Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Sở hữu trí tuệ

.DOCX
8
54
99

Mô tả:

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ Tình huống 15: Anh A và chị B ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh có một đại lý chuyên thu mua cà phê hạt từ tỉnh Buôn Mê Thuột. Sau khi thu mua cà phê, anh chị thuê nhân công rang, xay, tẩm ướp thêm hương liệu và bán sản phẩm có dán nhãn cà phê Buôn Mê Thuột này ra thị trường. Trong một lần kiểm tra cơ quan quản lý thị trường tiến hành thu toàn bộ số cà phê thành phẩm của đại lý này và lập biên bản vi phạm với hành vi vi phạm chỉ dẫn địa lý. Lập luận của cơ quan quản lý thị trường trong trường hợp này là gì? Anh chị hãy giải thích tình huống trên? Page 0 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Lập luận của cơ quan quản lý thị trường Tại Việt Nam, trong lĩnh vực thực thi quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng Quản lý thị trường là một trong những chủ thể được giao nhiệm vụ thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Lực lượng Quản lý thị trường có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường và được quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với những hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.1 Căn cứ vào Điều 3 về hình thức xử phạt và khoản 3 Điều 15 về thẩm quyền xử lý vi phạm của cơ quan Quản lý thị trường của Nghị định 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì Cơ quan Quản lý thị trường thu toàn bộ số cà phê thành phẩm của đại lý anh A và chị B đồng thời lập biên bản vi phạm với hành vi vi phạm chỉ dẫn địa lý là hoàn toàn có căn cứ và đúng thẩm quyền. Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột là sản phẩm đã được cấp chứng nhận bảo hộ quốc gia. Từ năm 1995, UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép xây dựng hồ sơ bảo hộ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Mê Thuột (chỉ dẫn địa lý) và được Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định 806/QĐ-SHTT ngày 14/10/2005 cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Mê Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân robusta. Theo ông Trịnh Đức Minh-Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội cà phê Buôn Mê Thuột cho biết đã có 8 doanh nghiệp đăng ký tham gia hội viên, nâng tổng số hội viên của Hiệp hội lên 81 hội viên, trong đó có 48 hội viên tập thể và 33 hội viên cá nhân; trong đó có 8 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột cho sản phẩm cà phê robusta. Đó là Công ty Cà phê Buôn Hồ, Phước An, Tháng 10, 1 Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam-những vấn đề lý luận và thực tiến, Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp, chủ biên PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Th.S Đinh Thị Mai Phương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội -2004. Page 1 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ Thắng Lợi, Ea Pốk, Công ty xuất nhập khẩu 2-9, Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Đắk Lắk, Công ty cà phê 15. Như vậy, đại lý của anh A và chị B chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột do vậy đại lý này không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý này đề gắn lên sản phẩm. Theo đây thì chỉ những doanh nghiệp kể trên mới có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Mê Thuột. Đại lý của anh A và chị B thu mua cà phê hạt từ tỉnh Buôn Mê Thuột, nhưng sau đó thuê nhân công rang, xay, tẩm ướp thêm hương liệu và bán sản phẩm có dán nhãn cà phê Buôn Mê Thuột này ra thị trường là hành vi vi phạm pháp luật về quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 thì: “ Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ: a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý”. Tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận quyền sử dụng địa lý cà phê Buôn Mê Thuột là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chứng thực việc canh tác, sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ Certified, 4C hoặc Rain forest… Vì vậy, mặc dù đại lý của anh A và chị B có thu mua cà phê nguồn gốc từ Buôn Mê Thuột nhưng đại lý tiến hành quá trình rang, xảy, tẩm ướp hương liệu không theo các tiêu chuẩn sản xuất cà phê Buôn Mê Thuột, nên sản phẩm cà phê của đại lý không đảm bảo về tiêu chuẩn tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Buôn Mê Thuột. Căn cứ vào những điều ở trên, cơ quan quản lý thị trường đã xác định hành vi của anh Hoa và chị Đức là trái với quy định của pháp luật và tiến hành thu toàn bộ số cà phê thành phẩm của đại lý này, lập biên bản vi phạm với hành vi vi phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật. Page 2 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ 2. Giải thích tình huống Một hàng hóa với các ưu thế độc đáo về chất lượng, chỉ duy nhất có được từ một vùng lãnh thổ địa phương nhất định bao giờ cũng chiếm vị trí nổi bật so với các hàng hóa cùng loại khác trên thị trường và chỉ dẫn địa lý là cách thức để truyền đạt một cách trung thực các thông tin đó từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý được coi là một loại tài sản sở hữu trí tuệ có giá trị thương mại lớn và việc bảo hộ là cần thiết không những trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vì quốc tế.2 Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng, chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Mê Thuột không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin về nguồn gốc của hàng hóa mà còn mang một chức năng quan trọng là cung cấp thông tin về danh tiếng, chất lượng, đặc tính của loại cà phê này. Cà phê Buôn Mê Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vì đã đáp ứng đủ hai điều kiện được quy định tại Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009. Đó là: Điều kiện thứ nhất: sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. Có nguồn gốc từ khu vực địa lý được hiểu là sản phẩm phải được sản xuất, gia công, chế biến từ vùng địa lý đó. Nền tảng cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chất lượng và uy tín của sản phẩm. Yếu tố quan trọng là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến khu vực địa lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuất tại khu vực địa lý khác sẽ không đảm bảo được chất lượng, uy tín như vậy.3 Cà phê Buôn Mê Thuột đã thỏa mãn một trong những dấu hiệu bắt buộc là “có nguồn gốc địa lý” từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý theo quy 2 Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội. 3 Bàn về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong luật sở hữu trí tuệ năm 2005-ThS Vũ Thị Hải Yến Page 3 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ hoạch trong bản đồ, điều đó có nghĩa là cà phê Buôn Mê Thuột đều có nguồn gốc xuất xứ từ Buôn Mê Thuột. Có nguồn gốc xuất xứ ở đây được hiểu là cà phê được trồng, chăm sóc, chế biết ngay trên đất Buôn Mê Thuột. Tuy nhiên không phải tất cả các loại cà phê Buôn Mê Thuột khi mang ra thị trường đều được dán nhãn hàng hóa “Buôn Mê Thuột” mà chỉ bao gồm những cá nhân doanh nghiệp được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý này. Điều kiện thứ hai: danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Theo khoản 2 Điều 81 Luật sở hữu trí tuệ: “Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng các phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp”. Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có thể hiểu là tổng thể các thuộc tính bao gồm: các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, các đặc trưng về cảm quan, bảo quản… cùng với các chỉ dẫn quy trình sản xuất để xác định phẩm chất riêng biệt của sản phẩm. Buôn Mê Thuột nằm trên Cao Nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, có địa hình dốc thỏai từ 0,5 – 10, cao độ trung bình 500mét so với mặt biển. Thời tiết khí hậu vừa được chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau). Về thủy văn, trên địa bàn tỉnh Buôn Mê Thuột có một đoạn sông Sêrêpok chảy qua phía Tây (khoảng 23 Km) và mạng lưới suối thuộc lưu vực sông Sêrêpok, có nhiều hồ nhân tạo lớn nhất như hồ EaKao, EaCuôrKăp và nguồn nước ngầm khá phong phú, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Với lợi thế là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ (70%), có những ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, cao nguyên Buôn Mê Thuột không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, Page 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác. Chính sự khác biệt đó là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của cà phê Buôn Mê Thuột và nơi đây đã sớm trở thành “tâm điểm” của ngành cà phê toàn vùng Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với cà phê robusta. Cho đến nay, cả về quy mô và danh tiếng, không nơi nào ở Việt Nam có cà phê nổi tiếng đồng thời gắn với một vùng địa danh mang nhiều huyền thoại như cà phê Buôn Mê Thuột. Khoản 1 Điều 81 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ trộng rãi người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm đó”. Với bề dày về truyền thống và tích lũy kinh nghiệm gần 145 năm của người dân trồng cà phê nơi đây, cà phê Buôn Mê Thuột đã hội tội đầy đủ các yếu tố bền xững và ngày càng khằng định vị trí vững chắc trong nền sản xuất hàng hóa của tỉnh Đắc Lắc (giá trị sản phẩm cà phê hàng năm chiếm 35% GDP và 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh). Nhắc đến cà phê Buôn Mê Thuột, người ta nhớ đến màu sóng sánh vàng cánh gián đậm và hương vị thơm ngất ngây. Đây là nét đặc trưng riêng của cà phê Buôn Mê Thuột. Địa danh này trở thành chiếc nôi của nghề trồng cà phê tại Việt Nam, được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi. Đặc biệt là sản phẩm cà phê robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của tỉnh Đắc Lắc nói chung và vùng địa danh Buôn Mê Thuột nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những điều kiện tiên quyết để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có tính chất, chất lượng đặc thù. Mặc dù theo Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ thì: Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường” nhưng không có nghĩa bất kỳ người sản xuất nào tại địa phương có chỉ dẫn địa lý đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình. Để bảo vệ uy tín của chỉ dẫn địa lý cũng như chất lượng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, pháp Page 5 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ luật quy định việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm phải được sự cho phép và chịu sự giám sát chất lượng của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Trong tình huống trên, anh A và chị B ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã bán sản phẩm có dán nhãn cà phê Buôn Mê Thuột ra thị trường, mặc dù nguyên liệu mà họ chế biến là cà phê hạt được trồng tại Buôn Mê Thuột, nó mang các yếu tố tự nhiên của vùng đất cà phê. Nhưng các công đoạn chế biến rang xay, tẩm ướp thêm hương liệu lại không phải theo bí quyết chế biến truyền thống của người dân Buôn Mê Thuột, do đó sản phẩm được tạo ra không có đặc tính và chất lượng đặc thù của chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Mê Thuột đã được bảo hộ. Để bảo hộ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, điểm a khoản 3 Điều 129 LSHTT năm 2005 đã quy định một trong các hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đó là: “Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý”. Như vậy, hành vi bán sản phẩm có dán nhãn cà phê Buôn Mê Thuột ra thị trường của anh Hoa và chị Đức là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm quyền được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp này là cơ quan Quản lý thị trường, sẽ áp dụng các các hình thức xử phạt cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Page 6 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Bài tập lớn học kỳ CAND; Hà Nội -2009. - Luật Sở hữu trí tuệ, sửa đổi bổ sung năm 2009. - Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, TS.Phạm Văn Tuyết, Ths.Ls.Lê Kim Giang, Nxb Tư pháp; Hà Nội - 2008. - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam-những vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp, chủ biên PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Th.S Đinh Thị Mai Phương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội -2004. - Nghị định của Chính phủ số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN; - Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lí nhà nước về SHTT (được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010); - Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, luận án tiến sĩ luật học-Vũ Thị Hải Yến, Hà Nội - 2008. - Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp-Trần Nguyệt Ánh, Hà Nội - 2011. - http://truyenthongkhoahoc.vn/vn/Chi-dan-dia-ly-Ca-phe-Buon-Ma-Thuot-biDN-nuoc-ngoai-dang-ky-bao-ho-c1046/Chi-dan-dia-ly-Ca-phe-Buon-MaThuot-bi-DN-nuoc-ngoai-dang-ky-bao-ho-n2173 - http://lehoicaphe.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=80&Itemid=37&lang=vi - http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/cong-dan/nong-nghiep? pers_id=&folder_id=2708676&item_id=6953776&p_details=1 - http://buonmathuot.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=234&Itemid=27 Page 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan