Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quyền được khai sinh, khai tử trình tự, thủ tục khai sinh, khai tử ý nghĩa pháp ...

Tài liệu Quyền được khai sinh, khai tử trình tự, thủ tục khai sinh, khai tử ý nghĩa pháp lý của việc khai sinh, khai tử

.DOCX
11
150
108

Mô tả:

A. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................2 B. NỘI DUNG..................................................................................................2 I. Những vấn đề chung về quyền được khai sinh, khai tử...............................2 II. 1. Quyền được khai sinh.......................................................................2 2. Quyền được khai tử..........................................................................3 Trình tự, thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử..................................................5 1. Trình tự, thủ tục đăng kí khai sinh.................................................5 2. Trình tự thủ tục đăng kí khai tử......................................................8 3. Ý nghĩa pháp lý của việc khai sinh, khai tử.....................................................10 C. KẾT LUẬN...............................................................................................11 1 A. LỜI MỞ ĐẦU Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ. Trong những quyền nhân thân của cá nhân, những quyền cơ bản và quan trọng nhất là quyền được khai sinh, khai tử. Hai quyền này chính là cơ sở để một cá nhân được hưởng hay chấm dứt các quyền khác như như quyền được thay đổi họ tên, quyền đối với hình ảnh…Để tìm hiểu kĩ hơn về hai quyền này, trong bài tập học kì này, em xin được chọn đề tài: “Quyền được khai sinh, khai tử; Trình tự, thủ tục khai sinh, khai tử; Ý nghĩa pháp lý của việc khai sinh, khai tử”. B. NỘI DUNG I. Những vấn đề chung về quyền được khai sinh, khai tử 1. Quyền được khai sinh Một trong những quyền quan trọng đầu tiên của con người là quyền được khai sinh bởi vì quyền được khai sinh là cơ sở điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản khác như quyền có họ, tên, có quốc tịch, có bản sắc riêng, quyền được biết cha mẹ mình là ai…Có thể nói, quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi con người là một cá nhân riêng biệt, một chủ thể độc lập, một công dân bình đẳng với mọi công dân khác. Chính vì vậy, Điều 7 Công ước về quyền trẻ em đã khẳng định rằng: “Trẻ em phải được đăng kí ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”. Đăng kí khai sinh là biện pháp đầu tiên của quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực đăng kí hộ tịch. Thông qua quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực đăng kí khai sinh đã giúp cho nhà nước theo dõi được sự biến động tự nhiên của dân số, từ đó đề ra các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương, mặt khác đăng kí khai sinh một cách đầy đủ, chính xác chính là bảo vệ quyền của trẻ em được đăng kí khai sinh ngay từ khi sinh ra theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em được đăng kí khai sinh còn rất thấp so với mục tiêu đặt ra. Theo ước tính, hằng năm số trẻ em được đăng kí khai sinh vào khoảng 70 đến 90% và đăng kí khai sinh quá hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. 2 Nền hành chính nước ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng, có bước chuyển biến, tiến bộ trong quá trình đổi mới, đã có nhiều ưu điểm, từng bước đưa công tác đăng kí khai sinh vào nề nếp, góp phần quản lí xã hội ngày càng chặt chẽ. Do vậy, các quy định về đăng kí khai sinh đã có những tiến bộ vượt bậc.  Thẩm quyền đăng kí khai sinh Việc đăng kí khai sinh được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn (cấp xã), nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú hoặc nơi trẻ em sinh ra. Như vậy, nơi đăng kí khai sinh có thể là nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú hoặc nơi trẻ em sinh ra. Việc đăng kí khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã nơi trẻ sinh ra chỉ được thực hiện trong trường hợp đặc biệt khi người mẹ có đăng kí hộ khẩu thường trú nhưng vì 1 lí do nào đó (bận công tác, ốm đau…) không thể về nơi đó để đăng kí khai sinh cho con được; trong trường hợp này người mẹ phải làm đơn nói rõ lý do vì sao không thể về đăng kí khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú.  Thời hạn đăng kí khai sinh Thời hạn đăng kí khai sinh cho trẻ là 30 ngày, kể từ ngày trẻ được sinh ra. Đối với các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa thì thời hạn trên không quá 60 ngày. Nếu ngoài thời hạn nêu trên mà không đi đăng kí khai sinh cho trẻ được sinh ra, thì khi đi đăng kí khai sinh phải đăng kí theo thủ tục đăng kí khai sinh quá hạn và tùy theo lý do đăng kí quá hạn dài hay ngắn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. 2. Quyền được khai tử Đăng kí khai tử là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện chết của một người và ghi vào đăng kí khai tử. Trên cơ sở đó chấm dứt quan hệ của người đó đối với gia đình, xã hội, đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của thân nhân người chết. Mục đích của việc đăng kí khai tử là nhằm giúp nhà nước theo dõi sự biến động tự nhiên về dân số, tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các chính sách y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình.  Thẩm quyền đăng kí khai tử Thẩm quyền chung cho các trường hợp chết thông thường: 3 Về nguyên tắc, việc đăng kí khai tử được thực hiện tại UBND nơi người chết đăng kí hộ khẩu thường trú, nếu người chết không có nơi đăng kí hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chết đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn thực hiện việc đăng kí khai tử. Việc đăng kí khai tử tại khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết được thực hiện trong các trường hợp: - Người chết không có nơi đăng kí hộ khẩu thường trú và cũng không có nơi đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn - Không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết - Người chết không rõ tung tích. Những trường hợp đặc biệt: Thẩm quyền đăng kí khai tử được thực hiện như sau: - Thẩm quyền đăng kí khai tử cho quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự, cho người chết tại nơi tạm giam, tạm giữ do UBND cấp xã nơi người chết làm đăng kí hộ khẩu thường trú trước khi đi nghĩa vụ hoặc trước khi bị tạm giam, tạm giữ. - Nếu người chết trước khi đi nghĩa vụ quân sự hoặc trước khi bị tạm giam, tạm giữ không có nơi đăng kí hộ khẩu thường trú mà có nơi đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thì UBND cấp xã nơi người chết đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn thực hiện việc đăng kí khai tử. - Thẩm quyền đăng kí khai tử cho sỹ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, công an nhân dân được thực hiện tại UBND xã nơi đăng kí hộ khẩu thường trú của người chết hoặc nơi đăng kí hộ khẩu tạm trú có thời hạn trong trường hợp người chết không có nơi đăng kí hộ khẩu thường trú. - Trường hợp đăng kí khai tử cho người chết trong khi thi hành án phạt tù, chết do bị thi hành án tử hình hoặc chết tại cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng thì UBND cấp xã nơi giam giữ người đó (được hiểu là UBND cấp xã nơi có trạm giam, cơ sở giáo dục, giáo dưỡng đó) thực hiện. - Trường hợp người chết không rõ tung tích, thì UBND cấp xã nơi xảy ra việc chết thực hiện.  Thời hạn đăng kí khai tử Khi có người chết tại nhà hoặc khi nhận được giấy báo tử, thân nhân người chết phải đi khai tử. Nếu người chết không có người thân thích, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi người đó chết đi khai tử. Đối với 4 khu vực thành phố, thị xã, thời hạn là 48 giờ, kể từ khi người đó chết. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, thì thời hạn trên không quá 15 ngày. Thời hạn không quy định cụ thể đối với UBND có thẩm quyền mà yêu cầu khi có người đi khai tử thì UBND cấp xã có thẩm quyền phải thực hiện ngay việc cấp giấy chứng tử và cho phép mai tang, trừ những trường hợp đặc biệt có nghi vấn phải chờ ý kiến của cơ quan chuyên môn xác định nguyên nhân chết. II. Trình tự, thủ tục đăng kí khai sinh, khai tử 1. Trình tự, thủ tục đăng kí khai sinh 1.1. Các loại giấy tờ cần thiết khi đăng kí khai sinh Khi đi đăng kí khai sinh người có trách nhiệm phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau đây để nộp hoặc xuất trình cho việc đăng kí khai sinh được tiến hành nhanh gọn: Phải nộp: - Giấy chứng sinh (theo mẫu do Bộ Tư Pháp ban hành số TP/HT – 1999-A1) do cơ sở Y tế nơi trẻ em sinh ra cấp. Trường hợp trẻ em sinh ra ngoài cơ sở Y tế thì giấy này có thể thay bằng: + Văn bản xác nhận của hai người làm chứng (nếu con sinh ra tại nhà), hoặc + Văn bản xác nhận của người chỉ huy, người điều khiển các phương tiện giao thông như: ôtô, tàu hỏa, tàu thủy (nếu trẻ em sinh ra trên các phương tiện giao thông). Phải xuất trình: - Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu có) - Trong trường hợp cha mẹ đăng kí kết hôn và sau đó đăng kí khai sinh cho con tại cùng một xã, phường, thị trấn mà cán bộ hộ tịch – Tư pháp biết rõ cha mẹ đứa trẻ có đăng kí kết hôn tại địa phương mình, thì có thể không phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. - Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng kí tạm trú của người mẹ - CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người đi đăng kí khai sinh 1.2. Trình tự, thủ tục đăng kí khai sinh Sau khi tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ như đã nêu trên, nếu đã đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ Hộ tịch – Tư pháp điền đầy đủ các nội dung vào Sổ đăng kí khai sinh và 5 Giấy khai sinh. Nếu đương sự có yêu cầu cấp ngay bản sao giấy khai sinh thì cấp ngay cho đương sự, số lượng bản sao không hạn chế. Trường hợp trẻ em có cha và mẹ họ và dân tộc khác nhau thì việc xác định họ và dân tộc của trẻ để ghi vào Giấy khai sinh được thực hiện như sau: - Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật dân sự 2005, thì việc xác định họ cho trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán, hoặc sự thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha, thì họ của trẻ sơ sinh là họ của mẹ. - Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Bộ luật dân sự 2005, nếu cha và mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con xác định là dân tộc của người cha, hoặc dân tộc của người mẹ theo tập quán, hoặc theo sự thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được cha thì dân tộc của trẻ lấy theo dân tộc của mẹ. Các trình tự cụ thể của việc đăng kí khai sinh như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đăng ký khai sinh Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ em) cần chuẩn bị những giấy tờ sau: + Điền các thông tin về trẻ, cha mẹ trẻ và người đi khai sinh vào Tờ khai đăng ký khai sinh. + Giấy chứng sinh của trẻ em. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. + Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn. Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em. Bước 3: Cán bộ Tư pháp - hộ tịch tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh. Trong trường hợp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp - hộ tịch tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn ngày trả Giấy khai sinh. Trong trường hợp hồ sơ không đủ giấy tờ hợp lệ thì hướng dẫn cho người đi đăng ký khai sinh hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ. 6 Bước 4: Cấp Giấy khai sinh Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh, cán bộ Tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh. 1.3. Con ngoài giá thú trong Giấy khai sinh không có tên cha Mọi đứa trẻ sinh ra đều phải được đăng ký khai sinh, kể cả các trường hợp “lỡ lầm”. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. 1.4. Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại UBND cấp xã, nơi lập biên bản, một bảo giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Sau đó, UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh. Ngày phát hiện trẻ bỏ rơi là ngày sinh của bé Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ 7 rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện như trên. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi”. 2. Trình tự thủ tục đăng kí khai tử Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử. Giấy báo tử được cấp như sau: - Đối với người chết tại bệnh viện hoặc chết tại các cơ sở y tế thì người trưởng khoa hoặc người phụ trách cơ sở nơi người chết cấp. - Đối với người chết trên các phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ kí xác nhận của ít nhất hai hành khách cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Khi đến bến đỗ đầu tiên đối với từng loại phương tiện giao thông, người chỉ huy bến đỗ có trách nhiệm đến UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở gần nhất để làm thủ tục cấp giấy báo tử. - Đối với người chết trong thời gian làm nghĩa vụ dân sự, thì cấp có thẩm quyền trong quân đội của người đó cấp Giấy báo tử. - Đối với người thường trú một nơi, nhưng chết ở một nơi khác ngoài cơ quan sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết cấp Giấy báo tử. - Đối với người chết trong trại giam, thì Giám thị trại giam cấp - Đối với người bị thi hành án tử hình, thì cơ quan thì hành án tử hình đó cấp - Trường hợp một người bị Tòa tuyên bố là đã chết, thì Quyết định tuyên bố chết của Tòa án thay cho Giấy báo tử 8 - Trường hợp chết có nghi vấn hoặc chết do bệnh dịch, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của Công an hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền thay cho Giấy báo tử - Nếu chết tại nhà (nơi cư trú) thì không phải cấp Giấy báo tử mà chỉ thực hiện việc đăng kí khai tử. 2.1. Thủ tục đăng kí khai tử Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử theo quy định nêu trên và xuất trình các giấy tờ: - Sổ hộ khẩu gia đình có ghi tên của người chết - Giấy chứng minh nhân dân của người đi khai tử Nếu không đủ các giấy tờ nêu trên thì phải có các giấy tờ khác thay thế. 2.2. Trình tự đăng kí khai tử Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền ký và cấp ngay cho người đi khai tử 1 bản chính Giấy khai tử và Giấy cho phép mai tang theo mẫu do Bộ Tư Pháp phát hành. Bản sao và số lượng bản sao Giấy chứng tử cấp theo yêu cầu của đương sự. Đăng kí khai tử trong những trường hợp đặc biệt: Đăng kí khai tử cho trẻ sơ sinh: Trẻ em sinh ra mà sống được 24 giờ trở lên thì vừa phải đăng kí khai sinh, vừa phải đăng kí khai tử; nếu chết trước khi sinh (chết lưu) thì không phải đăng kí khai tử. Đăng kí khai tử trong trường hợp chết có nghi vấn, chết do bệnh dịch UBND cấp xã chỉ đăng kí khai tử và cấp Giấy phép mai tang sau khi đã có văn bản xác định nguyên nhân chết của Công an cấp có thẩm quyền trong trường hợp: - Chết đột ngột mà không rõ nguyên nhân - Chết do tai nạn - Chết do bị giết, do tự tử hoặc bị nghi là bị giết, bị bức tử - Người chết không rõ tung tích - Các trường hợp khác do pháp luật quy định Người phát hiện người chết có nghi vấn phải báo ngay cho Công an cơ sở gần nhất. Công an cơ sở đó phải báo ngay lên Công an cấp trên có thẩm quyền. Khi nhận được tin báo, Công an cấp có thẩm quyền phải có văn bản xác định nguyên nhân chết để UBND cấp xã thực hiện đăng kí khai tử. 9 Trong trường hợp chết do bệnh dịch, UBND cấp xã chỉ đăng kí khai tử và cấp Giấy phép mai tang sau khi đã có ý kiến của cơ quan y tế có thẩm quyền. 2.3. Đăng kí khai tử cho người chết không rõ tung tích Người phát hiện ra người chết không rõ tung tích phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người chết để lập biên bản xác định tình trạng người chết không rõ tung tích. Biên bản phải có chữ kí của người phát hiện ra người chết không rõ tung tích, đại diện Công an xã, đại diện UBND và hai người làm chứng. UBND cấp xã hoặc Công an cơ sở nơi có người chết phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để tìm người thân thích của người chết. Trong thời hạn 72 giờ, kể từ ngày phát hiện người chết, nếu không tìm được người thân thích và được phép của Công an cấp có thẩm quyền, thì UBND cấp xã nơi có người chết phải thực hiện việc đăng kí khai tử, mai tang và lưu giữ hình ảnh, dấu tích, đồ vật của người chết. 2.4. Đăng kí khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết Việc đăng kí khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện khi quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết phải thực hiện đăng kí khai tử. Khi một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được đăng kí khai tử, nay trở về hoặc có tin tức xác thực người đó còn sống, thì UBND cấp xã nơi đã đăng kí khai tử căn cứ vào quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết, gạch tên người đó trong Sổ đăng kí khai tử. 3. Ý nghĩa pháp lý của việc khai sinh, khai tử Quyền được khai sinh, khai tử là một trong các quyền cơ bản và quan trọng nhất của mỗi chủ thể. Dựa vào đối tượng của quyền thì quyền được khai sinh, khai tử thuộc nhóm quyền cá biệt hóa chủ thể; dựa vào thời hạn bảo hộ thì quyền được khai sinh, khai tử thuộc nhóm quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn. Đối với người được khai sinh, thì việc đăng kí khai sinh phát sinh năng lực pháp luật dân sự của chủ thể đó, công nhận cá nhân đó là một công dân và bắt đầu thực hiện những trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân như vấn đề liên quan đến những quyền cụ thể khác như thừa kế, chăm sóc,… Đăng kí khai sinh cho một chủ thể cũng liên quan đến một số chính sách của nhà nước. Khi một chủ thể được đăng kí khai tử thì: 10 Đối với người chết, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ liên quan đến chủ thể đó. Đối với những người khác thì làm phát sinh quyền thừa kế, quyền hưởng đền bù…, ví dụ: trước khi mất ông A viết di chúc để lại tài sản cho các con của ông, khi ông A mất thì những người con của ông A sẽ được hưởng tài sản theo di chúc, phát sinh quyền thừa kế của những người này. C. KẾT LUẬN Quyền được khai sinh, khai tử là một trong những quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa hiểu được giá trị pháp lý của việc này nên vẫn có nhiều trường hợp trẻ em được sinh ra mà cha, mẹ, người thân thích không đi đăng kí khai sinh cho con, hoặc không đăng kí khai tử cho người đã khuất trong thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp đã được đăng ký khai sinh, khai tử thì chưa có ý thức bảo quản các loại giấy tờ liên quan, có hành vi tẩy xóa Giấy khai sinh, khai tử, làm cho Giấy khai sinh, khai tử bị sai lệch hay có hành vi cho người khác mượn các loại giấy tờ đó để sử dụng, những hành vi này gây ra những hệ lụy cho chính bản thân người có giấy khai sinh và người sử dụng giấy khai sinh, khai tử. Vì vậy, cần có những biện pháp để có thể thúc đẩy việc thực hiện một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có hiệu quả cao đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân có giấy khai sinh và cá nhân có liên quan có giấy khai tử. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan