Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình học kỳ bạo lực gia đình...

Tài liệu Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình học kỳ bạo lực gia đình

.DOC
14
139
142

Mô tả:

Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 NỘI DUNG...............................................................................................................1 I. Một số vấn đề lý luận chung.............................................................................1 1. Thế nào là bạo lực gia đình..........................................................................1 2. Nạn nhân bạo lực gia đình............................................................................3 a. Khái niệm....................................................................................................3 b. Phân loại.....................................................................................................3 II. Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình...........................................................4 1. Quyền đầu tiên...............................................................................................5 2. Quyền thứ hai................................................................................................6 3. Quyền thứ ba.................................................................................................7 4. Quyền thứ tư..................................................................................................7 III. Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình...........................................................................................9 1. Một số vấn đề còn tồn tại..............................................................................9 2. Một số giải pháp khắc phục........................................................................11 KẾT LUẬN.............................................................................................................12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................13 Lớp N02.TL2 0 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, bạo lực gia đình là một vấn đề khá nóng, với những con số thống kê khổng lồ được đưa ra cùng với xu hướng ngày một gia tăng. Từ thực trạng trên đặt ra một vấn đề đặc biệt quan trọng đó là với hành vi bạo lực như vậy thì nạn nhân bạo lực có thể làm những gì để tự bảo vệ mình? Pháp luật nước ta có quy định như thế nào để bảo vệ họ? Với sự quan tâm đặc biệt về vấn đề này, vì vậy sau đây em xin đi làm rõ đề tài “quyền của nạn nhân bạo lực gia đình” để có cái nhìn cụ thể về bạo lực gia đình trên khía cạnh quyền của nạn nhân. Sau đây em xin đi vào chi tiết. NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận chung 1. Thế nào là bạo lực gia đình Đối với khái niệm về bạo lực gia đình thì tùy từng góc độ nghiên cứu thì lại có quan điểm, cách hiểu khác nhau, cụ thể như sau: + Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ giới Thông thường mỗi khi nhắc tới cụm từ “bạo lực gia đình”, mọi người chỉ nghĩ đến chồng đánh vợ, nam đánh nữ. Cách suy nghĩ đó chưa đủ, vì trong thực tế đời sống xã hội ở các nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, bạo lực gia đình không phải một chiều. Bạo lực giới trong gia đình là bạo lực hai chiều cả nam và nữ. Từ góc độ giới có thể hiểu: Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi nào của các thành viên gia đình đối với nhau trên cơ sở giới tính, được biểu hiện dưới những hình thức nhất định, có khả năng gây ra hoặc đe dọa gây ra những tổn hại nhất định về thể chất, tinh thần, kinh tế, tước đoạt hoặc hạn chế quyền tự do của thành viên khác trong gia đình. + Quan điểm về bạo lực gia đình nhìn từ góc độ xã hội Vấn đề bạo lực gia đình không còn là vấn đề mới trong xã hội. Đại bộ phận người dân chưa có cách hiểu đầy đủ và chính xác về bạo lực gia đình. Người dân, tùy từng độ tuổi, tầng lớp, trình độ mà có cách nhìn nhận khác nhau. Hiện nay còn không ít người coi bạo lực gia đình chỉ là chuyện nội bộ mà không cần can thiệp. Có người cho rằng chỉ những hành vi đánh đập thường xuyên, gây thương tích nặng, dẫn tới kết quả nạn nhân bị tổn thương hay tử vong, hoặc gia đình ly tán mới Lớp N02.TL2 1 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình được coi là bạo lực gia đình. Có người thì cho rằng bạo lực phải xâm phạm đến thể chất con người, còn những hành vi xâm phạm đến tinh thần không phải bạo lực. Đa phần mọi người không nhận thức được hành vi bạo lực tình dục và vì thế họ không hiểu được bạo lực tình dục cũng là một hình thức bạo lực gia đình. Nhìn từ góc độ xã hội có thể hiểu: Bạo lực gia đình là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực của một người đối với một người khác có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng gây ra hoặc đe dọa gây ra những tổn hại nhất định về thể chất, tinh thần, kinh tế của thành viên khác trong gia đình. + Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ pháp luật Theo Khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sau đây gọi là Luật PCBLGĐ) quy định “ Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra giữa cha, mẹ, con, ông, bà, cháu,anh chị em ruột với nhau mà còn có thể xảy ra giữa những người họ hàng thân thích như: Cô, dì, chú, bác, với cháu…như vậy mức độ của bạo lực trong gia đình đã được xem xét ở nhiều khía cạnh đa dạng và đầy đủ hơn. Như vậy có thể hiểu, bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi “cố ý” của thành viên gia đình và hành vi này phải gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi có thể được thể hiện dưới dạng hành động (hành hạ, ngược đãi, đánh đập,…nạn nhân) gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của nạn nhân hoặc không hành động (bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, nhiếc mắng,...) gây tổn hại về tinh thần, tâm lý cho nạn nhân. 2. Nạn nhân bạo lực gia đình a. Khái niệm Theo từ điển Luật học thì “nạn nhân” tức là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản do hậu quả của một tai họa xã hội, hành vi trái pháp luật hay một xã hội bất công, phân biệt chủng tộc…. Nạn nhân bạo lực gia đình là người bị gây tổn hại hoặc có nguy cơ bị gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế từ hành vi bạo lực gia đình của thành viên khác trong gia đình. Lớp N02.TL2 2 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình Như vậy, khi thành viên gia đình có hành vi bạo lực gia đình tức là có hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình thì khi đó xuất hiện nạn nhân bạo lực gia đình. Nạn nhân của bạo lực gia đình bao gồm các thành viên trong gia đình của vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân hoặc của vợ chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 luật PCBLGĐ). b. Phân loại Có nhiều cách phân loại nạn nhân bạo lực gia đình như: + Căn cứ vào giới tính gồm có nạn nhân là nam giới và nữ giới. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì hầu như nữ giới vẫn thường bị bạo hành nhiều hơn nam giới, nguyên nhân có thể do sự yếu thế về mặt thể chất, vị thế hay những quan niệm lệch lạc do định kiến về giới, … + Căn cứ vào thể chất gồm có nạn nhân là người lớn tuổi và trẻ em. Người già yếu và trẻ em là hai nhóm nạn nhân dễ bị tổn thương nhất bởi xét về mặt thể chất thì họ khó có khả năng bảo vệ mình trong trường hợp bị bạo lực gia đình. + Căn cứ vào hình thức bạo lực gia đình: - Nhóm nạn nhân bị bạo lực về thể chất: Là nạn nhân trực tiếp gánh chịu những hậu quả do những hành vi bạo lực gây ra thương tích trên cơ thể nạn nhân. Những hành vi như đánh, đập, đối xử tàn tệ, tra tấn hoặc những hành vi nhằm mục đích gây ra thương tật cho sức khỏe và cuộc sống của nạn nhân. - Nhóm nạn nhân bị bạo hành về tinh thần: Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về bạo lực gia đình về tinh thần. Bởi vì đây là hình thức bạo hành khó xác định do nhiều lý do. Do đó để xác định hành vi nào là bạo lực về tinh thần, đồng thời xác định nhóm nạn nhân bị bạo lực về tinh thần, chúng ta cần xem xét hành vi đó có dựa trên sự áp đặt quyền lực và sự kiểm soát hay không. Nhìn chung bạo lực về tinh thần còn bao gồm cả bao gồm những hành vi đe dọa, lăng mạ, hạ thấp phẩm giá, nhân phẩm gây ra áp lực về tinh thần cho nạn nhân. - Nhóm nạn nhân bị bạo hành về kinh tế: Đây là nhóm nạn nhân bị bạo lực do hành vi cố ý sử dụng phương tiện kinh tế để kiểm soát nạn nhân hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp của nạn nhân hoặc ngăn cấm nạn nhân tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc bắt ép nạn nhân làm việc quá sức. Lớp N02.TL2 3 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình - Nạn nhân bị bạo hành về tình dục: Nạn nhân bị bạo hành về tình dục mặc dù không còn xa lạ tuy nhiên vẫn còn chưa được quan tâm đúng mực. Đặc biệt do bị ảnh hưởng bới ý thức hệ mà hiện nay vẫn còn rất nhiều rào cản để nạn nhân bị bạo lực tình dục cất lên tiếng nói tự bảo vệ mình. Họ chính là những nạn nhân gánh chịu trực tiếp những hậu quả từ hành vi quấy rối tình dục hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của họ. + Căn cứ vào hậu quả bạo lực tình dục bao gồm: - Nhóm nạn nhân có nguy cơ bị tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục. - Nhóm nạn nhân bị tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục. II. Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình Khi tìm hiểu về bạo lực gia đình, nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình là những người phải gánh chịu nhiều nhất đối với hậu quả của hành vi bạo lực gây ra, do đó việc quan tâm, tìm hiểu quy định về quyền của những nạn nhân này là hết sức cần thiết, hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu ta sẽ biết được họ có những quyền gì để có thể bảo vệ chính họ, họ có thể làm gì trước hành vi bạo lực diễn ra đối với chính họ? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5, Luật PCBLGĐ, thì nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền sau đây: “………: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.” Như vậy theo Điều 5 trên đây, nạn nhân của bạo lực gia đình có bốn quyền cơ bản và bên cạnh đó có thêm một quy định mở quy định tại điểm đ đó là “các quyền khác theo quy định của pháp luật”, vậy các quyền này được thể hiện chi tiết như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu cụ thể như sau: Lớp N02.TL2 4 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình 1. Quyền đầu tiên, nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình (điểm a Khoản 1 Điều 5). Nạn nhân bạo lực gia đình, những người đã bị chính người thân của mình gây ra những thương tổn nhất định, rất cần nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối liên hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để có được sự hỗ trợ từ phía cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền nạn nhân bạo lực gia đình có thể viết đơn yêu cầu UBND hoặc Công an cấp xã, phường khi bản thân bị bạo lực gia đình. Nếu là hội viên Hội Phụ nữ, họ có thể báo cho Tổ Phụ nữ xã, phường hoặc Ban Chấp hành Hội Phụ nữ xã, phường để có biện pháp phối hợp với chính quyền và lực lượng chức năng ở địa phương can thiệp, giúp đỡ khi cần thiết. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân thì cũng đồng thời là nghĩa vụ của các chủ thể khác. Để quy định này được hiện thực hóa thì người có quyền này phải thực hiện một cách tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế khi trở thành nạn nhân rất nhiều người lại không sử dụng quyền này. Việc này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Do tâm lý, không muốn cuộc sống gia đình bị đổ vỡ, hay do sợ hãi vì bị khống chế, hoặc do chế tài xử phạt (mất phí nộp phạt)….Lại thêm vào đó việc can thiệp bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình còn rất e dè vì quan niệm bấy lâu nay của người Việt Nam đấy là “chuyện riêng”, là vấn đề tế nhị của các gia đình. 2. Quyền thứ hai, nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật PCBLGĐ (điểm b Khoản 1 Điều 5). Không chỉ dừng ở quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà cụ thể hơn nạn nhân bạo lực gia đình còn có quyền yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc. Lớp N02.TL2 5 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân bạo lực gia đình có thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn theo Điều 19 Luật PCBLGĐ như: "Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân". Khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình) và nhận thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày (Điều 20 Luật PCBLGĐ). Ngoài ra, Tòa án cũng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc và quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 21 Luật PCBLGĐ). Và phải huỷ hỏ biện pháp cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi người ra quyết định cấm tiếp xúc nhận thấy biện pháp này không còn cần thiết. 3. Quyền thứ ba, nạn nhân bạo lực có quyền được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật (điểm c Khoản 1 Điều 5). Nạn nhân bạo lực gia đình còn có quyền được cung cấp dich vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật. Họ cần được "cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình" (Khoản 2 Điều 16 Luật PCBLGĐ). Các nạn nhân được "tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình" (Khoản 1 Điều 24 Luật PCBLGĐ). Những tổn thương về thể chất có thể được chữa lành bằng sự chăm sóc y tế; nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được. Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng, tự ti… có thể theo họ một thời gian dài, khiến họ không thể lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong việc Lớp N02.TL2 6 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần được biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự. Hiện nay cũng có rất nhiều các trung tâm tư vấn về tâm lý cũng như về pháp luật đối với nạn nhân bạo lực gia đình. Tuy nhiên, cũng vì lý do về tâm lý mà nhiều nạn nhân vẫn sợ hãi hoặc “xấu hổ” mà không dám đến trung tâm tư vấn để được trợ giúp. Thêm nữa, cũng có thể do vấn đề kinh tế khi sử dụng các dịch vụ về tư vấn pháp luật, do tâm lý mà nhiều nạn nhân cũng không có cơ hội được thực hiện quyền này nhất là đối với nạn nhân là người nghèo, người trình độ văn hóa thấp. 4. Quyền thứ tư, nạn nhân bạo lực gia đình có quyền được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật PCBLGĐ (điểm d Khoản 1 Điều 5). Nạn nhân bạo lực gia đình còn có quyền được bố trí nơi tạm lánh để họ ổn định, phục hồi tổn thương về thể chất và tâm lí. Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này còn là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo về nạn nhân. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi hành vi bạo lực bị phát hiện, nạn nhân đã được áp dụng một số biện pháp chăm sóc, bảo vệ, người thực hiện hành vi đã được thông tin về những sai phạm của mình, nhưng vẫn tiếp tục có những hành vi bạo lực, thậm chí còn nặng nề và nguy hiểm hơn. Trong khi đó, những người xung quanh, thậm chí là những người có trách nhiệm do lo sợ bị trả thù, bị vạ lây, bị phiền phức nên đã không dám can thiệp bảo vệ nạn nhân. Quy định về nhà tạm lánh là vậy, nhưng trên thực tế nơi tạm lánh rất ít mà nạn nhân thì ngày một tăng. Do đó cần có thêm những nhà tạm lánh và dịch vụ xã hội như câu lạc bộ, đường dây nóng, luật sư miễn phí, dạy nghề, trường học... cho các nạn nhân của bạo lực gia đình. Làm sao để họ có đủ kiến thức, niềm tin, sự vững vàng để có được quyết định đúng đắn cho cuộc sống của mình. Đồng thời các "Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng Lớp N02.TL2 7 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình đồng" (khoản 2 Điều 26 Luật PCBLGĐ) cũng có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình những kiến thức, phương tiện cần thiết. Trách nhiệm của các cơ sở này được quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29, 30 Luật PCBLGĐ. Bên cạnh đó, tất cả các thông tin của nạn nhân bạo lực gia đình cần được giữ bí mật. Ví dụ với việc phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình. Những hành vi tiết lộ thông tin đều vi phạm pháp luật. Cụ thể như hành vi tiết lộ thông tin trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình nếu phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất (khoản 4 Điều 29 Luật PCBLGĐ). Các hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định tại Chương V Luật bạo lực gia đình . Luật phòng chống bạo lực gia đình đã quy định khá đầy đủ và hợp lý các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. Đây đều là những quyền cơ bản mà nạn nhân bạo lực gia đình cần được hưởng. Tuy nhiên, trên thực tiễn triễn khai vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc và khó giải quyết. III. Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. 1. Một số vấn đề còn tồn tại Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Theo thống kê của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình.Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia Lớp N02.TL2 8 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với người cao tuổi là 16.148 vụ. (1) Những vụ án thương tâm, những cái chết đau lòng xuất phát từ bạo lực gia đình nơi mà được gọi bằng hai tiếng thân thương “tổ ấm” đang diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội. Và hậu quả là những nỗi đau từ những bản bán và vết thương tâm hồn mãi là sự ám ảnh kéo dài trong suốt cuộc đời của nhiều con người. Mặc dù pháp luật đã quy định những quyền của nạn nhân bạo lực gia đình, tuy nhiên việc thực hiện những quyền này trên thực tế lại không được thực hiện, nạn nhân không thực hiện các quyền được pháp luật quy định là do nhiều nguyên nhân khác nhau như: - Do các nạn nhân chưa hiểu biết pháp luật, chưa biết rõ về bạo lực gia đình, chưa biết được quyền của mình mà pháp luật quy định cho họ. - Đa số các nạn nhân đều ngại không muốn tố cáo hoặc không muốn nói cho hàng xóm, cơ quan có thẩm quyền biết, có tâm lý cam chịu, sợ vạch áo cho người xem lưng, xấu hổ hoặc coi đó là chuyện riêng của gia đình. - Một số trường hợp thì không dám tố cáo chồng vì sợ khi tố cáo thì lại sợ bị chồng đánh. - Một lí do nữa là cơ quan chức năng ở cấp địa phương không phải là nơi để họ tin tưởng để họ chia sẻ, vì những người như chủ tịch xã, phường…cũng chưa hiểu biết về pháp luật bạo lực gia đình. Sau khi Luật PCBLGĐ năm 2007có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008, đại đa số người dân đã nghe nói đến Luật với mức độ hiểu biết khác nhau. Các địa phương đều đã triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về Luật dưới nhiều hình thức, tuy nhiên phần lớn người dân và cán bộ tại địa phương chưa hiểu đúng và rõ về luật phòng chống bạo lực gia đình. Như vậy có thể thấy, xu hướng quan niệm bạo lực gia đình là chuyện riêng của mỗi nhà và đánh vợ chỉ là cách giáo dục vợ dẫn tới thái độ coi nhẹ các hành vi liên quan đến bạo lực gia đình, làm tổn thương tới phụ nữ nói riêng và nhóm yếu thế nói chung. Mặc dù Luật PCBLGĐ ra đời và có hiệu lực nhưng phần lớn người dân vẫn chưa coi bạo lực trong gia đình là vấn đề xã hội. Trong nhận thức của những 1 Tham khảo tại trang web của Bộ văn hóa thể thao và du lịch : http://bvhttdl.gov.vn/vn/phat-ngon/thong-cao-bclist/hop-bao-cong-bo-nam-gia-dinh-viet-nam-2013.html Lớp N02.TL2 9 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình người tham gia vẫn còn tồn tại những hiểu lầm mang tính định kiến về nguyên nhân gây ra bạo lực (nguyên nhân về kinh tế, thất học, khó khăn, rượu, ma túy …). Về dịch vụ tư vấn pháp lý, pháp luật, nhà tạm lánh thì không phải ở địa phương nào cũng có dịch vụ này, các dịch vụ tư vấn này chỉ có ở các thành phố lớn, còn ở nông thôn miền núi thì không có các dịch vụ này. Công tác hòa giải, tư vấn tuy quan trọng là vậy, nhưng vẫn bó buộc theo lối mòn khuyên giải người phụ nữ cần cam chịu và trở về nhà, nơi bạo lực vẫn rình rập. Những địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh cho nạn nhân của bạo lực vẫn còn khá xa lạ tại các địa phương. Chính vì vậy, nhiều nạn nhân vẫn đang phải chịu những hình thức bạo lực nghiêm trọng và dai dẳng cho dù Luật đã chính thức có hiệu lực. Biện pháp cấm tiếp xúc đối với người gây bạo lực để bảo vệ nạn nhân còn rất mới và chưa có một trường hợp nào trong nghiên cứu được áp dụng. Qua những số liệu và ví dụ ở trên có thể thấy tình trạng bạo lực gia đình vẫn thường xuyên diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi gia đình Việt Nam. Thông qua đó cũng có thể thấy rõ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các nạn nhân bạo lực gia đình còn chưa triệt để. Đa số các nạn nhân vẫn còn khá “mơ hồ” với các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình, do đó việc thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các nạn nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cần có những giải pháp khắc phục. 2. Một số giải pháp khắc phục trong quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. Thứ nhất, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các ngành có liên quan tăng cường tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức về hành vi bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về hành vi bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Thông qua đó, nâng cao ý thức cộng đồng và nghĩa vụ công dân về phòng chống bạo lực gia đình, nhằm động viên quần chúng tích cực tham gia phòng chống bạo lực gia đình. Coi việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các quy phạm đạo đức mới là nghĩa vụ hàng đầu của mỗi công dân trong cộng đồng và ở mỗi gia đình. Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới Lớp N02.TL2 10 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Từng bước đưa việc giáo dục Luật phòng chống bạo lực gia đình vào hệ thống giáo dục phổ thong và đến với tất cả mọi người dân, tạo tiền đề cho việc xây dựng gia đình văn hóa mới – nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Thứ hai, lực lượng bảo vệ pháp luật ở cơ sở cần tham mưu cho chính quyền cơ sở cùng với các tổ chức xã hội phát hiện kịp thời và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, không để các mâu thuẫn kéo dài và chuyển hóa thành bạo lực gia đình. Cần tạo ra một dư luận xã hội lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực gia đình, hướng dư luận tới việc xác định ra yêu cầu, chuẩn mực trong quan hệ ứng xử và đòi hỏi mỗi công dân tuân theo những định hướng đó. Mặt khác, cần thông qua các tổ chức quần chúng cơ sở xây dựng hướng dẫn công dân có quyền bảo vệ mình trước hành vi bạo lực, hành vi thô bạo và mỗi người đều hành động theo nếp sống có văn hóa, giàu tinh thần nhân ái, có đạo lý đối với mỗi thành viên trong gia đình. - Thứ ba, cần có những biện pháp để ngăn chặn những hành vi tấn công nạn nhân khi nạn nhân trình báo với cơ quan, người có thẩm quyền, mở rộng các dịch vụ tư vấn miễn phí pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cũng như các dịch vụ tư vấn tâm lý cho các địa phương…Xây dựng thêm những ngôi nhà tạm lánh tại các địa phương hay các địa chỉ cộng đồng để giúp đỡ các nạn nhân bạo lực gia đình. - Thứ tư, cần phối hợp giữa chính quyền và các lực lượng bảo vệ pháp luật với các tổ chức quần chúng cơ sở trong việc phát hiện, xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi bạo lực gia đình nhằm tạo nên sức mạnh tấn công, uy hiếp những người đã có hành vi bạo lực gia đình; từ đó làm hậu thuẫn cho việc phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống các loại tội phạm nói chung và các hành vi bạo lực gia đình nói riêng. Cuối cùng là phải tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong thực hiện phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Lớp N02.TL2 11 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu về các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình, ta thấy được một thực tiễn hiện nay đó là có quyền nhưng chưa chắc đã thực hiện quyền. Con số nạn nhân bị bạo lực gia đình mỗi năm rất lớn, tuy nhiên số nạn nhân thực chất có thực hiện các quyền của mình lại không nhiều. Như vậy, ta thấy có nhiều lý do dẫn tới tình trạng trên, nhưng chủ yếu là do nhận thức của người dân và do hiệu quả tuyên truyền pháp luật. Vì vậy, thiết nghĩ công tác tuyên truyền, phổ biến và tư vấn pháp luật cần được đặc biết chú ý và triển khai mạnh mẽ hơn, đồng thời kết hợp một cách đồng bộ những biện pháp hỗ trợ khác thì thông qua việc thực hiện quyền của nạn nhân bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực gia đình mới có xu hướng thuyên giảm. Lớp N02.TL2 12 Nhóm 03 Bài tập học kỳ - Môn phòng chống bạo lực gia đình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 3. Bộ luật dân sự năm 2005. 4. Nghị định của Chính phủ số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. 5. Trang web của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch : http://bvhttdl.gov.vn/vn/phat-ngon/thong-cao-bc-list/hop-bao-cong-bo-nam-giadinh-viet-nam-2013.html Lớp N02.TL2 13 Nhóm 03
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan