Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch sử dụng đất đai xã vũ hoà, huyện kiến xương, tỉnh thái bình...

Tài liệu Quy hoạch sử dụng đất đai xã vũ hoà, huyện kiến xương, tỉnh thái bình

.PDF
104
144
74

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Nó là điều kiện, cơ sơ, nền tảng để phát triển các ngành kinh tế-xã hội như: công nghiệp xây dựng, du lịch, dịch vụ... Theo hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước quản lý thống nhất, quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiêụ quả “. Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất đai của các ngành kinh tế xã hội và của các địa phương. Động thời quy hoạch đất đai mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của các ngành và các vùng lãnh thổ trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả. Qua quá trình khảo sát thực tế việc quy hoạch đất đai tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cùng thầy giáo-PGS, TS Ngô Đức Cát, được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy,các anh chị trong đoàn. đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo-Th.S Vũ Thị Thảo, em đã lựa chọn được đề tài nghiên cứu: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005-2015 “. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn quá trình quy hoạch sử dụng đất đai, lấy kinh nghiệm thực tiễn từ một địa phương cụ thể, vận dụng những kiến thức đã học vào công tác quy hoạch, sử dụng đất cấp xã, nắm được công việc thực tế của một người làm quy hoạch sử dụng đất đai. Đề tài được nghiên cứu thông qua phương pháp biện chứng và phân tích tổng hợp. Với phương pháp này quá trình quy hoạch sử dụng đất đai được xem xét từ cơ sở lý thuyết đến quy hoạch cụ thể tại một địa phương. Các hoạt động thực tiễn được phân tích, tổng kết để làm sáng tỏ, phong phú thêm những vấn đề về lí luận. Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở khoa học của việc quy hoạch sử dụng đất đai. CHƯƠNG II: Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG III : GIải pháp tổ chức và thực hiện quy hoạch sử dụng đất . Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vvậy em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và bạn đọc. CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CẤP XÃ 1. Khái niệm và vai trò vủa quy hoạch sử dụng đất: a. Khái niệm: Quy hoạch đất đai là việc kinh doanh hay điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và rong phạm vi cả nước, là sự tính toán, phân bổ việc sử dụng đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian. Mục tiêu của quy hoạch đất đai là làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch đất đai, nhằm lựa chon phương án sử dụng đất đai hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng. Theo như giáo trình: “ Quản lý Nhà Nước về đất đai “ thì quy hoạch đất đai là việc bố trí, sắp xếp các loại đất cho các đối tượng sử dụng theo phạm vi không gian và trong từng thời gian nhất định, với mục đích phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đất nước và cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố đất đai. b. Vai trò cảu quy hoạch đất đai. Quy hoạch đất đai là một trong những công cụ quan trọng và là nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời quy hoạch đất đai còn góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá Đất nước bằng việc khoanh định, phân bổ đất đai cho các ngành, các khu vực sử dụng đungd mục đích, đem lạihiệu quả kinh tế cao. Quy hoạch đất đai còn là cơ sở đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước. Thông qua quy hoạch, thông qua sự bố trí, sắp xếp sử dụng các loại đất đai đã được phê duyệt và được thể hiện trên các bản quy hoạch, Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình sử dụng và biến động đất đai trong cả nước. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai lãng phí, bừa bãi, sử dụng không đúng mục đích. Mặt khác, thông qua quy hoạch buộc các đối tượng chỉ được phép sử dụng đất đai trong phạm vi ranh giới của mình, động thời giúp cho Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai chắc chắn và trật tự hơn, các tranh chấp vướng mắc đất đai có cơ sở để giải quyết dễ dàng hơn. Quy hoạch đất đai còn là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất đai. Kế hoạch sử dụng đất thể hiện tất cả các mục tiêu, quan điểm và chỉ tiêu tổng thể của quy hoạch. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào quy hoạch, coi quy hoạch là một trong các căn cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở khoa học càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng co điều kiện để thực hiện chính xác bấy nhiêu. Quy hoạch đất đai tạo điều kiện để sử dụng đất đai và nhà ở hợp lý. Trên cơ sở phân hạng đất đai, Nhà nước đã bố trí, sắp xếp các laọi đất đai cho các loại đối tượng quản lý và sử dụng. Đồng thời quy hoạch đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá của các loại đất hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả đất đai phải căn cứ vào việc đánh giá phân hạng cácloại đất đai và quy mô đất đai của các đối tượng sử dụng. Như vậy quy hoạch sử dụng đất đai càng có cơ sở khoa học, thì việc tính thuế , giá cả đất đai càng hợp lý, chính xác hơn. Nói tóm lại, quy hoạch đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng và đối với sự nghiệp phất triển kinh tế Đất nước nói chung. Hiện nay công tác quy hoạch đất đai ở nước ta được tiến hành ở 4 cấp: quy hoạch đất đai cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong đó quy hoạch đất cấp xã là quy hoạch đất đai chi tiết nhất. Khi thực hiện quy hoạch đất đai cần chú ý thực hiện theo đúng quy trình. Bởi vì có như vậy công tác quy hoạch đất đai mới đạt được chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội. Quy trình quy hoạch đất đai là trình tự các bước cần thiết phải làm trong công tác quy hoạch đất đai ở mỗi địa phương. Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều văn bản,tài liệu của Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập quy trình quy hoạch đất đai nhưng khi xuống các địa phương lại thực hiện không chính xác hoặ không đúng theo quy trình, một số địa phương còn bỏ bớt một số bước, hay nội dung các bước bị trùng lặp nên chất lượng quy hoạch đất đai chưa cao. Do đó việc thực hiện quy hoạch đất đai theo đúng quy trình mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra là rất quan trọng và cần thiết 2. Yêu cầu đối với quy hoạch sử dụng đất. Khi tiến hành lập quy hoạch đất đai phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, có như vậy mới đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội và hiệu quả sử dụng đất. Quy hoạch đất đai phải chính xác và đảm bảo tính thống nhất. Quy hoạch đất đai của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch đất đai của cấp trên. Và trong qua trình lập quy hoạch phải điều tra nghiêm cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để có phương án quy hoạch đất phù hợp. Quy hoạch đất đai của kỳ này phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đai của kì trước, tức là rút ra những điều mà quy hoạch đất đai kì trước đã làm được thì quy hoạch lần này không phải thực hiện lại và những gì chưa làm được thì phải làm lại, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong làn quy hoach trước. 3. Quy định pháp lý về nội dung quy hoạch sử dụng đất. Trước đây luật đất đai 1993 chỉ quy định nội dung quy hoạch đất đai là sự khoanh định các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp của từng địa phương, của cả nước và sự điều chỉnh việc khoanh định đó cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội của điạ phương. Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa và bổ sung đầy đủ thêm nội dung quy hoạch đất đai và trong Nghị định số 181/2004/NĐ-CP cụ thể hoá nội dung này cho các địa phương dễ dàng thực hiện. Cụ thể như sau: 3.1. Điều tra nghiên cứu, phân tíc, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch. Về điều kiện tự nhiên cần nắm được tình hình về địa hình, thời tiết, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt là nắm được hiện trạng quỹ đất đai, tình hình sử dụng đất đai của địa phương. Về kinh tế-xã hội thì điều tra nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế, phát triển các ngành và co sở hạ tầng, dân số, lao động, việc làm... 3.2. Đánh giá hiện trạng và biến động ử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng gồm: - Đất trồng lúa nước - Đất trồng cây hàng năm khác - Đất trồng cây lâu năm: đất rừng sản xuất , đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng - Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác - Đất ở taị nông thôn, đất ở tại đô thị - Đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp - Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh - Đất sản xuất - Đất kinh doanh phi nông nghiệp - Đất sử dụng vào mục đích công cộng - Đất sông ngòi, kênh rạch...mặt nước chuyên dùng - Đất tôn giáo, đất làm nghĩa tran, nghĩa địa - Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. 3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp giữa hiện trạng sử dụng đất với tiềm năng đất đai, với xu hướng phát triển kinh tế xã hội, khoa học-công nghệ theo quy định sau:  Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất.  Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng dựa vào sử dụng cho các mục đích: nông nghiệp, công nghiệp, phi công nghiệp, du lịch, dịch vụ... 3.4. Đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch đất đai trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ quy hoạch sau. Tức là đánh giá về diện tích sử dụng cácloại đất (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dung) xem đã đạt tiêu chuẩn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 3.5. Xác định phương hướng và mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng tiếp theo cho phù hợp với chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của các ngành, của địa phương. 3.6. Xây dựng phương án phân bổ diện tích đất cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau  Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất khi mà chuyển mục đích sử dụng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng an ninh và các công trình, dựu án khac có quy mô sử dụng đất lớn; khu vưc đất chưa sử dụng. Việc khoanh định được thự hiện ở các khu vực đất có diện tích thể hiện được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.  Xác định diện tích không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu hồi cho việc thực hiện các dự án, công trình. 3.7 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ như sau:  Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm: dự kiến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư.  Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm: việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.  Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của phương án phân bổ quỹ đất. 3.8 Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căncứ vào kết qủa phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Thể hiện phương án quy hoạch đất đai được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất , bao gồm: có bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch đất đai. 3.9 Xác định biện pháp sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch. 3.10 Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch đất đai phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch. 4. Trình tự quy hoạch sử dụng đất đai chi tiết cấp xã. Để đảm bảo cho công tác quy hoach đất đai ở các địa phương được thực hiện theo đúng quy định, Bộ tài nguyên và môi trường đã ra Thông tư số 30 quy định rất chi tiết và cụ thể các bước trong quy trình quy hoạch sử dụng đất. 4.1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương. Điều tra, thu thập thông tin.tư liệu về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên theo vùng lãnh thổ gồm có: các đặc điểm địa lý, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,tài nguyên nước, rừng, khoáng sản và tài nguyên biển, hiện trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái. Tiến hành điều tra thu thập các thông tin về chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất cuae xã, chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành tại địa phương. Thu thập các thông tin về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển các ngành kinh tế của địa phương. Thông tin về dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tậo quán có liên quan đến sử dụngđất của ngươì dân trong xã. Thực trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật về giao thông, thuỷ lợi, điện và cơ sở hạ tầng xã hội về văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao trên địa bàn xã. Quy hoạch chi tiết đất đai của xã phỉa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đất đai của huyện đã được xét duyệt do đó cần thu thập những thông tin liên quan. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính của xã. 4.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn mười năm về trước. Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp gồm có đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và làm rõ diện tích đất trồng lúa nước Đối với đất lâm nghiệp cần phân tích rõ diện tích đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đấ rừng dặc dụng. Trong mỗi loại rừng tính cụ thể diện tích đất có rừng tự nhiên, rừng trồng, diện tích khoanh nuôi, phục hồi rừng và diện tích trồng rừng. Xác định diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và các loại đất nông nghiệp khác. Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất ở có đất tại nông thôn,đất ở tại thành thị. Đối với đất chuyên dùng, đánh giá cụ thể từng loại đất xây dựng trụ sở, cơ quan, đất công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, tôn giáo, đất nghĩa trang, nghĩa địa..., đất sông ngòi, kênh, rạch, suối, mặt nước chyên dùng, đất bằng chưa sử dụng, đất núi đá không có rừng cây. 4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai và phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triểnkinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ của địa phương. Đối với đất nông nghiệp cần đánh giá hiện trạng sử dụng đất so với tổng quỹ đất nông nghiệp hiện có của địa phương. Tức là đánh giá về tính thích nghi, sự phù hợp và hiệu quả sử dụng đất; đánh giá khả năng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đã được xác định trong chiến lược quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Đối với đất phi nông nghiệp cần đánh giá phù hợp hoặc không phù hợp của việc sử dụng đất ở trong khu dân cư, sử dụng đất để xây dựng các khu hành chính, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu du lịch, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình,dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn. Đối với diện tích đất chưa sử dụng cần đánh giá tiềm năng đất và khả năng đưa đất chưa sử dụng vaò sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp. 4.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đất đai kì trước. Đánh giá về kết quả thực hiện gồm có: số lượng, chất lượng của các chỉ tiêu quy hoạch đất đai. Chỉ tiêu đất đai đối với từng loại đất(đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng...) Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất (đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp, đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp) Chỉ tiêu đất đai chưa sử dụng vào sử dụng ( cho mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp) Đánh giá những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại đó trong việc quy hoạch sử dụng đất. 4.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kì trước. Đánh giá về số lương, chất lượng kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất gồm có: - Chỉ tiêu sử dụng đất đối với từng loại đất. - Chỉ tiêu chuyển đổi giữa các loại đất. - Chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất,việc xử lý tình trạng quy hoạch “treo “. Đánh giá kết quả thi ngân sách từ viêc giao đất, cho thuê đất,chuyển đổi mục đích sử dụng, các loại thuế liên quan đến đất đai và đánh giá các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 4.6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm, trước khi tiến hành quy hoạch cần xác định được mục đích sử dụng của từng loại đất tại địa phương và cụ thể phải làm những việc sau: Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, - hộ gia định, cá nhân tại địa phương. Đây là khâu rất quan trọng vì nó quyết định xu hướng sử dụng đất tại địa phương trong thời gian tới nên phải làm thật tỉ mỉ và chính xác. Khả năng đáp ứng về số lượng,chất lượng đất đai cho nhu - cầu sử dụng đất đã được xác định ở trên, tức là nắm bắt thông tin về quỹ đất đai của địa phương. Trên cơ sở nhu cầu đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử - dụng đất để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất cho kỳ quy hoạch tới. 4.7. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế,xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương. Xác định diện tích đất nông nghiệp: đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm trong đó cần làm rõ diện tích đất trồng lúa nước. Diện tích đất lâm nghiệp gồm có: đất rừng sản xuất,đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, trong mỗi loại rừng cần làm rõ diện tích đất có rừng tự nhiên, có rừng trồng, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và diện tích trồng rừng. Ngoài ra còn xác định diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác, đất ở tại nông thôn, đất ở tại thành thị, đất chuyên dùng ( gồm có đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa... để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh cảu địa phương. Cần xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất đối với mỗi mục đích sử dụng của từng loại đất, diện tích đất từ các mục đích khác chuyển sang trong kỳ quy hoạch, trong đó cần xác định rõ diện tích đất phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng và diện tích đất dự kiến phải thu hồi. Xác định diện tích đất chưa sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trong đó xác định rõ diện tích đất trồng rừng mới và diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, nông nghiệp khác, phi nông nghiệp. Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo từng phương án phân bổ quỹ đất và các khu vực sử dụng đất đã được khoanh định trong quy hoạch đất đai của cấp trên. Đối với những địa phương chưa có bản đồ Điạ chính thì được thể hiện bằng loại bản đồ khác phù hợp nhất có tại địa phương. 4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch đất đai . Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch đất đai là đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã, tác động của phương án quy hoạch đất đai với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, nguồn thu từ mỗi phương án quy hoạch đất đai cho ngân sách xã. Đánh giá về sự thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang sử dụng đất ổn định đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số. Đánh giá việc giải quyết quỹ nhà ở, khả năng giả quyết đất sản xuất nông nghiệp, mức độ thu nhập của người dân các xã vùng nông thôn không thuộc khu vực phát triển đô thị. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở,số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đối với các xã thuộc khu vực phát triển đô thị. Hiệu quả của việc chỉnh trang khu dân dân cư nông thôn, khu đô thị, giải quyết ô nhiễm môi trường thuộc khu dân cư. Đánh giá việc bảo tồn các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã, đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân tộc đối với các xã thuộc khu dân tộc thiểu số. 4.9. Lựa chọn phương án quy hoạch hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Việc lựa chọn phương án hợp lý về quy hoach đất đai chi tiết của địa phương được thực hiện căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinhtế,xã hội, môi trường của từng phương án quy hoạch đất đai. 4.10. Phân kỳ quy hoạch đất đai chi tiết. Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích phải chuyển đổi mục đích sử dụng, diện tích đất phải thu hồi, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất chi tiết đầu và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết cuối. 4.11. Xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết. Xây dựng bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết của phương án quy hoạch được lựa chọn trên bản đồ đã được khoanh định các khu vực sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng,đất sông ngòi, kêch, rạch và mặt nước chuyên dùng, đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, công cộng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa... Xây dựng bản đồ quy hoạch tổng hợp quy hoạch đất đai trên cơ sở tổng hợp bản đồ quy hoạch đất đai chi tiết các loại đất. 4.12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết đầu kỳ. Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chi tiết đầu kỳ đã được xác định đêns từng năm. Dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã và chi phí cho quản lý đất đai tại xã, 4.13. Xác định các biện pháp bảo vệ,cải tạo đất và môi trường. Lựa chọn phương án bao gổm biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn, chua, phèn, trồng cây chắn sóng, chắn cát nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống ô nhiễm môi trường đất, khôi phục mặt bằng sử dụng đất. Biện pháp sử dụng tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt để không gian và chiều sâu, phát triển kết cấu hạ tầng làm tăng giá trị của đất. Biện pháp khai hoanh, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng. Cần lựa chọn biện pháp phù hợp với điều kiện của xã để thực hiện bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. 4.14. Xác định các giải pháp tỏp chức thực hiện quy hoạch đất đai chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Xác định các giải pháp phù hợp với việc tổ chức thực hiện quy hoạch đất đai chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu tài xã từ một số các giải pháp sau: - Tạo điều kiện cho nông dân sản xuất lúa có đời sống ổn định, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát, chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản hoăch chuyển sang sử dụng vào mục đích khác không theo quy định, tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. - Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường. - Khuyến khích khai hoanh phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên đất, mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ băng rừng, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phong hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng. - Đảm bảo cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở, tổ chức tốt việc định canh, định cư, ổn định cuộc sống cho người dân, giao rừng, khoán rừng. - Huy động các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án. - Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầ tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục-đào tạo, y tế, thể dục thể thao, thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu hồi. - Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ có liên quan đến sử dụng đất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, hế hoạch sử dụng đất đã được quyết định. CHƯƠNG II: PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XÃ VŨ HOÀ, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH. I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI XÃ VŨ HOÀ 1. Điều kiện tự nhiên môi trường. 1.1. Vị trí địa lý. Xã Vũ Hoà nằm ở phía Tay của huyện Kiến Xương. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 504,34 ha. Giáp ranh của xã bao gồm: - Phía Bắc giáp xã Vũ Trung, Quang Bình. - Phía Nam giáp xã Vũ Bình. - Phía Đông giáp xã Vũ Công. - Phía Tây giáp xã Vũ Thắng, huyện Kiến Xương và giáp xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư. Với vị trí kinh tế-xã hội khá hạn chế do không gần trung tâm tỉnh cũng như trung tâm huyện nên việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với bên ngoài gặp khó khăn. Trên địa bàn xã chỉ có đường trục chạy đến trung tâm xã nên chỉ thuận tiện lưu thông hàng hóa trong xã. 1.2. Địa hình-địa mạo. Địa hình mang tính chất chung của vùng đông bằng châu thổ Sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 10, thấp dần từ khu dân cư ra sông. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng