Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh một số mẫu giống ngô nếp bản địa vùng tây bắc việt nam, trong vụ hè – th...

Tài liệu So sánh một số mẫu giống ngô nếp bản địa vùng tây bắc việt nam, trong vụ hè – thu, năm 2017 tại xã bó mười, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

.PDF
88
192
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUÀNG VĂN SƠN SO SÁNH MỘT SỐ MẪU GIỐNG NGÔ NẾP BẢN ĐỊA VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM, TRONG VỤ HÈ - THU, NĂM 2017 TẠI Xà BÓ MƢỜI, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC QUÀNG VĂN SƠN SO SÁNH MỘT SỐ MẪU GIỐNG NGÔ NẾP BẢN ĐỊA VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM, TRONG VỤ HÈ - THU, NĂM 2017 TẠI Xà BÓ MƢỜI, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Nông học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Khoa SƠN LA, NĂM 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bản báo cáo chuyên đề tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm, các thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầygiáo TS. Nguyễn Văn Khoa, Phó trưởng khoa Nông – Lâm, trường Đại Học Tây Bắc người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của tôi. Người đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho nhóm tôi những kiến thức bổ ích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành bản báo cáo này. Cháu xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các gia đình ông (bà): Quàng Văn Điện, Cầm Văn Niên, Lò Thị Dươi, Quàng Văn Hặc, Lò Văn Binh, Lừ Văn Hồi, Lừ Thị Sai đã cung cấp nguồn giống ngô nếp bản địa quý báu và tận tình giúp đỡ cho cháu thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó tôi còn nhận được sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân xã Bó Mười, huyện Thuận Châu, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trồng, chăm sóc, hướng dẫn kỹ thuật thực tế và thu thập số liệu thí nghiệm để hoàn thành chuyên đề này. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân trong gia đình trong thời gian vừa qua đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Quàng Văn Sơn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ 1 TPTD Thụ phấn tự do 2 KHKTNN Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp 3 THL Tổ hợp lai 4 GCT Giống cây trồng 5 ĐC Đối chứng 6 KNKH Khả năng kết hợp 7 RCB Randomized Complete Block 8 DTL Diện tích lá 9 CSDTL Chỉ số diện tích lá 10 CĐB/CC Chiều cao đóng bắp/ Chiềucao cây 11 NSLT Năng suất lý thuyết 12 NSTT Năng suất thực thu MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 2 1.3. Yêu cầu ...................................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 4 2.1. Một số đặc điểm về cây ngô nếp .................................................................. 4 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam ....... 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới ............................ 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp tại Việt Nam ........................... 7 2.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. ........................... 14 2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 14 2.3.2. Địa hình .................................................................................................. 14 2.3.3.Khí hậu, thủy văn. ................................................................................... 15 2.3.4. Kinh tế, xã hội ........................................................................................ 15 2.4. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 .............................................................................................. 16 PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....18 3.1.Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................18 3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................................. 19 3.3.Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 19 3.4.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 20 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................ 20 3.4.2. Quy trình tiến hành thí nghiệm ............................................................... 20 3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ....................................... 21 3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 27 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28 4.1. Đánh giá thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ............................. 28 4.2. Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển thân của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................ 31 4.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................................... 31 4.2.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................................... 34 4.3.Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển bộ lá của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................ 37 4.3.1. Số lá của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 .................................................................................... 37 4.3.2. Tổng số lá và chỉ số diện tích lá của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017............................................ 39 4.4. Đánh giá trạng thái cây và độ bao bắp của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................................... 42 4.5. Đánh giá mức độ bị hại bởi các điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017.. ............................................................................................................... 43 4.5.1. Nghiên cứu khả năng chống đổ rễ, đổ gãy thân và chịu hạn của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ..................43 4.5.2. Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ..............................................45 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017............................................ 48 4.7. Đánh giá khối lượng bắp, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017.. ............................................................................................................... 50 4.8. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nếm thử của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017....................... 53 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 56 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 58 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 .................................................................................... 17 Bảng 4.1: Kết quả thời gian sinh trưởng của mẫu giống ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017............................................ 29 Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao thân của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ............................. 33 Bảng 4.3: Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ............................. 36 Bảng 4.4: Số lá của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ........................................................................... 38 Bảng 4.5: Tổng số lá và chỉ số diện tích lá của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................................... 40 Bảng 4.6: Trạng thái cây và độ bao bắp của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................................... 42 Bảng 4.7: Khả năng chống đổ rễ, đổ gãy thân và chịu hạn của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ........ 44 Bảng 4.8: Khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chủ yếu của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ........ 46 Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................................... 49 Bảng 4.10: Khối lượng bắp, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, ....... 51 năm 2017 ......................................................................................................... 51 Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu chất lượng nếm thử của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ............................. 55 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 ................ 36 Hình 4.2: Biểu đồ Tổng số lá và chỉ số diện tích lá của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017....................... 41 Hình 4.3: Khối lượng bắp, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu giống Ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017..52 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù chỉ đứng thứ ba về diện tích (sau lúa nước và lúa mỳ), ngô đã có năng suất và sản lượng cao nhất trong các cây cốc. Lượng ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chiếm (66%), nguyên liệu cho ngành công nghiệp (5%) và xuất khẩu trên 10%. Với vai trò làm lương thực cho người (17% tổng sản lượng), ngô được sử dụng để nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu, trong đó các nước ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi ngô được dùng làm lương thực chính [16]. Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kalesh), có nội nhũ chứa gần 100% amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin số còn lại là amyloza. Hạt ngô nếp khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Ngoài nhu cầu sử dụng ăn tươi thì tinh bột ngô nếp còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Trong ngô nếp có hàm lượng tinh bột cao hơn so với các giống khác nên được sử dụng trong hỗn hợp làm bánh kẹo, hồ, và phục vụ cho một số ngành công nghiệp khác. Hạt ngô nếp rất dễ tiêu hóa, nó có chứa một số acid amin quan trọng như: Triptophan, Lysin, Leusin, Tyrosin… Do vậy, ngô nếp thích hợp cho việc chế biến thức ăn dinh dưỡng, bột ngũ cốc cho trẻ em và người lớn [7]. Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng các giống ngô thực phẩm, đặc biệt là giống ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) đang tăng lên rất nhanh. Ở nước ta, ngô nếp ước tính chiếm khoảng 12% diện tích ngô của cả nước. Chủ yếu vẫn là các giống thụ phấn tự do (TPTD), các giống ngô nếp lai được sản xuất chưa nhiều, sảnlượng ngô nếp lai cũng đang ở mức rất khiêm tốn [5]. Sơn La là một trong những vùng trồng ngô có diện tích lớn nhất Miền núi phía Bắc với diện tích đầu năm 2016 là 71.860 ha (tổng cục thống kê Sơn La tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2016). Đối với tỉnh Sơn La ngô là nguồn lương thực quan trọng cho đồng bào các dân tộc Mông, Thái ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới trong những mùa đói trong năm đặc biệt là ngô nếp. Ngoài ra cây ngô còn là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, là nguyên liệu cho sản 1 xuất các loại thực phẩm như bánh, kẹo, thức uống như rượi... cho nên việc sản xuất ngô ở Tỉnh chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Với địa hình chia cắt mạnh tạo thành các tiểu khí hậu đặc trưng cho mỗi vùng, đa dạng về thành phần dân tộc và tập quán canh tác ngô lâu đời… Sơn La là một trong những vùng đa dạng về giống ngô nếp bản địa với chất lượng dẻo thơm ngon đang được thị trường tiêu dung ưa chuộng trong chế biến và làm thực phẩm [19]. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của các loại giồng ngô nếp lai đã đang làm mất dần các loại giống bản địa này, chính vì vậy việc nghiên cứu, bảo tồn nguồn giống ngô nếp bản địa đang là vấn đề cấp thiết phải thực hiện. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:”So sánh một số mẫu giống ngô nếp bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, trong vụ Hè – Thu, năm 2017 tại xã Bó Mười, Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”. 1.2. Mục tiêu Nhằm đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống ngô nếp bản địa thu thập được tại Tỉnh Sơn La. Chọn được một giống ngô nếp bản địa tốt nhất trong các giống khảo nghiệm phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của xã Bó Mười. Bước đầu đánh giá một số đặc điểm nguồn gen ngô nếp bản địa phục vụ cho công tác chọn tạo giống. 1.3. Yêu cầu Thu thập được một số giống ngô nếp bản địa ở một số huyện tại tỉnh Sơn La. Bố trí sắp xếp các công thức thí nghiệm, xác định được các chỉ tiêu theo dõi Theo dõi thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của công thức thí nghiệm một cách chính xác. Xử lý số liệu và viết báo cáo khoa học. 2 1.4. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô nếp địa phương phục vụ công tác nghiên cứu và học tập cho sinh viên ngành Nông học... 1.5. Ý nghĩa thực tiễn Xác định tuyển chon được một số giống ngô nếp bản địa có năng suất cao chất lương tốt. Xác định được giống ngô nếp bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của xã Bó Mười. Góp phần bảo tồn một số giống ngô nếp chất lượng của tỉnh Sơn La. 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Một số đặc điểm về cây ngô nếp Ngô nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kulesh) là một trong những loài phụ chính của loài Zea mays L. Hạt ngô nếp nhìn bề ngoài tương tự như hạt ngô đá, nhưng bề mặt bóng hơn. Lớp ngoài cùng của mặt cắt nội nhũ không có lớp sừng như ở ngô tẻ, có tính chất quang học giống như lớp sáp. Do vậy, ngô nếp còn có tên gọi khác là ngô sáp [17]. Ngô nếp là dạng ngô tẻ do biến đổi tinh bột mà thành. Tinh bột của ngô nếp chứa gần như 100% amylopectintrong khi ngô thường chỉ chứa 75% amylopectin và 25% amyloza. Amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc phân tử gluco phân nhánh dựa trên liên kết α. 1-4 và α. 1-6, ngược lại amyloza có cấu trúc phân tử gluco không phân nhánh trọng lượng phân tử của chúng từ 1 đến 3 triệu. Khi cho tinh bột ngô nếp vào dung dịch KL thì nó chuyển thành màu cà phê đỏ, trong khi tinh bột của ngô thường chuyển thành màu xanh tím. Đặc tính của ngô nếp được quy định bởi đơn gen lặn đó là gen wx. Gen wx là gen lấn át gen khác để tạo thành tinh bột dạng nhỏ [27]. Theo Fergason, 1994 thì gen wx nằm ở locus 5S- 56 có biểu hiện của gen opaque, do vậy hạt ngô nếp cũng giàu lyzin, triptophan và protein [24]. Có giả thuyết cho rằng, ngô nếp có nguồn góc từ Đông Nam Á mà Trung Quốc, Miến Điện, Philipin là quê hương đầu tiên của nó. Nhưng sau đó người ta thấy rằng đó là kết quả của một đọt biến thông thường của các giống ngô rang ngựa biểu hiện gen Wx và gắn với điều kiện trồng trọt không bình thường đột biến thành gen lặn wx, chúng có thể xuất hiện ở các vùng khác nhau của trái đất [6]. Theo James L. Brewbaker: quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo ra những đột biến như Sugaryl (với phytoglycogen) ở dãy núi Andes và đông bắc nước Mỹ, đọt biến 2 là waxyl (tinh bột của hạt cỏ cấu tạo bởi amylopectin) ở châu Á với các giống được chọn lọc có vỏ mềm [25]. Những giống ngô nếp lai và giống ngô nếp thường, với đặc điểm dẻo, thơm ngon rất thông dụng ở châu  như: Hàn Quốc, Philipin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác [17]. 4 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới Theo Tomob, để chọn giống ngô nếp người ta dung vật liệu ban đầu từ các giống ngô nếp địa phương của Trung Quốc, ngô nếp Cracnoda hoặc nguồn ngô nếp đọt biến tự nhiên hoặc đột biến nhân tạo như là donor. Từ nguồn vật liệu chọn lọc ban đầu, thông qua tự phối và chọn lọc cá thể dựa vào nội nhũ nếp và các đặc tính nông học học khác để tạo dòng nếp thuần. Còn tạo các đồng đẳng ngô nếp từ các nguồn ngô thường thì người ta cho lai ngô nếp và ngô thường với nhausau đó tiến hành lai lại và kiểm tra bằng phân tích hạt phấn qua phản ứng với dung dịch KL. Bằng các này người ta đã tạo ra khá nhiều dòng và ngô nếp lai mới, chúng được trồng cách ly với các loại ngô khác [17]. Ngô nếp được trồng nhiều nhất ở Mỹ, nhưng phần lớn diện tích được trồng ở miền trung Illino is và Indian, phía bắc của Iowa, phía nam của Minnesota và Nebraka [17]. Diện tích ngô nếp của Mỹ hàng năm đạt khoảng 290.000 ha. Hầu hết diện tích này được trồng là ngô nếp vàng, nhưng gần đây có một số diện tích nhỏ được trồng ngô nếp trắng. Theo Alexander và Creech, mặc dù đã trải qua một thời gian khá dài nhưng vẫn gặp rất nhiều vấn đề trong việc tạo các dòng ngô nếp thương mại [17]. Ở bang Ohio việc chọn lọc giống lai của những dạng ngô đặc biệt phức tạp vì thiếu những dạng ngô làm đối chứng. Cả 2 dạng giống lai có hàm lượng lizin cao và ngô nếp đã được dưa ra những năm qua nhưng không có số liệu về amyloza và dầu cao. Tiềm năng năng suất hạt của những giống ngô nếp lai đặc biệt này nhìn chung là thấp hơn so với ngô tẻ. Những giống nếp lai mới được báo cáo là có khả năng cạnh tranh hơn so với giống răng ngựa về năng suất. Theo Thompson, năng suất của ngô có hàm lượng amyloza cao biến động tùy thuộc vào đất trồng, nhưng trung bình cũng đạt từ 65-75% so với ngô tẻ thường [17]. Ngô nếp có thể cho năng suất thấp hơn ở điều kiện bất thuận. Theo thông báo của trường Đại học Illiois, gần đây đã có môt số giống ngô nếp lai điển hình cho năng suất cao những giống ngô thông thường [23]. 5 Theo thông tin từ hội nghị ngô châu Á lần thứ 9 tại Bắc Kinh (tháng 9/ 2005), trung quốc đã tạo ra nhiều giống ngô nếp lai cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ví dụ: giống nếp lai đơn màu trắng JYF 101, cho năng suất trung bình 150 tạ bắp tươi/ ha; giống ngô nếp lai đơn màu tím Jingenou 218, năng suất khoảng 120 tạ bắp tươi/ha; giống ngô nếp trắng Jingenou năng suất trung bình trên 130 tạ bắp tươi/ha; giống ngô nếp lai đơn tím trắng Jingtianzihuanuo và giống ngô nếp trắng lai đơn Yahejin 2006, cho năng suất tới 200 tạ bắp tươi/ ha [22] Theo Kyung – Joo Park, ở Hàn Quốc có một số tỉnh người ta trồng ngô nếp bán bắp tươi thu được 7925 USD/ha, sau đó trồng bắp cải, tổng thu nhập đến trên 16.228 USD/ha. Nếu thu hoạch vào cuối tháng 6, bán được 0,39 USD/ bắp. Còn vào giữa tháng 7 đến 0,47 USD/ bắp, còn những bắp chất lượng thấp người ta bán cho khách du lịch một túi 3 bắp với 1,18 USD/ túi. Cũng theo Kyung – Joo Park tại tỉnh Chombuk có hợp tác xã đã xây dựng một kho lạnh bảo quản được 1,5 triệu bắp ngô tươi 1 năm [26]. Một số thực nghiệm ở Mỹ chỉ ra rằng, sử dụng ngô nếp trong chăn nuôi bò sữa thì sản lượng sữa và chất béo tăng lên gấp 2 lần. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trên là do trong ngô nếp có chứa axit amin không thay thế như lxin và tryptophan cao khi dùng ngô nếp trong chăn nuôi làm tăng lượng sữa tiết ra. Đối với cừu vỗ béo tăng gấp 20% trọng lượng trung bình ngày [17]. Ngô nếp được dùng vào mục đích khác nhau như ăn tươi, đóng hộp, chế biến tinh bột… Ở Mỹ và các nước đang phát triển phần lớn sản lượng ngô nếp được sử dụng để chế biến tinh bột. Người ta chế biến tinh bột bằng cách xay ướt để dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, sữa ngô, kẹo dán, chất hồ dính, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, chế siro… Phạm vi sửu dụng tinh bột ngô nếp ngày một phát triển nhờ những tính chất đặc biệt của nó [25]. Tại Mỹ ngô nếp ưu thế lai được trồng khoảng 700.000 mẫu Anh (1 mẫu = 0,4 ha) chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tinh bột dạng amylopectin thay thế cho sản phẩm này ở sắn, xuất khẩu, làm thuốc, chế biến nước hoa… [21]. 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô nếp tại Việt Nam  Các nghiên cứu về chọn giống Cũng như tình trạng chung của thế giới, các nghiên cứu về ngô ở Việt Nam cũng tập trung chủ yếu về ngô tẻ. Còn với ngô nếp hiện nay chỉ cố một số công trình được công bố, tuy nhiên các nghiên cứu về ngô nếp hiện nay đang dần được chú trọng và tập chung chủ yếu vào các nghiên cứu về giống lai. Theo các nghiên cứu phân loại ngô địa phương ở Việt Nam từ những năm 1960 cho thấy, ngô ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào 2 loại phụ chính là đá rắn và nếp. Ngô nếp được phân bố rộng khắp các vùng miền cả nước, với nhiều dạng mày hạt khác nhau: trắng, vàng, tím, nâu, đỏ… [16]. Năm 1989, các tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu đã chọn tạo thành công giống nếp trắng tổng hợp, được công nhận thành giống quốc gia năm 1989. Từ vốn gen gồm một tổng hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nền) được bổ sung thêm 12 nguồn gen của các ngô nếp địa phương và chọn lọc bằng phương pháp bắp trên hàng cải tiến. Kết quả việc đưa thêm nguồn nguyên liệu mới vào nguồn nền nhằm làm tăng độ thích ứng nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen. Nền tổng hợp là giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ xuân 110 - 120 ngày, vụ hè 95 – 100 ngày, vụ đông 105 – 115 ngày, năng suất trung bình 25 – 30 tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng và trồng phổ biến ở miền Bắc [16]. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam dùng phương pháp chọn lọc chu kỳ từ tổ hợp lai giữa giống ngô nếp tổng hợp Glut – 22 và Glut – 41 nhập nội từ philipin để tạo ra giống nếp trằng S-2. Đây là giống ngô nếp ngắn ngày, vụ xuân 90 – 95 ngày, vụ hè 80 – 90 ngày, vụ đông 95 – 100 ngày, năng suất trung bình 20 – 25 tạ/ha, được công nhận năm 1989 [16]. Các tác giả Nguyễn Hữu Đồng, phạm Đức Trực, Nguyễn Văn Cương và các cộng sự ở Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam và Ngô Hữu Tình cùng các cộng sự ở Viện Nghiên cứu ngô đã nghiên cứu gây tạo đột biến bằng tia gramma kết hợp xử lý Diethylusphat ở ngô nếp đã thu được một số dòng biến dị có các đặc tính nông học quý so với giống ban đầu [4]. 7 Năm 1997, các tác giả Nguyễn Thị Lâm và Trần Hồng Uy đã tiến hành phân loài phụ cho 72 giống ngô nếp địa phương. Trong số 72 mẫu giống các tác giả nghiên cứu thuộc 3 biến chứng: nếp trắng 48 mẫu, nếp vàng 8 mẫu, nếp tím 16 mẫu. Kết quả cho thấy, biến chứng nếp tím có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và số lá lớn hơn cả [6]. Từ các giống ngô nếp ngắn ngày, năng suất khá, chất lượng tốt, có nguồn gốc khác nhau: Nếp Tây Ninh, Nếp Quảng Nam – Đà Nẵng, Nếp Thanh Sơn – Phú Thọ và nếp S – 2 từ Philipin, Ngô Xuần Hào và cộng sự đã chọn tạo thành công giống ngô nếp trắng VN2 và được công nhận là giống quốc gia năm 1997. Đây là giống nếp trắng ngắn ngày có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 100 – 105 ngày, vụ hè 80 – 85 ngày. Năng suất bình quân 30 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt năng suất 40 tạ/ha. Ngô nếp VN2 cũng là giống có chất lượng dinh dưỡng cao. Qua phân tích 43 giống ngô, trong đó có 24 giống ngô nếp tại Viện công nghệ sau thu hoạch cho thây, VN2 có hàm lượng protein rất cao trên 10%, đặc biệt là hàm lượng Lizin đến 4,86%, chỉ đứng sau 2 giống opaque là sữa Di An và sữa Phát Ngân. VN2 là một trong những giống có khả năng thích ứng rộng được trồng nhiều vùng trong cả nước [17]. Theo điều tra của trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng trung ương trong 2 năm 2003 và 2004 diện tích trồng ngô nếp ở nước ta chiếm 10% tổng diện tích trồng ngô [9]. Năm 2004, Phạm Thị Rịnh và cộng sự ở Phòng nghiên cứu Ngô viện KHKTNN miền Nam đã tạo được giống ngô nếp dạng nú TPTD cải tiến từ N -1 từ 2 quần thể ngô nếp địa phương ở An Giang và Đồng Nai bằng phương pháp chọn lọc bắp trên hàng cải tiến, N -1 đã được công nhận giống quốc gia năm 2004. Đây là giống ngô nếp ngắn ngày ở phía Nam từ gieo đến thu bắp tươi là 60 – 65 ngày còn thu hạt khô là 83 – 85 ngày. N – 1 có tiềm năng năng suất khá cao 40 – 50 tạ hạt khô/ha. Cùng với giống N – 1, hiện nay các giống nếp dạng nủ đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam và cả các tỉnh phía Bắc [12]. Theo Phạm Quang Triều, năm 2008 ở Viện nghiên cứu ngô đã thu thập và lưu giữ được 148 mẫu ngô nếp địa phương trong đó có: 111 nguồn ngô nếp 8 trắng, 15 nguồn nếp vàng, và 22 nguồn nếp tím, nâu, đỏ. Cũng trong những năm gần đây, các nhà tạo giống Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng tạo giống nếp lai và đã tạo được một vài giống nếp lai không quy ước có triển vọng như giống lai MX2, MX4 của công ty cổ phầm giống cây trồng Miền Nam, Bạch Ngọc của công ty Lương Nông. Từ vài năm nay, một số giống ngô nếp lai quy ước từ nước ngoài cũng đã được trồng ở Việt Nam, chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Nguồn giống nếp lai này chủ yếu là từ Đài Loan, Thái Lan, thông qua một số công ty giống như Nông Hữu, Thần Nông, Lương Nông, Trang Nông, Long Hoàng Gia, An Điền… Có điều những giống từ các công ty này bán ra với giá rất cao. Chẳng hạn giống lai đơn của công ty Đông tây có giá bán là 140.000đ/kg, giống Wax – 44 của Syngenta Thái Lan là 160.000đ/kg [17]. Theo Nguyễn Thị Yến, 2007 khi so sánh một số tổ hợp ngô nếp lai N2 x N7, N2 x N10, N2 x N11, N2 x N12, N7 x N10, N7 x N11, N7 x N12, N10 x N11, N10 x N12, N11 x N12 của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ở vụ đông và các tổ hợp lai HN1 x HN6, HN6 x HN17, HN6 x HN8, của Viện nghiên cứu ngô; N7 x N11, N7 x N12, N12 x N11 của Đại học Nông nghiệp Hà Nội; MX2 của công ty GCT miền Nam tại Gia Lâm – Hà Nội. Kết quả cho thấy: tại vụ đông, thời gian sinh trưởng của các THL tham gia thí nghiệm thuộc nhóm chín sớm và chín trung bình là từ 103 – 107 ngày. Chiều cao đóng bắp của các THL N2 x N12, N7 x N10, N7 x N12, N10 x N11 rất hợp lý, một số THL có thế cây đẹp là N2 x N7, N2 x N11, N2 x N12, N7 x N11, N7 x N12. Năng suất các tổ hợp laidao động từ 26,0 tạ/ha – 42,2 tạ/ha. Có 3 THL có năng suất thực thu sai khác có ý nghĩa so với đối chứng VN2 ở độ tin cậy P = 95% là N2 x N7 (40,2 tạ/ha) và N7 x N12 (42,2 tạ/ha). Các giống có chất lượng tương đối tốt là: N2 x N7, N7 x N12, N10 x N11. Ở vụ xuân, thời gian sinh trưởng trung bình của các THL là 105 – 110 ngày, chiều cao cây dao trong khoảng 180,3 – 219,4 cm. Có 3 THL có năng suất thực thu sai khác có ý nghĩa so với đối chứng MX2 ở độ tin cậy P = 95% là: HN1 x HN6 (38,0 tạ/ha), HN6 x HN8 (48,8 tạ/ha) và N7 x N12 (44,0 tạ/ha). Đánh giá về chất lượng các THL HN6 x HN8, HN1 x HN6, N7 x N12, là các THL có chất lượng tương đối tốt [21]. 9 Theo Phạm Quang Triều, năm 2008 khi ông nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống ngô lai nếp ngắn ngày như: VN2, NL – 1, NL- 2, NL – 4, NL – 6, NL – 7, NL – 8, LSB4 của Viện nghiên cứu ngô và giống MX – 10 của Công ty GCT miền Nam, tại tỉnh Vĩnh Phúc, kết quả cho thấy: thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 95 – 103 ngày ở vụ xuân và 99 – 109 ngày ở vụ động, các giống đều có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy từ tốt đến khá, trong đó giống LN – 1 và giống NL – 2 có khả năng chống chịu tốt tương đương với đối chứng. Năng suất giống NL – 1 và NL – 2 đều cho năng suất cao hơn giống đối chứng VN2 từ 5,9 – 7,6 tạ/ha và cũng là 2 giống có chất lượng nổi trội so với các giống khác về độ dẻo hương, hương thơm, vị đậm, hàm lượn protein đạt từ 8,19 – 8, 87%, các giống còn lại có hàm lượng tương đương với đối chứng VN2 [17]. Theo Huỳnh Nhật Vũ, 2011, khi khảo sát sự sinh trưởng - phát triển, năng suất của 7 giống bắp nếp Nù ĐP (đối chứng), MX6, Nù58, TN177, MX10, PN100, SD268 trong vụ xuân năm 2011 tại huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định, tác giả nhận thấy, các giống bắp nếp thí nghiệm thuộc nhóm ngắn ngày (81 – 85 NSG), hai giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống SD268 (81 ngày) và MX10 (82 ngày). Các giống có sức sinh trưởng khá tốt, khả năng chống đổ ngã của các giống trong vụ xuân đều tốt. Năng suất thực thu bắp tươi có lá bi của các giống thí nghiệm biến động từ 9,7 – 13,0 tấn/ha. Năng suất thực thu bắp tươi không có lá bi của các giống thí nghiệm biến động từ 6,2 – 8,2 tấn/ha. Năng suất thực thu hạt khô của các giống thí nghiệm biến động từ 4,0 – 5,9 tấn/ha và sự khác biệt của các giống có ý nghĩa trong thống kê, trong đó giống MX10 có năng suất cao nhất 5,9 tấn/ha. Giống có phẩm chất hạt ngon nhất là giống MX10 kế đến là giống SD268, MX6. Giống Nù ĐP (ĐC) và giống PN-100 có phẩm chất kém nhất [20]. Theo Phạm Quang Tuân và các cộng sự, 2015, khi nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp một số tính trạng chất lượng của các dòng ngô nếp tự phối, đã kết luận: Sáu dòng ngô tự phối và 15 tổ hợp lai sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Xuân 2014 có các đặc điểm nông học phù hợp, thời gian sinh trưởng từ 98 10 104 ngày, thuộc nhóm ngô nếp chín sớm. Bốn dòng D1, D2, D5, D6 và ba tổ hợp lai THL2, THL9 và THL11 có chất lượng cảm quan tốt nhất, vỏ hạt mỏng, hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp. Sáu dòng có năng suất đạt mức khá, THL2 có năng suất bắp tươi đạt 125,2 tạ/ha (cao hơn đối chứng), bảy tổ hợp lai có năng suất bắp tươi tương đương đối chứng là THL1, THL2, THL4, THL8, THL9, THL14 và THL15. Bốn dòng có KNKH chung về năng suất bắp tươi là D1, D2, D5, D6, 5 dòng có khả năng kết hợp riêng là D1, D2, D3, D4 và D6. Kết quả phân tích khả năng kết hợp về các tính trạng chất lượng xác định 5 dòng có khả năng kết hợp về tính trạng vỏ hạt mỏng là D1, D2, D3, D5 và D6; 3 dòng có khả năng kết hợp chung về hàm lượng protein và đường là D1, D2 và D3; 2 dòng có KNKH chung về hàm lượng tinh bột là D4 và D5; 2 dòng có KNKH chung về hàm lượng xơ thô là D1 và D6, 2 dòng có KNKH chung về hàm lượng dầu là D1 và D4. Kết quả phân tích khả năng kết hợp về năng suất bắp tươi và các tính trạng chất lượng đã xác định các dòng ưu tú nhất là D1, D2, D5, D6, phù hợp sử dụng cho chương trình chọn giống ngô nếp lai chất lượng cao và 3 tổ hợp lai triển vọng là THL2, THL9 và THL11 [18]. Từ năm 2011 đến năm 2013, Phạm Văn Ngọc, Nguyễn Thị Bích Chi, La Đức Vực, khi tiến hành lai tạo, chọn lọc các tổ hợp lai đã chọn tạo được một số dòng ngô nếp triển vọng, có độ thuần cao, khả năng kết hợp cao và có một số đặc điểm nông học tốt, đa dạng về mặt di truyền, phân thành nhiều nhóm ưu thế lai, xác định được các dòng ngô nếp có khả năng kết hợp chung cao là: NN31; IL1; MX2 và MX3, Xác định được 6 tổ hợp lai cho năng suất bắp tươi đạt trên 12 tấn/ha, các tổ hợp lai có thời gian sinh trưởng 76- 79 ngày tương đương với đối chứng MX10 và Tím dẻo 926; Các tổ hợp lai này đều có hương vị thơm ngon và độ dẻo tương đương đối chứng MX10. Các tổ hợp lai đạt năng suất cao là VK4; VK6; VK 8; VK10; VK11 và VK14 [7].  Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác Theo Phạm Văn Ba, 2009, khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức độ phân bón đến sự sinh trưởng phát triển của một số giống ngô nếp: NL6 lai đơn của Viện nghiên cứu ngô và MX4 lai đơn quy ước của Công ty GCT miền Nam, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất