Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quyền cơ bản của công dân trong hiến pháp 1992 và những đảm bảo cho việc thực hi...

Tài liệu Quyền cơ bản của công dân trong hiến pháp 1992 và những đảm bảo cho việc thực hiện quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt na

.DOC
11
170
133

Mô tả:

MỞ ĐẦU Quyền con người bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất về vật chất và tinh thần và hoạt động có ý thức của con người nhằm bảo vệ chính mình.Với tư tưởng đó, tư tưởng về quyền con người có từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Kế thừa các học thuyết tiến bộ về con người, Chủ nghĩa Mác khẳng định và đề cao giá trị của con người, quyền con người; đồng thời phê phán “ quyền con người ” do cách mạng tư sản mang lại còn mang nặng tính hình thức, quan niệm về con người và quyền con người trong các học thuyết nhân quyền còn trừu tượng. C.Mác cũng đã chỉ ra rằng, chỉ trong xã hội cộng sản thì mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng mới được giải quyết một cách trọn vẹn. Đối với Việt Nam, quan niệm về quyền con người, quyền công dân được thể hiện rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa – ngày 2/9/1945 của Bác cũng là bản tuyên ngôn nhân quyền của nhân dân ta, là tiền đề quan trọng, định hướng cho sự phát truển của chế định quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp của nước ta với những gốc độ và mức độ khác nhau theo từng thời điểm nhằm hướng đến mục đích đảm bảo cho quyền con người và quyền công dân được tôn trọng và thực hiện cao nhất. Với ý nghĩa đó, trong phạm vi tiểu luận này sẽ trình bày chế định quyền cơ bản của công dân trong hiến pháp 1992 và những đảm bảo cho việc thực hiện quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. 1 CHƯƠNG I: NHẬN THỨC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN. I. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam. Bên cạnh việc mở rộng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cón tính đến khả năng thực thi của các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trước khi nói đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp nước ta, chúng ta cần phân định rõ khái niệm công dân với khái niệm cá nhân trong xã hội. Khái niệm công dân biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với một số người nhất định. Còn khái niệm cá nhân thì rộng hơn, nó bao gồm cả những công dân Việt Nam và những người không phải là công dân Việt Nam ( là công dân của nước khác sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam ). Chỉ những công dân nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới được hưởng đầy đủ các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do hiến pháp quy định. Điều 49 hiến pháp 1992 quy định: Công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không những được quy định trong hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước mà còn được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật khác tạo nên quy chế pháp lý của công dân. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có các đặc điểm sau: + Quyền cơ bản của công dân xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như: quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. 2 + Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước. + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác. + Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của nhà nước. II. Quyền con người. 1. Khái niệm. Quyền con người bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất về vật chất và tinh thần và hoạt động có ý thức của con người nhằm bảo vệ chính mình được thừa nhận và bảo hộ bằng pháp luật quốc tế và luật quốc gia. Quyền con người là quyền của tất cả mọi người được cộng đồng quốc tế thừa nhận là giá trị chung của nhân loại, được xác định qua giá trị đạo đức và giá trị pháp lý. 2. Phân biệt quyền con người và quyền công dân. - Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau. Trong pháp luật quốc gia, quyền con người rộng hơn quyền công dân. Quyền công dân là bộ phận của quyền con người. - Quyền con người là quyền của tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, năng lực hành vi nhân sự cũng như năng lực pháp luật. Quyền công dân được quy định bởi chế định quốc tịch và bị hạn chế bởi những quy định pháp luật khác như tình trạng pháp lý, tuổi đời, sức khỏe ở mỗi người… 3 - Quyền công dân được quy định trong khuôn khổ mối quan hệ pháp lý giữa công dân với nhà nước. Quyền con người được quy định rộng rãi hơn, một mặt quy định mối quan hệ giữa mỗi người với nhà nước, một mặt thể hiện mối quan hệ giữa mỗi người với nhau trong xã hội. 4 CHƯƠNG II: CÁC NHÓM QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG HIẾN PHÁP 1992 I. Các quyền về chính trị. - Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý - điều 53. Đây là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước, xã hội. - Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước – điều 54 là quyền chính trị cực kỳ quan trọng của công dân, công dân có thể lựa chọn những người ưu tú nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước - Quyền khiếu nại, tố cáo – điều 74 đảm bảo cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và buộc các cơ quan nhà nước phải xem xét và giải quyết kịp thời, không những nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo mà đồng thời nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. II. Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội. - Quyền lao động – điều 55, lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động. Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghĩ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. - Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật – điều 57, công dân có quyền được kinh doanh, sản xuất có quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác. 5 - Quyền học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, hiến pháp 1992 xác định rõ bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí và công dân có quyền học văn hóa, học nghề dưới nhiều hình thức - Quyền được bảo vệ sức khỏe – điều 61, công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe, nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí, nghiêm cấm việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tang trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và chất ma túy khác, quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm. - Quyền xây dựng nhà ở - điều 62, trong điều kiện hiện nay nhà nước không thể xây dựng nhà ở cho mọi công dân vì vậy nhà nước khuyến khích công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật, bảo hộ quyền lợi cho người thuê nhà và người có nhà cho thuê. - Quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới - điều 63 quy định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, lao động nữ và nam có việc làm như nhau, hưởng lương như nhau, lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản . . . Điều 51 Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, địa vị xã hội đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. - Quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình – điều 64, nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân tốt, con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Ngoài những quyền trên, hiến pháp 1992 còn ghi nhận các quyền khác của công dân như quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập; quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ... III. Các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân 6 - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thong tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật – điều 69. - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo – điều 70, quyền này cho phép mỗi công dân tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - điều 71, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm . . . - Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở – điều 73, không ai được tự ý vào chổ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép, việc khám xét phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. - Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, không ai được tự ý khám xét, bóc mở, thu giữ, kiểm soát thư tín, điện tín, điện thoại của công dân, việc bóc mở, kiểm soát thư tín, điện tín, điện thoại của công dân phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. - Quyền tự do đi lại, cư trú – điều 68, công dân Việt Nam có quyền tự do đi lại, lựa chọn chổ ở cho bản thân và gia đình ở mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. - Điều 72 hiến pháp 1992 quy định “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” 7 CHƯƠNG III: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO QUYỀN CÔNG DÂN ĐƯỢC THỰC THI TRONG THỰC TẾ, Ý NGHĨA. I. Các điều kiện đảm bảo quyền công dân được thực thi trong thực tế 1. Điều kiện chính trị. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định cụ thể trong hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), đồng thời được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định này phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Chế định quyền con người không chỉ được nhà nước ta quy định và thực hiện trong nước mà còn tham gia hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người. 2. Điều kiện kinh tế Hiến pháp năm 1992 ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Toàn bộ sự biến đổi kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường đã được thể hiện trong chế độ kinh tế của Hiến pháp năm 1992. Thực chất của bước chuyển đổi kinh tế đó là cuộc cải cách cấu trúc lại nền kinh tế, bắt đầu từ sở hữu. Những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đã vạch hướng cho nền kinh tế vận động. 3. Điều kiện xã hội Việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung các quyền xã hội cơ bản của công dân của Hiến pháp năm 1992 cho thấy mong muốn của Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm hơn đến công dân, vì mục tiêu: “Tất cả vì con người, cho con người”. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng, cụ thể hoá các quyền xã hội cơ bản của công dân bằng những văn bản quy phạm pháp luật và đảm bảo cho nó được thực hiện một cách tốt nhất trên thực tế để góp phần 8 xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân dân, do nhân dân, và vì nhân dân. II. Ý nghĩa Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu để người dân được hưởng ngày một tốt hơn và đầy đủ hơn các quyền con người. Đó cũng chính là cơ sở của mọi chính sách và hoạt động của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền, với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các khuôn khổ pháp lý và những thiết chế cần thiết nhằm thực hiện và bảo vệ ngày càng tốt hơn các quyền tự do cũng như các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Mọi nỗ lực của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều được tập trung vào mục tiêu này. 9 KẾT LUẬN Quyền con người là thành quả đấu tranh của nhân loại tiến bộ trên thế giới, là giá trị chung và là tài sản chung của các quốc gia, dân tộc khác nhau. Với tư cách là một giá trị của nhân loại, quyền con người là sự kết tụ của các truyền thống được chắt lọc và bản sắc của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Quyền con người vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Tính phổ biến của quyền con người được thể hiện và phản ánh cụ thể bằng những cam kết đạo đức và pháp lý mà cộng đồng quốc tế, thông qua tổ chức Liên hợp quốc đã từng bước xây dựng và củng cố. Đó là các tuyên ngôn, tuyên bố, các công ước, nghị định thư... về quyền con người. Chúng chứa đựng sự thỏa thuận chung của các quốc gia về giá trị phổ biến của quyền con người. Đến lượt mình, các quốc gia, dựa vào những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử để triển khai thực hiện những thỏa thuận chung đó. Trong khi thực hiện quyền con người ở quốc gia mình, các dân tộc, trong đó có Việt Nam, đã mang đến và tạo lập nên những giá trị riêng, hay nói cách khác đã xác lập tính đặc thù của quyền con người. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy quyền con người đang được thực hiện thông qua sự lớn mạnh của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của đời sống mọi mặt của người dân. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, các chương trình xã hội khác. Đây là sự thực hiện các quyền con người có hiệu quả tạo điều kiện cho việc hưởng thụ các quyền khác của nhân dân. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001. 2. Giáo trình luật Hiến Pháp của trường Đại học Luật, Nxb Công an nhân dân năm 2007. 3. Đề cương bài giảng luật Nhà nước dành cho hệ cao học. 4. Bình luận khoa học Hiến pháp 1992. 5. Đề cương bài giảng Lý luận NN & PL của PGS-TS Trịnh Văn Thanh. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan