Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính và thực tiễn thực hiện ở việ...

Tài liệu Quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính và thực tiễn thực hiện ở việt nam

.DOC
14
131
90

Mô tả:

BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG MỤC LỤC MỤC LỤC-----------------------------------------------------------------------------------------1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ---------------------------------------------------------------------------------2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ----------------------------------------------------------------------2 I. Khái quát về bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính------------------------------2 1. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp--------------------------------------------------2 2. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp bất chính-------------------------------------3 II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH------------------4 1. Quy định cuả pháp luật về các dạng hành vi của bán hàng đa cấp bất chính-----------4 2. Quy định của pháp luật về các chế tài xử phạt đối với hoạt động bán hàng đa cấp bất chính-------------------------------------------------------------------------------------------------7 III. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM-----------------------------------------------------------------------------------------8 IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH------------------------------11 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ-----------------------------------------------------------------------13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------14 1 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ Cạnh tranh chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh với bản chất là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành ưu thế cho mình trên thị trường để đạt được mục tiêu nhất định nào đó. Cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng nhằm mục đích cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm. Với sự phát triển đa dạng của các quan hệ thương mại trong điều kiện tự do kinh doanh như hiện nay đã kéo theo những hành vi cạnh tranh “ không lành mạnh” gây ra những thiệt hại nhất định cho các đối thủ kinh doanh khác trên thị trường. Cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các hành vi khác nhau và một trong số đó phải kể đến việc bán hàng đa cấp bất chính. Vậy quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam như thế nào? Bài tiểu luận dưới đây em xin trình bày về vấn đề nêu trên B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát về bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính 1. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp 1.1. Khái niệm của bán hàng đa cấp Theo quy định tại khoản 11 điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 và điều 3 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 27/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì bán hàng đa cấp được hiểu là một phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau:  Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau  Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia  Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận 1.2. Từ khái niệm trên ta có thể chỉ ra các dấu hiệu nhận diện của hoạt động bán hàng đa cấp như sau: Thứ nhất, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa 2 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Thứ hai, nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị hàng hoá thông qua những người tham gia được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau. Thứ ba, người tham gia được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do họ tổ chức ra. 2. Khái niệm, đặc điểm của bán hàng đa cấp bất chính 2.1. Khái niệm: Bán hàng đa cấp bất chính là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo quy định tại điều 48 Luật cạnh tranh 2004 thì: “ Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người vào tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:  Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;  Không cam kết mua lại với mức giá ít nhẩt là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại  Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;  Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia 2.2. Đặc điểm: Bán hàng đa cấp bất chính mang đầy đủ bản chất của bán hàng đa cấp, bên cạnh các đặc trưng đó, bán hàng đa cấp bất chính còn hàm chứa dấu hiệu “ bất chính” của hành vi mà doạnh nghiệp thực hiện. Tính bất chính của hành vi mà doanh nghiệp thực hiện được thể hiện ở việc: doanh nghiệp đã thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ban hành pháp luật về bán hàng đa cấp nhằm mục đích duy trì và bảo vệ nền thương mại công bằng và bình đẳng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp chân chính phát triển 2.3. Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính  Bán hàng đa cấp bất chính mang bản chất của sự chiếm dụng vốn  Bán hàng đa cấp bất chính phản ánh chiến lược dồn hàng cho người tham gia  Bán hàng đa cấp bất chính tập trung chủ yếu vào việc lôi kéo, dụ dỗ người tham gia 3 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG  Bán hàng đa cấp bất chính mang tính lừa dối II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 1. Quy định cuả pháp luật về các dạng hành vi của bán hàng đa cấp bất chính Kinh doanh đa cấp được luật pháp nhiều nước công nhận và đã ban hành luật để quản lý hoạt động này và Việt Nam cũng là một trong số đó. Tại Việt Nam, hoạt động bán hàng đa cấp được quy định trong Luật cạnh tranh 2004, nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh thì bán hàng đa cấp bất chính được quy định như sau: Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:  Yêu cầu người muốn tham phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Đây có thể coi là dạng vi phạm cơ bản của hành vi bán hàng đa cấp bất chính, theo đó thu tiền từ các thành viên mới tham gia ở cấp thấp để trả cho các cấp cao hơn. Trên thực tế, một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính tìm cách “ lách” quy định này bằng việc chấp nhận người tham gia vào mạng lưới tự do, nhưng sự tham gia chỉ mang tính hình thức. Chỉ khi những người tham gia này đáp ứng điều kiện đặt cọc, mua hàng hay đóng tiền, họ mới có đầy đủ các quyền kinh doanh và được hưởng lợi nhuận từ việc tham gia mạng lưới, động cơ tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của các thành viên luôn là lợi nhuận, do đó sẽ không có ý nghĩa nếu đặt ra hạn chế như trên đối với tư cách thành viên. Theo quy định tại khoản 1,2,3 điều 7 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý bán hàng đa cấp, các doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây: + Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp + Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp + Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định này”. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thường yêu cầu người tham gia phải bỏ tiền để “ quyền tham gia” vào mạng lưới bán hàng đồng thời đưa ra khoản hoa hồng rất cao để lôi kéo nhiều người vào đặt cọc và tham gia. Sau khi nhận tiền đặt cọc, các doanh 4 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG nghiệp bán hàng đa cấp bất chính không hoạt động nữa thậm chí bỏ trốn để gây thiệt hại về tài sản cho chính những người tham gia này. Điển hình là trường hợp của công ty Thế giới mới đã lừa đảo chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng của gần 200 người tham gia mạng lưới. Để tham gia vào mạng lưới này của công ty, mỗi đại lý phải đặt cọc từ 1,8 triệu đến 3,6 triệu và được nhận 03 hộp sản phẩm thực phẩm bổ dưỡng của công ty mẹ ở Trung Quốc, sau đó họ đã để các chuyên gia Trung Quốc lấy khoản tiền 6 tỷ đồng của người tham gia rồi bỏ trốn.  Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại; Dạng hành vi này không thể hiện bản chất vi phạm về bán hàng đa cấp bất chính mà thực chất là một biện pháp quản lý pháp luật đặt ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại cho người tham gia. Quy định này cho phép người tham gia có thể rút khỏi mạng lưới và lấy lại được khoản tiền đã đóng. Pháp luật đưa ra con số 90% là bởi lẽ, đây là do người tham gia tự nguyện mua hàng hóa của doanh nghiệp để bán lại, nếu bắt doanh nghiệp mua lại 100% giá đã bán thì ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp vì có thể hàng hóa đó đã giảm giá trị, chất lượng… như ban đầu, thêm vào đó việc bán hàng sẽ không hiệu quả vì không bán được thì có thể trả lại hàng mà vẫn “hòa vốn”. Quy định trên đây còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia vì không ít các doanh nghiệp trên thực tế không cam kết mua lại hoặc mua lại với mức giá thấp hơn 90% giá hàng hóa đã bán cho người tiêu dùng. Trên thực tế, có hiện tượng doanh nghiệp yêu cầu, ép buộc người tham gia cam kết từ bỏ quyền bán lại hàng hóa nói trên. Đây có thể coi là một thỏa thuận có nội dung trái pháp luật và do đó đương nhiên vô hiệu. Ngoài ra điều khoản này cũng có thể áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cam kết nghĩa vụ mua lại nhưng không thực hiện trên thực tế, gây trở ngại, khó khăn cho người tham gia khi họ thực hiện quyền hợp pháp của mình. Có thể đơn cử một ví dụ: công ty Sinh Lợi đặt điều kiện cho người tham gia là mỗi tháng phải bán được 2 sản phẩm, tương đương với 6.000.000 đồng để duy trì quyền tham gia và quyền hưởng hoa hồng. Nếu trong mỗi tháng đó, người tham gia chỉ bán được 1 sản phẩm và không muốn bị mất 6.000.000 đồng đã bỏ ra thì họ phải bỏ ra 3.000.000 đồng để mua 1 sản phẩm nữa cho đủ 6.000.000 đồng.  Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp 5 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Trên thực tế doanh nghiệp thường trả cho người tham gia những khoản lợi ích từ việc họ giới thiệu được người khác tham gia vào mạng lưới và thường thì những khoản lợi này lớn hơn khoản lợi mà người tham gia có được từ hoạt động tiếp thị hàng hóa. Điều này dẫn tới việc người tham gia không còn chú trọng đến việc tiếp thị hàng hóa nữa mà chỉ quan tâm tới việc làm sao giới thiệu, lôi kéo được nhiều người tham gia vào mạng lưới để hưởng hoa hồng. Về thực chất, hành vi này không xuất hiện độc lập mà là biểu hiện của dạng hành vi đầu tiên đã nêu. Trong thực tiễn, hành vi này dễ phát hiện hơn do thường được doanh nghiệp thông báo công khai với mục đích thu hút, khuyến khích người tham gia  Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa, dụ dỗ người khác tham gia. Những thông tin này có thể là mức lợi nhuận, hoa hồng khổng lồ, những chuyến du lịch, mức lương và những lợi ích vật chất khác. Những thông tin sai sự thật còn gây ảnh hưởng không nhỏ đưến người tieu dùng khi họ tin vào những lời quảng cáo “ đầy thuyết phục” mà mua các sản phẩm của doanh nghiệp. Hành vi “ thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp” tác động đến động cơ lợi nhuận để hấp dẫn người mới tham gia, thường đề cập đến lợi ích chung khi tham gia mạng lưới, có nội dung mô tả công việc dễ dàng, làm giàu trong thời hạn ngắn. Còn hành vi “ thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa” nhằm che đậy bản chất bất chính của mô hình kim tự tháp, khiến người tiêu dùng tin vào vỏ bọc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó chấp nhận tham gia. Hơn nữa, khoản 2 điều 8 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 có quy định về các hành vi bị cấm của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, bao gồm: “+ yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khóa học, khóa đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác; + Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp”. 6 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2. Quy định của pháp luật về các chế tài xử phạt đối với hoạt động bán hàng đa cấp bất chính Xuất phát từ tác động tiêu cực cũng như ảnh hưởng không nhỏ của hoạt động bán hàng đa cấp bất chính đến nền kinh tế, pháp luật đã có những quy định về xử phạt vi phạm pháp luật đối với hoạt động này. Việc đặt ra các chế tài là cần thiết không những mang tính răn đe đến các DN vi phạm mà còn bảo vệ lợi ích chính đáng của các DN khác. Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2005 quy định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì hành vi bán hàng đa cấp bất chính có thể bị: Điều 38. “Hành vi bán hàng đa cấp bất chính 1. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; b) Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; c) Yêu cầu người muốn tham gia phải trả một khoản tiền hoặc trả bất kỳ một khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trừ tiền mua tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; d) Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 110/2005/NĐCP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp; đ) Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; e) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; g) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp; h) Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp. 7 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp quy mô hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. 3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này”. Theo khoản 3 điều 30 Nghi định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh thì một số hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đó là:  Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;  Buộc cải chính công khai III. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM Cho tới thời điểm hiện nay có khoảng trên 30 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Chẳng hạn như một số doanh nghiệp tiêu biểu sau:  Công ty Cổ phần Sinh Lợi: phân phối mát xa và máy tạo không khí ozon  Tahitian Noni: Phân phối thực phẩm chức năng có hoạt tính sinh học cao làm từ quả Noni của đảo Tahiti  Tân hy vọng: Phân phối máy điện tử, nồi áp suất của Đài Loan  Thiên Ngọc Minh Uy: phân phối máy massage, máy Ion của Đài Loan  Ánh Sáng; Phân phối thực phẩm của Trung Quốc và bếp điện từ của Đài Loan  Vision: phân phối thực phẩm dinh dưỡng của Pháp  Agel: phân phối Gel công nghệ cao của Mỹ  Herblife: phân phối thực phẩm chức năng của Mỹ  Khang Phú Đạt: Phân phối máy sóng điện từ của Trung Quốc  Thế Giới Toàn Mỹ: Phân phối thực phẩm chức năng và mỹ phẩm của Singapore  Công ty TNHH Lô Hội: phân phối độc quyền sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của công ty Forever của Mỹ  Công ty TNHH Thế Giới Mới: phân phối não bạch kim Meltonin và tảo xoắn Spirulia ( thuốc bổ dinh dưỡng) 8 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG  Công ty cổ phần thương mại VIC: phân phối thuốc của Hàn Quốc  Công ty TNHH Thương mại Tầm Nhìn Mới ( Neww vision); phân phối khẩu trang than hoạt tính của Anh  Công ty TNHH Âu Á Việt: phân phối thực phẩm dinh dưỡng của Pháp  Vinex: phân phối thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của Hàn Quốc  NB: phân phối mỹ phẩm của Đài Loan  Fimex: phân phối các sản phẩm tieu dùng của Trung Quốc  Việt AM: phân phối máy ion của Việt Nam  Oriflame: phân phối mỹ phẩm của Thụy Điển Bên cạnh những doạn nghiệp bán hàng đa cấp chân chính là những doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, chính bởi vậy, để bảo vệ trật tự, sự ổn định của nền kinh tế cũng như quyền và lợi ích của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, thời gian vừa qua pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp bất chính đã được áp dụng đối với một số doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Các hình thức xử phạt chủ yếu trong các vụ việc đó là xử phạt hành chính, còn các hình thức xử phạt bổ sung hầu như chưa được áp dụng. Để chứng minh cho sự áp dụng các quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, chúng ta cùng nghiên cứu một số vụ việc cụ thể dưới đây: Vụ việc xử lý vi phạm của công ty Cổ phần Sinh Lợi Vụ việc xử lý công ty Cổ phẩn Sinh Lợi vào tháng 3/2006 về những vi phạm pháp luật của công ty này trong hoạt động bán hàng đa cấp như không cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc; không mua lại hàng hóa của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Căn cứ vào kết quả thanh tra, Sở thương mại TP Hồ Chí Minh đã có quyết định số 263/QĐ-TTr ngày 26/6/2006 thu hồi Giấy phép đăng kí tổ chức bán hàng đa cấp của Công ty Cổ phần Sinh Lợi do vi phạm pháp luật nghiêm trọng Vụ việc xử lý vi phạm của công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy Việc xử lý vi phạm công ty TNHH Thiên Ngọc Minh UY, này 25/9/2006 và lập biên bản một số vi phạm của công ty như: không niêm yết công khai chương trình bán hàng- vi phạm điều 6, Nghị định số 11/2005/NĐ- CP; nhân viên của công ty yêu cầu khách hàng muốn tham gia mạng lưới kinh doanh phải tích lũy được 02 triệu PV mới được kí hợp đồng, vi phạm khoản 2 điều 7 Nghị định 110/2005/NĐ-CP; chuyên viên kinh doanh của công ty Thiên Ngọc Minh Uy đeo thẻ của công ty Cổ phần Sinh Lợi, vi phạm điều 8, Nghị định số 110/2005/NĐ-CP; tổ chức bán hàng đa cấp đối với một số 9 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG sản phẩm chưa được cấp phép bán hàng đa cấp, vi phạm khoản 1 điều 23 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP . Ngày 05/10/2006 chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng. Vụ việc xử lý vi phạm của công ty TNHH Lô Hội Vụ việc xử lý vi phạm của công ty TNHH Lô Hội vào tháng 12/2006. Sở Thương mại TPHCM đã thanh tra và kết luận vi phạm của Công ty TNHH Lô Hội trong đó có hành vi nhập khẩu, kinh doanh hàng kém chất lượng, tuyển dụng và chi trả hoa hồng cho người tham gia là người nước ngoài trái pháp luật. Sở thương mại đã kiến nghị UBND TP. HCM xử phạt hành chính về thương mại 7,5 triệu đồng, xử phạt hành chính về lao động 9,75 triệu đồng. Sở thương mại cũng ra quyết định xử phạt với ngừoi tham gia là người nước ngoài với số tiền là 15 triệu đồng. Tiếp theo đó, Chi cục Thuế TP.HCM cũng ra quyết định xử phạt hành chính và truy thu thuế 7,7, tỷ đồng. Vụ việc công ty CP Liên kết tri thức: + Thời gian: 8-11/2007 + Hành vi vi phạm: in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp trường hợp quy định tại khoản 4 điều 48 Luật cạnh tranh 2004 và điểm h khoản 1 điều 38 + Hình thức xử lý: phạt tiền 85 triệu đồng Vụ việc công ty cổ phần đầu tư và phát triển quốc tế Monjion Việt Nam + Thời gian: 8- 10/2008 + Hành vi vi phạm: cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm bán hàng đa cấp  thuốc trường hợp quy định tại khoản 4 điều 48 Luật cạnh tranh 2004 và điểm h khoản 1 điều 38 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP + Hình thức xử lý: ; Quyết định phạt 70 triệu đồng, Quyết định số 79/QĐ-QLCT ngày 14/10/2008 Vụ việc công ty TNHH Hằng Thuận + Thời gian: 10-12/2008 + Hành vi vi phạm: Thông tin sai lệch về sản phẩm và từ chối mua lại hàng hóa  thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 điều 48 Luật cạnh tranh, điểm d khoản 1 điều 38 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP + Hình thức xử lý: : Quyết định phạt 140 triệu, Quyết định số 119/QĐ-QLCT ngày 30/12/2008 Vụ việc công ty TNHH Noni Vina + Thời gian: Tháng 10-12/2008 10 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG + Hành vi vi phạm: Quảng cáo sai lệch và buộc người tham gia đóng tiền để tham gia  thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 điều 48 Luật cạnh tranh 2004, điểm a,g khoản 1 điều 38 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP + Hình thức xử lý: : Quyết định phạt 100 triệu đồng, Quyết định số 118/QĐ-QLCT ngày 30/12/2008 Vụ việc công ty THNN Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Nhật Quang + Thời gian: 10-12/2008 + Hành vi vi phạm: quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng của sản phẩm  thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 điều 48 Luật cạnh tranh, điểm h khoản 1 điều 38 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP + Hình thức xử lý: Quyết định xử phạt 40 triệu đồng, Quyết định số 126/QĐ-QLCT ngày 31/12/2008 Như vậy, nhìn nhận từ thực tế nêu trên ta nhận thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam tuy chưa nhiều, chưa đa dạng nhưng phần nào những quy định này đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ trật tự của nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cũng như người tiêu dùng. Thử hỏi nếu pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp không được đặt ra, nhà nước để cho các doanh nghiệp tự do hoạt động thì nền kinh tế của Việt Nam- một nền kinh tế đang trên đà phát triển sẽ như thế nào, sẽ đi dến đâu? Cũng qua thực tiễn xử lý các vụ việc vi phạm của các doanh nghiệp nói trên ta thấy phần lớn các hành vi vi phạm của doanh nghiệp là hành vi cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa, quảng cáo sai lệch về tính năng, công dụng của sản phẩm, từ chối mua lại hàng hóa, buộc người tham gia đóng tiền để được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính  Pháp luật cần sửa đổi, bổ sung về đối tượng được quyền tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp Theo pháp luật hiện hành, chủ thể có quyền kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp là DN. Quy định này đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của một số chủ thể khác như HTX, Hộ KD cá thể… Do đó, trong thời gian tới nhà nước nên có quy định mở rộng đối tượng có quyền kinh doanh theo phương thức này. Pháp luật nước ta cho phép cán bộ, công chức được tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp. Việc này có thể 11 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG tạo ra sự thiếu lành mạnh trong môi trường kinh doanh nói chung cũng như hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng  Hoàn thiện pháp luật hình sự để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói chung. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như hành vi bán hàng đa cấp bất chính gây nguy hại không chỉ cho đối thủ cạnh tranh mà còn gây thiệt hại đến người tiêu dùng và trật tự quản lý kinh tế trong xã hội, Chính vì thế, việc xử lý hình sự đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính là cần thiết. Trong thời gian tới, khi nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999, vấn đề hình sự của pháp nhận áp dụng cho các doanh nghiệp có hành vi bán hàng đa cấp bất chính cần được đặt ra. Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực thi pháp luật về bán hàng đa cấp  Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh để Cục quản lý cạnh tranh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao  Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật với nhau. Việc thực thi pháp luật về bán hàng đa cấp là trách nhiệm của các cơ quan hải quan, cơ quan thuế…Do đó, để giảm các hành vi bất hợp pháp trong hoạt động bán hàng đa cấp cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này; Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính chủ yếu nên hướng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền cần giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận diện rõ những biểu hiện bất chính của hành vi bán hàng đa cấp bất chính và quyền khiếu nại, khởi kiện của doanh nghiệp bị xâm hại, các hình thức chế tài có thể áp dụng với doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Các nội dung khác như trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính, phạm vi chứng minh, kinh nghiệm xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính cũng cần được tuyên truyền, phổ biến. Hình thức để phổ biến những nội dung này có thể thông qua các hoạt động như: tổ chức các cuộc hội thảo về bán hành đa cấp và pháp luật về bán hàng đa cấp, thiết lập các kênh thông tin chính thức của Nhà nước về hoạt động này Thứ tư, nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp và NTD để nhận biết các hành vi vi phạm PL trong bán hàng đa cấp; Thứ năm, tăng cường công tác đào tạo cán bộ 12 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính là những vấn đề pháp lý rất mới ở nước ta trong thời gian hiện nay cũng như trong thời gian tới; Bộ thương mại cẩn có những biện pháp thích hợp để đào tạo cán bộ, nhất là những cán bộ hoạt động thực tiễn trong vấn đề này. Hình thức đào tạo cán bộ có thể đa dạng ( đào tạo chính quy hoặc ngắn hạn; đào tạo trong nước hoặc đào tạo ở nước ngoài) Bên cạnh đó, phía Tòa án nhân dân Tối cao cũng cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để xử lý các hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Thứ sáu, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh Nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các cơ quan chức năng cần xử lý thật nghiêm minh các Dn bán hàng đa cấp bất chính. Đồng thời cần có chế độ khen thưởng cũng như chính sách, những quy định PL ưu đãi đối với các DN bán hàng đa cấp chân chính nhằm giúp họ mở rộng mạng lưới hoạt động, hạn chế dư luận xấu đối với những phương thức bán hàng đa cấp để tránh gây ra những khó khăn cho các DN khi hoạt động trong lĩnh vực này. Thứ bảy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những hành vi cạnh tranh lành mạnh là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp hoạt động trên thì trường và một trong những điển hình của hành vi đó là bán hàng đa cấp bất chính. Bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh khá mới mẻ của Việt Nam, do vậy hệ thống các quy định pháp luật về hình thức kinh doanh này còn chưa nhiều, chưa đa dạng và pháp luật đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính cũng vậy. Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính sẽ là vấn đề chúng ta cần dành cho nó một sự quan tâm, một sự đầu tư thích đáng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật cạnh tranh, trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb. CAND, Hà Nội 2011 13 BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2. Tập bài giảng Luật cạnh tranh , trường Đại học Luật Hà nội; 3. Giáo trình luật cạnh tranh, Trường đại học kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh; 4. Giáo trình luật cạnh tranh, Trường đại học ngoại thương Hà Nội, Nxb. Giáo dục; 5. Trần Thị Bảo Ánh, “bán hàng đa cấp theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, tạp chí luật học số 5/2006 6. Nguyễn Ngọc Sơn, “ tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo luật cạnh tranh 2004”, Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2006. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; 7. Ths Đoàn Văn Bình, Ths Đoàn Trung Kiên: “ pháp luật về bán hàng đa xấp và một số vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí luật học số 7/2007; 8. Nghiêm Xuân Tuyên: “ bán hàng đa cấp bất chính theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp 2011 9. Luật cạnh tranh 2004 10.Nghị định số 110/2005/NĐ- CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp 11.Nghị định số 120/2005/NĐ- CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan