Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modul 14,15,21,30 cấp tiểu học...

Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên modul 14,15,21,30 cấp tiểu học

.DOC
16
83009
113

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT TPLX Trường TH.VÕ TRƯỜNG TOẢN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: ……./BC-VTT Bình Đức, ngày tháng 05 năm 2016 BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN VÀ VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY - Họ và tên giáo viên : NGYUEN THI BICH LY - Đơn vị công tác: Trường TH Võ Trường Toản - Chức vụ : Giáo viên dạy lớp Qua nghiên cứu, học tập 3 nội dung BDTX năm học 2015-2016, tôi xin báo cáo lại kết quả học tập và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy như sau: I./Nội dung 1: 1/Căn cứ hướng dẫn số 774/ HD-PGDĐT ngày 07/9/2015 “Hướng dẫn nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2015-2016” của PGD-ĐT thành phố Long Xuyên. a A. NỘI DUNG 1 : I/Tóm tắt nội dung 1: 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp tiểu học. +Nhiệm vụ chung : Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM;đẩy mạnh cuộc vận động “ Mỗi thầy,cô giáo là tấm gương đạo đức tự học,tự sáng tạo “ “ Dạy tốt,học tốt “ .  Tập trung chỉ đạo việc quản lí tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng ,thực hiện tốt TT 30,triển khai dạy học theo hướng phân hóa,PP “ Bàn tay nặn bột “  Quan tâm quản lý chỉ đạo các điểm trường lẻ,vnen,seqap  Đổi mới mạnh mẽ công tác quàn lý chỉ đạo Gv và CBLĐ.Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý. +Nhiệm vụ cụ thể trọng yếu gắn liền với chức danh làm việc : * Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “ Dạy tốt,học tốt “. * Thực hiện chương trình và kế hoạch thời gian năm học. 2. Thông tư 30/2014/BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc đánh giá học sinh tiểu học. +Mục tiêu của thông tư : Giúp giáo viên điều chỉnh,đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học. Giúp HS có khả năng tự đánh giá,tham gia đánh giá… Giúp cha mẹ Hs tham gia quá trình học tập rèn luyện của con em mình. Giúp CBQL chỉ đạo kịp thời hoạt động giáo dục,đổi mới PP dạy học và PP đánh già học sinh. +Những điểm mới trong đánh giá :  Đánh giá thường xuyên.  Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập,sự tiến bộ,chuẩn kiến thức kỹ năng theo chương trình GD phổ thông.  Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh.  Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh.  Đánh giá định kì kết quả học tập.  Tổng hợp đánh giá. II/ Kết quả vận dụng nội dung 1: Thông qua nội dung này bản thân nắm được cách thức đánh giá học sinh một cách đúng nhất và chính xác về đánh giá thường xuyên cùng với sự đánh giá sự hình thành phát triển về năng lực học sinh và sự hình thành, phát triển phẩm chất của học sinh và đánh giá định kỳ. 1. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 cấp tiểu học -Hình thức giải pháp ứng dụng: * Đổi mới cách thức giảng dạy theo phương pháp BTNB * Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng. -Hiệu quả đạt được: * Tất cả các tiết dạy đều được áp dụng theo phương pháp mới làm cho học sinh rất phấn khích vì được tương tác lẫn nhau và tự tin trình bày những ý kiến của mình qua từng tiết học. * Do có áp dụng CNTT vào một số tiết dạy phù hợp nên tạo được sự hứng thú đối với các em từ đó năng cao được sự ham thích môn học này. * Từ những gì đã thực hiện như nêu trên nên chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh hoàn thành cho mỗi chủ đề đạt trên 95%. 2. Thông tư 30/2014/BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc đánh giá học sinh tiểu học. -Hình thức giải pháp ứng dụng : * Thực hiện theo tiến trình nội dung môn học và hoạt động giáo dục. GV ghi nhận những nhận xét đáng chú ý vào sổ theo dõi những kết quả đạt và chưa đạt, biện pháp giúp học sinh vượt khó hoàn thành nhiệm vụ. -Hiệu quả đạt được : * 100% học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập trong năm. B. NỘI DUNG 2: I.Chuyên đề 1: Dạy học tích hợp trong môn Tiếng Việt +Tóm tắt các mục tiêu của chuyên đề:  Kiến thức : xác lập nền tảng lí luận về tích hợp . Nắm được các dạng tích hợp nội dung tích hợp trong môn Tiếng Việt.  Kỹ năng : Khả năng phân tích nội dung dạy học theo hướng tích hợp. Biết đánh giá thực tiển dạy học tích hợp.  Thái độ : Có tình yêu đối với Tiếng Việt có ý thức tích hợp kiến thức, kỹ năng trong dạy học Tiếng Việt. +Tóm tắt các nội dung trọng tâm của chuyên đề :  Khái quát về dạy học tích hợp.  Ý nghĩa,sự cẩn thiết của dạy học tích hợp.  Các dạng tích hợp trong dạy học Tiếng Việt.  Nguyên tắc cơ bản của dạy học tích hợp.  Dạy học tích hợp thực tiễn và những định hướng mới. 2/-Kết quả vận dụng chuyên đề: Ví dụ: Trong bài văn miêu tả con vật * Ta có thể tích hợp dạy các kĩ năng - Tích hợp kĩ năng lựa chọn từ ngữ để đặt câu. - Tích hợp kĩ năng quan sát , đánh giá - Tích hợp kiến thức về con vật và lợi ích của nó trong cuộc sống. - Đối với bài thuyết trình tranh luận ta có thể tích hợp kĩ năng giao tiếp ứng xử. ( bình tĩnh , tự tin ,tế nhị..) kết hợp kĩ năng hợp tác thông qua hoạt động nhóm ( bày tỏ ý kiến , tôn trọng ý kiến , lắng nghe...) II.Chuyên đề 2: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1/Tóm tắt nội dung: +Tóm tắt các mục tiêu của chuyên đề : Kĩ năng sống là hành vi thích ứng tích cực giúp cá nhân ứng xử hiệu quả trước các yêu cầu thách thức hằng ngày. Tóm lại có thể hiểu KN sống bao gồm nhiều KN cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. KN sống chính là KN tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. 2/-Kết quả vận dụng chuyên đề: Bản thân vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho HS trong nhà trường bao gồm các KN cơ bản, cần thiết sau: 1. Kĩ năng tự nhận thức. 2. Kĩ năng xác định giá trị. 3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin 7. Kĩ năng giao tiếp 8. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 9. Kĩ năng thương lượng. 10. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn. 11. Kĩ năng hợp tác. 12. Kĩ năng tư duy phê phán. 13. Kĩ năng tư duy sáng tạo. 14. Kĩ năng ra quyết định 15. Kĩ năng giải quyết vấn đề. 16. Kĩ năng kiên định. 17. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 18. Kĩ năng đạt mục tiêu. 19. Kĩ năng quản lý thời gian. 20. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Ví dụ : tiết khoa học Vaät daãn nhieät vaø vaät caùch nhieät I.YEÂU CAÀU CAÀN ÑAÏT: - Keå ñöôïc teân moät soá vaät daãn nhieät toát vaø daãn nhieät keùm : + Caùc kim loaïi (ñoàng, nhoâm,…) daãn nhieät toát. + Khoâng khí, caùc vaät xoáp nhö boâng, len,… daãn nhieät keùm. KNS : - Kó naêng giaûi quyeát vaán ñeà lieân quan tôùi daãn nhieät,caùch nhieät -Hiệu quả đạt được: học sinh nắm được 1 số kĩ năng nêu trên thông qua từng chủ đề học. III.Chuyên đề 3: Dạy học bàn tay nặn bột môn Toán 1/Tóm tắt nội dung: +Tóm tắt các mục tiêu của chuyên đề :  Phương pháp bàn tay nặn bột được phát triển xuyên suốt qua các cấp học giúp HS làm quen với phương pháp học tập khoa học, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, mang lại một không khí mới cho việc giảng dạy và học tập tại các trường tiểu học.  +Tóm tắt các nội dung trọng tâm của chuyên đề :  Tìm hiểu cơ sở khoa học của phương pháp bàn tay nặn bột.  Phân tích các nguyên tắc của phương pháp bàn tay nặn bột.  Tìm hiểu mối quan hệ giữa PP bàn tay nặn bột và các PP khác.  Nghiên cứu tiến trình dạy học của PP bàn tay nặn bột.  Vai trò của GV trong tiến trình dạy học PP bàn tay nặn bột. Ví dụ : Áp dụng PP BTNB cho bài tính trung bình cộng của nhiều số. Bước 1: Tạo tình huống xuất phát. GV cho HS ñoïc thaàm ñeà baøi toaùn 1, quan saùt toùm taét ñeà. +Soá lít daàu roùt vaøo caû 2 can laø bao nhieâu? +Neáu ñem 10 lít daàu aáy roùt ñeàu vaøo 2 can thì moãi can coù bao nhieâu lít daàu? Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng. ( Mỗi học sinh đưa ra ý tưởng ) Bước 3: Đề xuất phương án. ( Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm ) Bước 4: Thực hành tìm tòi- khám phá. ( Nhóm tự tìm tòi cách tính ) Bước 5: Hợp thức hóa kiến thức. ( Học sinh trình bày ) IV.Chuyên đề 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 1/Tóm tắt nội dung: +Tóm tắt các mục tiêu của chuyên đề Là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”, viết tắt là CNTT. Nội hàm của thuật ngữ này không chỉ giới hạn ở máy tính và Internet mà còn bao hàm cả những công nghệ cũ (như là sóng phát thanh, truyền hình, đầu đĩa…) cho đến các công nghệ mới (như bảng tương tác, các thiết bị kỹ thuật số, hệ thống thông tin vệ tinh, máy tính, mạng máy tính, phần mềm và những dịch vụ kèm theo như hội thảo truyền hình, thư điện tử… +Tóm tắt các nội dung trọng tâm của chuyên đề .... 2/-Kết quả vận dụng chuyên đề: Bản thân cũng vận dụng được phần nào vào trong giảng dạy, công việc như sử dụng máy tính, Internet . Vua tàu thủy “ Bạch Thái Bưởi ( KNS) Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên ( GD.BVMT) Chùa thời Lý ( GD.BVMT)……………… C. NỘI DUNG 3: ( Cá nhân đã đăng ký) I. Tên Modun 15: một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. 1/Tóm tắt nội dung Modun 15 +Tóm tắt các mục tiêu mà Modun 15 đặt ra:  Trình bày khái niệm, dấu hiệu đặt trưng của dạy học tích cực.  Bản chất, qui trình thực hiện, điều kiện thực hiện có hiệu quả.  Kỹ năng vận dụng. +Tóm tắt các nội dung trọng tâm của Modun :  Khái niệm PP dạy học tích cực, các dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực.  Một số phương pháp: - PP đặc trưng giải quyết vấn đề. - PP hợp tác theo nhóm nhỏ. - PP đóng vai. - PP trò chơi. - PP vấn đáp.  Vận dụng các PP dạy học tích cực trong dạy học : - Vận dụng PP đặc và giải quyết vấn đề. - Vận dụng PP hợp tác theo nhóm. - Vận dụng PP đóng vai. - Vận dụng PP trò chơi. - Vận dụng PP vấn đáp. -Hình thức giải pháp đã ứng dụng: * Ứng dụng tất cả các PP nêu trên vào quá trình giảng dạy và hình thức ứng dụng tùy vào thực tế của mỗi tiết dạy cũng như vận dụng cụ thể từng PP để phù hợp với từng hoạt động trong mỗi tiết dạy, trong mỗi chủ đề. -Hiệu quả đạt được : 100% HS hứng thú với các PP học tập này. II.Modun 2: Thực hành thiết kế KHBH theo hướng dạy học tích cực. 1/Tóm tắt nội dung Modun 14: +Tóm tắt các mục tiêu mà Modun 14 đặt ra  Thiết kế KHBH cho bài hình thành kiến thức mới.  Thiết kế KHBH cho bài thực hành.  Thiết kế KHBH cho bài ôn tập. +Tóm tắt các nội dung trọng tâm của Modun :  Thực hành thiết kế các KHBH theo các dạng bài như nêu trên . Phần vận dụng kiến thức đã học vào thực tế: . Các hoạt động trong bài cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó học sinh chủ động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn. quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học tập. - Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới cần lưu ý: + Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh. + Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề. + Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả. + Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi khám phá hay không. + Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập. + Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. + Lưu ý đến những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục. III./ Nội dung 3: ( Chọn 4 mô đun đã đăng ký trong 8 mô đun trong tài liệu) 1./ MODULE TH 14 THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC 1./ Kiến thức, kỹ năng: ( Tóm lược nội dung tài liệu) 1. Xác định mục tiêu bài học: Nhận thức rõ việc thiết kế kế hoạch bài học cụ thể theo hướng dạy học tích cực. Biết phân tích, đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều chỉnh. - Về mục tiêu của bài học đã nêu những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau bài học. Cách viết mục tiêu sao cho có thể lượng hóa, kiểm tra và đánh giá được những kiến thức, kĩ năng mà học sinh thu nhận được. - Về đồ dùng dạy học; Đồ dùng dạy học phải phong phú, liệt kê tất cả đồ dùng dạy học cần phải có để tổ chức tiết dạy. Cần phải quan tâm đến đồ dùng của cả giáo viên và học sinh. - Các hoạt động dạy học: Bài học được chia thành các hoạt động chủ yếu, được sắp xếp theo thứ tự logic hợp lý. Các hoạt động được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên không áp đặt, không thông báo kiến thức sẵn có mà hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh được tích cực chủ động hứng thú do có cơ hội bày tỏ, chia sẻ, có cơ hội thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống có nhiều cơ hội để độc lập suy nghĩ, bày tỏ ý kiến riêng khi làm việc cá nhân và có cơ hội phát triển năng lực hợp tác khi làm việc theo nhóm... 1. Thực hành thiết kế KHBH loại bài hình thành kiến thức mới, loại bài luyện tập và loại bài rèn kĩ năng cho học sinh theo hướng tích cực: Các hoạt động Hoạt động 1: A.Mục tiêu: ......... B.Phương pháp: ...... C.Đồ dùng dạy học: .. Hoạt động 2: A.Mục tiêu: ......... B.Phương pháp: ...... C.Đồ dùng dạy học: .. Hoạt động cụ thể Hoạt động (nhóm đôi, cả lớp, cá nhân…) + Giao việc: ..................... + Thảo luận (thực hiện theo yêu cầu): + Trình bày: + Lớp (nhóm) góp ý, nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: ................... Hoạt động (nhóm đôi, cả lớp, cá nhân…) + Giao việc: ...................... + Thảo luận (thực hiện theo yêu cầu): + Trình bày: + Cả lớp (nhóm)góp ý, nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: ......................... Để thiết kế KHBH cho bài hình thành kiến thức mới trước hết cần căn cứ vào yêu cầu đổi mới của PPDH. Chương trình và SGK đã phần nào tạo điều kiện để GV và HS thực hiện PP tích cực hóa hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức dẫn dắt; HS quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức, hình thành KN. Vì vậy khi thiết kế cần căn cứ vào trình độ HS trong lớp, điều kiện CSVC, thiết bị dạy và học của trường, lớp để xây dựng KHBH. Mặt khác, mục đích của giờ học không phải là GV truyền thụ lời giảng, HS nghe nhắc lại. Cái cần thiết ở đây là để chủ thể HS dưới sự dẫn dắt của GV các em tự chiếm lĩnh được tri thức, phát triển được các KN. Chính vì vậy TKBH phải tập trung vào hoạt động học tập của HS. Để thiết kế KHBH cho bài hình thành kiến thức mới theo hướng DHTC GV cần lưu ý đến y/cầu đổi mới PPDH; chương trình, TBDH; coi trọng hoạt động học tập cho HS; tạo điều kiện để HS chủ động tham gia các hoạt động; chú ý khả năng tự học của HS…Có như vậy giờ dạy của chúng ta mới có chất lượng; HS nắm bắt kiến thức vững chắc, đáp ứng được mục tiêu GD&ĐT. 2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục. Qua các hoạt động giáo dục; chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, bản thân tôi luôn chủ trọng đến việc thiết kế KHBH theo hướng tích cực. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đăc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. Soạn giảng tập trung vào phát huy tính tích cực của HS; Không ngừng đổi mới PPDH; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; 3./ Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy: Trong giảng dạy thực hành thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực thường được áp dụng thường xuyên ở hầu hết các phân môn vì giúp cho HS tự chiếm lĩnh khiến thức qua việc tự tìm tòi học hỏi , khám phá và rèn luyện được một số kĩ năng ( tự khám phá, lắng nghe...) cho HD . Các hoạt động trong bài cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó học sinh chủ động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn. quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học tập. - Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới cần lưu ý: + Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh. + Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề. + Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả. + Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi khám phá hay không. + Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập. + Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. + Lưu ý đến những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục. .ví dụ : Bài : Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng nước ta ( Phân môn địa lí ). Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi sau đó HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm hiểu : - Neâu teân moät soá khoùang sản và hải sản ở vùng biển nước ta? - Ích lôïi cuûa khoùang sản và hải sản trong cuoäc soáng cuûa con ngöôøi laø gì ? - Hieän nay vieäc khai thaùc khoùang sản và hải sản ôû nöôùc ta ñaõ hôïp lí chöa ? Vì sao ? - Neâu moät soá bieän phaùp baûo veä khoùang sản và hải sản?. - Baûo veä hải sản vaø khai thaùc khoaùng saên hôïp lí ñeå laøm gì ? Module TH 15 Mét sè ph¬ng ph¸p d¹y häc tÝch cùc ë TiÓu häc 1. Phương pháp dạy học tích cực là gì? Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực. a. Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. 3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học a. Phương pháp vấn đáp * Vấn đáp: Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: * Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học. * Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn. * Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau * Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức * Giải quyết vấn đề đặt ra * Kết luận: c. Phương pháp hoạt động nhóm: * Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: Làm việc chung cả lớp: Làm việc theo nhóm: Tổng kết trước lớp: d. Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.  e. Phương pháp động não Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. 2.* Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy : Có rất nhiều PP dạy học tích cực được áp dụng trong quá trình giảng dạy như : PP đặt và giải quyết vấn đề,PP hợp tác theo nhóm nhỏ ,PP đóng vai , PP trò chơi....Mỗi PP điều có lợi ích và đặc điểm riêng. Tuy nhiên tất cả các PP đều nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức một cách tích cực trong đó PP đóng vai cũng không ngoại lệ . Ví dụ : Dạy bài “ Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên” ( phân môn khoa học lop 4). HS sẽ đóng vai giọt nước ,đám mây , mưa . -Qua đóng vai HS sẽ rèn luyện cho mình cử chỉ ; thái độ ; ứng xử ; ngôn ngữ... khi thuyết trình và tranh luận. - HS sẽ khắc sâu kiến thức qua việc tự mình đưa ra ý kiến để thuyết trình tranh luận. - HS sẽ hấy được tầm quan trọng của các nhân vật trong vai từ đó có sự tự giữ gìn và bảo vệ. Module TH 21 Ứng dụng phần mềm trình diễn microsoft poweroint 2010 trong dạy học Có 6 nội dung: a. Nội dung 1 : Tìm hiểu mục đích giáo dục của trình diễn: - Trình diễn là hình thức hướng dẫn trực tiếp cáh tiếp cận theo hướng định hướng và là một PP phổ biến nhất, hữu hiệu nhất trong việc cung cấp thông tin. Trong GD trình diễn dược sử dụng để : + Hỗ trợ tiếp cận ý tưởng. + Thu hút sự chú ý của người học với nội dung bài học. + Xây dựng kiến thức theo chuỗi. - Dùng trình diễn để giảng dạy trong lớp - Lưu ý khi trình diễn: + Có thể tạo ra quá tải thông tin dẫn đến quá tải về thời gian người học trở nên bị động. + Đôi khi các yếu tố trực quan trở nên quan trọng hơn bài học. + Có một số GV coi trọng việc trình bày hơn. + Có thể dừng lại cho HS xem lại và suy ngẫm, có thời gian để tiếp thu thông tin, đánh giá bản thân. + GV cần xây dựng nhiều hoạt động. - Những giá trị khi trình diễn: + Tăng cường tương tác với nội dung. + Hỗ trợ chuyển tải thông tin. + Khuyến khích suy ngẫm. + Tăng cường kĩ năng trình bày. b. Nội dung 2: Tìm hiểu POWE RPOINT 2010. c. Nội dung 3: Tạo bài thuyết trình cơ bản: - Tạo bài thuyết trình : + Tạo bài thuyết trình từ mẫu có sẳn. + Tạo bài thuyết trình rỗng. + Tạo bài thuyết trình từ một bài có sẵn. - Lưu bài thuyết trình + Lưu bài thuyết trình lần đầu tiên định dạng. + Lưu bài thuyết trình các lần sau. + Lưu bài thuyết trình ở các định dạng khác. + Chuyển bài thuyết trình sang dạng video + Tùy chọn lưu trữ - Thực hiện các thao tác vời slide: + Chèn slide mới. + Sao chép slide. + Thay đổi layout cho slide. + Thay đổi vị trí của slide. + Xóa slide. - Mở và đóng thuyết trình: d. Nội dung 4: Xây dựng nội dung bài thuyết trình : - Tạo bài thuyết trình mới. - Tạo slide tựa đề.Khi bài thuyết trình mới được tạo thì mặc nhiên có sẵn slide tựa đề . Không nên đưa quá nhiều thông tin vào slide tựa đề. - Tạo slide chứa văn bản. - Tạo slide có 2 cột nội dung. - Chèn hình vào slide…… e. Nội dung 5: Chuẩn bị thuyết trình : - Tạo tiêu đề đầu và chân trang. - Ghi chú và nhận xét cho các slide. - Chuyển định dạng của bài thuyết trình. - In bài thuyết trình. - Đóng gói bài thuyết trình ra đĩa. f. Nội dung 6: Trình chiếu bài thuyết trình: - Trình chiếu bài thuyết trình : Một bài trình chiếu hiệu quả cần : + Được thiết kế phù hợp với đối tượng khán giả và hoàn cảnh xung quanh. + Tập trung vào phần báo cáo, loại bỏ các phần không liên quan. + Chú ý màu sắc, không nên có văn bản quá tải. + Sử dụng các ảnh nhằm mục đích chuyển tải thông tin. + Tận dụng những âm thanh, đoạn phim tạo nên sự thích thú… + Dành thời gian phần cuối cho việc đặt và trả lới câu hỏi của khán giả nhằm làm rõ vấn đế. + Sử dụng các hoạt cảnh, hiệu ứng hợp lí. + Nên có kế hoạch xây dựng bài thuyết trình để khỏi mất thời gian. -Giữ cho khán giả luôn cảm thấy thích thú: + Dáng đứng chắc chắn , không đi tới đi lui. + Dùng các cử chỉ để hỗ trợ giọng nói. + Không học thuộc lòng bài thuyết trình. + Phải thuyết trình chứ không đọc từ các ghi chú. + Không diễn thuyết bằng mặt dán vào tờ ghi chú. +Nói chậm hoặc tạm dùng khi thuyết trình. + Nhấn mạnh các động từ trong bài thuyết trình. * Vận dụng vào thực tiễn giảng dạy : - Trình diễn là hình thức hướng dẫn trực tiếp cách tiếp cận theo hướng định hướng và là một PP phổ biến nhất, hữu hiệu nhất trong việc cung cấp thông tin.Trình chiếu được GV áp dụng hầu hết ở tất cả các môn học. Trình chiếu là PP mà học sinh ham thích , tích cực tiếp thu bài nhất trong tất cả các PP bởi HS có thể trực tiếp quan sát hình ảnh qua màng hình ti vi hay máy chiếu. Giáo viên có thể đưa vào bài giảng của mình một khối lượng tranh ảnh phong phú, phục vụ bài học . Từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh . - Tư liệu trình chiếu sao cho phù hợp với tiến trình bài giảng , các nội dung sao cho HS dễ hiểu , từ các hình ảnh trực quan sinh động để tự nắm bắt nội dung kiến thức . GV chuẩn bị sao cho phù hợp với diện biến trên lớp., hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức một cách logic , tự nhiên , khoa học. - Tuy nhiên trình chiếu có nhiều hạn chế : +Vì soạn một bài trình chiếu tốn rất nhiều thời gian và cần có phương tiện ( máy chiếu ).Nên ở một số môn học trình chiếu chỉ áp dụng cho một số bài nhất định( thao giảng ). + Phải có điên và hệ thống máy tính , máy chiếu đây là những thiết bị đắc tiền. + Phải có khả năng thiết kế tốt . + Chi phí giờ dạy cao. Ví dụ : Trình chiếu bài thành phố Huế, Thành phố Hà Nội ….đưa tư liệu hình ảnh chụp,cắt chép trên máy tính trình chiếu cho HS xem ngoài các hình có sẳn trong SGK Module TH 30 4. MÔ ĐUN TH 30 : HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TIỂU HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ VIỆT NAM A. Kiến thức, kỹ năng - Tích cực thực hiện hoặc tổ chức phối hợp thực hiện cùng đồng nghiệp các hoạt động được thiết kế phục vụ cho moi nội dung học tập. - Nghiên cứu kỉ thông tin nguồn của các nội dung học tập. - Tự thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động đã được thiết kế theo huống trải nghiệm hoặc vận dung. *Mục tiêu cụ thể: - Giới thiệu cho GV/CBQL biết đuợc mẫu của một báo cáo NCKHSPƯD và cách trình bày theo mẫu đó. Những điểm thuận lợi và khỏ khăn khi thực hiện việc trình bày và phổ biến một báo cáo NCKHSPƯD đối với các trường tiểu học của Việt Nam hiện nay- hướng giải quyết và khắc phục. GV/CBQL có thể tự viết, trình bày và phổ biến cách tiến hành tác động của mình để mang lại hiệu quả trong điều kiện vùng miền đặc trưng theo đúng yêu cầu. Đồng thời, qua trải nghiêm các lần thực nghiệm cũng như quá trình viết, phổ biến kết quả đề tài, mỗi GV tự rút kinh nghiệm được từ đồng nghiệp và bản thân để các giải pháp đề xuất có tính ứng dụng thực tiễn và đi vào được thực tiễn. Kết quả của các sản phẩm NCKHSPƯD này cùng với quá trình vận động của ngành, các hoạt động cụ thể trong mỏi nhà trường sẽ đáp ứng với yêu cầu thực tế đặt ra. Mỗi GV/CBQL có ý thức và hỗ trợ nhau trong quá trình dạy học để dần nâng cao hiệu quả công việc, tăng cường chuyên môn nghiệp vụ từng ngày, từng giờ từ đó tác động đến cả một quá trình cho cả một tập thể. Nội dung 1: Mẫu báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hoạt động 1. Tìm hiểu mẫu báo cáo theo chuẩn quốc tẽ mộtnghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. 1. Mấu báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo chuẩn quốc tế - Tiêu đề - Tên tác giả và tổ chúc - Tóm tắc - Giới thiệu - Phương pháp - Khách thể nghiên cứu - Thiết kế - Quy trình - Đo lường - Phân tích dữ liệu và kết quả - Bàn luận - Kết luận và khuyến nghị - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục Báo cáo kết quả NCKHSPUD là một vãn bản tóm tất quá trình, kết quả thực nghiệm. Kèm theo đó là những bàn luận đồng thời đưa ra những khuyến nghị để biện pháp sáng tạo đã được thực nghiệm có thể ứng dụng vào thục tiễn một cách hiệu quả nhẩt. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng theo chuẩn quốc tế: - Thuận lợi : Trong quá trình tiến hành và viết báo cáo NCKHSPUD là việc ứng dụng máy tính vào các công việc chuyên môn đang trở thành nhiệm vụ bắt buộc và mạng Internet đã được lấp đặt đến hầu hết các nhà truởng thuận tiện cho việc nghiên cứu báo cáo. - Khó khăn: + Khả năng sử dụng máy tính hạn chế nên việc trình bày các nội dung báo cáo, các bảng biểu còn gặp nhiều khó khăn. + Chưa quen với cách viết theo mẫu báo cáo quổc tế mà thường diễn tả dài dòng, không chất lọc được những thông tin cần thiết và cô đọng để thể hiện. + Hằn sâu nếp nghĩ và thói quen viết báo cáo khoa học truyền thống nên việc chuyển đổi sang một báo cáo ngắn gọn, xúc tích là điều không dễ dàng. + Việc kiểm chứng độ giá trị và độ tin cậy của dữ liệu thường ít được quan tâm nên thường sử dụng cách thức mô tả định tính. + GV chưa quen với cách sử dụng các phép thống kê trong phân tích dữ liệu nên thường diễn tả, mang nhiều tính chủ quan trong khi phân tích các trường hợp cụ thể. + Khả năng họp tác để cùng hoàn thiện một sản phẩm báo cáo cúa các GV chưa cao. + Việc mô tả diễn giải kết quả đề tài thông qua số liệu định lượng làm tăng tính thuyết phục và khách quan. Tuy nhiên, GV cũng nên kết hợp phần diễn tả định tính để hỗ trợ và giải thích thêm cho các số liệu định lượng. Hoạt động 2. Nghiên cứu phổ biẽn kẽt quả nghiên cứu khoa họcsư phạm ứng dụng. 1. Kết quả nghiên cứu đúng với giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra có nghĩa là vấn đề nghiên cứu đã được trả lởi và giả thuyết đã được chứng minh qua kết quả nghiên cứu. 2. Hiện nay, do cách quản lí và tổ chưc dạy học cửa Việt Nam còn chưa linh hoạt bó gọn trong phạm vi, thời lượng quy định cho từng giờ học, cho từng môn học nên khi tổ chức thực nghiệm nghiên cứu với các thiết kế có các nhóm ngẫu nhiên, GV có thể sẽ gặp một số khó khăn 3. Giáo viên có thể sưu tầm các công cụ đo đã được nghiên cứu, thử nghiệm đạt hiệu quả phù hợp với mục đích thu thập dữ liệu của mình để sử dụng. 4. Thông tin trong bảng thiết kế nghiên cứu và thống kê Tác Kiểm tra Kiểm tra trước tác động động sau tác Nhóm thiết kế N1 Nhóm đối chứng N2 Phép kiểm chứng test theo cặp; - Mức độ ảnh hưởng; Phép kiểm chứng test theo cặp. - 01 X 03 02 - 04 Phép kiểm chứng test độc lập Phép kiểm chứng test độc lập; - Mức độ - Nhóm nghiên cứu thực nghiêm là nhóm tiến hành tác động thử nghiệm ,được kí hiệu là N1. Nhóm đổi chứng là nhóm tương đương (hoặc ngẫu nhiên) với nhóm thực nghiệm, được kí hiệu là N2. Bài kiểm tra trước tác động của nhóm thực nghiệm được kí hiệu là 01. Bài kiểm tra trước tác động của nhóm đối chứng được kí hiệu là 02. Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm được kí hiệu là 03. Bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng được kí hiệu là 04. Nội dung 2 : Một số lưu ý khi trình bày và phổ biến một số nghiên cứu khoa sư phạm ứng dụng. Hoạt động 1. Làm thế nào để có một báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tốt. 1. Việc sử dụng ngôn ngữ, văn phong trong báo cáo, dễ hiểu, hấp dẫn người đọc, người nghe và người đọc, người nghe có thể dễ dàng nắm được thông tin bạn cần truyền đạt. 2. Một NCKHSPƯD muốn thành công bao giờ cũng được khởi đầu bằng việc lập kế hoạch. Kế hoạch của NCKHSPƯD giúp người nghiên cứu đi xuyên suốt các bước của nghiên cứu tác động. Kế hoạch nghiên cứu được trình bày rõ ràng, sáng sủa trong báo cáo cũng giúp cho người đọc hình dung cụ thể đề tài, quá trình cũng như kết quả nghiên cứu. Hoạt động 2. Nghiên cứu thông tin nguồn và trả lời câu hỏi. 1. Tên đề tài nghiên cứu . 2. Trích dẫn tài liệu tham khảo với phần thông tin cơ sở. 3. Ghi rõ vấn đề nghiên cứu. 4. Ghi rõ giả thuyết nghiên cứu cho từng vấn đề. 5. Có thể sử dụng các pháp kiểm chứng test, trong cùng một nghiên cứu. Nội dung 3: Tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Hoạt động 1. Nghiên cứu - tham khảo mẫu báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ. Áp dụng mẫu của APA (Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kỳ) trong khi trình bày các tài liệu được trích dẫn và tham khảo trong báo cáo. Hoạt động 2. Thực hành viết và sắp xếp tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu sư phạm ứng dụng giáo dục. GV/người nghiên cứu tự viết và sắp xếp một vài tài liệu trong một bản cáo NCKHSPƯD theo tiêu chuẩn của Hiệp hội tâm lí học Hoa Kỳ APA. B. Vận dụng vào thực tiễn: Nghiên cứu là một công việc mang tính chất tìm tòi, xem xét cặn kẽ một vấn đề nào đó để nhận thức nó hoặc để giảng giải cho người khác rõ. Ví dụ: nghiên cứu một bài toán, nghiên cứu một câu nói để hiểu nó, nghiên cứu bảng giờ tàu để tìm chuyến đi thích hợp cho mình. Trong công tác giảng dạy ở nhà trường cũng là quá trình thu lượm tri thức mà loài người đã có. Qua quá trình công tác tại nhà trường người giáo viên sẽ phát hiện những vấn đề mới mẻ với bản thân đòi hỏi sự tìm tòi, xem xét giải quyết vấn đề ấy, từ đó hình thành hoạt động nghiên cứu những vấn đề nhỏ có tính ứng dụng cao phù hợp với công việc…Cũng chính vì vậy mà ngày nay, công tác nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã trở thành một phong trào góp phần nâng cao kinh nghiệm trong chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Cụ thể trong hoạt đông chuyên môn bản thân tôi thực hiện nghiên cứu đề tài Trường học thân thiện học sinh tích cực trong đó vấn đề vệ sinh , giữ môi trường xanh sạch đẹp đã phát huy được tính tích cực chủ động của từng học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp , trường , tạo được được cảnh quang sư phạm xanh sạch đẹp . Trên đây là kết quả báo cáo BDTX và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong năm học 2015-2016. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô trong tổ. Bình Đức, ngày 14 / 4 / 2016 Người viết Nguyễn Thị Bích Ly Nội dung 1 KTKN Vận Dụng Kết quả điểm đánh giá Nội dung 3 Nội dung 2 KTKN Vận Dụng TH 14 KTKN Vận Dụng TH 15 KTKN Vận Dụng TH 21 KTKN Vận Dụng Điểm TB TH 30 KTKN Vận Dụng Xếp loại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan