Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh chưa hoàn...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh chưa hoàn thành ở lớp 5

.PDF
18
177
132

Mô tả:

PHÒNG GDĐT CHÂU PHÚ TRƯỜNG TH A ĐÀO HỮU CẢNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xã Đào Hữu Cảnh, ngày 20 tháng 12 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh chưa hoàn thành ở lớp 5 I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Phan Thanh Việt Nam, nữ: Nam. - Ngày tháng năm sinh: 20/02/1985. - Nơi thường trú: Ấp Hưng Thới, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh. - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tiểu học. - Lĩnh vực công tác: Giáo dục. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Đặc điểm tình hình đơn vị : Đào Hữu Cảnh là một xã vùng trong của huyện Châu Phú. Tổng diện tích tự nhiên là 53,91 km2, với tổng số dân khoảng 13.101 người, được chia thành 8 ấp, trong đó Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh nằm trên địa bàn 2 ấp (điểm chính ở ấp Hưng Thới và điểm phụ ở ấp Hưng Lợi). Người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản theo mùa nước lũ hoặc làm thuê và một bộ phận buôn bán nhỏ. Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Trường Tiểu học A Đào Hữu Cảnh được thành lập ngày 05 tháng 09 năm 1984. Được tách ra từ trường TH E Thạnh Mỹ Tây và có quyết định kể từ ngày 30 /08/1991 của UBND tỉnh An Giang. Trường có 2 điểm: Tổng diện tích cả 02 điểm: 12.958,1m2 + Điểm chính thuộc ấp Hưng Thới với diện tích 7.747,7 m2 . Có tổng cộng là: 14 phòng. Trong đó: 1 Có 11 phòng học, 01 phòng BGH; 01 phòng TV+Thiết bị; 01 phòng truyền thống Đội. Đang chờ đưa vào hoạt đông phòng chức năng (Anh văn). Có 01 nhà kho; có 01 căn tin đang hoạt động; có 02 nhà vệ sinh (GV& HS riêng biệt) . + Điểm phụ thuộc ấp Hưng Lợi với diện tích 5.210,4m2. Có tổng cộng 7 phòng trong đó: Có 01 phòng giáo viên; 01 phòng cho MG mượn; có 05 phòng học cho tiểu học. Có 02 nhà vệ sinh (GV&HS). - Khoảng cách giữa 02 điểm trường là 2 km. Đường đi lại giữa 02 điểm được tráng nhựa ở mức độ 2. - Tổng số CB-GV-NV toàn trường: 35.Trongđó: BGH: 2; NV: 5; GVDL : 22; GV chuyên: 05; TPT Đội: 01. Đa số giáo viên đều trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác.100% giáo viên đạt và vượt chuẩn. - Trường có 22 lớp với 620 học sinh. Đa số cha mẹ học sinh đều làm ruộng và làm thuê, một số phụ huynh thì buôn bán nhỏ. 2. Thuận lợi : - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và chính quyền địa phương. - Phòng học thoáng mát, sạch đẹp và đầy đủ ánh sáng. Có giáo viên chuyên: Thể dục, Mĩ Thuật, Âm Nhạc, Tiếng Anh. - Bản thân luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, tích cực tham gia học tập bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình đô chuyên môn. - Trường tổ chức thực hiện dạy 02 buổi/ngày đối với khối lớp 1; học kì I đối với khối lớp 2; học kì II đối với khối lớp 5, và đảm bảo đủ phòng học. Trong các năm qua, học sinh tham gia các phong trào mũi nhọn đều đạt kết quả khá tốt. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình trên 97%.Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành dưới 3% và có chiều hướng giảm theo hàng năm. - Ban đại diện Cha mẹ học sinh tích cực hỗ trợ chăm sóc cảnh quan nhà trường. Hàng năm hỗ trợ trên 10.000.000 đ phục vụ chỉnh trang sân bãi của trường. Trang thiết bị dạy học cơ bản đủ phục vụ cho trường nhưng vẫm còn thiếu ở học sinh lớp 1. 3. Khó khăn : - Đồ dùng phục vụ công tác giảng dạy còn thiếu, đặc biệt ở điểm trường lẻ. - Đa số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, lớp có 29 học sinh nhưng hộ nghèo, cận nghèo tới 11 trường hợp. 2 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em, một số học sinh còn thiếu dụng cụ học tập. - Một bộ phận phụ huynh làm ăn xa nhà để con lại cho nội, ngoại chăm sóc nên sự quan tâm đối với những em này chưa thường xuyên, dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức không bằng các bạn. - Học sinh có xu hướng theo cha mẹ đi Bình Dương, TPHCM, Phú Quốc… trong các dịp lễ tết, nghỉ hè. - Trường có hai điểm nên cảnh quan nhà trường chưa hoàn thiện nhất là hàng rào cây xanh, sân chơi bãi tập còn hạn chế. - Kinh tế một vài giáo viên chưa đảm bảo cuộc sống nên trong quá trình giảng dạy chưa thật sự hết lòng vì học sinh.Tuy nhiên đã được cải thiện qua hàng nă m. - Từ những hạn chế trên, dẫn đến kết quả là chất lượng giáo dục nhà trường chưa đạt được như mong muốn của ngành, trường còn nằm ở mức trung bình so với mặt bằng chung của huyện về chất lượng giáo dục. 3 - Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh chưa hoàn thành ở lớp 5 - Lĩnh vực: Giáo dục. III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: - Theo kinh nghiệm, em nào đọc chậm Tiếng Việt dẫn đến yếu kĩ năng tính toán. Học đến lớp 5 mà vẫn còn tình trạng đọc ê a, nhiều em viết chính tả chưa đạt yêu cầu còn sai hơn 5 lỗi, viết chữ nghiêng qua ngã lại, dính liền nhau hoặc con chữ bé như kiến bò, tính toán sai các phép tính cộng, trừ đơn giản, còn đọc sai bảng nhân, ... thật là nan giải vì với trình độ như thế thì làm sao tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp cuối cấp được. Đó là điều trăn trở suy nghĩ thường xuyên của tôi. Làm như thế nào đây để lớp mình không có học sinh nào, chưa hoàn thành ở cuối năm ? - Bất kỳ một người giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải quan tâm đến tình trạng chất lượng của lớp, đó là đối tượng chưa hoàn thành. Trong những năm học trước đây, để khắc phục tình trạng này, tôi cứ mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách bồi dưỡng ngoài giờ cho các em. Với cách làm này, nhiều học sinh chưa hoàn thành bài học cần học thêm thì lại không chịu đi học hoặc học vài ngày là nghỉ. Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì các em lại đưa ra nhiều lý do như là: bận giúp cha mẹ, nhà xa.... Vậy phải làm gì với những học sinh này ? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống chung quanh, qua giáo viên những năm trước và nhất là biết rõ về sự phát triển tâm lý riêng của từng em. Tôi nhận ra rằng muốn bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành đạt kết quả không phải là dễ dàng, phải tìm rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm được cách giáo dục phù hợp nhất. Tôi phát hiện có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học yếu như sau : + Các em chưa có thái độ đúng đối với việc học, còn lơ là, ham chơi, lười học. Một số em phụ tiếp gia đình…nên không có thời gian học. + Cha mẹ một số em do ít học, do mải mê công việc đồng áng hoặc bận rộn với việc buôn bán, kinh doanh .... ít có điều kiện quan tâm; thậm chí có người cho con em mình ăn qua loa không chú ý đến dinh dưỡng. Từ đó đã dẫn đến trí tuệ chậm phát triển, tính toán chậm, học bài lâu thuộc, lâu hiểu... + Do bị hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến tình trạng các em không hiểu nội dung các qui tắc, công thức,… nên các em không thể giải được các bài toán, thường viết sai chính tả, câu nghèo ý, sử dụng từ không chính xác, phát âm sai... Do các em không chỉ ra được mối liên hệ giữa những con số, những 4 dữ liệu có liên quan trong bài toán. Có thể các em nhớ được các từ và các con số trong các bảng hệ thống nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào những bài luyện tập thực hành. Nhiều khi bài toán chỉ cần thay đổi vài số liệu hay cách diễn đạt cũng làm các em lúng túng. + Đặc biệt nguyên nhân chủ quan dẫn đến có nhiều học sinh học chưa hoàn thành cuối năm học, là do giáo viên chúng ta chưa có phương pháp dạy học tốt, không giúp các em hứng thú trong học tập, chưa làm cho các em thấy yêu thích giờ học, môn học. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới, mở cửa giao lưu với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Dân tộc ta đang phấn đấu vươn lên, quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu. Muốn theo kịp nhân loại, để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần, đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức, có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi, hạn chế đến mức thấp nhất số luợng học sinh học chưa hoàn thành. Càng có nhiều học sinh học tốt thì đất nước ta, dân tộc ta tương lai tươi sáng hơn. Có học giỏi thì trong tư duy và hành động của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp thu được những kiến thức mới, văn minh, không để bè bạn trên các quốc gia khác xem thường mình. Một lớp học có nhiều học sinh học chưa hoàn thành thì kéo theo sự chán học, ảnh hưởng nhiều đến cả lớp, dẫn đến các em học tốt hơn cũng không còn hướng để phấn đấu nữa. Một trường mà có nhiều học sinh học chưa hoàn thành thì uy tín của trường chẳng còn và lực lượng giáo viên cũng sẽ dạy kém hiệu quả hơn. Hiện tượng học sinh học chưa hoàn thành rất phổ biến ở nhiều trường nhất là các trường thuộc vùng sâu. Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn. Do lo toan cuộc sống, nhiều cha mẹ học sinh còn phó mặc việc học của con em cho giáo viên chủ nhiệm. Đó là vấn đề đưa đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành phổ biến ở các khối lớp, đặc biệt là ở lớp cuối cấp Tiểu học. Đứng trước tình trạng như thế, không người giáo viên nào mà không tự đặt ra cho mình câu hỏi, mình phải làm sao ? Làm sao và làm sao ? 3. Nội dung sáng kiến: 3.1. Tìm hiểu về đối tượng : - Đầu năm tôi nắm rõ lý lịch trích ngang của từng đối tượng học sinh, đến thăm gia đình các em, điều tra thu thập thông tin cập nhật sổ tay cụ thể, 5 vừa để tạo mối quan hệ tốt, nắm được hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em tiếp cận hàng ngày. Tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc chưa giải quyết được. - Tôi tìm hiểu tâm lý, cá tính, thói quen, tư duy ngôn ngữ ... của tất cả học sinh học chưa hoàn thành để có hướng uốn nắn, giáo dục. - Phân loại từng đối tượng chưa hoàn thành ở môn nào, kiến thức cơ bản nào bị hỏng do bỏ học nhiều hay có em vừa học chậm lại vừa có thái độ học tập không tốt, có em thái độ học chán học do không muốn học... Nắm rõ nguyên nhân tôi tìm giải pháp cho từng đối tượng. - Tất cả những gì tìm hiểu được, đặc biệt là đối với học sinh chưa hoàn thành, tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng. Đánh dấu vào danh sách cần chú ý ở một số em cá biệt, có hiện tượng khó phụ đạo cần quan tâm hơn. 3.2. Nhờ sự giúp đỡ của nhiều thành viên trong và ngoài nhà trường : - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với gia đình các em tạo điều kiện để các em học tốt như : + Vận động mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ dụng cụ các em sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn, đặc biệt là vở bài tập Tiếng Việt vì có vở bài tập các em sẽ hoàn thành nhanh hơn nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu. + Tôi giới thiệu với gia đình về đôi bạn cùng học, cùng vui chơi. Tôi giải thích ích lợi của việc học với bạn cho các bậc phụ huynh hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho các em được học tập với nhau. Nhờ đó các em học chưa hoàn thành hoặc chán học đều có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ. + Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con, động viên, khuyến khích con cái học tập, phải quan tâm khích lệ kịp thời, không nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, dẫn đến chán học. - Đối với các em thiếu dụng cụ học tập, tôi trao đổi với cán bộ thư viện mượn sách giáo khoa, kết hợp phân phát dụng cụ học tập của các mạnh thường quân phát cho các em, nhằm giúp các em có đầy đủ sách. Nhờ đó, các em có thể theo dõi tốt các bài giảng ở lớp cũng như tham khảo thêm ở nhà. - Thường xuyên giáo dục các em học tốt trong lớp mọi lúc, mọi nơi đều phải quan tâm giúp đỡ bạn. Khi có em bị bệnh thì các em trong nhóm đến nhà, liên hệ phụ huynh để lấy vở chép bài hộ và giảng lại cho bạn hiểu bài. 3.3. Soạn kế hoạch giảng dạy giáo dục phù hợp : a) Tổ chức lớp học : - Cơ cấu nhân sự cho từng tổ phải được phân đều, vừa có học sinh hoàn thành tốt vừa có học sinh chưa hoàn thành, tránh tình trạng nhiều học sinh chưa hoàn thành ngồi chung bàn với nhau. 6 - Tôi sắp xếp em chưa hoàn thành ngồi cạnh các em học tốt và thường là xếp cho các em ở vị trí bàn nhất của các dãy bàn để tiện quan sát theo dõi việc học. b) Phương pháp giúp đỡ theo từng đối tượng học sinh : * Đối với học sinh không được cha mẹ quan tâm : - Tôi thường xuyên kiểm tra bài trong hầu hết các môn học để kịp nhắc nhở những thiếu sót của các em. Tôi chú ý hướng dẫn cách tự chăm sóc, cách tự học ở nhà. - Trước giờ tan trường, tôi lưu ý nhắc nhở phần chuẩn bị cho ngày mai. * Đối với học sinh tiếp thu kiến thức chậm : - Tôi sắp xếp thêm thời gian bồi dưỡng ngoài giờ lên lớp. Bồi dưỡng ngay trong các tiết học, biết được em hỏng phần kiến thức nào, tôi lại ôn nhanh phần đó, thực hiện nhiều lần để giúp em có thể nhớ lại. - Giảng riêng vào những lúc ra chơi. Tôi vừa trò chuyện, vừa ôn lại kiến thức đã học trong ngày cho các em, tôi luôn động viên em cần phải cố gắng hơn nữa. - Trong lúc giảng giải ở phần khó hiểu, tôi thường nhìn thẳng vào mắt các em để nói, ngụ ý động viên khuyến khích em phải cố gắng nhiều hơn. - Cuối tiết dạy tôi dành một khoảng thời gian để các em hỏi lại kiến thức đã học, những phần chưa hiểu. * Đối với những em cá biệt ham chơi hơn ham học: - Đối với những em này, sau khi tan học tôi thường gọi các em ở lại để giải thích động viên. Tôi chỉ ra những cái lợi và cái hại từ những trò chơi. Chơi nhưng phải biết dừng đúng lúc, chơi để giải trí, chứ quá ham chơi thì sẽ dẫn đến kết quả học tập không cao, không giúp ích gì được cho cha mẹ. Tôi thường nhắc nhở chung cho cả lớp: “Chưa làm bài xong chưa ngủ, chưa làm bài đủ chưa chơi.” Tôi thường xây dựng hoài bão học tập cho các em, để các 7 em thấy được việc học tập rất cần thiết, học để sau này tương lai sẽ tươi sáng hơn, không thua sút bạn bè, học thật tốt để sau này trở thành người giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, công nhân… vừa có lợi cho bản thân, vừa giúp ích cho gia đình và xã hội. - Tôi trao đổi nhờ gia đình phải thực sự quan tâm, khi em không thuộc bài, không làm bài thì tôi điện thoại về gia đình ngay, nhờ gia đình theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc học của các em. * Đối với những học sinh không hứng thú trong học tập : - Các em này vào lớp thường lơ đãng không chú ý nghe giảng, nói chuyện hoặc làm việc riêng, khi giáo viên gọi trả lời mới giật mình và đứng lên cứ lặng thinh không nói được gì. - Tôi đặc biệt chú ý thường xuyên gọi em phát biểu, nhắc lại bài các bạn đã làm hoặc những câu bạn vừa phát biểu. Khi em phát biểu hoặc giải bài tập trên bảng, dù có một tiến bộ nhỏ tôi khen ngợi một cách nhiệt tình tạo thêm cho các em niềm tin vào chính mình. - Trong giờ học thường gọi em tham gia các trò chơi. Nhờ đó em đã có chuyển biến thường chú ý hơn trong tiết học để giáo viên gọi có thể thực hiện được. c) Phương pháp giúp đỡ theo từng môn học : - Tùy theo mức độ bị hỏng kiến thức và đặc thù ở từng môn, tôi có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Vì có em kĩ năng tính toán chậm, có em lại viết chính tả thường xuyên sai trên 5 lỗi, có em phát biểu tốt nhưng viết tập làm văn lại xếp ý lộn xộn, người đọc không thể nào hiểu được. Có em không biết cách hành văn cứ nói lòng vòng vài câu thì lại kết thúc. * Đối với học sinh đọc chậm, thường ê a hoặc kéo dài : - Lúc đầu, tôi chỉ yêu cầu em đọc được một câu ngắn trọn vẹn, đến tiết Tập đọc nào cũng gọi em đọc. Dần dần mới tiến tới luyện câu dài. Tôi bắt các em tự đọc thầm một đoạn ngắn rồi lần lượt bảo các em đọc cho tôi nghe để kiểm tra và chỉnh sửa. Tôi chú ý phần ngắt nghỉ câu, yêu cầu em đọc liền 8 mạch câu đến dấu phẩy hoặc dấu chấm mới được nghỉ hơi. Để tăng khả năng đọc, tôi yêu cầu các em đọc bài ở nhà nhiều lần. * Đối với các em thường viết sai chính tả: - Hướng dẫn các em nắm vững quy tắc, các mẹo viết chính tả. Ví dụ: Qui tắc viết phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ c, k, q; quy tắc viết ng/ngh; s/x... Yêu cầu các em làm các bài tập điền vào chỗ trống các âm đầu:...ì....ọ, ...èm....ặp, ....uanh....o ...v.v. Thông qua bài tập này giúp các em nhớ được qui luật viết chính tả và dần dần viết ít sai hơn . Để các em viết đúng các từ láy có thanh hỏi hoặc ngã như: giòn giã, gióng giả... Tôi gợi ý một câu ghi nhớ rất vui và khó quên, như : Em huyền mang nặng ngã đau Anh không sắc thuốc hỏi đau chỗ nào. Từ đó các em biết viết dấu ngã khi tiếng đi cạnh có dấu huyền hoặc dấu nặng; viết dấu hỏi khi đi với thanh ngang (không dấu) hoặc dấu sắc. - Hướng dẫn các em phân tích âm đầu, vần; so sánh từ để nhận ra những tiếng có phát âm gần giống nhau thường hay lẫn lộn. Ví dụ: so sánh cặp từ ướt/ước (ướt áo, mưa ướt; được ghi bởi âm t – do ướt vì nước: ước mơ là điều mà con người muốn đạt đến, là hy vọng. - Trong lúc đọc chính tả cho học sinh viết, tôi thường đến cạnh các em viết còn chậm để giúp đỡ kịp thời và phát hiện những sai sót mà em thường mắc phải... - Yêu cầu các em viết lại nhiều lần từ sai ở cuối bài chính tả. Bài chính tả nào em viết tốt thì tuyên dương ngay trước lớp . Kết quả: Đến giữa năm học, các em đã viết tương đối tốt, việc viết sai chính tả giảm rõ rệt. * Đối với học sinh chưa hoàn thành tốt phân môn Tập làm văn : - Thường những em này không chú ý đến ngữ pháp, muốn viết gì thì viết, nhớ gì viết nấy, chẳng cần chấm hoặc phẩy gì cả. Tôi quan tâm dạy về các khái niệm về câu, luyện cho các em biết cách phân tích các thành phần của câu, phải viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc bằng dấu chấm câu. Ví dụ : Sáng sớm, mẹ em / đã ra đồng. TN CN VN Ví dụ: Hãy viết 3 câu ngắn tả hình dáng người bạn của em. Bước đầu có thể viết: Nam là bạn thân của em. Nam bằng tuổi em. Vóc người nhỏ nhắn. - Liên hệ với cán bộ thư viện thành lập tủ sách yêu thương, tạo điều kiện các em tham gia đọc sách, truyện tại lớp vào các buổi ra chơi. 9 - Những em này thường rất nghèo vốn từ, khi viết một bài tập làm văn chỉ sử dụng các từ nôm na (từ địa phương) như: mầng cá; trời sáng gực. Để khắc phục, tôi lưu ý phần mở rộng vốn từ trong các tiết luyện từ và câu, cho các em luyện thêm các bài tìm từ thay thế. Ví dụ: Thay từ “mầng cá” = làm cá; từ “trái sài” = trái xoài; ... - Từ những vấn đề trên, tôi nhắc nhở các em thật kĩ trước khi làm viết văn. Khi viết câu phải chú ý sử dụng từ ngữ cho phù hợp, chú ý lỗi chính tả, viết thành câu, câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, dùng dấu phẩy đề tách các cụm từ. - Trong các tiết trả bài văn viết, tôi tiến hành chữa thật kĩ từng lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu. Tôi tổ chức cho cả lớp chữa các câu văn không thành câu hoặc những câu bị lủng củng về ý. Ngoài ra, trong các buổi bồi dưỡng, tôi tổ chức luyện viết những câu văn ngắn theo từng chủ đề rồi chỉnh sửa cho các em. - Đối với những em viết văn chưa tốt, tôi tập cho các em đặt từng câu, rồi liên kết câu thành đoạn văn, liên kết thành bài văn. Chỉ tập cho các em vài bài thì khả năng viết văn của các em tiến bộ rõ rệt. Ví dụ như tả cây bàng, tôi hướng dẫn các em đặt câu như sau: Cây bàng như cây dù xanh khổng lồ. Gốc bàng ôm không xuể. Da nó màu xám, xù xì. Các tán lá nhiều tầng xanh um,… - Kết quả : Sau một thời gian luyện tập, những học sinh đầu năm không thể nào viết được bài tập làm văn hoàn chỉnh, có viết thì chỉ vài hàng là hết ý. Đến cuối học kì I, hầu hết các em đã viết được tương đối suôn sẻ, có ý rõ ràng. * Đối với các em học toán chậm: - Tổ chức cho các em ôn lại các bảng nhân, tôi chuẩn bị cả bảng nhân và phát cho từng em sau đó yêu cầu các em học trong những giờ ra chơi và phân công tổ trưởng theo dõi kiểm tra; hướng dẫn lại cách nhẩm tròn chục, tròn trăm; cấu tạo số ... 10 Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh cách nhẩm tròn chục, để giúp các em tính nhanh hơn, tôi yêu cầu em tự nhẩm: 9 thêm mấy thành 10, 8 + ? = 10.... + Mỗi ngày yêu cầu các em học thuộc một bảng nhân và thường xuyên kiểm tra trong 15 phút đầu giờ, gợi ý cách nhẩm bảng nhân khi quên. Nếu học sinh nào chưa thuộc thì chép vào giấy nháp bảng cửu chương đó khoảng 10 lần thì các em không bao giờ quên nữa. + Đối với phép chia là loại tính khó thực hiện nhất trong bốn phép tính, tôi phải hướng dẫn dựa trên phép chia cho số có 1 chữ số. Ví dụ : 175 : 5 = ? Tôi đưa ra câu hỏi nhỏ nhằm gợi ý: “để chia cho 5 ở số bị chia em chọn những chữ số nào để chia (17)”. “Tại sao lại chọn số 17 mà không chọn 1” (vì số thứ nhất của số bị chia là số 1 bé hơn số chia là 5 nên phải chọn thêm một chữ số nữa, thành số có hai chữ số để chia cho 5). 1375 : 25 = ? Tách 137 : 25 được mấy lần ? Tôi gợi ý có thể che bớt ở số bị chia và số chia mỗi bên một chữ số ta có 13 : 2 (Học sinh tìm được thương là 5 dễ dàng hơn). - Kết quả: Qua phương pháp vừa truyền đạt kiến thức mới vừa ôn lại kiến thức cũ, cộng thêm các mẹo tính như thế, dần dần các em đã làm tính khá hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. d) Phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo: - Đối với các em học sinh học chưa hoàn thành thường rất thụ động, vào lớp cứ ngồi im không phát biểu. Khi tổ chức học nhóm thì mặc các bạn nói gì thì nói còn mình chỉ nghe và cũng không nêu ý kiến là bạn đúng hay sai. - Đối với những trường hợp này, tôi cho học sinh luân phiên thay đổi nhóm trưởng, cứ một tuần thì thay đổi một lần, chính vì vậy các em rất hứng thú và tích cực tham gia thảo luận nhóm. đ) Sử dụng phương pháp hoạt động mang tính chất thực tiễn: - Phương pháp được tôi chú trọng nhất là luyện tập giúp các em năng động hơn qua thực hành, luyện tập lại nhiều lần giúp khắc sâu kiến thức cho các em. Tôi thường xuyên gọi các em lên bảng thực hiện nhiều bài tập đơn giản. - Ngoài ra tôi thường làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết học như: Lịch sử, Địa lí, Toán, Khoa học... mà thư viên không có. Đặc biệt các em chưa hoàn thành đều được thực hành thực tế trên đồ dùng dạy học tự làm. Ví dụ: Khi dạy bài “Chu vi hình tròn”, giáo viên yêu cầu học sinh mỗi em tự chuẩn bị một chiếc vòng tròn làm bằng cọng dừa, em nào cũng phải 11 chuẩn bị sẵn để tự thực hiện (một số em cá biệt, tôi phải chuẩn bị trù bị để giúp đỡ). Sau đó tháo ra thành một que dài, hướng dẫn các em đo để tìm chu vi hình tròn, cuối cùng tìm ra quy tắc muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14 hoặc muốn tính chu vi hình tròn ta lấy bán kính nhân với 2 rồi nhân với số 3,14 nên dù học còn chậm các em cũng nhớ được bài. e) Sử dụng phương pháp động não: - Tôi cho các em thực hành nhiều những bài tập từ dễ rồi thay đổi hình thức một tí để các em tập suy nghĩ, tránh thụ động chỉ làm theo mẫu. Ví dụ: Bài tập tìm x: x x 3 = 18 học sinh giải được x = 6 Tôi thay đổi yêu cầu các em điền số vào ô trống: Mấy nhân với 3 để được 18 ? x 3 = 18 - Ban đầu các em còn lúng túng nhưng sau khi các em xác định được đúng thành phần trong phép tính thì đa số các em đã tìm được số cần tìm điền vào ô trống. Với cách làm này các em không còn lúng túng khi gặp bài có dạng yêu cầu phải động não như thế. g) Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: - Để tránh trường hợp học sinh chưa hoàn thành không tham gia thảo luận, tôi tổ chức thi đua sau khi thảo luận mỗi thành viên của nhóm phải cùng tham gia nêu ý kiến. Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn. 12 - Ví dụ: Ở môn khoa học, khi dạy bài “Sự sinh sản của ruồi”, tôi cho từng nhóm thảo luận về sơ đồ vòng đời của ruồi. Mỗi em phải tham gia đóng góp với bạn, sau đó thi giữa các nhóm. Em thứ nhất đính trên sơ đồ giai đoạn 1, em thứ hai đính giai đoạn 2 và cứ thế tiếp tục. - Vận dụng kĩ thuật thao tác hóa bài dạy, để tất cả các em học sinh đều được tham gia vào bài học. Ví dụ khi dạy bài “Dung dịch” khoa học lớp 5, giáo viên yêu cầu từng học sinh tự dùng viết chì gạch dưới yêu cầu câu hỏi. - Kết quả các em chưa hoàn thành đều phải tham gia, lúc đầu có sự giúp đỡ của các bạn. Sau đó quen dần, em tự mình phát hiện kiến thức. Đa số các em đều tiến bộ rõ sau học kỳ I. 3.4. Kế hoạch bồi dưỡng ngoài giờ: - Lên thời khóa biểu giúp các em học tập ở nhà theo từng nhóm gần nhà nhau. Nhóm trưởng hoặc tổ trưởng được giao phụ trách theo dõi và báo cáo hàng tuần với giáo viên chủ nhiệm tình hình học nhóm, nếu có gì khó khăn tôi kịp thời giúp đỡ ngay. Thỉnh thoảng tôi cũng kiểm tra việc hoạt động của nhóm theo giờ các nhóm đã đăng kí để kịp thời góp ý, chỉnh sửa. - Theo dõi phần tự học tập trong 15 phút đầu giờ hoặc vào cuối buổi để gợi ý các em biết cách ôn tập và vận dụng những kiến thức đã học. Giáo viên 13 hướng dẫn và phân công lớp trưởng phụ trách môn Toán, lớp phó học tập thì phụ trách môn Tiếng Việt. + Đối với môn Toán thực hiện truy bài vào ngày thứ năm, thứ sáu, yêu cầu thực hiện lại những bài tập đã làm và kiểm tra các bảng nhân. + Đối với môn Tiếng Việt thực hiện truy bài ngày thứ hai và thứ tư, riêng ngày thứ ba thì lớp phó sẽ cho các em đọc bài chính tả. - Phân công đôi bạn học tập. - Vào giờ ra chơi tôi thường cho gọi các em chưa hoàn thành hỏi, qua các tiết học còn điều gì chưa hiểu tôi sẵn sàng giảng lại. Với cách làm này tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, giữa trò và trò thành một khối vững chắc. Từ đó, các em tự tạo cho bản thân mình niềm tin tự học và ham học hỏi những điều chưa biết. IV. Hiệu quả đạt được: - Trong những năm học trước đây, vào đầu năm học khi khảo sát chất lượng đầu năm, tất cả giáo viên trong khối đều than vãng về tình hình học yếu của học sinh lớp cuối cấp. Tổ chuyên môn đã họp bàn tìm biện pháp để khắc phục, qua thực tế giảng dạy mọi người đã trao đổi thống nhất, đồng thời học hỏi các đồng nghiệp ở các khối lớp khác trong trường, gợi ý cho tôi phát hiện những cách tốt nhất để giúp đỡ học sinh học chưa hoàn thành nhằm nâng cao chất lượng ở lớp 5 cuối cấp. Qua hai năm thực hiện (năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018) kết quả đạt được rất khả quan. Năm học Tổng số HS Hoàn thành tốt SL TL% Hoàn thành SL TL% Chưa hoàn thành SL TL% 14 2016 - 2017 Năm học 34 11,77% Tổng số Hoàn thành tốt HS 2017 - 2018 4 29 30 88,23% Hoàn thành 0 0 Chưa hoàn thành SL TL% SL TL% SL TL% 5 17,24% 24 82,76% 0 0 - Nhờ các em học đều, tất cả đều tham gia xây dựng bài trong tiết học, tôi đã được xét công nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, tôi mạnh dạn đăng kí dự thi giáo viên dạy giỏi ở cấp huyện và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong năm học 2017 - 2018. V. Mức độ ảnh hưởng: - Với bản thân tôi, viết sáng kiến kinh nghiệm không chỉ đem lại cho tôi nhiều điều bổ ích trong cuộc sống mà còn giúp tôi nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tôi sẽ có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. - Trong những năm học vừa qua, với vai trò là giáo viên dạy lớp 5, thì trong những buổi họp tổ chuyên môn lúc nào tôi cũng chia sẻ cùng đồng nghiệp những biện pháp nêu trên, tư vấn giúp đỡ để đồng nghiệp áp dụng theo và bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Kết quả cuối năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018 của khối 5 như sau : Năm học Tổng số HS 2016 - 2017 123 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL% SL TL% SL TL% 17 13,82% 106 86,18% 0 0 15 Năm học Tổng số HS 2017 - 2018 114 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL% SL TL% SL TL% 14 12,28% 100 87,72% 0 0 - Ngoài ra trong năm học 2017 - 2018 tổ khối 5 đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến. - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế học sinh chưa hoàn thành này đã được đúc kết qua nhiều năm, hiệu quả của nó rất cao nhất là các lớp có chất lượng thấp, trình độ học sinh không đồng đều trong lớp học. Tôi thiết nghĩ, đây là giải pháp hữu hiệu áp dụng rộng rãi trên tất cả các lớp có nhiều học sinh chưa hoàn thành từ nông thôn đến thành thị. VI. Kết luận : - Marva Colins đã từng nói : “Học phí có thể trả bằng tiền nhưng tình thương của người thầy dành cho học trò thì không gì trả nổi.” - Là giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn thành công trong việc hạn chế học sinh chưa hoàn thành cần thực hiện các biện pháp sau đây : - Xây dựng cho học sinh tinh thần đoàn kết, có ý chí phấn đấu vượt khó trong học tập, vì đó chính là động lực thúc đẩy tư duy hoạt động tìm ra kiến thức mới. Học hỏi kinh nghiệm và tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi tiết dạy, sau mỗi biện pháp giáo dục. - Xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý, đan xen phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có biện pháp hỗ trợ các em học sinh chưa hoàn thành theo từng nhóm hoặc theo từng môn học cụ thể. - Phải tranh thủ có sự hỗ trợ của các thành viên trong và ngoài nhà trường. - Vạch ra phương hướng trong sổ chủ nhiệm từng tuần, từng tháng và kịp thời ghi lại những hoạt động của lớp kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh học chưa hoàn thành. Thường xuyên phát động phong trào thi đua học tập để học sinh học tốt tích cực giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành. - Thường xuyên liên hệ gia đình, báo cáo ngay kết quả học tập chưa tốt của em hàng ngày bằng điện thoại. Sau mỗi kì kiểm tra, tổ chức họp cha mẹ học sinh báo cáo kết quả học tập của các em, nhắn nhủ với cha mẹ các em thường xuyên quan tâm các em nhiều hơn. 16 - Trong công tác, chẳng những việc đầu tư cho tiết học trên lớp mà người giáo viên cũng cần phải đúc kết kinh nghiệm qua tiết dạy ấy, sau khi dạy xong suy ngẫm lại chúng ta sẽ thấy được cái hay, cái chưa được cần phải khắc phục rồi tìm ra giải pháp tối ưu nhất thì nhất định tiết sau sẽ thành công hơn. - Trong những năm học tới đây, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm ở đề tài này nhằm hoàn thiện thêm tay nghề cho chính mình, với mong mỏi là tất cả học sinh đến trường phải được phát huy hết năng lực của mình. - Ngoài ra, người giáo viên cũng phải hết lòng tận tụy với nghề, phải yêu thương gần gũi với các em, xem các em như người bạn, thì nhất định sẽ đạt hiêu quả cao nhất. Người giáo viên chủ nhiệm không vui sướng nào hơn khi thấy 100% học sinh lớp mình đều được lên lớp. Một nhà giáo dục học đã nói: “Không có người nào học kém cả, chỉ có người không biết giáo dục dẫn đến học kém mà thôi”. Tôi rất mong được góp một ít công sức đào tạo những con người đủ tri thức để có thể tiếp thu và sàng lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh trong tương lai. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Phan Thanh Việt 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan