Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 5 Sách đạo đức lớp 5 bản word...

Tài liệu Sách đạo đức lớp 5 bản word

.DOC
60
506
107

Mô tả:

Sách đạo đức lớp 5 bản word
Bài 1 EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tuần 1, 2) Mục tiêu 1. Em biết được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5. 2. Xác định được giá trị của học sinh lớp 5. Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5. - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo do lớp, trường, địa phương tổ chức. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Hoàng Diệu (Hà nội) đón các em học sinh lớp 1 trong ngày khai giảng. 1 1. Quan sát và trả lời - Quan sát xem tranh vẽ gì ? - Em suy nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ? - Theo em, học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác trong trường ? - Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5 ? Báo cáo với thầy, cô giáo kết quả thảo luận. 2 2. Em là học sinh lớp 5 Đánh dấu x vào trước những hành động, việc làm mà học sinh lớp 5 cần phải có. a. Thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. b. Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp. c. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức. d. Nhường nhịn, giúp đỡ các em học sinh nhỏ. đ . Buộc các nhỏ phải làm theo mọi ý muốn của mình. e. Gương mẫu về mọi mặt cho các em học sinh lớp dưới noi theo. Đối chiếu bài làm của mình với bạn. 3. Chơi trò chơi phóng viên Các em thay phiên nhau đóng vai phóng viên ( báo thiếu niên Tiền phong ) để phỏng vấn các bạn khác về một số nội dung. Ví dụ: - Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì? - Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5? - Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình "Rèn luyện đội viên"? - Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5? - Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5? - Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề Trường em. -..... - Đại diện nhóm thể hiện trò chơi phóng viên trước lớp. - Các nhóm trao đổi, bổ sung. - Trả lời câu hỏi: + Học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác trong trường? + Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5 ? Đọc kĩ nội dung sau: Năm nay em đã lên lớp 5, lớp lớn nhất trường. Em rất vui và tự hào. Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đánh là học sinh lớp 5. 3 ***** B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Làm bài tập Hãy quan sát và ghi vào chỗ chấm dưới mỗi tranh những việc mà các bạn học sinh lớp 5 trong tranh đang thực hiện. Tranh 1: ................................ ............................................. Tranh 2: ............................... ............................................ Tranh 3: ............................... ............................................. Tranh 4: .................................. ............................................... Đối chiếu bài làm với bạn 4 2. Xử lí tình huống Hãy nêu cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống dưới đây: Tình huống a) Em nhìn thấy một học sinh lớp dưới vứt rác ra sân trường. b) Em thấy mấy học sinh lớp dưới đánh nhau. c) Trên đường đi học, em thấy một em bé bị ngã. Cách ứng xử a) ........................................................... ............................................................... b) ........................................................... ............................................................... c) ........................................................... ............................................................... Báo cáo với thầy, cô giáo kết quả thảo luận của nhóm. 3. Kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu. - Em hãy kể về các học sinh lớp 5 gương mẫu ( trong lớp, trong trường hoặc trong sách, báo, trên truyền hình,...) - Em học tập được điều gì từ các tấm gương đó ? - Đại diện hai nhóm kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu. - Thảo luận về những điều có thể học tập từ những tấm gương đó. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cùng với người thân lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học. - Tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng để xứng đáng là học sinh lớp 5 Thầy / cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Bài 2 5 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( Tuần 3, 4 ) Mục tiêu 1. Em biết mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Bước đầu biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa. 2. Biết bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân, biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Bức tranh vẽ hình ảnh gì? - Nghe thầy, cô hoặc bạn đọc truyện: “Chuyện của bạn Đức”. CHUYỆN CỦA BẠN ĐỨC Nhá nhem tối, Hợp và Đức mới đi đá bóng về. Đến lối rẽ vào ngõ nhà mình, Hợp ném quả bóng cho Đức: "Cậu cầm lấy bóng nhé!". Thuận chân, Đức liền sút một cú cực mạnh về phía Hợp, miệng nói: "Cậu cứ giữ lấy!". Bỗng một tiếng "bốp", rồi tiếng kêu thất thanh "Ối giời ôi!..." và tiếng đổ vỡ loảng xoảng... 6 Đức định thần nhìn lại, thì ra quả bóng trúng vào một bà đang gánh hàng từ trong ngõ đi ra. Hợp đã ù té chạy mất hút. Đức nép vào bụi tre đầu ngõ, hồi hộp nghe ngóng. Cậu ta càng hoảng hơn khi nhận ra người bị trúng bóng là bà doan bán quán ở gốc cây đa đầu làng. Đức chưa biết xử lý ra sao thì thấy có mấy người đi đến hỏi han, nhặt giúp những thứ bị rơi và đưa bà doan về nhà... Trong bữa cơm tối, Đức định kể với bố mẹ về chuyện đã xảy ra, nhưng rồi lại ngập ngừng... Suốt bữa ăn, nó nhai và nuốt chẳng thấy ngon gì cả! Tối hôm đó, Đức đi ngủ sớm mà đầu óc cứ suy nghĩ hoài. Cậu ta hiểu rằng không được trốn tránh trách nhiệm về việc đã gây ra với bà doan, nhưng chưa biết sẽ giải quyết ra sao. 2. Phân tích truyện “Chuyện của bạn Đức” a) Đọc truyện - Đọc nối tiếp theo đoạn và tóm tắt nội dung truyện. b) Thảo luận theo các câu hỏi sau: + Đức đã gây ra chuyện gì ? + Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào ? + Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao ? Báo cáo kết quả thảo luận với thầy, cô giáo. 3. Những việc làm có trách nhiệm - Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm ? a) Trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận. b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn. c) Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ. d) Khi làm điều gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi. đ) Việc nào làm tốt thì nhận do công của mình, việc nào hỏng thì đổ lỗi cho người khác. e) Chỉ hứa nhưng không làm. g) Không làm theo những việc xấu. Báo cáo kết quả thảo luận với thầy, cô giáo. 7 Ghi Đ, S vào trước mỗi ý kiến sau a. Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai. b. Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm. c. Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm. d. Chuyện không hay xảy ra đã lâu rồi thì không cần phải xin lỗi. e Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếu trách nhiệm và có lỗi. Đối chiếu bài làm với bạn Trả lời câu hỏi và đọc kĩ nội dung sau - Em hãy nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm ? - Theo em, người sống có trách nhiệm là người như thế nào ? Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình. ***** B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Xử lý tình huống Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau ? a) Em mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách. b) Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được. c) Em được phân công phụ trách nhóm năm bạn trang trí cho buổi Đại hội Chi đội của lớp, nhưng chỉ có bốn bạn đến tham gia chuẩn bị. d) Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về sớm nấu cơm. Nhưng mải vui, em về muộn. 8 - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp (có thể dưới hình thức đóng vai) - Cả lớp trao đổi bổ sung. 2. Những việc làm có trách nhiệm của em - Mỗi em nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm: + Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì ? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ? - Trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình. Ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng với người thân đánh giá về những việc làm của minh từ đầu năm học tới nay. Thầy / cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Bài 3 CÓ CHÍ THÌ NÊN 9 ( Tuần 5, 6 ) Mục tiêu 1. Em biết được trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, nhưng nếu có ý chí, quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. 2. Biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống. - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình ; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tới trường - Bức tranh trên đây vẽ cảnh gì ? - Nghe thầy, cô hoặc bạn đọc Thông tin. 10 Trần Bảo Đồng sinh ra và lớn lên ở thành phố Plây ku, tỉnh Gia Lai. Nhà Đồng nghèo, đông anh em, cha lại hay đau ốm nên càng khó khăn. Hằng ngày, ngoài giờ đi học, Đồng còn phải giúp mẹ đi bán bánh mì. Đồng không chỉ biết sử dụng thời gian hợp lý mà còn có phương pháp học tập tốt. Nhờ đó, suốt 12 năm học, Đồng luôn là học sinh giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào Trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa. Khi được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình, Đồng gọi điện về nhà, nghẹn ngào nói: "Ba mẹ đã cho con niềm tin và ý chí phấn đấu trong mọi hoàn cảnh. Giờ đây, con phải học thật giỏi để sau này có thể đỡ đần mẹ, chăm sóc ba cùng các em và để đền đáp sự chăm lo, giúp đỡ mà mọi người đã dành cho con". Theo BÍCH THANH (Báo Thanh niên, số 286, ngày 14/10/2005) - Đọc thông tin trên. - Trả lời câu hỏi sau: 1. Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? 2. Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? 3. Em học tập được những gì từ tấm gương đó? Báo cáo kết quả thảo luận với thầy, cô giáo. 3. Bày tỏ thái độ 3. Bày tỏ thái độ - Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người có ý chí? a) Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay, phải dùng chân để viết mà vẫn học giỏi. b) Dù phải trèo đèo, lội suối, vượt đường xa để đến trường nhưng Mai vẫn đi học đều. c) Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ học. d) Chữ bạn Hiếu rất xấu nhưng sau hai năm kiên trì rèn luyện, nay Hiếu viết vừa đẹp, vừa nhanh. Báo cáo kết quả thảo luận với thầy, cô giáo. 11 - Em có nhận xét gì về những ý kiến dưới đây ? a) Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì. b) "Có công mài sắt, có ngày nên kim". (Tục ngữ) c) Chỉ con nhà nghèo mới cần có chí vượt khó, còn con nhà giàu thì không cần. d) Con trai mới cần có chí. đ) Kiên trì sửa chữa bằng được một khiếm khuyết của bản thân (như nói ngọng, nói lắp,...) cũng là người có chí. Báo cáo kết quả thảo luận với thầy, cô giáo. Đọc kĩ nội dung sau: Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp khó khăn, nhưng nếu có niềm tin và cố gắng vượt qua thì có thể thành công. Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên. HỒ CHÍ MINH B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Làm bài tập sau: - Đánh dấu x vào ô trước ý em cho là đúng. a. Chỉ những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí. b. Nếu biết cố gắng, quyết tâm trong học tập thì sẽ đạt được kết quả cao. c. Con trai thì có chí hơn con gái. d. Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì ? đ Có công mài sắt, có ngày nên kim. . e. Kiên trì sửa chữa bằng được một khiếm khuyết của bản thân ( như nói ngọng, nói lắp,... ) cũng là người có chí. Đổi bài cho bạn đề so sánh kết quả bài làm. 12 2. Kể chuyện về những tấm gương tiêu biểu Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương "Có chí thì nên" mà em biết qua sách báo hoặc ở lớp, ở trường Gợi ý: - Các tấm gương có thể vượt qua khó khăn của bản thân như sức khỏe yếu, bị khuyết tật; khó khăn về gia đình như nhà nghèo, sống thiếu sự chăm sóc của cha hoặc me; Các khó khăn khác như đường đi học xa, thiên tai lũ lụt,... - Cách khắc phục những khó khăn đó như thế nào ? - Đạt kết quả ra sao ? - Đại diện nhóm kể chuyện trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét đánh giá và chọn ra nhóm kể chuyện hấp dẫn nhất. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG . Trong cuộc sống và trong học tập của em có những thuận lợi, khó khăn gì? Hãy cùng với người thân lập kế hoạch để vượt qua những khó khăn đó theo mẫu sau: Số thứ tự ........1.......... ........2.......... ........3.......... Khó khăn Những biện pháp khắc phục .......................................... .......................................... .......................................... ............................................................ ............................................................ ............................................................ Thầy / cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Bài 4 13 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tuần 7, 8) Mục tiêu Em biết: 1. Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người phải nhớ ơn tổ tiên. - Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. 2. Biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Đọc truyện: THĂM MỘ Cuối năm, sáng sớm trời rất lạnh. Bố đi ra sau nhà lấy chiếc xẻng nhỏ, cầm thẻ hương ở bàn thờ nhà trên, rồi bảo Việt: - Sắp Tết rồi, năm nay con đi với bố ra thăm mộ ông nội nhé ! Ra khỏi làng, hai cha con rẽ vào con đường nhỏ dẫn lên sườn đồi. Mộ ông nằm ở góc xa, ngay dưới hàng mộ các cụ tổ, nhìn xuống chân đồi, nơi những thủa ruộng trải ra xanh màu mạ mói. Việt chăm chú nhổ sạch đám cây dại trên khu mộ. Bố mang xẻng ra những vạt cỏ phía xa, lựa xắn từng vầng cỏ đem về đắp lên mộ, rồi kính cẩn thắp hương trên mộ ông và cả những ngôi mộ xung quanh. Bố kể, giọng trầm xuống: 14 - Nhà mình ngày xưa nghèo lắm con ạ ! Các cụ tổ đã cùng bà con khai phá, tạo lập làng từ lúc nơi này còn hoang vắng. Đến đời ông nội con vẫn phải đi cày thuê, gặt mướn cho những người nhiều ruộng để lấy công. Dù nghèo khó nhưng các cụ vẫn luôn gắng giũ nề nếp nhà ta: cần cù làm lụng, ngay thẳng chân tình với bà con xóm giềng và dành dụm cho con cháu được học hành. Bố kéo Việt vào lòng, vừa xoa đầu cậu vừa nói> - Ông nội con thường bảo: “Không học sao thành người”. Bố cũng chỉ mong con cố gắng học hành để nên người. Lác đác đã thấy có người làng ra thăm mộ tổ tiên. Gió đưa mùi hương thơm thoảng nhẹ khắp nghĩa trang. Về đến nhà, thấy mẹ đang dọn dẹp dưới bếp, Việt chạy ngay đến bên, thì thầm: - Mẹ ơi, để con lau dọn bàn thờ giúp mẹ nhé ! Theo NGUYỄN THĂNG LONG 2. Quan sát và trả lời các câu hỏi sau: - Quan sát xem tranh vẽ gì ? - Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ? - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ? - Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ? + Trao đổi trong nhóm để cùng đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi trên? + Thống nhất trong nhóm từng câu trả lời. + Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm với giáo viên. 3. Biết ơn tổ tiên: Những việc làm nào dưới đây thể hiện lòng biết ơn tổ tiên? a) Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành con người có ích cho gia đình và quê hương, đất nước. b) Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên, ông bà vào ngày Tết thanh minh. c) Không coi trọng các kỉ vật của gia đình và dòng họ. d) Dù đi đâu xa vào mỗi dịp giỗ, Tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng. e) Ở nhà khi làm lễ giỗ tổ tiên, làm to linh đình, mời càng đông người càng tốt. e) Giữ gìn nề nếp tốt của gia đình. + Trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất chọn những ý đúng + Học sinh trình bày kết quả thảo luận với giáo viên 15 + Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm với giáo viên. + Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? Vì sao? Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình. + Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn tổ tiên ? Đọc kĩ nội dung sau: Mỗi người phải biết ơn tổ tiên và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Con người có tổ, có tông Như cây có cội, như sông có nguồn Ca dao ***** B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Liên hệ bản thân: a) Tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. b) Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó? c) Chia sẻ với các bạn các câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề “Biết ơn tổ tiên” - Học sinh trình bày trước lớp 2. Bài tập: Hãy đánh dấu (x) vào ô trống trước ý em cho là đúng: a) Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở: Hà Nội Phú Thọ Thành phố Hồ Chí Minh b) Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày: Mồng 10 tháng 3 âm lịch Mồng 1 Tết Rằm trung thu c) Việc nhân dân ta tiến hành lễ Giỗ Tổ Hùng vương hàng năm đã thể hiện điều gì? Thể hiện tinh thần yêu nước, biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Cả hai ý trên đầu đúng. 16 Hãy chọn một trong các từ ngũ (giữ gìn, biết ơn, truyền thống, tổ tiên) đẻ điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp: Mọi người đều có ......................... cội nguồn của mình. Chúng ta cần phải ................ tổ tiên và ................................. phát huy ...................... tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Sưu tầm tranh ảnh, bài báo viết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - Tích cực học tập, rèn luyện phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Thầy / cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. Bài 5 TÌNH BẠN (Tuần 9, 10) Mục tiêu Em biết : 1. Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi khó khăn hoạn nạn. Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. 2. Biết phê phán CƠ giá những quan niệm sai trái, những hành vi ứng A. HOẠT ĐỘNG đánhBẢN xử không phù hợp với bạn bè. - Vận dụng nội dung bài học để làm tốt các bài tập theo yêu cầu A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 17 Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn. - Bài hát nói lên điều gì? - Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? - Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không, em biết được điều đó từ đâu? Kết luận: Trong học tập, lao động, vui chơi hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè. 1. Truyện: ĐÔI BẠN Đôi bạn đang cùng nhau đi trong rừng, bỗng trước mắt họ xuất hiện một con gấu. Một người lập tức bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp. Còn người kia đứng lại. Sực nhớ ra rằng loài gấu thường không đụng đến xác chết bao giờ, anh liền ngã lăn ra đất giả vờ chết. Con gấu tiến lại gần. Anh ta nín thở. Gấu chỉ ngửi vào mặt anh rồi bỏ đi. Khi gấu đã đi khỏi, anh bạn nấp trên cây liền tụt xuống và hỏi: 18 - Gấu nó ghé vào tai cậu nói gì đấy? Anh kia liền đáp : - Gấu nói với tớ rằng : “Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nguy để chạy thoát thân là người không tốt”. Theo LÉP TÔN- XTÔI 1. Tìm hiểu câu chuyện: Trao đổi trong nhóm: + Câu chuyện gồm có những nhân vật nào? + Hai bạn đang đi đâu? Có chuyện gì xảy ra? + Thái độ và hành động của mỗi người ra sao? + Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia? - Trao đổi trong nhóm để cùng đưa ra câu trả lời cho từng câu hỏi trên? - Thống nhất trong nhóm từng câu trả lời. - Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm với giáo viên. - Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm với giáo viên. + Em có suy nghĩ gì về hành động bỏ bạn đẻ chạy thoát thân của nhân vật trong truyện? + Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế? Kết luận: Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập, thương yêu nhau giúp bạn vượt qua khó khăn hoạn nạn. 2. Trò chơi “Sắm vai”: + Dựa vào câu chuyện, hãy đóng vai các nhân vật trong chuyện để thể hiện được tình cảm đẹp của đôi bạn. - Các nhóm thể hiện trước lớp. 3. Lựa chọn cách ứng xử: 19 - Nếu thấy bạn làm việc sai trái em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao? a. Mặc bạn, không quan tâm. b. Tán thưởng việc làm của bạn. c. Bắt chước bạn. d. Bao che cho bạn. e. Khuyên ngăn bạn. h. Mách thầy giáo, cô giáo. i. Không chơi với bạn nữa. + Học sinh chia sẻ trước lớp. Đọc kĩ nội dung sau: Bạn bè cần phải đoàn kết,yêu thương, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn. Có như vậy tình bạn mới thêm thân thiết, gắn bó. Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau. ***** B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Xử lí tình huống: * Tình huống 1: Hôm nay các bạn học sinh lớp 5A không thấy bạn An đi học. Giờ sinh hoạt lớp cô giáo buồn rầu báo tin: - Như các em đã biết, bố bạn An lớp ta là bộ đội ở đảo Trường Sa. Mẹ bạn lại vừa bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn hiện nay rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp đỡ bạn An vượt qua khó khăn này? Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ An? * Tình huống 2: Mây là một học sinh dân tộc mới chuyển đến lớp 5C, dáng người nhỏ bé, quần áo bạn mặc không giống với các bạn khác trong lớp, lại nói tiếng địa phương nghe rất lạ. Vì vậy Mây thường bị một số bạn nam trong lớp trêu chọc, bình phẩm về trang phục... khiến Mây buồn bã và mặc cảm. Nếu là học sinh trong lớp 5C em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn? + Trao đổi trong nhóm để cùng đưa ra cách xử lí tốt nhất. + Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm với giáo viên. 2. Bày tỏ thái độ: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan