở Nha Trang và Khánh Hòa đều ở mức cao thì riêng đảo Trí Nguyên từ khi kết thúc thả muỗi mang Wolbachia năm 2014 đến nay chưa xảy ra bất cứ ổ dịch SXH tập trung nào 19 | P a g e  Dự kiến từ cuối năm 2017, Việt Nam sẽ triển khai bước tiếp theo là thí điểm thả muỗi mang Wolbachia trên một khu vực thực địa hẹp ở thành phố Nha Trang trên đất liền 3. Kiểm soát người lành và người bệnh: - Phòng chống muỗi đốt: + Mặc quần áo dài tay. + Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. + Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... + Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. + Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. - Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Việc nâng cao ý thức cộng đồng về nguy cơ của bệnh, các phương pháp phòng bệnh cũng như khả năng nhận biết bệnh và bệnh nặng có ý nghĩa rất quan trọng. Người dân cần tích cực tham gia vệ sinh môi trường, loại bỏ phế thải, diệt bọ gậy (loăng quăng). Chính quyền các cấp cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết. Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như nằm màn, mặc quần áo dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ vector truyền bệnh cao cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc sốt xuất huyết của cộng đồng. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên việc phòng tránh có khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex. Hiện nay tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng sốt xuất huyết. Công trình nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng chống SXH vẫn đang được nghiên cứu.  Tên gọi của vắc xin: Dengvaxia, vắc-xin này là kết quả hai thập kỷ nghiên cứu của Sanofi Pasteur.  4 quốc gia gồm Mexico, Brazil, El Salvador và Philippines đã cấp phép cho Dengvaxia.  Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến tháng 11/2017, công trình nghiên cứu vắc xin sốt xuất huyết mà đơn vị này phối hợp với Công ty Sanofi Pasteur của Pháp sẽ hoàn thành. 20 | P a g e
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng