Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quyền xác định lại giới tính của cá nhân theo điều 36 bộ luật dân sự việt nam nă...

Tài liệu Quyền xác định lại giới tính của cá nhân theo điều 36 bộ luật dân sự việt nam năm 2005

.DOC
5
61
106

Mô tả:

Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều người gặp phải vấn đề về giới tính bẩm sinh mà không được xác định rõ ràng, khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Để tạo điều kiện cũng như thực hiện quyền con người giúp họ có sự công nhận giới tính thật của mình một cách hợp pháp, trong Bộ luật dân sự năm 2005, lần đầu tiên Nhà nước ta xây dựng một quyền về việc xác định lại giới tính; dựa trên cơ sở đó Nhà nước ta còn ban hành thêm Nghị định số 88/2008 NĐ-CP để hướng dẫn cụ thể và chi tiết các quy trình về việc xác định lại giới tính. Lần đầu tiên, Bộ luật dân sự nước ta bổ sung thêm điều luật về việc cho phép xác định lại giới tính và ban hành nghị định hướng dẫn thi hành. Cụ thể theo điều 36- Bộ luật dân sự về quyền xác định lại giới tính: “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.” Quyền xác định lại giới tính là một quyền nhân thân nhưng có những điều kiện nhất định để được áp dụng, Bộ luật dân sự quy định quyền xác định lại giới tính là quyền của cá nhân nhưng chỉ áp dụng đối với những trường hợp có “giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính”. Vấn đề ở đây chúng ta cần hiểu rõ thế nào là giới tính bị khuyết tật bẩm sinh và thế nào là giới tính chưa định hình chính xác ? Theo điều 2 của Nghị định 88 thì khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật. Còn trường hợp giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay là nữ xét cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính. Như vậy, Nhà nước ta chỉ cho phép việc xác nhận lại giới tính và việc chữa bệnh nhằm tìm lại giới tính; Nhà nước ta đặc biệt nghiêm cấm việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, mặc dù trên thế giới có nhiều nước đã công nhận quyền tự do chuyển đổi giới tính của cá nhân như 1 ở Thái Lan, đối với nước ta việc ngăn cấm này nhằm ngăn chặn những quan điểm tâm sinh lí lệch lạc, băng hoại đạo đức và các lí do khác. Việc xác định lại giới tính được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan và trung thực, không có bất kì cá nhân tổ chức nào có quyền bắt buộc người bị khuyết tật về giới tính phải xác định lại giới tính của mình, nếu không phải do tự thân người đó quyết định. Việc xác định lại giới tính là một việc làm khá khó khăn và khó thực hiện nếu không có sự can thiệp của khoa học, việc xác định lại giới tính phải được thực hiện ở những cơ sở Y Tế có đủ điều kiện của Bộ Y Tế, việc xác định tại những cơ sở không đủ điều kiện của Bộ Y Tế được coi là hành vi trái pháp luật. Người được xác định lại giới tính phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính của mình. Sau khi đã được xác nhận lại giới tính xong, những người đã được xác định lại giới tính sẽ có những hậu quả pháp lí mới nảy sinh. Hậu quả pháp lí của việc xác định lại giới tính là việc thay đổi, chấm dứt, bắt đầu quyền và nghĩa vụ pháp lí sau khi xác định lại giới tính. Cụ thể như sau: khi xác định lại giới tính, người xác định lại giới tính vẫn được coi là chủ thể của quan hệ luật dân sự vì vậy các quyền về tài sản cũng như các quyền về nhân thân cơ bản của những người đó được giữ nguyên như quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền được tôn trọng bí mật đời tư. Thêm vào đó, việc xác định lại giới tính vẫn là một việc làm tương đối nhạy cảm, mang tính cá nhân, xã hội vẫn còn nhiều kì thị đối với những người phải xác định lại giới tính, vì thế các bí mật về những thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính sẽ được pháp luật đảm bảo tuyệt đối trừ những trường hợp bất khả kháng do pháp luật quy định. Những hành vi tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác hoặc phân biệt đối xử phân biệt đối với họ sẽ chịu các chế tài của pháp luật. Khi đã xác định lại được đúng giới tính của mình, để phù hợp với hoàn cảnh thực tại của mình, Nhà nước đã tạo điều kiện cho phép những người xác định lại giới tính được thay đổi họ tên và đăng kí lại hộ tịch. Việc thay đổi họ tên được quy định tại mục e khoản 1 điều 27- Bộ luật dân sự như sau: “Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhân việc thay đổi họ tên trong trường hợp sau: thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính”. Cùng với đó, 2 để những người sau khi xác định lại giới tính có điều kiện hòa nhập với cuộc sống nhanh hơn, Nhà nước ta đã cho phép họ được đăng kí lại hộ tịch để phù hợp với con người mới của họ hơn. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản trong đời một người như sinh, tử, kết hôn, li hôn, khai họ tên, quan hệ gia đình, quốc tịch, xác định thành phần dân tộc…Những sự kiện đó được xác nhận bằng văn bản (gọi là chứng thư hộ tịch) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hướng dẫn về việc đăng kí lại hộ tịch được quy định rõ tại chương 4 (từ điều 11 đến điều 14) của Nghị định số 88 về việc xác định lại giới tính. Việc giúp những người xác định lại giới tính đăng kí lại hộ tịch là một việc làm thiết yếu giúp cho những người xác định lại giới tính có được cuộc sống mới và những xác nhận, giấy tờ phù hợp với tình trạng, hoàn cảnh của mình hơn, giúp họ hòa nhập với cuộc sống thuận lợi hơn, đặc biệt khi cuộc sống của họ đã có sự thay đổi lớn về thân phận và giới tính, liên quan đến các nghĩa vụ và quyền về sau. Người đã xác nhận lại giới tính có thể lập gia đình và nhận con nuôi. Sau khi đã được xác nhận lại giới tính và chỉ còn đơn nhất giới tính, những người xác nhận lại giới tính cũng được phép kết hôn như mọi công dân khác theo quy định của pháp luật (theo bộ luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình). Bên cạnh đó, Nhà nước ta còn cho phép những người đã xác định lại giới tính có quyền được nhận con nuôi, phù hợp với nguyện vọng của mỗi người. Ngoài ra, sau khi đã được xác nhận lại giới tính, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định lại giới tính của mình. Ví dụ như: nếu sau khi được xác định lại giới tính là nữ thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; còn nếu là nam, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật họ sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nếu trốn tránh sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, quyền xác định lại giới tính là một quyền mới được thông qua trong Bộ luật dân sự năm 2005, được quy định trong điều 36- BLDS đã góp phần tạo điều kiện cho những người bị khuyết tật giới tính có điều kiện được tìm lại con người thật của mình, giúp họ hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Điều này thể hiện tính nhân đạo cũng như sự quan tâm đến mọi đối tượng công dân của Chính phủ ta, đây cũng là một quyền bảo vệ nhân thân của con người cần được quan tâm và xem xét. 3 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1) Trường Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân 2) Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1) Lê Đình Nghị (chủ biên) NXB Giáo dục 3) Nghị định của Chính phủ số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 về xác định lại giới tính. 4) Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 4 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan