Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Skkn một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn thường thức mỹ thuật lớp 5...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn thường thức mỹ thuật lớp 5

.DOC
19
187
138

Mô tả:

_ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................2 A - NÊU VẤN ĐỀ........................................................................................3 I. Tình hình nghiên cứu:.......................................................................3 1. Cơ sở lí luận:...................................................................................3 2. Cơ sở thực tiễn:...............................................................................4 II. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:...................................4 III. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................6 B - NỘI DUNG.............................................................................................7 I. Thực trạng dạy phân môn thường thức Mỹ thuật ở lớp 5:...........7 1. Trên lớp:..........................................................................................7 2. Trong chương trình:........................................................................7 II. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng ở phân môn thường thức Mỹ thuật lớp 5:..................................................8 1. Điều tra thăm dò:...........................................................................8 2. Phân loại học sinh:.........................................................................9 3. Vận dụng khoa học công nghệ thông tin:.......................................9 4. Phần lên lớp:..................................................................................9 5. Tính khả thi:..................................................................................13 KẾT LUẬN................................................................................................15 1 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ LỜI NÓI ĐẦU Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý, bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường. Dạy học đã khó, dạy Mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học Mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn xa ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, và xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học Mỹ thuật giúp học sinh tự tạo ra cái đẹp theo ý mình theo cách hiểu cách lý giải của bản thân. Làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc. Dạy và học Mỹ thuật ở Tiểu học không nhằm đào tạo hoạ sĩ hay người làm nghệ thuật mà tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày,ươm mầm non nghệ thuật. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận cho học sinh Tiểu học và phương pháp truyền thụ của người giáo viên mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn Thường thức Mỹ thuật. Bậc học ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ, là bậc Tiểu học. Các em sẽ trở thành công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp tạo thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong gia đình mới. Những phẩm chất đó là:Đức- Trí- Chân - Thiện - Mĩ. Giáo dục môn Mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vì giáo dục Mỹ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của các em, giáo dục Mỹ thuật còn giúp học sinh phát triển đặc điểm về năng lực xã hội của thiếu 2 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ nhi, góp phần đưa các em phát triển toàn diện hơn, mang đến cho các em niềm vui, niềm hứng khởi vì "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". A - NÊU VẤN ĐỀ I. Tình hình nghiên cứu: 1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình Mỹ thuật ở Tiểu học có phân môn Thường thức Mỹ thuật, nhằm làm cho đông đảo học sinh có điều kiện tiếp xúc, làm quen với một loại hình Mỹ thuật - Hội hoạ. Lên lớp 5 và trong quá trình học Mỹ thuật học sinh sẽ được học phân môn Thường thức Mỹ thuật làm quen với tranh của hoạ sĩ như hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Thụ và được tìm hiểu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. Trong nhiều năm giảng dạy phân môn thường thức Mỹ thuật tôi nhận thấy ở lứa tuổi Tiểu học các em học sinh còn rất hồn nhiên, sức chú ý trong thường thức Mỹ thuật chưa bền. Có thể nói trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lí giải về cái đẹp khác nhau. Trong các tiết dạy thường thức Mỹ thuật giáo viên thường hướng dẫn học sinh xem tranh qua các hoạt động như thảo luận, gợi mở. Nhưng nhìn chung kết quả thường là học sinh đóng vai trò thụ động khi nghe giảng hay trả lời câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Ngoài ra, các lớp học hiện nay học sinh thường ngồi theo bàn theo dãy nên có ít không gian để "vận động", trong mỗi giờ thường thức Mỹ thuật. Qua đề tài này nhờ chuyển cách thức giáo dục Mỹ thuật đặc biệt là phân môn thường thức Mỹ thuật "lấy giáo viên làm trung tâm" sang "lấy học sinh làm trung tâm". Tổng hợp các cách thức hoạt động của giáo viên 3 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ và của học sinh trong quá trình dạy học. Quá trình đó được tiến hành dưới vai trò của giáo viên, sự hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, phải lấy học sinh làm trung tâm. Với phân môn thường thức Mỹ thuật ở Tiểu học giáo viên không áp đặt quan điểm của mình vào bài giảng mà cần có hướng mở để học sinh tự khám phá. Người lớn sẽ có cách cảm nhận logic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào các tác phẩm mà các em cho rằng đẹp. Cho nên học sinh Tiểu học thường rất thích những tranh vẽ rực rỡ tươi sáng, chưa phân biệt được hay thích những bức tranh có gam màu trầm. Nói là vậy những mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay. Là người giáo viên dạy Mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh sẽ có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực, sự đam mê của các em. Đây cũng là lí do tôi chọn để viết sáng kiến này "Một số kinh nghiệm để dạy tốt phân môn thường thức Mỹ thuật ở lớp 5". 2. Cơ sở thực tiễn: Chúng ta đã thấy tầm quan trọng và nhiệm vụ của môn Mỹ thuật trong trường Tiểu học hiện nay. Song một số phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học đã cho rằng: Môn Mỹ thuật là môn phụ cứ học tốt những môn chính như Toán, Tiếng Việt … là đủ. Về phía giáo viên, giáo viên tâm huyết với nghề, song còn giảng dạy đều dựa vào sách hướng dẫn để dạy chứ chưa hệ thống, chưa tìm ra cái 4 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ mới, cái riêng, sáng tạo mà môn Mỹ thuật rất cần … Bởi vậy dạy phân môn thường thức Mỹ thuật thường khô khan, cứng nhắc. Sau một thời gian tìm tòi, thử nghiệm tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy học phân môn thường thức Mỹ thuật lớp 5. II. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và thực hành tại khối 5 trường Tiểu học Thịnh Đức. 2. Địa điểm nghiên cứu: Khối lớp 5 3. Thời gian nghiên cứu: Trong năm học 20011 - 2012 (Từ tháng 9/2011 - tháng 5/2012) Dạy phân môn thường thức Mỹ thuật cũng như dạy các phân môn khác đối tượng chủ yếu là học sinh dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức độ nào. Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh Tiểu học mà cụ thể là học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thịnh Đức. Lứa tuổi lên 10 với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng. Thường thức Mỹ thuật là phân môn mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, học sinh Tiểu học cảm nhận có gì khác so với sự cảm nhận của người lớn, của từng lứa tuổi khác nhau. Do vậy, giáo viên là người khéo léo nghiên cứu tìm hiểu để bổ sung vào lượng kiến thức chuyên môn của người giáo viên giảng dạy bộ môn Mỹ thuật. 4. Những khó khăn và thuận lợi khi nghiên cứu đề tài: a) Thuận lợi: Trong những năm gần đây, các trường đều có giáo viên chuyên dạy Mỹ thuật, giáo viên trẻ, tận tuỵ với nghề, theo sát với học sinh. Ngoài ra lứa tuổi Tiểu học đa phần các em đều yêu thích học vẽ. Cơ sở vật chất nhà 5 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ trường và phương tiện nghe nhìn hiện đại góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học Mỹ thuật. Một số phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình … b) Khó khăn: - Chưa có phòng học chức năng dành cho môn nghệ thuật - Thư viện chưa có nhiều tranh của hoạ sĩ khác cho học sinh tham khảo. - Một số phụ huynh học sinh chưa thật quan tâm đến môn học nghệ thuật. III. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp quan sát, miêu tả - Phương pháp đàm thoại, giảng giải … 6 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ B - NỘI DUNG I. Thực trạng dạy phân môn thường thức Mỹ thuật ở lớp 5: 1. Trên lớp: Giáo dục Mỹ thuật nói chung và giảng dạy phân môn thường thức Mỹ thuật nói riêng có đặc điểm là lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên hướng dẫn và gợi ý học sinh đóng vai trò thụ động khi nghe giảng và trả lời các câu hỏi và làm theo y nguyên công việc của giáo viên. Ngoài ra, các lớp học được học theo SGK nhất định mà giáo viên phải tuân thủ theo, có ít không gian để trẻ học sáng tạo. Do vậy, giáo dục Mỹ thuật ở các trường Tiểu học được thực hiện về tính sáng tạo tối thiểu và cách thức giảng dạy của giáo viên còn ít khuyến khích trẻ em tự học và sáng tạo. 2. Trong chương trình: Trong chương trình Mỹ thuật lớp 5 phân môn thường thức Mỹ thuật có nội dung: - Giới thiệu các tác phẩm hội hoạ. + Thiếu nữ bên hoa huệ + Du kích tập bắn + Bác Hồ đi công tác - Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam. Từ những bài đó yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung các tác phẩm qua bố cục, hình vẽ và màu sắc. Học sinh biết sơ qua về một số chất liệu được sử dụng trong tranh của các hoạ sĩ và một số chất liệu được sử dụng trong điêu khắc cổ. 7 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp ở tranh vẽ của hoạ sĩ và ở điêu khắc cổ Việt Nam. Ngoài ra học sinh yêu thích, quý trọng các tác phẩm nghệ thuật của dân tộc. Nói như vậy, nhưng những tiết dạy trên lớp ở phân môn này, ở phần giới thiệu hoạ sĩ, chất liệu học sinh còn chưa được khắc sâu. Xem tranh là để thưởng thức hết vẻ đẹp của một tác phẩm nhưng vì học sinh phải xem bằng một phiên bản in trên SGK vừa bé vừa khó trung thành với tranh thật nên tác dụng của bài học này cũng bị hạn chế nhiều. Ở các nước có điều kiện tốt thì học tổ chức cho học sinh xem tranh ngay ở bảo tàng Mỹ thuật, xem tranh phiên bản in tốt và có kích thước lớn mới mong truyền đạt hết vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp trong cuộc sống nhưng được người nghệ sĩ cảm xúc và chắt lọc những điển hình tinh hoa và đưa vào trong nghệ thuật dưới dạng hình tượng nghệ thuật. Người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tâm, nỗ lực sáng tạo hơn trong quá trình dạy học. Biết vận dụng phối hợp các phương pháp sao cho linh hoạt, khéo léo để giờ học luôn cuốn hút sự say mê học tập của học sinh. II. Biện pháp để giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng ở phân môn thường thức Mỹ thuật lớp 5: 1. Điều tra thăm dò: Ngay từ đầu năm học, sau khi làm quen với lớp tôi phát cho học sinh những phiếu thăm dò, nội dung của phiếu VD là: Câu hỏi 1: Trong môn Mỹ thuật, em thích phân môn nào nhất ? Câu hỏi 2: Em có hay tự giác sưu tầm tranh của thiếu nhi và hoạ sĩ trên báo hay tạp chí không ? Câu hỏi 3: Điều gì lôi cuốn (hay không lôi cuốn) em trong tiết học thường thức Mỹ thuật ? 8 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ Qua kiểm tra cho thấy. Ở câu hỏi 1 - 85% học sinh thích học phân môn vẽ tranh Ở câu hỏi 2 - 30% học sinh có ý thức tự sưu tầm tranh Ở câu hỏi 3 - 80% cho rằng cô giáo giảng chữ không phải vì bức tranh đó. Từ phiếu điều tra ban đầu là cơ sở để giáo viên tiếp cần và biết được nhu cầu gì ở học sinh. Ở câu hỏi 2 kết quả cho thấy học sinh còn ít làm quen với tranh vẽ. 2. Phân loại học sinh: - Đối với học sinh Giỏi -Khá: + Giáo viên đặt câu hỏi mở rộng hoặc cho các em tự trình bày quan điểm của mình hay cảm nhận riêng giáo viên không gò bó áp đặt. + Đối với học sinh Trung bình: Giáo viên có thể gợi mở về nội dung của bức tranh đó. + Đối với học sinh Kém: GV cần đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng VD: Về đề tài, về hình ảnh của tranh. Như vậy, trong một tiết dạy, giáo viên linh hoạt thì tất cả học sinh đều được tham gia vào bài, không để học sinh đứng "bên lề" của tiết dạy, giờ học thường thức Mỹ thuật sẽ cuốn hút các em, không khí lớp sẽ hào hứng sôi nổi. 3. Vận dụng khoa học công nghệ thông tin: Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói chung và giáo viên Mỹ thuật nói riêng cần nhanh chóng nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy. 4. Phần lên lớp: Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, đảm bảo quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lí giúp các em nhận thức hiểu và cảm nhận. VD: 9 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ a) Đối với bài xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ: Để thực hiện thành công giờ dạy này, trước hết giáo viên phải thiết kế một bài học đầy đủ, cụ thể. Bản thiết kế mang nhiều tâm sức, trí tuệ và thời gian vì “Muốn dạy học có kết quả, cần thiết kế thành công”. + Phương pháp dạy học: Đảm bảo sự chủ động của học sinh, khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, thắc mắc, đặt vấn đề tự trả lời, cùng bạn học giải quyết dưới sự hướng dẫn của thầy cô. 10 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ Tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ - Sơn dầu của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân + Khi tiến hành giờ dạy cần chú ý: 11 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ * Phần giới thiệu về họa sĩ Tô Ngọc Vân, giáo viên sử dụng đĩa CD ROOM ghi lại hình ảnh tư liệu của cố họa sĩ Tô Ngọc Vân ( tham khảo trên mạng Internet) cho học sinh xem và thảo luận. * Phần xem tranh: Xem tranh là để thưởng thức hết vẻ đẹp của một tác phẩm, nhưng vì học sinh phải xem bằng một phiên bản. Giáo viên chú ý giới thiệu một trong những tác phẩm thành công và sống mãi với thời gian là bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của hoạ sĩ, được sáng tác năm 1943 bằng chất liệu sơn dầu. Khuôn khổ bức tranh 60cm x 45cm. Tranh vẽ một cô gái đẹp, duyên dáng và mềm mại trong tà áo dài trắng dân tộc đang nghiêng đầu bên cạnh bình hoa loa kèn trắng muốt, tinh khiết đang khoe sắc hương. Để diễn tả vẻ đẹp tinh khiết, trắng trong của người thiếu nữ, hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã sử dụng một gam màu nhẹ nhàng, thay đổi những sắc độ của màu trắng một cách tinh tế. Ông dành đậm nhạt mạnh ở phần trọng tâm của bức tranh: màu đậm nhất ở mái tóc, màu trắng sáng nhất ở hai bông hoa màu đỏ trên môi, trên má người thiếu nữ như hút đôi mắt của người xem. Tất cả nổi bật trên nền màu xanh nhẹ nhàng càng tăng thêm vẻ đẹp, vẻ duyên dáng và kín đáo của người thiếu nữ Hà Nội thời trước cách mạng. Nét cắt của khung tranh rất bạo trên hình tượng nhân vật song lại không gây cảm giác khó chịu cho người xem bởi những đường cong mềm mại trên cơ thể cô gái, bởi nhịp điệu uyển chuyển trong cách bố cục các mảng sáng, tối trong toàn bộ tác phẩm. Mặc dù tranh vẽ bằng sơn dầu nhưng cách vẽ rất nhẹ nhàng nên tác phẩm vẫn mang tính dân tộc sâu sắc. Vì vậy, tác phẩm đã nhận được sự hoan nghênh của công chúng ngay từ khi ra đời cho đến nay. Tác giả đã cho chúng ta chiêm ngưỡng một nét đẹp truyền thống đáng trân trọng của người phụ nữ Việt nam. 12 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ b) Đối với bài "Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam": Phật A-di-đà: Tượng đá (Chùa Phật Tích - Bắc Ninh) Khi tiến hành giờ dạy cần chú ý: Giáo viên giới thiệu kết hợp với trình chiếu, giới thiệu các công trình kiến trúc được xây dựng với các thể loại điêu khắc thích hợp. Ví dụ ở chùa thì thường có các loại tượng Phật, tượng thờ, tượng chân dung, ở đình làng (thậm chí ở cả chùa) có các bức chạm 13 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ khắc gỗ đề cập tới nhiều mặt của cuộc sống dân dã, nhất là các mặt tình cảm của con người. Các công trình kiến trúc thường có kích thước phù hợp với tầm vóc con người, nó không quá lớn để chế ngự con người, cũng không quá nhỏ để con người cảm nhận thấy bình thường, chật hẹp. Vì vậy các tác phẩm điêu khắc cổ của Việt Nam cũng có kích thước không lớn lắm và phần lớn được thể hiện trên chất liệu gỗ. Ngoài ra, có một số tác phẩm điêu khắc được làm bằng đá, đồng, thậm chí có cả tượng đất được sơn son thếp vàng. Một phong cách bao trùm trong lĩnh vực điêu khắc là phong cách tả thực. Các nghệ nhân xưa dù làm tượng Phật cũng lấy mẫu mực, điển hình từ con người để sáng tạo Các nghệ sĩ đã lấy đề tài Phật giáo để nêu lên thực trạng điển hình của xã hội con người … Hầu hết các tác phẩm tượng tròn được thể hiện bằng khối tròn, chắc, đóng kín, có thể có hoặc không có trang trí hoa văn trên bề mặt tượng. Ngoài phong cách tả thực các nghệ nhân còn kết hợp cả phong cách tượng trưng, cách điệu trong các mô típ hoa văn trang trí trạm khắc gỗ. Điêu khắc cổ Việt Nam là một di sản nghệ thuật quý báu, mà hầu hết giữ nguyên chất gỗ mộc đều mang đậm tính dân gian, tức là hồn nhiên, giản dị, bộc phát từ cuộc sống bình dân, và không câu nệ quy tắc gò bó nào.Nội dung của các bức chạm khắc này diễn tả về con người, cuộc sống sinh hoạt của họ và những cảnh vật của đất nước. Trong nội dung đó thể hiện những mơ ước, nguyện vọng của nhân dân, những cảnh sinh hoạt quen thuộc như mời rượu, đá cầu, chèo thuyền… GV để học sinh tự nhận xét và nêu được cảm nhận riêng của từng tác phẩm, việc giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mọi người. 5. Tính khả thi: 14 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ Để viết một sáng kiến đạt chất lượng cao thì đòi hỏi người thầy phải có kiến thức, sự miệt mài và nỗ lực rất lớn. Những vấn đề về thực tế giáo dục phải luôn được cập nhật kịp thời. Có khi để theo đuổi một đề tài, người giáo viên phải chú ý, theo dõi trong vài năm sau đó mới tổng hợp, đánh giá xem kết quả nào tốt nhất mới chọn đưa vào viết sáng kiến kinh nghiệm. Như vậy thì những sáng kiến ấy mới sát với thực tế và mang lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy. Với đề tài này, thực tế trong gần 9 tháng nghiên cứu thực hiện đề tài tại khối 5 đã thu được kết quả đáng phấn khởi. Ở phân môn này không đánh giá học sinh bằng điểm số cụ thể, nhưng nó góp phần trong việc đánh giá bằng chứng cứ và nhận xét ở môn Mỹ Thuật. Do vậy không có kết quả cụ thể nhưng cứ đến mỗi tiết học thường thức Mỹ thuật, nhìn những khuôn mặt ánh lên niềm say mê học tập, không khí lớp học sôi nổi tôi thấy cũng đã thành công rồi. *Kêt quả cụ thể: Tổng số HS A+ % A % 403 196 48,6 207 52,4 15 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ 16 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ KẾT LUẬN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã học tập nghiên cứu, đọc tài liệu sách báo tham khảo như sau: - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 1 – lớp 5. - Bồi dường thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III Mỹ thuật và phương pháp dạy học. - Nét đẹp đình làng. - Những tác phẩm hội họa Việt Nam - Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng Mỹ thuật từ lớp 1 – lớp 5. Để đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học, lấy HS làm trung tâm trên cơ sở hoạt động của đứa trẻ, người giáo viên phải suy nghĩ, lựa chọn những tài liệu trực quan cho từng bài dạy sao cho phù hợp hơn nữa, hiện nay các trường Tiểu học ở Thành phố đã có điều kiện trang bị các thiết bị nghe nhìn hiện đại. Học sinh chúng ta thông minh hơn và có sự phát triển tâm lý tốt hơn học sinh Tiểu học cách đây 10 năm về trước. Các em có nhu cầu trực quan cao hơn. Tranh vẽ phiên bản có khi các em chỉ tập trung chừng năm mười phút. Nhưng khi thiết kế các bài học có sử dụng máy chiếu, các đĩa CDROOM minh họa thì giờ học sôi nổi, sinh động, đảm bảo các em được hoạt động, học tập một cách tích cực, chủ động sáng tạo, suy nghĩ độc lập. Các em nói lên được ý kiến riêng của mình một cách tự nhiên không gò bó rập khuôn máy móc. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm của tôi về “Một vài kinh nghiệm để dạy tốt phân môn thường thức Mỹ thuật ở lớp 5”. Tuổi thơ và mái trường đầu tiên sẽ là kỉ niệm đẹp trong đời của mỗi học sinh. Làm sao các em thấy được “Đi học là hạnh phúc”, “Mỗi ngày đi 17 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ học là một ngày vui”. Đó là mong muốn không phải chỉ riêng học sinh mà là cả của những người làm công tác giáo dục như tôi. Mỗi việc làm bé nhỏ sẽ góp phần vào thành tích chung của nhà trường, để trường Tiểu học Thịnh Đức xứng đáng với danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tôi xin chân thành mong được Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình góp ý, bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn, góp phần vào thành tích chung của nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 2 tháng 5 năm 2012 Người viết sáng kiến Trần Thị Hương Lan 18 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _ _ S¸ng kiÕn kinh nghiÖm _ _ TrÇn ThÞ H¬ng Lan _ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊNH ĐỨC .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... 19 _ Mét sè kinh nghiÖm ®Ó d¹y tèt ph©n m«n Thêng thøc Mü thuËt - Líp 5 _
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan