Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học nội dung “động v...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học nội dung “động vật và đời sống con người” chương trình sinh học lớp 7, trung học cơ sở

.PDF
67
1
148

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG“ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI” CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 7, TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ VŨ THẢO NGUYÊN Đà Nẵng, 2022 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG“ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI” CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 7, TRUNG HỌC CƠ SỞ Ngành: Sư phạm Sinh học Khóa: 2018-2022 Sinh viên: Lê Vũ Thảo Nguyên Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hải Yến Đà Nẵng, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả nghiên cứu của tác giả và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đây. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì quy định nào về đạo đức khoa học. Lê Vũ Thảo Nguyên LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân sâu sắc đến Cô ThS Nguyễn Thị Hải Yến, Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô trong khoa Sinh- Môi trường và phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm- Đai học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đang giảng dạy tại các trường THCS thành phố Đà Nẵng và các em học sinh tại các trường thực nghiệm đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện một số nội dung liên quan đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2022 Lê Vũ Thảo Nguyên ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................2 4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2 4.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 4.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ...................................................................3 4.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................................3 4.4.3. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................................3 4.4.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia ........................................................3 4.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................................3 CHƯƠNG I: ................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH ........................................................................................5 1.1. Tình hình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng .........................5 iii 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới....................................................................................5 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................................6 1.2.Đánh giá đồng đẳng ..............................................................................................7 1.2.1.Khái niệm ...........................................................................................................7 1.2.2. Ưu, nhược điểm của đánh giá đồng đẳng..........................................................7 1.2.3.Vai trò của đánh giá đồng đẳng .........................................................................8 1.2.4.Hình thức thực hiện đánh giá đồng đẳng trong dạy học ....................................8 1.2.5. Phản hồi trong đánh giá đồng đẳng ...................................................................9 1.2.5.1. Khái niệm phản hồi trong đánh giá đồng đẳng ..............................................9 1.2.5.2. Phân loại phản hồi trong đánh giá đồng đẳng: ...............................................9 1.2.5.3. Quy trình tạo ra thông tin phản hồi trong đánh giá đồng đẳng ....................10 1.2.6. Kỹ năng đánh giá đồng đẳng...........................................................................10 1.2.6.1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng đánh giá đồng đẳng ....................................10 1.2.6.2. Cấu trúc kỹ năng đánh giá đồng đẳng ..........................................................11 1.2.6.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng ........................................13 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý và học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở .................15 1.4. Thực trạng sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học ở trường trung học cơ sở ............................................................................................................................................16 1.4.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................16 1.4.2.. Nội dung khảo sát...........................................................................................16 1.4.2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng .....................................................................17 1.4.2.3.1. Đối với học sinh ........................................................................................17 1.4.2.3.2. Đối với giáo viên .......................................................................................17 CHƯƠNG II: .............................................................................................................21 QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............21 2.1. Quy trình sử dụng đánh giá đồng đẳng trong dạy học sinh học 7 .....................21 iv 2.1.1. Ví dụ về tổ chức quy trình đánh giá đồng đẳng trong quá trình dạy học........23 2.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng trong trong dạy học nội dung “Động vật và đời sống con người”, chương trình Sinh học 7............................................24 2.2.1. Biện pháp 1. Sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng .............24 2.2.1.1. Bài tập 1 .......................................................................................................24 2.2.1.2. Bài tập 2 .......................................................................................................28 2.2.1.3. Bài tập 3 .......................................................................................................29 2.2.1.4. Bài tập 4 .......................................................................................................33 2.2.1.5. Bài tập 5 .......................................................................................................36 2.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức cho HS thực hiện đánh giá đồng đẳng tại nhà bằng công cụ Padlet .............................................................................................................................38 2.3. Xây dựng rubric đo lường mức độ đạt được kỹ năng đánh giá đồng đẳng........38 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................40 3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................40 3.2. Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................40 3.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm.................................................................40 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ...........................................................................40 3.4.1. Kết quả trước thực nghiệm..............................................................................40 3.4.1. Kết quả sau thực nghiệm .................................................................................42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................44 1. Kết luận .................................................................................................................44 2. Kiến nghị ...............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................45 PHỤ LỤC ..................................................................................................................47 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội dung viết tắt 1 QTDH Quá trình dạy học 2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 ĐGĐĐ Đánh giá đổng đẳng 6 THCS Trung học cơ sở 7 SGK Sách giáo khoa 8 TN Thực nghiệm 9 TNSP Thực nghiệm sư phạm 10 ĐG Đánh giá 11 KTĐG Kiểm tra đánh giá vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Cấu trúc kỹ năng đánh giá đồng đẳng ...............................................................11 Bảng 1.2. Biểu hiện của các kỹ năng thành phần trong cấu trúc năng lực đánh giá đồng đẳng ....................................................................................................................................12 Bảng 1.3. Quy trình rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng .............................................13 Bảng 3.1. Mức độ đạt được kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh trước thực nghiệm ............................................................................................................................................41 Bảng 3.2. Mức độ đạt được kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh sau thực nghiệm .42 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV về việc rèn luyện kỹ năng ĐGĐĐ trong dạy học ........................................................................................................................................... 18 Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV về ý nghĩa, vai trò của ĐGĐĐ trong dạy học ..... 19 Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV về những khó khăn khi tổ chức ĐGĐĐ .............. 20 Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện ý kiến của GV về những biện pháp rèn luyện kỹ năng ĐGĐĐ .. 20 Hình 2.1. Qui trình rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng ................................................... 21 Hình 3.1. Biểu đồ các mức độ đạt được kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh trước thực nghiệm............................................................................................................................. 41 Hình 3.2. Biểu đồ các mức độ đạt được kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh sau thực nghiệm............................................................................................................................. 42 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khoa học kỹ thuật trên thế giới, nước ta cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục là nền tảng và là biện pháp hữu hiệu nhất để đào tạo lớp thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất đảm nhiệm vai trò là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong bối cảnh đó, Bộ GD & ĐT đã thực hiện đổi mới toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa theo hướng tiếp cận năng lực người học. Trong đó, phương pháp đánh giá có sự thay đổi theo hướng đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Đánh giá có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, mục đích của đánh giá không chỉ là xác định kết quả học tập của HS mà còn giúp đánh giá được toàn diện những phẩm chất, năng lực, sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, hoạt động đánh giá giúp học sinh tự nhận thức và đánh giá bản thân, từ đó định hướng điều chỉnh hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu dạy học. Đánh giá đồng đẳng là một trong những hình thức đánh giá giúp học sinh có thể học hỏi những điểm hay hoặc rút kinh nghiệm từ những điều chưa tốt của bạn; hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học. Qua việc đánh giá bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác, từ đó, điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân. Tuy nhiên, kết quả của đánh giá đồng đẳng phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính cũng như nhận thức của HS về cách thức thực hiện đánh giá nhiệm vụ học tập. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảo bảo kết quả đánh giá khách quan, chính xác trong đánh giá đồng đẳng? Làm thế nào để phát triển được những kỹ năng như xác định tiêu chí đánh giá, thu nhận và xử lý thông tin hay kỹ năng đưa ra phản hồi trong đánh giá đồng đẳng? Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh trong dạy học nội dung “Động vật và đời sống con người” chương trình Sinh học lớp 7, trung học cơ sở”. 1 2. Mục tiêu đề tài Đề xuất quy trình và biện pháp để rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng trong nội dung “Động vật và đời sống con người”, chương trình Sinh học lớp 7. Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của qui trình và biện pháp đề xuất. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần khái quát những vấn đề lý luận về đánh giá đồng đẳng trong dạy học môn sinh học, đồng thời đề xuất qui trình và biện pháp rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh THCS. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là nguồn tham khảo hữu ích cho GV khi tổ chức thực hiện đánh giá đồng đẳng, góp phân nâng cao kĩ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh THCS trong dạy học nội dung “Động vật và đời sống con người”, chương trình sinh học 7. 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các biện pháp và công cụ rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng trong dạy học nội dung “Động vật và đời sống con người”, chương trình sinh học lớp 7. Đề tài được tiến hành thực nghiệm tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá đồng đẳng, kỹ năng đánh giá đồng đẳng, đặc điểm tâm lý và học tập của học sinh THCS. - Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh trong dạy học môn Sinh học ở trường THCS tại Đà Nẵng. 2 - Đề xuất qui trình và biện pháp rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh. - Thực nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình,biện pháp rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng. 4.4. Phương pháp nghiên cứu 4.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các sách chuyên ngành, bài báo khoa học về đánh giá, đánh giá đồng đẳng, kỹ năng đánh giá đồng đẳng của học sinh. 4.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phiếu hỏi được thiết kế và sử dụng để khảo sát các GV dạy Sinh học tại 06 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về thực trạng tổ chức giá đồng đẳng trong dạy học Sinh học. 4.4.3. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn là học sinh học tại 06 trường THCS tại Đà nẵng. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu về thực trạng sử dụng đánh giá đồng đẳng ở trường THCS. 4.4.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia Trao đổi và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thực nghiệm tại trường THCS liên quan đến đề tài. Trao đổi và xin ý kiến của giáo viên Sinh học THCS về tính khả thi của các biện pháp, công cụ rèn luyện để điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn ở trường THCS. 4.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Mục đích: Thực nghiệm quy trình và biện pháp rèn luyện kỹ năng đánh giá đồng đẳng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả đến sự phát triển kỹ năng đánh giá đồng đẳng của HS. Bố trí thực nghiệm: - Áp dụng quy trình và biện pháp rèn luyện trong dạy học nội dung “Động vật và đời sống con người” chương trình Sinh học lớp 7. 3 - Đánh giá mức độ đạt được kỹ năng đánh giá đồng đẳng của HS sau thực nghiệm và đối chiếu với thời điểm trước thực nghiệm để xác định hiệu quả của qui trình và biện pháp rèn luyện. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG CHO HỌC SINH 1.1. Tình hình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng đánh giá đồng đẳng 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới Năm 2000, Falchikov và Goldfinch [3] đã đề xuất quy trình rèn luyện đánh giá đồng đẳng gồm: - Xác định mức độ chất lượng của sản phẩm được đánh giá, giải thích cho học sinh và đưa ra đề xuất. - Cung cấp cho học sinh việc cải thiện và làm rõ các tiêu chí đánh giá. - Nhận xét bạn học và điều chỉnh - Thực hành dạy học - Quy trình đánh giá đồng đẳng và hướng dẫn quy trình. - Kiểm tra chất lượng các phản hồi của bạn - Làm cho phản hồi có giá trị và đáng tin cậy ở một mức độ mong muốn - Định giá trị đánh giá đồng đẳng và đem lại cho HS thông tin phản hồi Falchikov [2], đưa ra nhận định về những lợi ích mà đánh giá đồng đẳng mang lại đối với việc cải thiện thành tích học tập của học sinh: - Phản hồi trong đánh giá đồng đẳng khuyến khích sự học hỏi lẫn nhau và giúp bạn học cải thiện trong học tập - Nhiệm vụ, tiêu chí trong đánh giá đồng đẳng định hướng học sinh thực hiện những mục tiêu bài học đã định ra. Năm 2011, Tsivitanidou, Olia E và cộng sự [7] đã tiến hành điều tra kỹ năng đánh giá đồng đẳng chưa qua khắc phục của học sinh trung học và đối tượng của nghiên cứu là những học sinh trung học chưa từng được tham gia những hoạt động liên quan đến kỹ năng đánh giá đồng đẳng trước đây. Nghiên cứu đã chỉ ra thực tế rằng đánh giá đồng đẳng là một quy trình khá phức tạp đòi hỏi ở người học cần phát huy những năng lực và phẩm chất của bản thân, và bài viết đã nhấn mạnh rằng kỹ năng đánh giá đồng đẳng giúp 5 học sinh cải thiện các kỹ năng xã hội cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp và đánh giá. Năm 2018, Keith J. Topping [6] đã viết cuốn sách liên quan đến kỹ năng đánh giá đồng đẳng. Trong cuốn sách này, ông đưa ra các gợi ý để thực hiện đánh giá đồng đẳng hiệu quả trên nhiều bối cảnh lớp học và các môn học như: người phản hồi phải biết cách đưa ra ý kiến tích cực, tiêu cực hay trung lập và phải trung hòa được chúng và người nhận phản hồi cần sẵn sàng nhận phản hồi, phản hồi nào nên chấp nhận, phản hồi nào nên loại bỏ để cải thiện công việc học tập của bản thân. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra lời khuyên rằng hãy để việc đánh giá này được hình thành liên tục và trở nên phổ biến trong lớp học nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian để hình thành kỹ năng đánh giá đồng đẳng cho học sinh. Năm 2019, tác giả Li, Lan [4] đã đưa ra bài viết về việc sử dụng trò chơi để cải thiện kỹ năng đánh giá và động lực bên trong trong đánh giá đồng đẳng. Nghiên cứu gồm 48 sinh viên tham gia vào hai mô-đun đào tạo đánh giá đồng đẳng; một nhóm đối chứng được đào tạo theo phương pháp truyền thống và nhóm còn lại được đào tạo dựa trên trò chơi. Phân tích dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về kỹ năng đánh giá giữa hai nhóm. Tuy nhiên, sinh viên trong nhóm dựa trên trò chơi cho thấy mức độ động lực bên trong cao hơn đáng kể so với sinh viên trong nhóm đào tạo truyền thống. 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các tác giả Dự án Việt Bỉ (2010) [10] về “Dạy và học tích cực- một số phương pháp và kỹ thuật dạy học” đã đưa ra quan niệm, bản chất, cách tổ chức và những lợi ích vô cùng quan trọng của ĐGĐĐ trong dạy học tích cực. Năm 2013, tác giả Nguyễn Lâm Sung [12] đã xây dựng bộ công cụ Rubric để tổ chức cho học sinh đánh giá đồng đẳng trong dạy học theo góc môn Vật lý. Công cụ Rubric giúp học sinh trong cùng góc đánh giá lẫn nhau dễ dàng hơn theo các tiêu chí đã được đặt ra. Bộ công cụ này góp phần giúp GV đánh giá quá trình học tập của từng học sinh một cách chính xác. Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Dung [9] đã đề xuất cấu trúc đánh giá đồng đẳng nhằm nâng cao thành tích học tập của học sinh. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra biểu hiện của các kỹ năng thành phần trong cấu trúc năng lực đánh giá đồng đẳng ở học sinh. 6 Năm 2018, hai tác giả Lê Thị Tuyết Hằng, Lê Thanh Oai [11] đã thực hiện đề tài “Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong dạy học phần sinh học vi sinh vật, sinh học 10”. Nghiên cứu đã đề xuất cấu trúc của kỹ năng đánh giá đồng đẳng và quy trình rèn luyện kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng cho học sinh THPT trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật lớp 10. 1.2.Đánh giá đồng đẳng 1.2.1.Khái niệm Theo tác giả Topping [6], ĐGĐĐ là một hình thức đánh giá có sự tham gia của HS trong một lớp, HS sẽ cung cấp các phản hồi về công việc của bạn bè. Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm công việc của các bạn học thông qua việc thu nhận thông tin từ các sản phẩm học tập của bạn học, từ đó cung cấp điểm dựa trên những tiêu chí và đưa ra thông tin phản hồi giúp bạn học cải thiện quá trình học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân. 1.2.2. Ưu, nhược điểm của đánh giá đồng đẳng Theo tác giả Topping [6], ĐGĐĐ thường liên quan đến các sản phẩm của việc học thường là viết, nhưng cũng có bài thuyết trình bằng miệng, danh mục đầu tư, bản vẽ, v.v. . Do đó, đánh giá đồng đẳng không chỉ có thể xem xét sản phẩm của việc học, mà còn xem xét các hành vi của quá trình dẫn đến việc học. Bên cạnh đó ông còn cho rằng: “Đánh giá đồng đẳng có những lợi ích đối với việc học tập và thành tích, nhưng cũng có những lợi ích lâu dài hơn đối với các kỹ năng có thể chuyển giao trong giao tiếp và cộng tác. Cũng có thể có những lợi ích phụ trợ về khả năng tự điều chỉnh việc học của chính học sinh.” Qua đánh giá hoạt động, sản phẩm học tập của bạn, học sinh có thể học hỏi những điểm hay hoặc rút kinh nghiệm từ những điều chưa tốt của bạn; hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học; thông qua việc đánh giá bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác, từ đó, điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân. Bên cạnh đó, đánh giá đồng đẳng cũng có những mặt hạn chế như: phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của học sinh, khi đánh giá bạn bè các em thường hay ngại nên có thể 7 đưa ra những lời nhận xét không đáng tin cậy; khó thu thập được thông tin về những học sinh nhút nhát, ít được bạn chú ý. 1.2.3.Vai trò của đánh giá đồng đẳng Lutze-Mann (2015) và Ross (2006) đã trình bày một số lợi ích khi sử dụng đánh giá đồng đẳng như một công cụ để đánh giá việc học [1]: - Đánh giá đồng đẳng cung cấp kết quả nhất quán dựa vào các tiêu chí và đánh giá trong thời gian ngắn. - Đánh giá đồng đẳng cung cấp thông tin về thành tích của học sinh tương ứng một phần với thông tin đánh giá của giáo viên, vì vậy nó giúp cho việc đánh giá được chính xác, khách quan hơn. - Đánh giá đồng đẳng tăng tính trách nhiệm của học sinh đối với học tập. - Giúp HS phát triển khả năng tư duy phản biện. - Học từ đánh giá và phản hồi từ bạn học - Phát triển các kỹ năng xã hội như học tập hợp tác. Spiller (2009) cho rằng sự tham gia vào quá trình đánh giá đồng đẳng cung cấp cho học sinh một số tính năng, chẳng hạn như [1]: - Thúc đẩy trách nhiệm của học sinh đối với hành động của họ trong quá trình làm việc nhóm. - Cung cấp cho học sinh các kỹ năng để xây dựng các tiêu chí. - Cung cấp mô hình tổng quan về quá trình đánh giá đồng đẳng. - Cung cấp cho HS kinh nghiệm đánh giá và hưởng lợi từ phản hồi của bạn học. - Giảm sự tùy thuộc vào giáo viên và tăng tính độc lập trong quá trình đánh giá. Ngoài những lợi ích mà đánh giá đồng đẳng mang lại cho HS, sự phản hồi trong quá trình đánh giá đồng đẳng của học sinh giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình. 1.2.4.Hình thức thực hiện đánh giá đồng đẳng trong dạy học Theo Van Zudert [5], có nhiều hình thức khác nhau của ĐGĐĐ như chấm điểm thông qua việc nghiên cứu báo cáo của bạn học, đưa ra thông tin phản hồi về chất lượng 8 các bài thuyết trình của các bạn cùng lớp hoặc ĐG việc thực hiện công việc chuyên môn của bạn học. Tác giả Olia.E [7] đã đề xuất các dạng ĐGĐĐ: đánh giá đồng đẳng dựa trên giấy hoặc dựa trên máy tính, ngoại tuyến hoặc trực tuyến, một chiều hoặc đối ứng lẫn nhau, được hỗ trợ hoặc không được hỗ trợ. Tác giả Nguyễn Thị Dung [10] cho rằng: “ĐGĐĐ có thể tiến hành trong suốt quá trình học tập với nhiều phương pháp học tập khác nhau (dạy học dự án, dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề…) đồng thời công cụ dùng trong ĐGĐĐ không chỉ dừng lại ở Rubrics mà còn nhiều công cụ như Checklist, hồ sơ học tập, dự án học tập, bài thực hành, bản báo cáo thực nghiệm,…” 1.2.5. Phản hồi trong đánh giá đồng đẳng 1.2.5.1. Khái niệm phản hồi trong đánh giá đồng đẳng Theo W.Fred Mister [8], thông tin phản hồi là: “Sự mô tả hiệu suất thực hiện mục tiêu cần đạt của người học. Thông tin phản hồi giúp đỡ người học đánh giá hiệu suất của họ, xác định các khu vực mà họ chưa đạt và cung cấp cho họ lời khuyên về những gì họ có thể làm để cải thiện trong các lĩnh vực cần sửa chữa.” Grant Wiggins [8] cho rằng: “Thông tin phản hồi không phải lời khen ngời hay lời chê trách, tán thành hay không tán thành về việc phê duyệt. Đó là những gì đánh giá thuộc về giá trị. Thông tin phản hồi có giá trị trung lập, nó mô tả những gì bạn đã làm và đã không làm”. Dựa vào các ý kiến trên, thông tin phản hồi trong ĐGĐĐ là thông tin cụ thể của người đánh giá đưa ra khi so sánh giữa những gì quan sát được từ người được đánh giá với tiêu chí đã đưa ra khi thực hiện nhiệm vụ, thông tin phản hồi được đưa ra với mục đích cải thiện việc học. 1.2.5.2. Phân loại phản hồi trong đánh giá đồng đẳng: Maier, Wolf, và Randler [5] đã chứng minh tác động của 2 loại phản hồi đối với thành tích của học sinh. 9 Hai loại phản hồi như sau: (a) phản hồi chi tiết, bao gồm thông tin giải thích / hướng dẫn và (b) phản hồi xác minh, chỉ đơn giản là xác nhận xem người học có trả lời chính xác cho một câu hỏi hay không. Ngoài ra, căn cứ vào nội dung phản hồi có thể chia làm 3 loại phản hồi sau đây: - Thông tin phản hồi về kiến thức: Thông tin phản hồi về kiến thức là những thông tin phản ánh mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức của người học. Nó cho biết những kiến thức mà người học đã đạt, chưa đạt, còn sai sót cần sửa chữa, bổ sung. - Thông tin phản hồi về kỹ năng: Thông tin phản hồi về kỹ năng trong dạy học là những thông tin phản ánh mức độ hình thành kỹ năng của người học qua quá trình luyện tập. Thông tin phản hồi về kỹ năng chỉ có thể thu được khi người học bộc lộ các hành động, thao tác hoặc sản phẩm của hành động, thao tác đó. - Thông tin phản hồi về thái độ: Thông tin phản hồi về thái độ trong QTDH là những thông tin phản ánh mức độ nhận thức, cảm xúc, hành vi của người học đối với quá trình học tập. 1.2.5.3. Quy trình tạo ra thông tin phản hồi trong đánh giá đồng đẳng Bước 1: Giao nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ cho HS đưa ra phản hồi cho bạn học dựa trên bài ĐGĐĐ mà HS đã thực hiện. Bước 2: Tổ chức cho HS thực hiện đưa ra phản hồi. Có thể tổ chức cho HS đưa ra phản hồi ở nhà hoặc trên lớp. Trong quá trình thực hiện đưa ra phản hồi, GV cần theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn, trợ giúp HS. Bước 3: Tổ chức cho HS phản hồi trở lại với kết quả đánh giá và thông tin phản hồi mà bạn học đưa ra 1.2.6. Kỹ năng đánh giá đồng đẳng 1.2.6.1. Khái niệm kỹ năng và kỹ năng đánh giá đồng đẳng Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó. Kỹ năng ĐGĐĐ được hình thành sau khi HS thực hiện các hành động quan sát, theo dõi quá trình học tập của bạn học để thu thập thông tin làm cơ sở cho quá trình đánh giá dựa trên những tiêu chí cụ thể. Sau đó HS đưa ra lời nhận xét, góp ý vừa giúp bạn học 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất