Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực...

Tài liệu Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong luật hình sự việt nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

.DOCX
115
1
142

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cá các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Mai Hương MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1: NHŨNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỤ VIỆT NAM VỀ QUYẾT ĐỊNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN.....7 1.1. Những khái niệm có liên quan.............................................................7 1.1.1. Khái niệm về hình phạt tù có thời hạn....................................................7 1.1.2. Khái niệm quyết định hình phạt tù có thời hạn.....................................10 1.2. Những yêu cầu cần đạt được khi quyết định hình phạt tù có thòi hạn............................................................................................... 12 1.2.1. Bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật...............................................12 1.2.2. Bảo đảm mục đích của hình phạt..........................................................12 1.2.3. Bảo đảm không để người phạm tội tiếp tục thực hiện tội phạm.........15 1.2.4. Bảo đảm quyền con người của người phạm tội...................................16 1.2.5. Góp phần giáo dục công dân tuân thủ pháp luật...................................16 1.3. Quy định của pháp luật hình sự về quyết địnhhình phạt tù có thòi hạn.......................................................................................... 17 1.3.1. Quy định của pháp luật về hình phạt tù có thời hạn.............................17 1.3.2. Căn cứ quyết định hình phạt tù có thời hạn.........................................20 1.4. Quyết định hình phạt tù có thòi hạn trong một so trưòng hợp đặc biệt......................................................................................... 29 1.4.1. Quyết định hình phạt tù có thời hạn dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng............................................................29 1.4.2. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm nhiều tội............................................................................................... 30 1.4.3. Quyêt định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp chuân bị phạm tội và phạm tội chưa đạt..............................................................32 1.4.4. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường họp đồng phạm......33 1.4.5. Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội....................................................................................... 33 1.4.6. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án..................................................................34 Chương 2: THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÈ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CÁC KIẾN NGHỊ, ĐÈ XUẤT.....................37 2.1. Thực tiễn việc quyết định hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................37 2.1.1. Tình hình xét xử của TAND 2 cấp tỉnh Đắk Lắk và những kết quả đạt được có liên quan đến quyết định hình phạt tù có thời hạn...........37 2.1.2. Những tồn tại trong việc quyết định hình phạt tù có thời hạn tại các cấp Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.............................................44 2.1.3. Nguyên nhân gây nên những tồn tại khi quyết định hình phạt tù có thời hạn tại các cấp Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lấk.....................54 2.2. Những đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quă quyết định hình phạt tù có thời hạn........................................................................................... 58 2.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về quyết định hình phạt tù có thời hạn..58 2.2.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật về quyết định hình phạt tù có thời hạn................................................................61 2.2.3. Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ Thẩm phán, HTND, Kiểm sát viên và tuyên truyền, giáo dục pháp luật...............................64 KẾT LUẬN....................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................75 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẤT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BLHS BÔ luât hình sư ••• 2 HĐXX Hội đồng xét xử 3 HTND Hôi thẩm nhân dân • 4 NXB Nhà xuất bản 5 QĐHP Quyết định hình phạt 6 TAND Toà án nhân dân 8 TNHS Trách nhiêm hình sư •• 7 TTHS Tố tụng hình sự 9 VKSND Viên kiểm sát nhân dân • 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BANG Sô kiêu Tên bảng Bảng 2.1 Thống kê tình hình xét xử sơ thẩm số bị cáo bị xử phạt tù • Bảng 2.2 có thời han của TAND tỉnh Đắk Lắk • Thống kê tình hình xét xử số bị cáo bị xử phạt tù có thời Trang 39 hạn của các TAND cấp huyện của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020 Bảng 2.3 40 Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo khung hình phạt áp dụng của cấp sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.4 41 Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo khung hình phạt áp dụng của các TAND cấp huyện 42 MỞ ĐẦU 1. Tính câp thiêt của đê tài Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong Luật hình sự do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo thủ tục do luật định để tước hoặc hạn chế một số quyền hay lợi ích đối với người bị kết án. Hình phạt tù có thời hạn là một trong số 07 hình phạt chính theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam. Hình phạt tù có thời hạn là thực hiện việc JL JL • •• 1 • • ••• cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một hình phạt nghiêm khắc, tước bỏ quyền tự do và hạn chế một số quyền nhân thân của người bị kết án, ảnh hưởng rất lớn đến người đó cũng như gia đình họ. ỌĐHP tù có thời hạn là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức •••••1•• hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể; là một giai đoạn của quá trình xét xử và chỉ do một cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiến hành là TAND. Hậu quả pháp lý sau khi Tòa án quyết định một mức hình phạt tù giam cụ thể đối với người phạm tội là sẽ tước tự do của người bị kết án trong một thời hạn và một số quyền nhân thân của người đó. Vì vậy, QĐHP tù có thời hạn đòi hỏi cần phải chính xác, hợp tình, hợp lý, đủ sức răn đe giáo dục với người bị kết án và giáo dục phòng ngừa chung trong xã hội. Để đạt được mục đích trừng trị người phạm tội, giáo dục họ ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới thì cách vận dụng các quy định của pháp luật hình sự đề QĐHP tù có thời hạn tương xứng với hành vi phạm tội của người vi phạm là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về vấn đề QĐHP, cụ thể là QĐHP tù có thời hạn cho thấy còn có những bất cập trong pháp luật hình sự cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thể hiện rõ tính công minh, công bằng và khách quan của Tòa án khi quyết định một hình phạt tù có thời hạn, cụ thể đối với người phạm tội. Căn cứ vào các quy định của BLHS Việt Nam đôi với từng tội phạm cụ thể, Nhà làm luật quy định một hay nhiều hình phạt đối với một hành vi phạm tội, trong các hình phạt đó có hình phạt tù có thời hạn. Đắk Lắk là một tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua, tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính khác, kinh tế tương đối phát triển dẫn tới dân số tăng nhanh về cả tự nhiên và cơ học; tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp. Trong những năm qua, công tác xét xử tại TAND 2 cấp tỉnh Đắk Lắk về cơ bản đạt đã kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tại địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng phát sinh một số bất cập, nhất là trong QĐHP tù có thời hạn. Nguyên nhân xuất phát từ cả yếu tố khách quan và chủ quan dẫn tới QĐHP không chính xác đối với người phạm tội, như: Một số trường hợp áp dụng chưa đúng các điều, khoản BLHS; vi phạm trong việc không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; Mức hình phạt mà HĐXX quyết định đối với bị cáo là quá nhẹ, quá nặng hoặc không phù hợp; cấp sơ thẩm điều tra vụ án chưa đầy đủ, bỏ lọt người và bỏ lọt tội phạm... Điều này làm giảm hiệu quả của hình phạt, gây mất niềm tin của xã hội vào các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì thực trạng đó, với mong muốn góp một phần để làm phong phú và 2 hoàn thiện lý luận về QĐHP tù có thời hạn đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử, hoàn thiện quy định của pháp luật về QĐHP tù có thời hạn, tác giả lựa chọn đề tài “Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong Luật hlnh sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lak)” làm Luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu về hoạt động QĐHP tù có thời hạn trong Luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ mang tới những cái nhìn mới mẻ về vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động này. QĐHP tù có thời hạn là vấn đề liên quan đến quyền con người, là vấn đề cơ bản mà hầu hết được nghiên cứu trên mặt lý luận cũng như thực tiễn. Các quan điểm tư tưởng và quy định của pháp luật liên quan đến QĐHP tù có thời hạn được các nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Trên lĩnh vực lý luận chung về hình phạt tù có thời hạn có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này như: Luận văn thạc sỹ “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thành Chung; Luận văn thạc sỹ “Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn Tòa án Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Ngọc Đô; Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn nghiên cứu về chủ đề “Quyết định hình 3 phạt tù có thời hạn theo luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn của thành phố Hà Nội”... Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã được đăng tải trong các luận án, Luận văn tốt nghiệp, tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí TAND, Tạp chí nhân lực học khoa học xã hội. Giáo trình: Luật hình sự Việt Nam (phần chung) do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001; Giáo trình: Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật trực thuộc Đại học • • • \ • JL • z •• ••• Quốc gia Hà Nội (Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Trịnh Tiến Việt (2019), Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự, sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia sự thật; Trịnh Quốc Toản (2019), chính sách pháp luật hình sự, sách chuyên khảo sau Đại học ... Nghiên cứu về QĐHP tù có thời hạn gắn liền với nhu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, pháp luật thi hành án hình sự trong cải cách tư pháp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02-012002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5- 2005 về chiên lược xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam đên năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị đã đặt ra vấn 4 đề cải cách các cơ quan tư pháp, trong đó lấy Tòa án là trung tâm và việc xét xử là trọng tâm. Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu có tính chất tổng thể liên quan về những vấn đề chung, có cả những vấn đề riêng của hệ thống hình phạt, QĐHP, áp dụng về hình phạt tù có thời hạn. Nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về mặt lý luận pháp lý cũng như thực tiễn về QĐHP tù có thời hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cụ thể. Vì vậy, Luận văn học viên nghiên cứu dưới đây sẽ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. •••” 3.1. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận, phân tích những vấn đề lý luận về QĐHP tù có thời hạn, thực tiễn QĐHP tù có thời hạn trên địa bàn TAND 2 cấp tỉnh Đắk Lắk từ năm 2016 đến năm 2020. Luận văn đề xuất các bảo đảm việc QĐHP tù có thời hạn của hệ thống Tòa án 2 cấp tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đe thực hiện mục đích nghiên cứu trên, bản thân đặt ra và giải quyết các nhiêm vu cu thể sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, nhận thức chung và quy định của pháp luật 5 hình sự Việt Nam về QĐHP tù có thời hạn. - Nghiên cứu thực tiễn QĐHP tù có thời hạn của TAND 2 cấp tỉnh Đắk Lấk từ năm 2016 đến năm 2020, tìm ra những vướng mấc, hạn chế và các đề xuất, kiến nghị. 4. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đoi tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề lý luận và thực tiễn về QĐHP tù có thời hạn trong Luật hình sự Việt Nam, từ thực tiễn ở TAND 2 cấp tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan tới chế định QĐHP tù có thời hạn dưới góc độ Luật hình sự và thực tiễn QĐHP tù có thời hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.7. Phương pháp luận Luận văn giải quyết các nội dung khoa học của đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tội phạm, hình phạt, QĐHP, về đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo 6 vệ quyền con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê; phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp logic, phương pháp khảo sát, thực tiễn. 6. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 6.1. Ỷ nghĩa lý luận Đe tài là công trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện ở cấp độ Luận văn thạc sỹ luật học về vấn đề QĐHP tù có thời hạn thông qua thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đề tài đã phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về QĐHP tù có thời hạn trong việc xét xử các vụ án hình sự, nâng cao nhận thức của những người thực hiện công tác xét xử trong hệ thống Tòa án; Góp phàn làm phong phú thêm cơ sở khoa học về QĐHP tù có thời hạn trong công tác xét xử các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. 6.2. Y nghĩa thực tiên về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể đuợc Tòa án các cấp tham khảo về QĐHP tù có thời hạn trong xét xử, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh và phòng, chống tội phạm. Luận văn còn có the làm tài liệu trong tham khảo của các cán bộ làm công 7 tác pháp luật, những tác giả nghiên cứu khoa học cũng như sinh viên và học viên của các cơ sở đào tạo luật. 7. Kết cấu của Luận văn Gồm có 02 chương: Chương ỉ: Những nội dung cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam về QĐHP tù có thời hạn. Chương 2\ Thực tiễn áp dụng pháp luật về QĐHP tù có thời hạn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các kiến nghị, đề xuất. Chương 1 NHỮNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM VÈ QUYẾT ĐỊNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN 1.1. Những khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm về hình phạt tù có thời hạn Để có thể hiểu khái niệm về hình phạt tù có thời hạn, trước hết chúng ta cần nghiên cứu về khái niệm của hình phạt. Theo đó, khái niệm về hình phạt gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật. Ớ Việt Nam, các nhà nghiên cứu pháp luật hình sự luôn đi theo tư tưởng tiến bộ, nhân đạo về hình phạt, nên đã đưa ra những quan niệm về hình phạt mà về cơ bản là thống nhất. 8 GS.TSKH Lê Văn Cảm (trong sách chuyên khảo Sau đại học) đưa ra khái niệm: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quyết định trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án để tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do của chủ thể bị kết án theo các quy định của pháp luật hình sự [7, tr.554]. GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế do Tòa án quyết định trong bản án đối với người có lồi trong việc thực hiện tội phạm và được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị kết án [7, tr.554J. Còn PGS.TS Trịnh Tiến Việt thì khẳng định: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Tòa án quyết định trong Bản án có hiệu lực pháp luật đối với người hoặc pháp nhân thương mại bị kết án với nội dung tước bỏ hay hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó, qua đó nhằm giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm [7, tr.122]. Trong lịch sử lập pháp hình sự từ trước tới nay ở nước ta, khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định tại Điều 26 BLHS năm 1999 như sau: “Hình 9 phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hĩnh phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thì: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế do Nhà nước quy định trong Luật hình sự, được Tòa án áp dụng cho chính người đã thực hiện tội phạm. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội nhằm cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm [37, tr.205J. Dưới góc độ pháp luật, Tại Điều 30 BLHS năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) cũng đưa ra khái niệm về hình phạt, tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai các quy định khác về hình phạt cũng như áp dụng hình phạt trong thực tiễn. Theo đó: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. 10 Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hình phạt là công cụ Nhà nước bảo đảm cho Luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ • • • • • • • • 1 • xã hội quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chống các hành vi phạm tội, giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo Điều 32 BLHS hiện hành, hình phạt bao gồm: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Neu như các hình phạt bổ sung chỉ đóng vai trò hồ trợ nhằm đảm bảo, tăng cường hiệu quả của việc áp dụng hình phạt thì hình phạt chính đóng vai trò chủ đạo, thể hiện rõ nét nhất các đặc điểm của hình phạt. Theo đó, “Hình phạt chỉnh bao gồm: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền; c) Cải tạo không giam giữ; d) Trục xuất; đ) Tù có thời hạn; e) Tù chung thân; g) Tử hình Qua lịch sử của hình phạt cho thấy, hình phạt tù là một trong những loại hình phạt phổ biến, truyền thống nhất, có lịch sử lâu đời, hiện có mặt trong pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hình phạt tù tước bỏ quyền tự do, cách ly người phạm tội khỏi đời sống xã hội, buộc họ phải chấp hành hình phạt trong các cơ sở giam giữ tập trung do Nhà nước quản lý. Hình phạt tù có thời hạn là một trong số bảy hình phạt chính, được sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ đến nặng, có mức độ nghiêm khắc phù hợp với mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm khác nhau của các loại tội phạm. 11 Trong hệ thống hình phạt, so với các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ thì tù có thời hạn là hình phạt chính nghiêm khắc hơn. Bởi lẽ, hình phạt này buộc người bị kết án phải cách ly khỏi môi trường sống xã hội. Hình phạt tù có thời hạn có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích và tước tự do của người bị kết án trong một thời gian nhất định. Cụ thể, người bị kết án phải bị giam giữ trong trại giam, trại cải tạo, nơi có chế độ giam giữ và cải tạo có kỷ luật chặt chẽ và nghiêm khắc [40, tr.149]. Theo quy định tại Điều 38 BLHS hiện hành “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và nơi cư trú rõ ràng”. Còn trường hợp người phạm tội phạm nhiều tội thì theo quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015, mức tối đa của hình phạt này khi tổng hợp hình phạt là không được vượt quá 30 năm. Như vậy, qua các khái niệm trên, hĩnh phạt tù có thời hạn là việc cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống cộng đồng trong một thời hạn nhất định và tước 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan