Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn toán...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn toán

.PDF
101
2
128

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Mã số: 8 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC BÍCH THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận “Rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần Ngọc Bích. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Học viên Nguyễn Thu Trang i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô TRẦN NGỌC BÍCH - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên khóa luận không tránh khỏi thiếu xót và hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Học viên Nguyễn Thu Trang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 8. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 4 9. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 5 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6 1.2. Kỹ năng và kỹ năng tính toán. ...................................................................... 7 1.2.1. Kỹ năng ...................................................................................................... 7 1.2.2. Kỹ năng tính toán ...................................................................................... 8 1.3. Những điểm mới trong Chương trình môn toán lớp 2 Chương trình GD phổ thông 2018 .................................................................................................... 9 1.3.1. Nội dung và yêu cầu cần đạt của môn Toán lớp 2 .................................... 9 1.3.2. Những điểm mới trong môn Toán lớp 2.................................................. 14 iii 1.4. Hệ thống các bài tập rèn kĩ năng tính toán cho HS trong SGK Toán 2 ..... 16 1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học ............................................................... 21 1.6. Thực trạng rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh trong dạy học môn Toán hiện nay ở trường tiểu học........................................................................ 25 1.6.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 25 1.6.2. Đối tượng khảo sát................................................................................... 26 1.6.3. Nội dung khảo sát .................................................................................... 26 1.6.4. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 26 1.6.5. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 26 1.6.6. Kết luận về thực trạng rèn luyện kỹ năng tính toán trong dạy học môn Toán lớp 2 ở trường Tiểu học hiện nay ............................................................. 34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 35 Chương 2. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN ..................................................... 36 2.1. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện biện pháp ............................................ 36 2.1.1. Đảm bảo tính vừa sức .............................................................................. 36 2.1.2. Đảm bảo tính khoa học ............................................................................ 36 2.1.3. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 37 2.2. Rèn kĩ năng tính toán cho HS lớp 2 trong DH môn Toán .......................... 37 2.2.1. Rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán .............. 37 2.2.2. Rèn kĩ năng tính viết cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán ................. 42 2.2.3. Rèn kĩ năng tính toán trong thực hành giải quyết vấn đề thực tiễn......... 51 2.2.4. Rèn kĩ năng tính toán trong tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm ......... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 63 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 64 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 64 3.2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm .......................................................... 64 3.2.1. Thời gian thực nghiệm sư phạm .............................................................. 64 3.2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................. 64 iv 3.3. Quy trình thực nghiệm ................................................................................ 65 3.3.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 65 3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm .................................................................... 65 3.3.3. Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm .................................... 66 3.3.4. Một tiết dạy minh hoạ.............................................................................. 67 3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 67 3.4.1. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng .................................. 67 3.4.2. Kết quả định tính ..................................................................................... 71 3.5. Kết luận quá trình thực nghiệm sư phạm ................................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 79 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ...................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh HSTH : Học sinh Tiểu học NXB : Nhà xuất bản vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Đánh giá của GV về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS ............................................................................. 27 Bảng 1.2. Đánh giá mức độ rèn kỹ năng tính toán của HS ............................ 29 Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm ........................................ 68 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm ........................................... 69 Bảng 3.3. Kết quả số liệu thống kê ................................................................. 70 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phần trăm kết quả kiểm tra trước thực nghiệm lớp 2D và lớp 2C .................................................................................... 68 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ phần trăm kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm lớp 2D và lớp 2C .................................................................................... 69 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là đối tượng giáo dục. Nhà trường có trách nhiệm cung cấp cho các em những hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản để có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất, tư duy, trí tuệ. Bên cạnh đó, giáo dục luôn là vấn đề thời sự và là vấn đề được xã hội quan tâm. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển mạnh thì vấn đề giáo dục càng được bàn luận nhiều. Trong đó vấn đề rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh trong dạy học môn Toán đang được đề cập và nghiên cứu rất sâu. Hội nhập với sự phát triển giáo dục toàn cầu, giáo dục toán ở Việt Nam đang hướng đến đổi mới mục tiêu dạy và học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Một chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm ngay sau Đại hội lần thứ XI (năm 2011), nhất là khi Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/01/2013 của hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và dào tạo [1]. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó” [6]. Vì vậy chúng ta phải xây dựng một chương trình giáo dục định hướng rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong đó rèn luyện kỹ năng tính toán là trọng tâm trong dạy học môn Toán ở cấp tiểu học. 1 Trong dạy học môn Toán ở Tiểu học, tính toán là một chức năng quan trọng không thể thiếu trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu toán học. Những năm gần đây có rất nhiều đổi mới trong giáo dục nhưng chưa thực sự hiệu quả. Theo Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Vinh Hiển có nói: “Điểm yếu của phần lớn giáo viên phổ thông hiện nay là thói quen với phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức lý thuyết một chiều dẫn đến việc học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc, ít khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống [3].” Trong khi đó HS lại phụ thuộc vào người thầy mà không tích cực chủ động trong học tập. Đối với dạy học Toán 2 nói chung, dạy học phép tính nói riêng, GV chỉ hướng dẫn các em nắm được cách tính và thực hiện phép tính mà chưa quan tâm đến việc các em có kỹ năng để thực hiện kiến thức đó hay không. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán” để nghiên cứu thực trạng kỹ năng tính toán của HS lớp 2 hiện nay và đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng, kỹ năng tính toán để đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh trong dạy học môn Toán, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng dạy học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán. - Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được một số biện pháp sư phạm rèn kỹ năng tính nhẩm, tính viết cho HS lớp 2 thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường Tiểu học. 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận về kỹ năng, kỹ năng tính toán. - Nghiên cứu về nội dung, chương trình môn Toán ở tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng. - Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học - Nghiên cứu việc thực trạng rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh tiểu học hiện nay ở trường tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 qua dạy học môn Toán. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm xem xét tính khả thi và hiệu quả của biện pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 qua dạy học môn Toán. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, tổng hợp,… để nghiên cứu lý luận về kỹ năng, kỹ năng tính toán, nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học; nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình môn Toán lớp 2. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn để làm rõ thực trạng và kiểm nghiệm hiệu quả khoa học của đề tài: - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý trường Tiểu học nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực tính toán cho học sinh lớp 2 qua dạy học môn Toán và ý kiến đánh giá quá trình tác động của thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu phiếu học tập, vở bài tập của HS để tìm hiểu thực trạng năng lực tính toán của học sinh trong học tập môn Toán hiện nay, sản phẩm hoạt động của GV và HS trong quá trình thực nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 3 - Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu sự thay đổi của một vài cá nhân HS trong quá trình thực nghiệm nhằm góp phần khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 7.3. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu sau khi điều tra thực trạng, số liệu của quá trình thực nghiệm sư phạm. 8. Đóng góp của luận văn - Đã tìm hiểu được thực trạng rèn luyện kỹ năng tính toán trong dạy học môn Toán lớp 2 ở trường Tiểu học hiện nay - Luận văn đã đề xuất được 4 biện pháp rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Toán Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Vấn đề tính toán và kỹ năng tính toán của HS luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm. Lịch sử của kỹ năng tính toán bắt nguồn từ sớm nhất là vào những năm 1950 nhưng hầu hết các ý tưởng đều có trước đó rất lâu. Thực tế ở mọi quốc gia trên thế giới khi giáo dục đào tạo cho người người dạy không chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho người học mà họ còn quan tâm đến việc rèn luyện cho người học một số kỹ năng làm việc một cách thành thạo. Đó chính là kỹ năng làm việc của mỗi con người. Việc nghiên cứu kỹ năng xuất phát từ hai quan điểm trái ngược nhau đó là: - Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở tâm lý học hành vi, nghiên cứu hành vi, kỹ năng của động vật từ đó suy ra kỹ năng, hành vi của con người. Đại diện là các nhà tâm lý học như: J.B. Oatsơn (1878 - 1958) ; B.F. Skinnơ (1904 - 1990). - Nghiên cứu kỹ năng trên cơ sở hoạt động mà đại diện là các nhà tâm lý học Liên Xô. Nói về lịch sử nghiên cứu kỹ năng của các nhà tâm lý học, các nhà giáo dục học Xô Viết chúng ta thấy có hai hướng chính như sau: + Hướng thứ nhất: Nghiên cứu kỹ năng ở mức độ khái quát, đại cương. Các tác giả đi sâu nghiên cứu bản chất khái niệm kỹ năng, các quy luật hình thành và mối liên hệ giữa kỹ năng, kỹ xảo. Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác giả: A.V. Pêtrôvxki và M.G. Jarosevxki [19]. + Hướng thứ hai: Nghiên cứu kỹ năng ở các mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn: Trong lĩnh vực lao động công nghiệp có các tác giả: V.V. Tsebuseva (1973); K.K. Platônôv (1977). Họ nghiên cứu kỹ năng trong mối quan hệ giữa con người với công cụ, máy móc và phương tiện lao động [21]. 5 Mặc dù các nhà khoa học đưa ra các hướng nghiên cứu khác nhau nhưng những quan điểm đó bổ sung cho nhau chứ không trái ngược nhau. Hay như một số công trình nghiên cứu của các tác giả người Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã nghiên cứu về năng lực sư phạm của GV: + Tác giả X.I. Kixegov (1976) đã nêu ra hơn 100 kỹ năng, trong đó có 50 kỹ năng cơ bản cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của GV trong công trình nghiên cứu “Hình thành các kỹ năng kỹ xảo sư phạm trong điều kiện Giáo dục đại học” [18]. + “Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên” của Gônobolin đã xác định năng lực sư phạm và việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu sư phạm cần có của GV [12]. Nói chung, trên thế giới vấn đề rèn kỹ năng cho con người đã có từ rất sớm và ngày càng được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. 1.1.2. Ở Việt Nam Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS Tiểu học là việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng đối với GV. Kỹ năng làm việc, học tập của HS có hiệu quả cao hay không là nhờ vào sự nhiệt huyết, năng lực giảng dạy của mỗi GV. Dạy học môn Toán không những cung cấp kiến thức cơ bản làm cơ sở nền tảng để HS học ở các cấp học cao hơn mà còn hình thành cho HS các kỹ năng thực hành tính toán, đo lường và giải các bài toán liên quan đến thực tế trong đời sống. Vì thế môn Toán ở cấp tiểu học có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Thông qua việc dạy học Toán, GV giúp HS bước đầu phát triển năng lực tư duy logic, khả năng suy luận, phát triển cách diễn đạt đúng, phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản. Việc rèn kỹ năng tính toán được xem là bước rất cần thiết, có tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển tư duy toán học cho HS góp phần hình thành năng lực sáng tạo cho các em. Điều này không chỉ giúp HS làm được 6 nhanh các bài toán trong chương trình mà qua đó còn rèn được khả năng tư duy, suy luận để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Với sự phong phú về các dạng toán, bài toán và mỗi dạng lại có nhiều cách thực hiện khác nhau thì việc lựa chọn để có cách giải phù hợp với nhận thức, trình độ của các em nhằm rèn được kỹ năng tính toán là vấn đề chúng tôi hết sức quan tâm. Vì vậy chúng tôi muốn tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng tính toán cho HS lớp 2 nhằm mang lại kết quả cao trong việc đào tạo chất lượng giáo dục nhà trường. Trong quá trình tìm kiếm các giáo trình, tài liệu in ấn tôi thấy tuy đã có một số tác giả đã đề cập đến việc rèn kỹ năng cho HS Tiểu học nhưng nội dung nghiên cứu còn sơ sài chưa thực sự hữu ích cho GV và HS và cũng chưa có nghiên cứu nào nêu cụ thể các biện pháp cũng như các ví dụ minh hoạ cho việc rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS Tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng. Như vậy, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về việc rèn kỹ năng tính toán cho HS lớp 2 theo một quy trình. Chính vì thế mà chúng tôi nghĩ rằng cần phải tìm hiểu sâu về kỹ năng tính toán cho HS và đưa ra được quy trình rèn luyện kỹ năng tính toán cho HS lớp 2 trong dạy học môn Toán. 1.2. Kỹ năng và kỹ năng tính toán 1.2.1. Kỹ năng Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về nó. Theo tác giả Hoàng Phê (CB - 2008) thì kỹ năng được định nghĩa là một vấn đề phức tạp và được các nhà nghiên cứu bàn luận khá nhiều. Kỹ năng là tri thức trong hành động, là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong lĩnh vực nào đó vào thực tế” [20; tr644]. Kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở những kiến thức có được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra phù hợp với mục tiêu và điều kiện cho phép. 7 Theo tác giả Đặng Thành Hưng, kỹ năng là “một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [17; tr25-28] Trong quá trình nghiên cứu đối với tôi kỹ năng thể hiện khả năng thực hiện một hoạt động có kết quả với thời gian tương ứng trong điều kiện xác định. Tri thức là nền tảng của kỹ năng và bất cứ một hoạt động nào cũng có những mục đích nhất định. Quá trình con người tiến hành hành động là quá trình con người tiến hành thực hiện một hệ thống thao tác theo một trật tự đã đặt ra. Và để hành động có kết quả, con người phải có những tri thức cần thiết về mục đích của hành động, về cách thức hành động đi đến kết quả, những điều kiện cần thiết để triển khai cách thức hành động đó. Nhưng chỉ có tri thức cần thiết thì chưa đủ, con người phải biết vận dụng tri thức đó để thực hiện hành động có kết quả. Chỉ khi nào con người hành động có kết quả thì lúc đó con người mới được gọi là có kỹ năng về hành động đó. Như vậy, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp,…) để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Nói đến kỹ năng là nói đến cách thức thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt được mục đích đã định. Kỹ năng chính là kiến thức khi hành động. 1.2.2. Kỹ năng tính toán Dạy học sẽ không đạt kết quả nếu học sinh chỉ biết học thuộc lòng khái niệm, định nghĩa, mà không biết vận dụng hay vận dụng không thành thạo vào việc giải bài tập. Có thể nói, bài tập toán chính là “mảnh đất” để rèn luyện kỹ năng tính toán. Do đó, để rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh, giáo viên cần tăng cường hoạt động giải toán (đây cũng chính là hoạt động chủ yếu khi dạy toán). Tính toán là tiến hành một hệ thống hành động có mục đích do đó chủ thể tính toán cần phải nắm vững các tri thức về hành động, thực hiện hành động theo các yêu cầu cụ thể của tri thức đó, biết hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau. Vì vậy tôi quan niệm kỹ năng tính toán là: 8 “Kỹ năng tính toán chính là khả năng con người vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp,…) đã học để tính toán. Sử dụng các công thức, thủ thuật và trình tự thực hiện các bước để giải toán.” 1.3. Những điểm mới trong Chương trình môn toán lớp 2 Chương trình GD phổ thông 2018 1.3.1. Nội dung và yêu cầu cần đạt của môn Toán lớp 2 Nội dung Yêu cầu cần đạt SỐ VÀ PHÉP TÍNH Số tự nhiên Số tự nhiên Số và cấu tạo thập phân của một số - Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 1000. - Nhận biết được số tròn trăm. - Nhận biết được số liền trước, số liền sau của một số. - Thực hiện được việc viết số thành tổng của trăm, chục, đơn vị. - Nhận biết được tia số và viết được số thích hợp trên tia số. So sánh các số - Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 1000. - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). - Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 1000). Ước lượng số đồ vật Làm quen với việc ước lượng số đồ vật theo các nhóm 1 chục. 9 Các phép tính Phép cộng, với số tự nhiên phép trừ - Nhận biết được các thành phần của phép cộng, phép trừ. - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ, có nhớ không quá một lượt) các số trong phạm vi 1000. - Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải). Phép nhân, phép chia - Nhận biết được ý nghĩa của phép nhân, phép chia. - Nhận biết được các thành phần của phép nhân, phép chia. - Vận dụng được bảng nhân 2 và bảng nhân 5 trong thực hành tính. - Vận dụng được bảng chia 2 và bảng chia 5 trong thực hành tính. Tính nhẩm - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20. - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000. Thực hành giải quyết vấn - Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) thông qua tranh đề liên quan ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. đến các phép - Giải quyết được một số vấn đề gắn với tính đã học việc giải các bài toán có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính (ví dụ: bài toán về thêm, bớt một số đơn vị; bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị). 10 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Hình học trực quan Hình phẳng và Quan sát, nhận - Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, đường hình khối biết, mô tả hình cong, đường thẳng, đường gấp khúc, ba dạng của một điểm thẳng hàng thông qua hình ảnh trực số hình phẳng quan. và hình khối đơn giản - Nhận dạng được hình tứ giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. - Nhận dạng được khối trụ, khối cầu thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. Thực hành đo, - Thực hiện được việc vẽ đoạn thẳng có độ vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn dài cho trước. - Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, với một số hình ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử phẳng và hình dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật khối đã học thật. - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình phẳng và hình khối đã học. Đo lường Đo lường Biểu tượng - Nhận biết được về “nặng hơn”, “nhẹ hơn”. về đại lượng - Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: kg và đơn vị đo (ki-lô-gam); đọc và viết được số đo khối đại lượng lượng trong phạm vi 1000kg. - Nhận biết được đơn vị đo dung tích: l (lít); đọc và viết được số đo dung tích trong phạm vi 1000 lít. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất