Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Skkn một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ hán việt để làm...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ hán việt để làm bài tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 5.

.DOCX
21
345
67

Mô tả:

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu lớp 5, dạng bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề có liên quan đến từ Hán - Việt. 3. Tác giả: Họ và tên: Đặng Trần Hải. Giới tính: Nam. Ngày/tháng/năm sinh: 23 / 7 / 1977. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Minh Đức B. Điện thoại: 0962 147 184. 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 5B, trường Tiểu học Minh Đức B. 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Thực hiện đề tài với học sinh lớp 5. - Trong thời gian thực hiện đề tài, cần có sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh và bản thân các em học sinh do mình phụ trách. - Muốn thực hiện thành công đề tài, người giáo viên cần có lòng say mê nghề nghiệp, ham học hỏi (nhất là từ Hán - Việt), cần có nhiều tài liệu để nghiên cứu, vận dụng. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: từ ngày 10 tháng 9 năm 2013 đến ngày 15 tháng 02 năm 2014. HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG Đặng Trần Hải KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN * Về nội dung: - Sáng kiến đề cập tới thực trạng việc hiểu và giải nghĩa từ Hán - Việt của học sinh lớp 5 còn hạn chế. - Sáng kiến đưa ra một số biện pháp giảng dạy có thể giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. * Về mục đích: - Giúp giáo viên tìm hiểu thêm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. - Giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. * Về ý nghĩa: - Sáng kiến sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng chí giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Các đồng chí giáo viên lớp 5 sẽ có thêm những biện pháp mới nhằm giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. - Khi áp dụng sáng kiến này, học sinh sẽ được nâng cao kiến thức nhiều hơn trong việc hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. PHẦN 2: NỘI DUNG ---***--1. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết, đất nước Việt Nam đã từng có một thời gian rất dài bị giặc phong kiến phương Bắc đô hộ. Mặc dù như vậy, người dân Việt Nam vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục tập quán riêng của mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định về văn hoá, thể chế chính trị,... của Trung Quốc đối với người Việt kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ. Theo truyền thuyết cũng như các nguồn sử liệu của cả Trung Quốc và Việt Nam ta thì ngày từ thời Hùng Vương, người Việt cổ đã có chữ viết riêng "chữ Khoa Đẩu", nhưng đã bị người Hán huỷ bỏ, cấm đoán dẫn đến mất hẳn. Do vậy nên trước khi chữ Quốc ngữ ra đời, người Việt ta phải dùng chữ Hán để viết, nhưng lại đọc theo âm Việt và đã ghi được phần lớn và cơ bản các từ Hán - Việt, sau người Việt ta lại mượn thứ chữ Hán ấy để sáng tạo thêm ra chữ Nôm để mong muốn có thể ghi hết được các âm thuần Việt mà chữ Hán không có: sông, núi, nước, lửa,... Nhờ vậy mà sau này các nhà truyền đạo phương Tây ngay từ thế kỷ 18 đã dựa vào đó mà ghi lại tiếng nói của dân tộc ta thông qua các âm đọc Hán - Nôm của người Việt. Đây là cơ sở cho việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ngày nay mà chúng ta đang dùng. Vì vậy, ngay từ khi nó được sáng tạo ra, chính quyền phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ đã bắt người dân dùng chữ viết này và coi đó như là chữ viết phổ cập. Khi Cách mạng tháng Tám thành công, vì thấy đây là loại chữ viết dễ dùng nên chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyến khích nhân dân dùng chữ Quốc ngữ để viết. Vậy là từ đó chữ Quốc ngữ được phổ biến sâu rộng và phổ cập như ngày nay. Mặc dù vậy, khi sử dụng từ ngữ, người Việt Nam vẫn thường có thói quen sử dụng từ gốc Hán, đọc theo âm Việt (gọi là từ Hán - Việt). Từ Hán - Việt đã góp phần làm phong phú kho tàng từ điển Việt Nam. Từ Hán - Việt có nghĩa cổ kính, trang nghiêm, lịch sự và trang trọng. Ta thường thấy, nhiều khi trong một văn bản nhất định, người ta không thể dùng được những từ thuần Việt tương đương để thay thế. Ví dụ: "phụ nữ" là từ đồng nghĩa với "đàn bà", nhưng không thể dùng từ "đàn bà" thay cho từ "phụ nữ" trong cụm từ "Quốc tế Phụ nữ 8/3", vì từ "phụ nữ" được dùng với nghĩa trang trọng hơn. Ngay từ khi sinh ra, trẻ em Việt Nam đã được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là những câu hát ầu ơ của mẹ, đó là những lời gọi và nói chuyện âu yếm của cha, của ông bà, của những người họ hàng làng xóm khi họ gần gũi với chúng. Khi tập nói, tập đi, những người thân của trẻ thơ lại hướng dẫn chúng nói bằng tiếng Việt và nhận thức mọi vật xung quanh bằng tiếng Việt. Thế rồi, càng ngày trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Việt nhiều hơn, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu vào lớp Một, trẻ bắt đầu được học ghép chữ để dần hoàn thiện bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Để học sinh tiểu học có thể nắm bắt thuận lợi tất cả các môn học khác, trẻ phải học tốt môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt có một vị trí quan trọng trong chương trình Tiểu học - đây là môn học có số lượng tiết học cao nhất trong tuần. Môn Tiếng Việt ban đầu với trẻ đến cuối lớp 1 chỉ là bốn phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết; thì đến lớp 5, các em phải học đủ cả các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Vậy là ngay từ khi bắt đầu cuộc sống của mình, theo lời dạy của ông bà, cha mẹ và thầy cô giáo, trẻ em cũng đã được làm quen và dùng từ Hán - Việt trong học tập, trong cuộc sống. Muốn trẻ có thể dùng từ Hán - Việt trong giao tiếp và viết văn hay đọc hiểu được yêu cầu, nội dung các môn học khác,... các em phải hiểu đúng nghĩa của các từ ngữ Hán - Việt đó. Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Đối với các em học sinh lớp 1, những từ Hán - Việt được thầy cô cung cấp cho các em thường là những từ có trong bài tập đọc được giải nghĩa ở phần chú thích cuối bài. Đến lớp 2, lớp 3, các em đã được làm quen với phân môn Luyện từ và câu nhưng đa số vốn từ của các em được cung cấp thêm thường là những từ thuần Việt, còn từ Hán - Việt ở hai khối lớp này thường vẫn là những từ xuất hiện thêm ở những bài tập đọc hoặc ở những đoạn văn mẫu trong phân môn Chính tả, Tập làm văn. Đến lớp 4, lớp 5, vốn từ của các em đã phong phú hơn. Ngoài việc cung cấp thêm vốn từ ngữ cho học sinh, phân môn Luyện từ và câu có thêm dạng bài tập yêu cầu các em phải xếp từ theo nhóm, những nhóm này phần lớn đều là từ Hán - Việt. Vậy làm thế nào để có thể xếp từ theo nhóm thích hợp? Đó chính là câu hỏi cần phải đặt ra khi giáo viên giảng dạy phân môn này. Ngoài việc xếp từ theo nhóm, các em học sinh còn phải giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ có rất nhiều từ Hán - Việt. Các bài tập cuối cùng của bài thường là viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề vừa học. Tất cả các giáo viên đều hiểu nếu học sinh nắm được nghĩa của từ thì sẽ làm tốt các dạng bài tập nêu trên, nhưng làm thế nào để giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ Hán - Việt mà không bị nhầm lẫn? Đây chính là vấn đề mà tôi cũng như nhiều đồng nghiệp của tôi đang trăn trở khi giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4+5. 2. Thực trạng của việc nghiên cứu đề tài Những năm gần đây, tôi thường được phân công giảng dạy lớp 4 hoặc lớp 5, mỗi lần dạy đến phần bài "Mở rộng vốn từ" trong phân môn Luyện từ và câu là tôi lại gặp phải không ít khó khăn. Khó khăn ấy không gì khác đều do học sinh hiểu chưa đúng nghĩa của từ (nhất là từ Hán - Việt) nên dẫn đến khi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, xếp từ theo nhóm bị sai. Khi giáo viên yêu cầu học sinh giải nghĩa từ, học sinh lúng túng không biết giải nghĩa ra sao, những học sinh hiểu thì cũng diễn đạt còn chưa chính xác. Ví dụ: Trong bài Mở rộng vốn từ "Hữu nghị - Hợp tác" có dạng bài tập xếp từ theo hai nhóm: - Nhóm 1: Hữu (có nghĩa là bạn bè), - Nhóm 2: Hữu (có nghĩa là có). Trong bài này có từ "hữu tình" nghĩa là có sức hấp dẫn, gợi cảm, có tình cảm, nhưng học sinh lại hiểu "hữu tình" nghĩa là "bạn tình". Vậy là các em xếp từ này vào nhóm 1. Cũng trong một số tiết ôn tập thêm có mở rộng vốn từ, học sinh đa số hiểu sai nhiều từ ngữ Hán - Việt: "đại diện" hiểu là "mặt to", "đại lý" hiểu là "cửa hàng to", "nhân hậu" hiểu là "người đứng phía sau","phía sau người",... Khi giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ có trong các bài tập, học sinh cũng lúng túng không biết giải nghĩa ra sao mặc dù trong sách giáo khoa cũng có giải nghĩa một số từ khó liên quan đến thành ngữ, tục ngữ đó. Ví dụ: Trong bài Mở rộng vốn từ chủ đề "Nam hay nữ", tuần 30, bài 3 có yêu cầu sau: Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào? Em tán thành câu a hay câu b? Vì sao? a. "Trai mà chi, gái mà chi, Sinh con có nghĩa có nghì vẫn hơn." b. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. (Một trai đã là có, mười gái cũng bằng không.) c. Trai tài gái đảm. d. Trai thanh gái lịch. Theo yêu cầu của bài tập này, học sinh phải giải nghĩa đượcý nghĩa của câu tục ngữ nêu trên (phần chú thích đã giải nghĩa giúp các em từ "nghì": nghĩa, tình nghĩa; "đảm": biết gánh vác, lo toan mọi việc). Vậy là học sinh phải vận dụng vốn từ ngữ mà mình đã được học để giải nghĩa đúng ý nghĩa của câu tục ngữ nêu trên và bày tỏ ý kiến của mình, giải thích vì sao mình chọn thành ngữ, tục ngữ đó. Với vốn từ ngữ đã được học từ lớp 1 đến lớp 5, học sinh rất khó giải thích được những thành ngữ, tục ngữ này, rất nhiều em phải cần đến sự hỗ trợ của giáo viên. Ở dạng bài tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề vừa học, thường thì học sinh đã nắm được cách trình bày một đoạn văn theo chủ đề nhưng do chưa nắm rõ nghĩa của từ nên một số em dùng từ không chính xác, câu văn bị hiểu sai nghĩa và như vậy bài viết thường bị điểm thấp. Một vấn đề thực tế khó khăn nữa là học sinh còn không hiểu thêm được nghĩa các từ ngữ Hán - Việt có trong các môn học khác mà các em đang học hằng ngày: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới,... (địa lý); tiền Lê, hậu Lê,... (lịch sử); bảo quản, sử dụng,... (khoa học),... Từ thực trạng đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tìm ra những nguyên nhân sau: * Về phía giáo viên: Khi giảng dạy, tôi và đồng nghiệp trong trường thường cũng đã khai thác hết những kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa, đã có sự quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh, đã phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học, rồi không quên củng cố, nhận xét, chốt ý, khắc sâu kiến thức để học sinh ghi nhớ,... Song để học sinh luôn ghi nhớ, hiểu được đúng và nhớ được nghĩa của từ Hán - Việt không phải là việc dễ dàng, phần lớn học sinh coi đây như là việc học thêm một ngoại ngữ khác. Hơn nữa, sự nhận thức của các em lại không đồng đều, nên dẫn đến kết quả tiếp thu của các em khác nhau. Chính vì điều đó, khi làm bài tập, tỉ lệ học sinh làm bài tập đúng không cao, một số em đã nhận thức chậm thường bị điểm yếu kém. Thời gian giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 theo quy định chỉ có 2 tiết/tuần; trong khi đó, việc giải nghĩa từ giữ vai trò mở ra cánh cửa tri thức cho học sinh biết đó là "cái gì" trước khi có thể làm được các dạng bài tập có liên quan đến những từ ngữ đó. Thực tế cho thấy do không có đủ thời gian nên bản thân giáo viên không thể giúp tất cả học sinh trong lớp hiểu và giải nghĩa đúng thêm các từ Hán - Việt khác có liên quan dẫn đến tình trạng học sinh làm bài kết quả không cao. * Về phía học sinh: Thứ nhất:Do học sinh không nắm được nghĩa của từ nên khi xếp từ theo nhóm thường bị sai, không hiểu được ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ, khi viết đoạn văn ngắn theo chủ đề thường dùng từ không chính xác. Thứ hai:Do nhận thức của các em học sinh không đồng đều nên dẫn đến tình trạng một số học sinh yếu cho dù cùng được tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức giống như các bạn nhưng vẫn làm bài sai. Thứ ba:Do vốn hiểu biết về cuộc sống của các em còn hạn chế, sự giao lưu không nhiều, gần như không có học sinh nào có Từ điển tiếng Việt, Từ điển Hán Việt hay sách tham khảo riêng, bởi vậy ngoài việc tiếp thu bài trong sách giáo khoa, vốn từ của các em rất hạn hẹp. Hơn nữa, bản thân cha mẹ học sinh cũng ít hiểu biết về vốn từ Hán - Việt để có thể quan tâm, giúp đỡ các em, thậm chí còn hiểu sai trầm trọng. Vì vậy, việc giúp học sinh hiểu đúng và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt là một vấn đề vô cùng cần thiết. Thứ tư:Từ Hán - Việt là từ gốc Hán, được đọc theo âm tiếng Việt, nghĩa của từ được giải nghĩa đôi khi chỉ là nghĩa "thấp thoáng", không theo một công thức nào cả, người giáo viên không thể dùng chữ Hán mà giải thích cho học sinh đó là những chữ có cách viết khác nhau, vì thế nên các em rất dễ nhầm lẫn. Ví dụ: từ "hữu tình" đã nêu ở trên, cùng được người Việt đọc là "hữu" nên viết là "hữu", còn chữ Hán là hai chữ hoàn toàn được viết khác nhau. * Kết luận: Như vậy, sự xuất hiện của từ Hán - Việt trong kho tàng từ điển Việt Nam góp phần làm cho văn hoá Việt thêm giàu đẹp, nhưng đối với học sinh tiểu học, việc hiểu và có thể giải nghĩa đúng từ Hán - Việt đối với các em không phải là vấn đề đơn giản. Ngay cả về khái niệm: "Thế nào là từ Hán - Việt?" đối với các em cũng còn rất xa lạ. Với riêng tôi, việc giúp các em hiểu và có thể vận dùng từ Hán Việt để nói và viết đúng trong học tập cũng như trong cuộc sống là một vấn đề cần phải trăn trở, cần phải suy nghĩ. 2.1: Những thuận lợi và khó khăn Trong quá trình triển khai và nghiên cứu đề tài này, tôi cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên cũng có nhiều thuận lợi. 2.1.1: Thuận lợi - Hằng năm, nhà trường đã rất quan tâm đến công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của anh chị em giáo viên. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo các tổ khuyến khích tổ viên đăng ký thi đua, đăng ký tên SKKN để tìm tỏi, nghiên cứu. - Bản thân cá nhân tôi là người rất yêu thích học Hán ngữ, luôn luôn muốn tìm tòi, nghiên cứu cách dạy, cách học để giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. - Bản thân đã tự mua cho mình những cuốn từ điển Hán ngữ, từ điển từ Hán - Việt, từ điển tiếng Việt, sách tham khảo các loại,... nối mạng internet để tiện tìm tòi, tra cứu, nghiên cứu khi cần thiết. 2.1.2: Khó khăn Những khó khăn mà tôi gặp phải không phải là những vấn đề: thiếu tài liệu, thiếu thời gian hay thiếu kiến thức, thiếu sự hiểu biết về từ Hán - Việt mà khó khăn ở đây chính là phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh khiến các em không hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt khi làm bài tập. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp dạy của bản thân và của đồng nghiệp hiện đang làm là: Làm thế nào để học sinh có thể hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt? Liệu cứ dạy như mình và các đồng nghiệp hiện nay có được không? Nêu được thì tạo sao học sinh vẫn không hiểu và không giải nghĩa đúng? Hơn nữa các em lại không nhớ lâu? Phương pháp mà mình và đồng nghiệp đang thực hiện có hiệu quả không? ... Tôi quyết định lập kế hoạch khảo sát thử để thấy khả năng ghi nhớ, nắm kiến thức của các em để từ đó suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục. Để có được kết quả đánh giá ban đầu của học sinh trong phân môn Luyện từ và câu, tôi đã khảo sát ba lần với ba dạng bài tập khác nhau. Tôi phát hiện các em thường mắc những lỗi sau: - Xếp từ theo nhóm chưa đúng, một số em còn không biết giải nghĩa từ, một số em khác hiểu nghĩa của từ nhưng diễn đạt cũng không đầy đủ. - Với các thành ngữ, tục ngữ các em còn hiểu rất mơ hồ, một số em không tìm được các thành ngữ, tục ngữ theo chủ đề; đa số các em giải nghĩa về thành ngữ, tục ngữ đều lúng túng, không biết diễn đạt ra sao. Ví dụ: Trong bài tập 2 của bài kiểm tra, đa số các em chỉ tìm được một thành ngữ "gan vàng dạ sắt", thành ngữ còn lại "vào sinh ra tử" rất ít em tìm được. Khi giáo viên hỏi về ý nghĩa của các thành ngữ, các em hiểu còn chưa chính xác. - Khi tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ đã cho, các em thường tìm những từ thuần Việt vì đó là những từ dễ hiểu ngay, còn những từ Hán - Việt thì chỉ những học sinh khá - giỏi mới tìm ra. Ví dụ: Khi tìm từ cùng nghĩa với từ "dũng cảm", học sinh thường tìm được các từ thuần Việt: không sợ, dám làm, gan dạ... nhưng ít thấy học sinh tìm được các từ Hán - Việt: can đảm, can trường, quả cảm,... - Những đoạn văn mà các em viết theo chủ đề thường không phong phú về nội dung, các em thường không biết dùng các từ đồng nghĩa để thay thế nhằm làm cho đoạn văn sinh động, hay hơn. Vậy là đoạn văn của các em thường sơ sài về nội dung, thậm chí có em còn dùng từ chưa chính xác, ngôn ngữ trong đoạn văn "thô", gây cười cho người đọc. Ví dụ: Một học sinh viết một đoạn văn ngắn về chủ đề Du lịch đã viết như sau: "Anh ấy là một nhà thám hiểm rất không sợ trước khó khăn". - Ngoài những vướng mắc về nội dung kiến thức, tôi còn nhận thấy vì các em là những học sinh còn nhỏ tuổi, đôi khi trước những bài tập khó, các em thường nản lòng, bỏ dở, không chịu suy nghĩ. Bởi vậy, người giáo viên cần có biện pháp động viên, khích lệ sự tiến bộ của các em kịp thời. Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân, những vướng mắc mà các em mắc phải trong từng dạng bài tập cũng như những điểm vướng mắc về tâm lý, tôi đã lên kế hoạch khắc phục từng điểm khuyết cho các em trong từng giờ dạy, cũng không quên việc chú ý tích hợp mở rộng vốn từ Hán - Việt trong các môn học khác (nếu cần thiết). 2.2: Những giải pháp cũ thường thực hiện Trong SKKN "Dạy từ Hán - Việt cho học sinh tiểu học thông qua phân môn Luyện từ và câu" tôi viết năm học 2011-2012, tôi cũng đã đề cập đến vấn đề tìm biện pháp để giúp học sinh mở rộng thêm vốn từ Hán - Việt. Tuy nhiên, những giải pháp mà sáng kiến này đưa ra còn gặp nhiều hạn chế. Đó là các giải pháp sau: a. Cung cấp thêm cho học sinh nghĩa của một số yếu tố gốc Hán ngoài những nghĩa mà sách giáo khoa đã cung cấp. b. Tạo lập các từ Hán Việt dựa vào đặc điểm cấu tạo và nghĩa của các yếu tố Hán Việt. c. Khắc sâu nghĩa của từ đã được học bằng cách tạo ra các nhóm đồng nghĩa và trái nghĩa. d. Hướng dẫn học sinh sử dụng từ phù hợp để đặt câu, viết đoạn. e. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng giá trị phong cách của từ, phù hợp với văn cảnh. Những giải pháp trên mặc dù học sinh được cung cấp nhiều vốn từ Hán Việt, cũng được thực hành đặt câu, viết văn nhiều, cũng đã có nhiều em hiểu và làm bài tập đúng, viết văn hay; nhưng xem ra các em đó lại ít nhớ lâu và ít giải nghĩa đúng được, các em hầu như chỉ nhớ một cách máy móc theo kiểu "người ta dùng thế thì mình cũng dùng thế" sẽ là đúng và thực tế thật nguy hiểm ở chỗ nếu "mọi người (người lớn) không hiểu mà dùng sai thì các cũng sẽ dùng sai": cứ thấy cửa hàng to thì gọi là "đại lý"; hay "quần chúng" lại chỉ một cá nhân; hoặc "bàng quan" là xem bề ngoài (ý chỉ sự hời hợt, thiếu trách nhiệm), lại được nhiều người lớn không hiểu nên khi nói, đọc, viết là "bàng quang" - từ chỉ một bộ phận bên trong cơ thể người, bộ phận có nhiệm vụ chứa nước tiểu,... Khắc phục hạn chế của đề tài trước, đề tài này, tôi đề cập đến một biện pháp thực tế hơn, đó là "hiểu" và "giải nghĩa đúng" từ Hán - Việt. * Đưa ra kết quả đánh giá Để có thể tìm ra biện pháp thích hợp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu, ngay từ đầu năm học, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra để có được số liệu về chất lượng học tập của từng học sinh với cả hai lớp 5 (theo dạng bài tập đã nêu trên). Bài kiểm tra này đơn giản tôi cũng chỉ chọn lại một số bài tiêu biểu mà các em đã được học ở các bài mở rộng vốn từ theo chủ đề Tài năng, Dũng cảm, Du lịch - Thám hiểm trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4: Đề bài: Câu 1:Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng "tài": tài giỏi, tài nguyên, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa. a. Tài có nghĩa là "có khả năng hơn người bình thường":........................ b. Tài có nghĩa là "tiền của":..................................................................... Câu 2: Tìm từ cùng nghĩa với từ "dũng cảm". Câu 3: Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? (Ba chìm bảy nổi, vào sinh ra tử, cày sâu cuốc bẫm, gan vàng dạ sắt, nhường cơm sẻ áo, chân lấm tay bùn). Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm. Kết quả khảo sát như sau: Lớp 5B: (không hiển thị) Lớp 5A: (không hiển thị) Qua kết quả thể hiện trên bảng khảo sát, tôi nhận thấy số lượng học sinh khágiỏi không nhiều, tỉ lệ khá-giỏi không cao ở cả hai lớp, vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình, thậm chí còn có học sinh bị điểm yếu. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục chung của nhà trường không cao, chưa thực sự đạt được yêu cầu, mục tiêu của chương trình giáo dục tiểu học. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mà tôi đã áp dụng thử tại lớp 5B trường tôi. Dưới đây là những biện pháp cụ thể đó. 3. Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu: 3.1: Hướng dẫn học sinh lập Sổ tay tiếng Việt: Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập liên quan đến từ Hán - Việt trong phân môn Luyện từ và câu, học sinh phải hiểu nghĩa của từ. Với vốn kiến thức các em đã được học từ lớp 1 đến lớp 4 chưa đủ để các em có thể hiểu và làm được các phần bài tập nêu trên. Bởi vậy, từ ngữ được giải thích ở các phần chú thích cuối các bài tập đọc và các phân môn khác cũng rất quan trọng. Đó là những từ ngữ mới mà học sinh cần ghi nhớ để vận dụng làm bài tập các phân môn khác. Vì vậy, mỗi học sinh cần có một sổ tay ghi lại những từ ngữ mới cần lưu ý. Cuốn sổ tay này còn được dùng ghi lại những điều học sinh chuẩn bị bài mới ngay ở nhà trước khi đến lớp; bởi với phần "Mở rộng vốn từ" đòi hỏi học sinh phải nắm vững nghĩa của từ. Nhiều em hiểu nghĩa của từ còn chưa chính xác, tôi đều yêu cầu các em đọc trước bài mới ở nhà, tập giải nghĩa từ, tham khảo sách để nắm được nghĩa của các từ khó. Khi các em đã hiểu được nghĩa của từ trong bài học, nắm được ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ thì hoạt động lĩnh hội kiến thức mới diễn ra rất thuận lợi. Tôi còn khuyến khích các em đến thư viện nhà trường mượn sách tham khảo đọc để có thể hiểu và giải nghĩa chính xác các từ Hán - Việt và các thành ngữ, tục ngữ. 3.2: Rèn trực tiếp trong những giờ học Luyện từ và câu: Ngay từ đầu năm học, tôi đã định hướng và cùng học sinh của mình tìm ra những vướng mắc khi học phân môn Luyện từ và câu, đặc biệt là khi làm bài tập trong các bài Mở rộng vốn từ, giúp các em hiểu thế nào là từ Hán - Việt và thế nào là từ thuần Việt. Với học sinh lớp 5, khái niệm về từ Hán - Việt còn rất xa lạ; bởi vậy, giáo viên cần cung cấp khái niệm cho các em một cách đơn giản qua những câu chuyện lịch sử về "Nguồn gốc của từ Hán - Việt". Tư liệu này, người giáo viên có thể tham khảo ở sách của thư viện nhà trường hoặc vào những website trong mạng internet. Để giúp học sinh làm tốt tất cả các dạng bài tập trong các tiết học "Mở rộng vốn từ", trước hết các em phải hiểu được nghĩa của từ. Với những từ thuần Việt, nghĩa rất rõ ràng nhưng với những từ Hán - Việt thì không phải như vậy, nó chẳng khác gì việc các em phải học thêm một môn ngoại ngữ mới, có điều thứ ngoại ngữ ấy vẫn viết được bằng tiếng Việt mà thôi. Thực tế trong nhiều trường hợp đặc biệt, đôi khi giáo viên phải dùng từ Hán - Việt khác để minh hoạ, giải thích. Ví dụ: Khi học sinh hiểu "đại lý" là "cửa hàng to", giáo viên cần tìm vài từ Hán - Việt khác: "đại diện", "đại từ", "đại biểu",... để giải thích, minh hoạ. Giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của các em để đặt những câu hỏi nhằm gợi ý, dẫn đường cho các em hiểu được "đại" nghĩa là "thay", vì thế: "đại diện" nghĩa là "thay mặt", "đại từ" nghĩa là "từ thay thế cho từ khác", "đại biểu" nghĩa là "thay cho người khác", "đại lý" nghĩa là "cửa hàng bán thay",... Đồng thời, cũng cần khuyến khích học sinh Tìm thêm các từ ngữ có chứa tiếng "đại" với nghĩa là "thay",... và như vậy nếu các em tìm được đúng yêu cầu của câu hỏi, tức các em đã hiểu được nghĩa từ rồi đó. * Với dạng bài tập xếp từ theo nhóm, tôi yêu cầu học sinh phải nắm vững nghĩa của từ trước khi làm bài tập. Với những em có nhận thức chậm, tôi dành cho các em nhiều thời gian hơn so với các em khác trong tiết học, các em cần được hướng dẫn cụ thể từng bài tập. Còn với các học sinh khác, tôi thường tự tạo cho các em có cơ hội để phát huy tính tích cực của mình trong giờ học, các em có thể trình bày ý kiến của mình, sau đó tôi cùng học sinh cả lớp nhận xét, góp ý, chốt câu trả lời đúng. Sau đó, tôi cho học sinh khá-giỏi giải thích vì sao em xếp từ trong nhóm như vậy (học sinh phải nêu được nghĩa của từng từ trong nhóm). Ví dụ: Bài tập 2 trang 56 (chủ đề: Hữu nghị - Hợp tác): Xếp các từ có tiếng "hợp" cho dưới đây thành hai nhóm a và nhóm b: hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp. a. Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn). M: hợp tác. b. Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi... nào đó". M: thích hợp. Sau khi học sinh xếp được thành hai nhóm a và b, giáo viên khuyến khích học sinh lần lượt giải thích, mỗi học sinh giải thích một từ. Đồng thời, giáo viên cùng học sinh giỏi hỗ trợ học sinh yếu trong phần giải nghĩa từ. * Với những dạng bài tập về giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ, tôi yêu cầu học sinh đọc thật kỹ nội dung câu thành ngữ, tục ngữ đó, thảo luận nhóm để cùng bạn giải nghĩa chính xác nội dung. Bài tập này thường có hai dạng bài: - Dạng bài tập thứ nhất: Chọn câu giải nghĩa thích hợp với những thành ngữ, tục ngữ đã cho. - Dạng bài tập thứ hai: Yêu cầu học sinh giải nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Đây là dạng bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết rộng và nắm vững nghĩa của từ bởi đa phần từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ đều là từ Hán - Việt. * Với dạng bài tập tìm từ đồng âm, trái nghĩa, tôi khuyến khích các em tìm hết các từ theo đúng yêu cầu bài, cho điểm tối đa đối với những học sinh tìm được nhiều từ chính xác. * Với dạng bài tập viết đoạn văn ngắn, tôi cũng yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu bài, hướng dẫn học sinh viết đúng theo chủ đề, chọn và dùng từ cho chính xác, câu văn cần có sự sáng tạo, gắn với thực tế, cách trình bày bài văn theo đúng cấu trúc đã được học. Với dạng bài tập này, tôi đặc biệt lưu ý học sinh trong những văn cảnh cụ thể. Có những trường hợp các em cần dùng từ Hán - Việt mà không nên dùng từ thuần Việt để câu văn không những diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa mà còn thể hiện được sự trang trọng: Ví dụ: Hôm này là ngày quốc tế phụ nữ (từ "đàn bà" không thể thay thế cho từ "phụ nữ".) Sau khi học sinh viết đoạn văn theo chủ đề, tôi tiến hành chấm bài và nhận xét ngay trước lớp, chỉ rõ những lỗi sai của học sinh và yêu cầu các em chữa lỗi vào vở, sau đó đọc lại cho thầy giáo và các bạn cùng nghe, nhận xét, góp ý. Cuối giờ, tôi thường chọn những đoạn văn hay của học sinh khá-giỏi đọc cho các em nghe để học sinh trung bình, yếu có thể học tập. 3.3: Tổ chức các trò chơi học tập Nhằm gây hứng thú cho học sinh trong các giờ học được diễn ra thường xuyên và được áp dụng linh hoạt. Đôi khi trò chơi chính là nội dung các bài tập, chẳng hạn như thi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, thi xếp từ theo nhóm nhanh và đúng,... Cần chú ý rằng, tuy các em đã học lớp 5, nhưng việc động viên, khích lệ bằng điểm số, lời khen vẫn là rất quan trọng, cho nên thầy cô cần để ý nhiều đến việc động viên, đánh giá, cho điểm, tặng quà (nếu có điều kiện). Tuy đã lớn, là lớp anh chị, nhưng các anh chị này vẫn thích ganh đua, vẫn thích chơi hơn học. Vì vậy, dạy học nhằm vào sự ganh đua, vào trò chơi của các em luôn là một việc làm hiệu quả. 3.4: Kể chuyện vui ngôn ngữ - Tôi thường dành thời gian 5 phút cuối mỗi giờ học để khuyến khích HS sưu tầm, nghe đọc hoặc kể những câu chuyện vui về việc dùng sai chữ nghĩa trong cuộc sống rất gần gũi với các em (nhất là từ Hán - Việt). Tôi tận dụng thời gian 5 phút này rất có ý nghĩa, đó là giúp các em khỏi mệt mỏi, chán nản sau mỗi tiết học để đọc hoặc kể cho các em nghe một câu chuyện ngăn về việc dùng sai chữ nghĩa trong nhân dân: dán ngược chữ "song hỷ" trong đám cưới, treo biển "Lễ vu quy" ở nhà chú rể, chuyện một chủ cửa hàng bỏ tiền ra mua hàng bán kiếm lời nhưng vẫn gọi cửa hàng của mình là "đại lý",... Mỗi câu chuyện ngắn về một cách dùng sai của một chữ thôi nhưng đó lại là phần bài học khắc sâu nhất của các em. Tôi thấy các em đều rất thích thú, chăm chú nghe quên cả tiếng trống trường đã báo hiệu hết giờ hay chuyển tiết. Cần chú ý cân nhắc thật kỹ vì tuỳ tiết học mà vận dụng đọc hay kể câu chuyện gì hay về chữ gì, tránh ngẫu hứng hay tự do kể chuyện có khi sẽ làm các em quên ngay kiến thức vừa học trong bài trước đó. Tốt nhất là khuyến khích các em sưu tầm trong thực tế, qua sách báo, mạng internet,... những câu chuyện này để đọc và tham khảo. * Từ thực tế giảng dạy ở đối tượng học sinh lớp 5, tôi nhận thấy rằng: - Muốn học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt, thầy cô giáo phải là người đồng hành cùng học sinh, cùng sách giáo khoa để giúp học sinh nắm chắc được vốn từ cơ bản. Yêu cầu học sinh phải có Sổ tay tiếng Việt để ghi lại những từ Hán - Việt và nghĩa của từ qua từng bài học, ghi lại những câu thành ngữ, tục ngữ khó nhớ về nghĩa. Vận động cha mẹ học sinh mua thêm sách tham khảo cho con em mình (nếu có điều kiện). Những tài liệu như Từ điển tiếng Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất có ích cho thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh trong việc giúp học sinh và con em mình hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. Đây là điều kiện tiên quyết giúp giáo viên thực hiện thành công đề tài này. - Sau mỗi bài tập, giáo viên đều phải rút kinh nghiệm cho từng học sinh, giúp học sinh tự nhận ra lỗi sai và sửa ngay vào vở bài tập. - Đối với các em học sinh yếu, nếu có thời gian, giáo viên cần phụ đạo thêm kiến thức cho các em, luôn có mặt để động viên, khen thưởng kịp thời, giúp đỡ các em không có điều kiện mua sách, tài liệu tham khảo bằng cách cho các em mượn sách để học, hoặc khuyến khích các em trong lớp có tài liệu cho mượn,... 4. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Sau một thời gian áp dụng thử nghiệm tại lớp 5B, tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt với các dạng bài tập khác nhau ở cả hai lớp để so sánh, đối chứng. Đề bài của phân môn Luyện từ và câu (phần mở rộng vốn từ) như sau: Đề bài: Câu 1: Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng "công": công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lý, công nghiệp, công chúng, công minh. a. Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung". b. Công có nghĩa là "không thiên vị". c. Công có nghĩa là "thợ, khéo tay". Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ "công dân". Câu 3: Tìm những thành ngữ nói về quan hệ gia đình. Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài: Bảo vệ môi trường. Câu 5: Tìm những câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta cần phải biết nhớ ơn người khác. Kết quả học sinh đạt được như sau: Lớp 5B: (không hiển thị) Lớp 5A: (không hiển thị) Sau khi chấm bài học sinh, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 5B đều đã nắm được yêu cầu cơ bản của bài. Các em học sinh tỏ ra tiến bộ rõ rệt: xếp từ theo nhóm rất chính xác, tìm được khá đầy đủ các từ đồng nghĩa, một số học sinh khágiỏi tìm đúng và đủ các từ đồng nghĩa theo yêu cầu. Với bài tập đòi hỏi các em tìm thành ngữ, các em cũng làm tương đối tốt. Đoạn văn ngắn về đề tài Bảo vệ môi trường được toàn thể các em nắm vững yêu cầu, rất nhiều em viết đoạn văn dùng từ hay, có sáng tạo, đoạn văn giàu hình ảnh. Những câu tục ngữ các em tìm được theo yêu cầu của bài tập 5 cũng rất chính xác. Không còn một em nào dưới điểm trung bình, tỉ lệ học sinh khá-giỏi của lớp 5B cũng cao hơn tỉ lệ học sinh khá-giỏi của lớp 5A. Những kết quả thu được sau những tháng ngày vận dụng thử nghiệm "Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5" của mình cũng làm tôi cảm thấy say mê hơn với cái nghề dạy học của mình. Có lẽ lòng yêu nghề, yêu văn hoá Việt, yêu ngôn ngữ Hán - Việt và cả các em học sinh nữa chính là những động lực giúp tôi luôn cố gắng học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm, tích luỹ thêm kiến thức để có thể trở thành một giáo viên được các em tin yêu, quý trọng. 5. Khả năng áp dụng của SKKN Qua việc áp dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể thấy rõ ràng rằng: - Sáng kiến đã được áp dụng thử nghiệm tại lớp 5B của nhà trường. Nội dung giảng dạy là các bài luyện từ và câu có mở rộng vốn từ Hán - Việt trong môn Tiếng Việt lớp 5. Sau khi áp dụng và khảo sát nhận thấy, tỉ lệ học sinh khá-giỏi của lớp 5B còn cao hơn tỉ lệ học sinh khá-giỏi của lớp 5A, đó là minh chứng. - Sáng kiến kinh nghiệm này nếu được áp dụng vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5, dạng bài Mở rộng vốn từ theo chủ đề, đặc biệt là từ Hán Việt sẽ đạt được kết quả cao. - Sáng kiến này sẽ tiếp tục được áp dụng vào giảng dạy trong những năm học tiếp theo trong và ngoài nhà trường để có thêm minh chứng khẳng định tính khả thi của đề tài. 6. Hiệu quả của sáng kiến - Khắc phục được những nhược điểm mà các giải pháp trước đã đề ra, đó là giáo viên đã có thêm những biện pháp mới nhằm giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt. - Đồng thời, khắc phục được tình trạng học sinh không hiểu nghĩa từ Hán Việt và giải nghĩa sai từ Hán - Việt. - Một số biện pháp nêu ra trong sáng kiến chính là những phương pháp dạy học tích cực, hướng tới người học, tạo được sự gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò (mục 3.4:) PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Khẳng định kết quả mà sáng kiến này mang lại. Áp dụng "Một số biện pháp giúp học sinh hiểu và giải nghĩa đúng từ Hán - Việt để làm bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5" là vấn đề rất cần thiết cho tất cả các khối lớp chứ không riêng gì khối lớp 5. Trong các phân môn của môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh bước đầu rèn kỹ năng viết văn để có thể từ đó học tốt phân môn Tập làm văn - phân môn đỉnh cao của việc học tập tiếng Việt ở tiểu học. Khi viết kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Kinh nghiệm được hoàn thành với sự ủng hộ, giúp đỡ của các đồng chí đồng nghiệp và các em học sinh lớp 5B trường tôi. Tôi cũng có tham khảo ý kiến của nhiều đồng chí đồng nghiệp khác trong huyện, trong tỉnh để sáng kiến này được được hoàn thiện. Vì vậy, sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho các đồng chí giáo viên. Tuy nhiên, sáng kiến này chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ, một vài biện pháp nhỏ của riêng cá nhân tôi nên chắc sẽ không tránh khỏi hạn chế. Tôi rất mong sẽ tiếp tục được đón nhận sự góp ý của đông đảo các đồng chí bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn vào nhứng năm tiếp theo. 2. Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến việc áp dụng và phổ biến sáng kiến. Qua thực tế áp dụng sáng kiến này, tôi có một số kiến nghị đề xuất sau: 2.1: Với Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan