Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em và thực tiễn thực hiện...

Tài liệu Quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em và thực tiễn thực hiện

.DOCX
9
182
140

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về mặt sinh học, tâm lý và xã hội để được coi là người lớn. Là người chưa trưởng thành để có thể sống hoàn toàn tự lập, nên trẻ em có các quyền được thể chế hoá thành luật và chính sách. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật giáo dục; Luật lao động đã chỉ ra hàng loạt các điều khoản quy định về quyền trẻ em. Trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có ghi: Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly với cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ. Đây là quyền cơ bản và quan trọng của trẻ em để thực hiện được nhiều quyền khác cảu trẻ em. Tuy nhiên thực tế trên cho thấy, còn không ít trẻ em không có quyền được sống cùng cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Sau đây là bài viết “ Quyền sống chung với cha mẹ và thực tế thực hiện trong thực tế” để hiểu rõ hơn về quyền cơ bản này của trẻ em. NỘI DUNG CHÍNH I- Khái niệm trẻ em, quyền trẻ em và các quyền sống chung với cha mẹ của của trẻ em. 1. Khái niệm trẻ em Công ước quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp các nước cụ thể quy định tuổi thành niên. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 (thay Luật BVCS&GDTE năm 1991). Theo Luật, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, như vậy độ tuổi được coi là trẻ em trong pháp luật Việt Nam thấp hơn so với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC). Tuy nhiên điều này không bị coi là trái với CRC vì Điều 1 của công ước cho phép các quốc gia thành viên quy định đổ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi. 1 Bên cạnh đó pháp luật việt nam còn có khái niệm “người chưa thành niên” là người dưới 18 tuổi, còn theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ Luật lao động “lao động chưa thành niên”, “người chưa thành niên phạm tội” quy định trong Bộ luật hình sự. những quy định chung quanh khái niệm này về cơ bản không trái với các quy định có liên quan của CRC. 2. Quyền trẻ em Quyền trẻ em bao gồm các nhóm quyền: quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu để tồn tại, quyền được phát triển, và quyền được bảo vệ. Quyền trẻ em là những lợi ích của trẻ em được pháp luật bảo hộ và đảm bảo thực hiện, gồm quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu để tồn tại, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển. 3. Các nguyên tắc về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Có hai nguyên tắc là nền tảng chi phối hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở Việt nam được quy định trong các Điều 4 và Điều 5 Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em đó là “không phân biệt đối xử” và “lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em”. Đây cũng là hai trong số những nguyên tắc cơ bản của CRC được đề cập trong Điều 2, Điều 3 của công ước. Nguyên tắc 1: Điều 4 Luật BVCSGD trẻ em “ Không phân biệt đối xử với trẻ em. Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật” Nguyên tắc 2: Điều 5 Luật BVCSGD trẻ em: “Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong 2 mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.” 4. Quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em Luật BVCSGD trẻ em đã quy định trẻ em có 10 quyền cơ bản là: Quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyền được học tập; quyền vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; quyền có tài sản; quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. Trong đó quyền được sống chung với cha mẹ được quy định trong nhóm các điều khoản có liên quan đến quyền được bảo vệ. Trong Điều 13 Luật BVCSGD trẻ em quy định quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em. “Quyền sống chung với cha mẹ Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.” Bổ sung cho quy định tại điều 13, điều 25 Luật BVCSGD trẻ em nêu rõ “Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình. Trường hợp trẻ em có cha, mẹ chấp hành hình phạt tù trong trại giam mà không còn nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.” Quy định này được Nghị định số 71/2011/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành luật BVCSGD trẻ em, tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của nghị định. 3 Ý nghĩa của việc quy định trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ: trẻ em quyền sống chung với cha mẹ của vì để quyền được chăm sóc nuối dưỡng thì phải có quyền này, có sống chung với cha mẹ trẻ em mới được chăm sóc. Và quyền sống chung với cha mẹ để trẻ em được đảm bảo các quyền khác...trẻ em sẽ được phát triển đầy đủ nếu được sống chung với cha mẹ II- Thực tiễn thực hiện quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em 1. Thực trạng và nguyên nhân về quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em. Phần lớn hiện nay trẻ em được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong điều kiện ngày càng tốt hơn cả về tinh thần, vật chất, điều kiện để phát triển toàn diện. Trẻ em mồ côi đã được ông bà, họ hàng, cộng đồng xã hội chăm sóc và giúp đỡ. Trẻ em lang thang, cơ nhỡ cũng đã được nhà nước quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ Nhưng trên thực tế trẻ em không được sống chung với cha mẹ Trẻ em bị mồ côi hoặc sống trong các hộ gia đình dễ bị tổn thương thường có nguy cơ bị bỏ mặc hoặc bị bóc lột nếu cha mẹ không còn sống để nuôi dạy chúng. Giám sát những sự biến đổi của trẻ mồ côi và trẻ dễ bị tổn thương, so sánh nhóm trẻ này với nhóm trẻ khác cho chúng ta một thước đo về khả năng đáp ứng của cộng đồng và chính phủ đối với các nhu cầu của nhóm trẻ em này. Thông tin về trẻ em sống trong các hộ gia đình (có cả cha và mẹ, chỉ có mẹ, hoặc chỉ có cha) và trẻ em có cha đẻ đã tử vong. Tại Việt Nam, có 83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có 4 5,2% không sống với cả cha và mẹ. Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ vẫn còn sống và 2,4% trẻ em chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong. Khoảng 1,8% trẻ em chỉ sống với cha dù mẹ. đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ đã tử vong. Có 5,3% không sống với cha đẻ. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (8,8%), so với vùng Tây Nguyên (chỉ 2,3%). Khoảng 3,9% trẻ em có cha đã tử vong hoặc mẹ đã tử vong, hoặc cả cha và mẹ đều đã tử vong. Tỷ lệ này là 6,3% trong nhóm các hộ gia đình nghèo nhất và giảm xuống còn 3,5% trong nhóm hộ gia đình giàu nhất1 Tình trạng ly hôn, ly thân, bố mẹ đi xuất khẩu lao động, đi làm xa đã dẫn tới hậu quả là trẻ em bị tước quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được cha mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, trong số đó đã có nhiều trẻ em bị thiệt thòi, không được đi học, không được dạy dỗ đến nơi đến chốn, không được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe kịp thời, nhiều em đã bị ngược đãi, hành hạ, ép buộc xa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Tình trạng nông thôn kinh tế khó khăn cha, mẹ của những đứa trẻ phải bỏ quê hương để đi làm ăn xa đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ sống với ông bà, nếu ông bà còn khỏe mạnh thì vẫn có thể chăm sóc được, nhưng có những trẻ em phải tự chăm sóc mình không ai chăm sóc và dạy dỗ. đây là một thiệt thòi lớn ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách của đứa trẻ có những đứa trẻ bị trầm cảm dẫn đến Tự kỷ. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng muốn được thực hiện thì trẻ em phải được sống chung với cha mẹ, nhưng có những trường hợp pháp luật quy định trẻ em phải sống riêng ví dụ như: cha mẹ chấp hành hình phạt tù. 1 http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-VN/13/367/17372/Default.aspx) 5 Quyền được sống chung với cha mẹ trong những tình huống đặc biệt như cho con làm con nuôi, đứa trẻ được sống chung với cha mẹ nuôi nhưng không được sống chung với cha mẹ đẻ, nhưng vẫn nhận được tình cảm của cha mẹ nuôi nên quyền sống chung của trẻ em vẫn được đảm bảo, nhưng không ít trường hợp có những đứa trẻ được nhận làm con nuôi bị lợi dụng bóc lột sức lao động, bị ngược đãi... Trẻ em lang thang và lao động sớm.Trẻ em tự ý bỏ học, bỏ nhà lang thang hiện nay phần lớn là do hạnh phúc gia đình, bố mẹ mâu thuẫn, ly hôn, kiếm ăn bỏ quên con. Trẻ giúp việc gia đình thường là độ tuổi dưới 16 tuổi chiếm rất đông trong các gia đình ở các thành phố lớn, hay trẻ em lao động nặng nhọc ở các khu công nghiệp mà ít được cơ quan nhà nước biết đến. hiện tượng trẻ em lang thang kiếm sống còn rất phổ biến trên các đường phố. Đa phần những trẻ em này đều xuất thân từ các gia đình nông thôn nghèo.Tuy nhiên không phải gia đình nông dân nghèo nào cũng cho con đi làm thuê. Như vậy, ngoài động cơ kinh tế, còn có yếu tố thuộc về tâm lý, văn hoá, trẻ đi làm thuê giúp việc gia đình xuất phát từ nhiều lý do khác nhau: do gia đình đói nghèo, thu nhập thấp, không có việc làm, đông anh chị em; do trẻ không thích ở nhà vì lao động quá vất vả và buồn chán; do bạn, người thân, người làng lôi kéo; do hoàn cảnh gia đình éo le…. Trong các lý do trên, lý do nào cũng ẩn chứa sự đồng tình ủng hộ cho con đo làm thuê của cha mẹ, người thân. Thậm chí có không ít trẻ em bị gia đình khuyến khích, hối thúc, ép buộc. Hệ thống văn bản pháp luật chưa đáp ứng được với nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, chế tài cho hành vi vi phạm quyền trẻ em chưa đủ mạnh, nên hành vi vi phạm quyền trẻ em ngày càng gia tăng và phổ biến. 2. Hậu quả của thực trạng trên. 6 Trẻ em được sống chung với cha mẹ là cơ sở vững chắc cho việc được bảo vệ chăm sóc và được nuôi dưỡng phát triển về mặt thể chất và tinh thần. Nhưng với thực trạng trên dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, đó là trẻ em không được đến trường học, không có thời gian được vui chơi giải trí, tâm hồn bị lệch lạc, nhiều trẻ em bị trầm cảm, tự kỷ và trẻ em phạm tội ngày càng nhiều, Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ công an, chi tính riêng năm 2010 đã có 13.572 đối tượng trẻ em phạm tội tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật, tình trạng này do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân gia đình có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách của tre em2 Trẻ em bỏ học bỏ nhà đi lang thang sống xa cha mẹ không nhận được sự chỉ bảo của gia đình khi rời xa gia đình ra ngoài xã hội dễ phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc như nghiện ngập, lệch lạc về nhân cách, bị xâm hại, bị bóc lột 3. Hướng hoàn thiện Thứ nhất về phía gia đình: gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức là tài, thì gia đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Bởi vậy các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc 2 http://luapnvpnco /luapn-vpn/xapo-inh-trapoh-nhem-ouap-gp-inh-tra ng-veo-trae-em-thuao-hen-opo-o nphpn-vp-nhuang-veo-trae-kh ng-iua o-lpm-9913/ 7 Hãy luôn luôn tạo điều kiện sống tốt nhất cho đứa trẻ, nếu phải làm ăn xa gia đình nên chỉ có cha hoặc mẹ đi xa một người ở lại chăm sóc con cái, với những bậc cha mẹ mải mê làm ăn cũng nên dành thời gian dạy dỗ cho đứa trẻ nhận được sự quan tâm chăm sóc. Nhà trường phát hiện các em các em có hiện tượng thường xuyên trốn học và bỏ nhà lang thang để kịp thời thông báo cho gia đình, để gia đình nhà trường và xã hội kịp thời có biện pháp ngăn chặn những biểu hiện có nguy cơ đưa đứa trẻ vào con đường phạm tội Thứ hai là Nhà nước: cần ban hành các văn bản pháp quy để bảo vệ trẻ em bị lạm dụng, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em bị ảnh hưởng từ các vụ ly hôn, con nuôi, trẻ em di cư, bị buôn bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo và có các chương trình hỗ trợ kinh tế cho các hộ gia đình nghèo ở nông thôn. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, tuyên truyền vận động để cung cấp kiến thức, kỹ năng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, làm thay đổi hành vi của cha mẹ. KẾT BÀI Trẻ em là người chưa phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, vì vậy trẻ em cần được chăm sóc và nuôi dưỡng muốn được vậy thì trẻ em phải được sống chung với cha mẹ. không ai được tước đi cái quyền thiêng liêng ấy của trẻ, chỉ khi được sống chung với cha mẹ thì các quyền khác như quyền học tập, khai sinh, nuôi dưỡng... mới được đảm bảo thực hiện. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình nên nhận thức được rõ điều này để đứa trẻ được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, phát triển toàn diện. 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Nghị định của Chính phủ số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. 4. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp trường, Hà Nội, 2012. 5. Trang web: http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-VN/13/367/17372/Default.aspx). http://luanvan.co/luan-van/xac-dinh-trach-nhiem-cua-gia-dinh-trong-viectre-em-thuc-hien-cac-bon-phan-va-nhung-viec-tre-khong-duoc-lam-9913/. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan