Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Sang kien kinh nghiem mon tap lam van 5...

Tài liệu Sang kien kinh nghiem mon tap lam van 5

.DOC
22
347
125

Mô tả:

A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: M ôn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt trong môn tập làm văn: mỡ rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh. Văn miêu tả, quan sát đối tượng tìm lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận… góp phần phát tiển năng lực phân tích, tổng hợp, phân loại học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa… khi miêu tả. Có nhiều quan niệm về miêu tả, để đi đến thống nhất một quan điểm chung là điều không phải dễ dàng. Sau đây tôi xin trích dẫn một số định nghĩa về miêu tả như sau: Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa : “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người” [25, 628]. Tác giả Phillippe Hamon viết: “Miêu tả là một thao tác tư duy rộng mở, theo thao tác này thay vì nêu một cách đơn giản một sự vật, một đối tượng nào đó, người viết làm cho nó trở nên nhìn thấy được bằng sự trình bày sinh động, linh hoạt các đặc tính và những hoàn cảnh thú vị đáng chú ý nhất của sự vật đó” {dẫn theo[23, 21]} Nhà văn Phạm Hổ trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” cho rằng: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc… nhưng đó mới chỉ là 5 miêu tả bên ngoài. Còn sự miêu ta bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trang vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ” [22, 9]. Từ sự tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà văn tôi hiểu miêu tả như sau: Miêu tả là nêu lên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động, như thật khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi, sờ mó được. Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người và thiên nhiên đất nước, có cơ hội bọc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới. Q ua quá trình tìm tòi, học hỏi tôi nắm được: các bài tập làm văn lớp 5 thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài tập đọc. Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, viết đoạn văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo chủ điểm đang học. Để làm được một bài tập văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả bốn kỹ năng nghe,nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó hoàn thiện và nâng cao dần. Đi vào đề tài: “Quy trình lập dàn ý miêu tả đạt hiệu quả cho học sinh lớp 5 Tiểu học”. Qua đây tôi xin nêu lên những phương pháp, biện pháp tiến hành trên cơ sở các phương pháp đặc trưng của phân môn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Qua bài tiểu luận này tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nho nhỏ của bản thân trong năm học 2006-2007 mà tôi đã áp dụng có hiệu quả (học sinh lớp 5/2), húng thú tiếp thu kiến thức ở học sinh là một quá trình nghiên cứu, áp dụng bước đầu thành công. Cụ thể bài: “Luyện tập tả cảnh”. II. Mục đích-Nhiệm vụ của đề tài: 6 1. Mục đích: Phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh. Nâng cao hiệu quả của việc dạy văn miêu tả: - Phân môn tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kỹ năng biết về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. - Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết) nhờ vây mà tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. - Bồi dưỡng vun đắp tình yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam. 2. Nhiệm vụ: - Sản phẩm của phân môn tập làm văn là các bài văn nói hoặc viết theo các kiểu bài do chương trình qui định. Để sản sinh các bài văn này, học sinh pải có thêm nhiều kỹ năng khác ngoài các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Viết, kỹ năng dùng từ đặt câu. - Đó là các kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. - Ở tiểu học phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật, … tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển. - Thông qua việc dạy tập làm văn các em thấy được vẻ đẹp của buổi bình minh, một cây phương ra hoa, một con mèo mướp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thương con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển. Như vậy dạy Tập làm vaăn có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Để đạt được mục đích đó, đề tài đặt ra cho mình giải quyết các nhiệm vụ. 7 + Cơ sở lý luận và thực tiển của việc dạy Tập làm văn ở tiểu học (chương trình mới). + Điều chỉnh nội dung và phưong pháp dạy học. + Thực nghiệm dạy học tìm hiểu phân môn dạy Tập làm văn lớp 5. Bài: Luyện tập tả cảnh. III. Phương pháp nghiên cứu: 1. Để hoàn chỉnh đề tài này tôi đã nghiên cứu tài liệu: * Phương pháp dạy học tiếng Việt của PGS-TS Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. * Tài liệu bồi dưỡng chương trình và sách giáo khoa lớp 5 (mới) * Chuyên đề bồi dưỡng Văn-Tiếng Việt lớp 5 của Nguyễn Thị Kim Dung-TP. HCM. * Thơ với lời Bình dành cho học sinh tiểu học của NXB GD. * Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả của Nguyễn Trí. * Những bài văn chọn lọc lớp 5 của NXB GD. * Luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Thủy lớp B-K50. Từ nhjững kiến thức quý báu, những kinh nghiệm sông động của các tác giả trên đã giúp tôi học được nhiều nội dung kiến thức tuyết với rất có ích cho công tác giảng dạy. 2. Dự giờ rút kinh nghiệm: Học hỏi từ kinh nghiệm của đồng nghiệp trong giảng dạy tại trường, sinh hoạt cụm, trong các tạp chí, sách báo có liên quan mà đặc biệt là kinh nghiệm day học của bản thân được thể hiện trong từng tiết dạy, ngày dạy và từng năm dạy. Qua đó tôi sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình và rút kinh nghiệm cho tiết dạy. Khắc phục những điểm chưa tốt trong giảng dạy nói chung và trong phân môn Tập làm văn nói riêng. Thực tế tôi đã dạy bài: Luyện tập tả cảnh tại lớp 5/2 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, TX. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương vào ngày 26 tháng 10 năm 2006. B. Phần nội dung 8 Chương một: Cơ sở lý luận và thực tiển của việc dạy Tập làm văn ở tiểu học Chương trình mới 175 tuần dành cho 5 lớp tiểu học. Ở lớp 4, 5, Tập làm văn cũng được học 35 tuần, mỗi tuần 2 tiết. + Tập làm văn ở lớp 5 thường gắn với các chủ điểm của môn tập đọc. Tập một gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần, tập hai gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần. + Dạy bài mới và ôn tập: * 31 tuần học bài mới. * 4 tuần ôn tập và kiểm tra định kỳ (tuần 10, tuần 18, tuần 28, tuần 35). + Cấu trúc chương trình Tập làm văn: Loại văn miêu tả: * Tả cảnh: 14 tiết. HKI-Cả năm 14 tiết. * Tả người: 8 tiết. HKI-HKII 4 tiết. * Các loại văn bản khác: 36 tiết. + Các kỹ năng làm văn: Việc sản sinh ra một văn bản thường có 4 giai đoạn: * Giai đoạn định hướng: - Nhận diện đặc điểm loại văn bản. - Phân tích đề bài, xác định yêu cầu. * Giai đoạn lập chương trình: - Xác định dàn ý bài văn đã cho. - Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. * Giai đoạn thực hioện hóa chương trình: - Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn). - Liên kết các đoạn thành bài văn. 9 * Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành. + Viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người theo nội dung chương trình quy định. *** Chương hai: Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy Môn Tập làm văn lớp 5 bài “Luyện tập tả cảnh” S ong song với phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn, qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi có kinh nghiệm truyền đạt đến học sinh với những con đường có sáng tạo, có chọn lọc, … hầu đem lại hiệu quả tốt nhất. Qua quá trình giảng dạy bộ môn này nhiều năm, đặc biệt trong năm áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động hóa học sinh vào trong một giớ học lập dàn ý miêu tả. Đặc trưng của miêu tả, gồm bốn bước sau: - Bước một: Tính cụ thể sinh động. Tính cụ thể sinh động không chỉ là đặc trưng mà còn là mục đích của miêu tả. So sánh hai đoạn văn sau đây để hiểu rỏ hơn. Đoạn thứ nhất trích trong “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên: “Bọ Ngựa là bọ màu xanh, biết bay bụng to và có 2 càng giống như hai lưỡi hái, sông trên cây, ăn sâu bọ” [25, 70]. Đoạn văn thứ hai trích trong tác phẩm: “ Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, trang 78: “Người ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thường thôi, nhưng chưa hiểu sao anh làm ra lối quan trong đến thế, anh cứ nhắt chân từng bước cao đầu gối kiểu bước chân ngỗng, cách thức rất ta đây kẻ giở hách dịch, Cái khắc cổ vươn ra. Cái mặt ngắn cũn nhưng cái cằm vuông bạnh lún. Con mắt đu đưa tưởng 10 như ai xung quanh chỉ còn có việc thán phục nhìn anh ta. Hai sợi râu óng ả, mấp máy phất lên phất xuống. Hai lưỡi bên mạng sườn, lưỡi có răn cưa, luôn luôn có vào trước ngực, ra lối ta đây con nhà võ, đi đứng thế vỏ, lúc nào cũng giữ miếng”. Cả hai đoạn văn trên cùng nói về một con vật: con Bọ Ngựa. Nhưng ở đoạn văn thứ nhất người ta chỉ nêu một số đặc điểm có tính chất sinh học, những đặc điểm đó cụ thể, chính xác nhưng khô khan, không có cảm xúc, hay nói cách khác không có tính sinh động. Ở đoạn văn thứ hai, tác giả cũng đi vào tả đặc điểm của Bọ Ngựa, nhưng bằng việc sử dung các phương tiện ngôn ngữ (các tính từ: ngắn cũn, bạnh lún, óng ả,…), biện pháp nhân hóa, tác giả đã dựng lên một hình ảnh con Bọ Ngựa thật sinh động cụ thể, hấp dẫn và thú vị bởi nó mang những nét tính cách của con người. Như vậy ở đoạn văn thứ hai mới chính là đoạn văn miêu tả, đoạn văn thứ nhất chỉ có tính khoa học, không có tính nghệ thuật. - Bước hai: Tính sáng tạo. Phillippe Hamon cho rằng: “Năng lực miêu ta là một năng lực đặc biệt phản ánh niềm mê sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó có những lối vẽ và những quan niệm riêng. Bức vẽ đó phải tác động vào đọc giả” (dẫn theo [11, 11]). Cũng có khi cùng miêu tả về một sự vật hiện tượng, nhưng mỗi nhà văn lại có những cách thức miêu tả khác nhau: Cùng miêu tả về trăng, nhưng nhà thơ Êxênhin (Nhà thơ Nga thế kỷ XX) lại có những gì rất thân thuộc, mộc mạc nhưng cũng hết sức thú vị: “Mặt trăng đã ló qua mái rạ / Giống như con chó nhỏ yêu thương” ; với Hàn Mặc Tử, “trăng” lại gắn với hình ảnh mang tính nhục thể: “Trăng nằm sóng sỏai trên cành liểu / Đợi gió đông về lã lơi…” ; trong “Mảnh trăng cuối rừng”, Nguyễn Minh Châu miêu ta “trăng” với nét vẽ tinh tế, trong sáng và hết sức lãng mạn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc…” . - Bước ba: Tính chân thực 11 Miêu tả tất nhiên đòi hỏi phải có tính cụ thể, sinh động , tính sáng tạo, nhưng cũng rất cần tính chân thực. Miêu tả dù có sáng tạo đến bao nhiêu đi chăng nữa nhưng không được xa rồi bản chất của đối tượng miêu tả. Văn miêu ta của Tô Hoài là một ví dụ tiêu biểu, bằng con mắt quan sát tỉ mỉ, khả năng bao quát sự vật, hiện tượng, tác giả đã dựng nên một thế giới loài vật sông động và hết sức chân thực: “Chuồn Chuồn chúa lúc nào cũng dữ dội, hùng hổ nhưng kỳ thực trong kỷ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoát, Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong trong bộ quần áo đỏ chót giữ ngày hè chói lọi… Chuồn Chuồn Tư có đôi cánh kép vàng điểm đen…(Dế Mèn phiêu lưu kí). - Bước bốn: Tính hấp dẫn, truyền cảm. Đặt trưng này thực ra là hệ qua của tính cụ thể, sinh động, chân thực và sáng tạo trong miêu tả. Nó đòi hỏi người viết dù có miêu tả đối tượng nào ở góc độ nào cũng phải tạo được sự hấp dẫn, truyền cảm đối với người đọc. Muốn vây, khi miêu tả, các em phải thổi vào đó hơi thở của cảm xúc, biến đổi miêu ta trở nên có hồn, nếu không nó đơn thuần chỉ là những dòng chữ khô khan, lạnh lùng, không để lại ấn tượng gì cho đọc giả. Nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” với nét vẽ tài hoa tinh tế của mình đã biến dòng sông Đà vô tri thành một sinh thể sống, có linh hồn, sống động. Người đọc không thể nào quên hình ảnh dong Đà giang đẹp mê hồn như thế nào: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân… Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bục bội gì mỗi độ thu về” Chỉ bằng mấy nét phát thảo dòng sông Đà đã hiện lên thật cụ thể, sinh động, bằng cách so sánh tài tình, sáng tạo, tác giả đã giới thiệu cho người đọc thấy vẽ đẹp của sông Đà giang giống như mái tóc dài mềm mại buông xuống của người thiếu nữ, nhà văn còn miêu tả được sự thay đổi về màu sắc của sông theo mùa: mùa xuân thì sông “xanh ngọc bích”, mùa thu thì “lừ lừ chín đỏ như da mặt người 12 bầm đi vì rượu bữa”. Thật là một bức tranh hài hòa về đường nét và màu sắc, rất giàu cảm xúc, khơi gợi và mở rộng khả năng liên tưởng của người đọc. S au khi đã qua nhưng bước trên, trong tưởng tương của các em đã phát họa được chân dung của sự vật hiện tượng miêu tả. Một trong nhưng chứng tỏ điều này là các em đã nhớ được nhiều chi tiết, hình ảnh, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, thổi hồn vào sự vật, hiện tượng một cách sống động gần gũi… để các em thể hiện bản thân mình một cách thoải mái, không gò bó và đầy tính sáng tạo. Giáo án môn tập làm văn Bài dạy: Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: 1. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. 2. Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh (thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặt sắc của cảnh, cảm xúc của người tả đối với cảnh). II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên chuẩn bị: - VCD cảnh đẹp ở địa phương sông Bạch Đằng, công viên, cánh đồng lúa ở Mỹ Hảo, vòng xoáy ngã sáu, … (các cảnh trên đều được quay ở Thị xã TDM-Tỉnh Bình Bương). - Thời lượng : 3-4 phút. - Bút dạ và 3 bảng phụ đểhọcsinh lập dàn ý – trình bày trước lớp. - Bảng phụ ghi: Dàn bài văn tả cảnh. Học sinh: sưu tầm tranh ảnh đẹp của đất nước, của địa phương. III. Các hoạt động dạy học: 13 Giáo viên 1. Hoạt động 1: Khởi động. Học sinh Hát đầu giờ. 2. Hoạt động 2: A.Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh sông nước (đã viết 2 tiết TLV trước về nhà viết lại hoàn chỉnh). B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của cả lớp-quan sát cảnh đẹp ở địa phương, ghi lại những điều quan sát được. Học sinh giới thiệu tranh cảnh sưu tầm ở địa phương (hoặc tranh cảnh đẹp của đất nước). Trong tiết học hôm nay trên cơ sở những kết quả quan sát đã có, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương, sau đó tập chuyển một phần trong dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh. 2. Hướng dẫn luyện tập: Giáo viên cho học sinh xem băng hình về cảnh đẹp ở địa phương. Học sinh xem băng hình. Thời lượng: 3 phút. Học sinh phát biểu. Các em vừa xem cảnh đẹp gì? - GV hỏi: Em chọn cảnh nào để Học sinh phát biểu. Bài 1: Lập dàn ý miêu tả cảnh Một học sinh đọc yêu cầu bài. miêu tả? đẹp ở địa phương em. 14 Giáo viên treo bảng phụ ghi: bài văn tả cảnh thường ba phần: Một học sinh đọc cấu tạo bài văn tả cảnh. a. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả. b. Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoạt sự thay đổi theo thờ gian. c. Kết bài: Nêu nhận xét hoặt cảm nghĩ của người viết. Ba học sinh làm bảng phụ để treo lên Giáo viên đưa cho học sinh ba bảng sửa bài học sinh khác làm vào vở tấm bảng phụ + bút dạ. nháp. Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh (nếu cần thiết). Giáo viên treo bảng phụ trên bảng lớp (cảnh đồng lúa). Vài học sinh phát biểu. Em có nhận xét gì về bài làm của bạn? (Mỡ bài,Thân bài, Kết bài)… Em thích nhất chi tiết nào? ví dụ: một gió nhẹ thổi qua, làm gợn lên những lớp sóng đuổi nhau chạy mãi về phía xa. Em có cần bổ sung hay cần sửa chi tiết nào? Giáo viên chấm điểm - nhận xét. Học sinh phát biểu. Giáo viên treo bảng phụ trên bảng lớp (cảnh công viên). Em có nhận xét gì về bài làm của bạn? (Mỡ bài,Thân bài, Kết bài)… Em thích nhất chi tiết nào? Em có cần bổ sung hay cần sửa chi tiết nào? 15 Giáo viên chấm điểm - nhận xét. Giáo viên treo bảng phụ trên bảng lớp (cảnh sông Sài Gòn-bến Bạch Đằng-TDM). Em có nhận xét gì về bài làm Học sinh phát biểu. của bạn? (Mỡ bài,Thân bài, Kết bài)… Em thích nhất chi tiết nào? Em có cần bổ sung hay cần sửa chi tiết nào? Giáo viên chấm điểm - nhận xét. Các em đã có những ý tưởng, những bước phát thảo về cảnh đẹp để chuyển những ý tưởng, những bước phát thảo thành đoạn văn. Chúng ta cùng làm bài tập 2 Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết Hai học sinh đọc nối tiếp. một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. Gọi học sinh đọc gợi ý (SGK trang 81). Học sinh 1 đọc gợi ý 1. Học sinh 2 đọc gợi ý 2. Ba học sinh làm bảng phụ để sữa bài. Học sinh còn lại làm vào vở. Giáo viên phát cho ba học sinh ba bảng phụ + bút dạ. Giáo viên nhắc học sinh: + Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. 16 + Mỗi đoạn có câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. + Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động. + Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc Học sinh viết đoạn văn. của người viết. Một số học sinh nối tiếp nhau đọc Giáo viên treo bảng phụ (cánh đồng đoạn văn. lúa) Nhận xét đoạn văn miêu tả cánh đồng Học sinh 1 phát biểu. lúa chín. Câu mở đầu có nêu ý bao trùm cả đoạn Học sinh 2 phát biểu. không? Đoạn văn có hình ảnh không? Học sinh 3 phát biểu. (Giáo viên có sửa chữa) Giáo viên nhận xét chấm điểm. Học sinh 1 phát biểu. Treo bảng phụ (Cảnh công viên) Nhận xét đoạn văn miêu tả cánh công Học sinh 2 phát biểu. viên. Đoạn văn có hình ảnh không? Học sinh 3 phát biểu. Hãy tìm câu kết đoạn của bạn Vài học sinh đọc đoạn văn. 17 (Giáo viên có sửa chữa) Giáo viên nhận xét chấm điểm. Treo bảng phụ (Sông Bạch Đằng). Học sinh phát biểu. Đoạn văn có hình ảnh không? Đoạn văn của bạn có đủ ba phần không? Vài học sinh đọc đoạn văn. (Nếu còn thời gian giáo viên cho 1 số học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn). Giáo viên nhận xét chấm điểm. 3. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học,khen ngợi những học sinh có tiến bộ,những học sinh lập dàn ý tốt, viết được những đoạn văn hay. Dặn học sinh viết đoạn văn chưa hoàn thành để cô kiểm tra trong tiết tập làm văn sau. 18 Chương ba: Thực nghiệm dạy học I. Mô tả tiết dạy Giáo viên A. Kiểm tra bài cũ: Học sinh: - Học sinh đọc lại đoạn văn tả cảnh Ba học sinh (Sang, Hải, Thiện) đọc đoạn sông nước. - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. văn đã viết lại hoàn chỉnh ở nhà. Học sinh nhận xét. B. Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh. Giáo viên cho học sinh xem đoạn video (Bấm Ctrl +Click vào đây để xem) Bài 1: Dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. - Cảnh đồng lúa (của bạn Hồng Hạnh). Một học sinh đọc yêu cầu bài một. Học sinh làm việc cá nhân 19 Em có nhận xét gì về bài làm của bạn? (Mở bài,Thân bài, Kết bài)… - HS 1: Bài làm của bạn gồm đủ 3 phần. Em thích nhất chi tiết nào? - Tiến bước chân xào xạc làm rung động những bông lúa trĩu hạt ngã đầu vào nhau như những cố gái đang chuyện trò-Ái My. Em có cần bổ sung hay cần sửa Học sinh phát biểu. chi tiết nào? Giáo viên chấm điểm - nhận xét. Treo bảng phụ (Cảnh công viên) Nhận xét đoạn văn miêu tả cảnh công viên. Đoạn văn có hình ảnh không? 20 Hãy tìm câu kết đoạn của bạn (Giáo viên có sửa chửa) Giáo viên nhận xét chấm điểm. Treo bảng phụ (Sông Bạch Đằng). Đoạn văn có hình ảnh không? Đoạn văn của bạn có đủ ba phần Học sinh phát biểu. không? - Trưa. có vài đàm cá lên đớp bóng - Ngắm cánh đồng lúa chưa chín thật đẹp. - Nguyên Xuân. Một chi tiết khác. Học sinh phát biểu. Đặt câu văn có tính sáng tạo. + Ngắm cánh đồng lúa xanh mơn mởn Giáo viên nhận xét. thật đẹp.- Hà Vy. + Ngắm cánh đồng lúa như khoát lên 21 Hay ở một chi tiết khác. mình chiếc áo xanh mơn mởn.- Ngọc + Sửa câu văn hay hơn bằng cách sửa từ. Quỳnh. * Từ gần nghĩa: + Ngắm cánh đồng lúa xanh đang thì con Giáo viên giải thích: gái. - Hồng Hạnh. Cả hai từ bát ngát và mênh mông đều là - Những đám lục bình xanh đang trôi trên từ gần nghĩa. Nhưng trong câu này ta nên mặt nước. dùng từ “bát ngát” vì nó đã nêu lên được Học hinh phát biểu: sự tươi tốt của cây lúa và của cả cánh + Những đám lục bình xanh xanh đang đồng rộng lớn. Nếu dùng từ “mênh nhún nhảy cùng dòng nước mát. – Trang mông” thì nó chỉ có tính chất là nói cánh Thy. đồng, khu đất rộng chứ chưa nêu được vẽ + Những đám lục bình xanh đang thì thầm tươi tốt, màu mỡ của cánh đồng. cùng dòng nước mát. – Phúc Huy. + Sửa những câu văn để có thêm hình ảnh - Buổi trưa, thủy triều xuống có những sinh động. đàn cá nhảy lên đớp mồi. – Hoàng Dũng. Giáo viên giải thích: lúa đang thì con gái. Học sinh phát biểu: Giáo viên khen ngợi học sinh phát biêu Buổi trưa, thủy triều xuống, có những đàn câu văn hay có hình ảnh so sánh, nhân cá ngoi lên đớp bóng. – Hoàng Trinh. hóa. - Ở quê em có một cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. – Thành Nam. Học sinh phát biểu: - Ở quên em có một cánh đồng lúa bát ngát. – Thanh Hương. Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em. Gọi học sinh đọc gợi ý (SGK trang 81). Giáo viên phát cho ba học sinh ba 22 bảng phụ + bút dạ. Giáo viên nhắc học sinh: + Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. + Mỗi đoạn có câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. + Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho hình ảnh thêm sinh động. + Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc của người viết. Giáo viên treo bảng phụ (cảnh đồng lúa) Học sinh phát biểu. - Em có nhận xét gì về đoạn văn bạn Học sinh phát biểu. vừa viết? - Đoạn văn của bạn có đầy đủ ba phần không? - Em hãy nêu câu kết đoạn? Học sinh nêu: Cánh đồng lúa quê em đẹp tuyệt vời. 23 Giáo viên sửa một câu trong phần thân đoạn: - Một cơn gió nhẹ thổi qua, làm gợn - Một cơn gió nhẹ thổi qua, làm gơn lên những nếp sóng chạy mãi về phía lên những nếp sóng đuổi nhau chạy mãi chân trời. về phía xa. * Một số câu văn minh họa: sửa lại cho câu văn gọn hơn. - Giáo viên tuyên dương học sinh phát biểu hay. - Cánh đồng lúa trải dài một màu mạ non bao la làm bầu trời lúc này thêm xanh hơn – Nguyên Xuân. - Học sinh phát biểu. Cánh đồng lúa trải dài, trải dài mộ màu mạ non hòa lẫn vào màu bầu trời – Thanh Tùng. Giáo viên treo bảng phụ - Cảnh công viên. - Em có nhận xét gì về đoạn văn bạn vừa viết? - Học sinh phát biểu. - Đoạn văn của bạn có đầy đủ ba phần không? - Em thích chi tiết nào tong phần thân đoan. 24
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan